Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng khu bảo tồn thiên nhiên tà xùa tỉnh sơn la - Pdf 43

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------------------

VÌ THỊ THUỲ DƯƠNG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP
ĐỒNG QUẢN LÝ RỪNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÀ XÙA TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI, 2010



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----------------------------

VÌ THỊ THUỲ DƯƠNG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP
ĐỒNG QUẢN LÝ RỪNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÀ XÙA TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành: Lâm học

bản đã giúp đỡ trong việc điều tra nghiên cứu thực tế để hoàn thành luận văn;
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn do điều kiện hạn chế về
thời gian, nhân lực, tài chính và nội dung nghiên cứu của đề tài còn tương đối
mới, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong muốn nhận được những
ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè
đồng nghiệp.
Tôi xin cam đoan, số liệu thu thập và tính toán là trung thực và được
trích dẫn rõ ràng.
Xin trân trọng cảm ơn ./.
Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2010
Học viên
Vì Thị Thuỳ Dương


ii

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ……………………………...…………………………………….ii
DANH MỤC CÁC BẢNG………………………………………………….iii
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUÂN VĂN……………..…………..……...iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ……………………………………………………v
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………...1
Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................ 5
1.1. Tình hình nghiên cứu và thực hiện trên thế giới ........................................ 5
1.2. Tình hình nghiên cứu và thực hiện ở Việt Nam và đánh giá sơ bộ ........... 8
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU BẢO
TỒN THIÊN NHIÊN TÀ XÙA ...................................................................... 11
2.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................... 11

3.5.1. Thu thập số liệu thứ cấp ........................................................................ 30
3.5.2. Điều tra thực địa ................................................................................... 30
3.5.2.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu ........................................... 30
3.5.2.2. Phương pháp điều tra ........................................................................ 31
3.5.3. Xử lý và phân tích số liệu viết báo cáo ................................................. 32
Chương 4 KẾT QỦA NGHIÊN CỨU ........................................................... 33
4.1. Đánh giá giá trị bảo tồn về kinh tế, sinh thái, môi trường Khu bảo tồn Tà
xùa ................................................................................................................... 33
4.1.1. Đánh giá giá trị bảo tồn về kinh tế ....................................................... 33
4.1.2. Đánh giá giá trị bảo tồn về Sinh thái môi trường................................. 33
4.2.Khái niệm đồng quản lý ............................................................................ 37
4.3. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý về đồng quản lý................................... 39
4.3.1. Cơ sở khoa học ...................................................................................... 39
4.3.1.1. Đồng quản lý dựa trên kết hợp kiến thức bản địa với khoa học ........ 39


ii

4.3.1.2. Đồng quản lý dựa trên cở sở phối hợp lợi ích quốc gia và cộng đồng ........ 40
4.3.1.3. Đồng quản lý với bảo tồn bản sắc văn hoá cộng đồng và chiến lược
xoá đói giảm nghèo ......................................................................................... 40
4.3.2. Cơ sở pháp lý về đồng quản lý .............................................................. 41
4.4. Phân tích, đánh giá tiềm năng tham gia đồng quản lý Khu bảo tồn thiên
nhiên Tà xùa .................................................................................................... 42
4.4.1. Thực trạng công tác quản lý khu BTTN Tà xùa .................................... 42
4.4.1.1. Thực trạng quản lý khu bảo tồn ......................................................... 42
4.4.1.2. Những nguy cơ và thách thức trong công tác quản lý ....................... 43
4.4.2. Phân tích các bên liên quan .................................................................. 50
4.5. Các chính sách và Thể chế của địa phương liên quan đến công tác bảo tồn
thiên nhiên........................................................................................................ 58


BTTN:

Bảo tồn thiên nhiên

PTNT:

Phát triển nông thôn

UBND:

Uỷ ban nhân dân

PGS - TS:

Phó giáo sư - Tiến sĩ

PCCC:

Phòng cháy, chữa cháy

PRA:

Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân

RRA:

Đánh giá nhanh nông thôn

FAO:


17

2.3

Tỷ lệ phân bố dân tộc

18

2.4

Phân bố dân tộc xã Suối Tọ

25

2.5

Cơ cấu lao động xã Suối Tọ

25

4.1

Đa dạng sinh học một số khu bảo tồn ở miền bắc

34

4.2

Các loài bị đe doạ trong sách đỏ Việt nam và thế giới


63

khang
4.8

Đề xuất khai thác, sử dụng bền vững một số loại lâm

81

sản
4.9

Đề xuất một số cây trồng, vật nuôi kinh tế dưới tán

82

rừng
4.10

Khung giám sát đánh giá các hoạt động đồng quản lý

86


v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Thứ tự



Cơ cấu tổ chức của các bên tham gia

71


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nhiều thập kỷ qua, toàn thế giới đã nhận thấy rằng các Khu bảo tồn
thiên nhiên và VQG có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học
và mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Các khu bảo tồn là nơi lưu giữ các vật liệu
thiên nhiên cho sự phát triển của các ngành y tế, nông nghiệp, lâm nghiệp và
công nghiệp, đồng thời gìn giữ các chức năng tự nhiên của hệ sinh thái, bảo
vệ đất đai, điều hoá khí hậu, giúp con người được sống trong bầu khí quyển
trong lành. Mặc dù các khu bảo tồn có tầm quan trọng như vậy, nhưng quản
lý các khu bảo tồn đã và đang gặp rất nhiều khó khăn từ phía đồng quản lý,
đặc biệt đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt nam.
Việt Nam có diện tích tự nhiên là 329.240 km2, ở vào vị trí đặc biệt trải
dài gần 15 độ vĩ (8020’ - 22022’ vĩ độ Bắc) và hơn 7 kinh độ (102010’ 109020’ kinh độ Đông). Địa hình đồi núi chiếm trên 70% diện tích hết sức đa
dạng biến đổi từ độ cao âm dưới mực nước biển đến 3143m so với mực nước
biển [29].
Mặc dù, cùng với thời gian, diện tích cũng như chất lượng rừng có nhiều
thay đổi. Năm 1943, diện tích rừng là 14,3 triệu ha tương đương độ che phủ
43% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc (Paul Maurant, 1943). Sau 50 năm, đến
năm 1993 diện tích rừng chỉ còn 9,3 triệu ha, với độ che phủ chỉ đạt 28% (số
liệu Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, 1993). Cùng với sự suy giảm về diện
tích, chất lượng rừng và đa dạng sinh học cũng bị bi suy thoái. Diện tích rừng
gần như nguyên sinh chưa bị tác động chỉ còn 10% tổng diện rừng hiện có [2]
(Hành động đa dạng sinh học, Chính phủ, 1995). Một số loài động vật đã bị

chung là địa hình hiểm trở khó đi lại, kinh tế - xã hội chưa phát triển, dân cư
thưa thớt. Các dân tộc sống gần các khu rừng đặc dụng có những hiểu biết và
truyền thống khác nhau trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Với những điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khó khăn, công tác quản lý các


3

khu rừng đặc dụng trong những năm qua gặp không ít trở ngại. Lực lượng
quản lý về lâm nghiệp mỏng, nhiều nơi không đủ điều kiện để thành lập ban
quản lý rừng đặc dụng. Trình độ hiểu biết về đa dạng sinh học cũng như tổ
chức quản lý các khu rừng đặc dụng còn hạn chế. Tuy đã được chính phủ và
chính quyền các cấp quan tâm nhưng kinh phí giành cho các hoạt động bảo
tồn thiên nhiên vẫn rất hạn hẹp. Nhiều khu rừng đặc dụng tồn tại chỉ trên danh
nghĩa có tên trong danh sách, không đầu tư, không chủ quản lý. Cũng có
nhiều khu tuy đã có Ban quản lý nhưng lực lượng quá mỏng, hoạt động kém
hiệu quả. Những đặc điểm này là nguyên nhân dẫn đến rừng và đa dạng sinh
học của các khu rừng đặc dụng vẫn tiếp tục bị tác động và suy giảm.
Từ trước tới nay, việc xây dựng các khu rừng đặc dụng cũng như xây
dựng kế hoạch quản lý và hoạt động vẫn thường được tiếp cận từ trên xuống,
chưa quan tâm đến người dân sống trong và gần các khu rừng đặc dụng. Điều
này vô hình dung đã đặt người dân với vai trò là người ngoài cuộc trong công
tác bảo tồn thiên nhiên. Tiềm năng to lớn của người dân về lực lượng về
những hiểu biết và kinh nghiệm lâu đời trong quản lý và sử dụng tài nguyên
chưa được khai thác ứng dụng. Trong khi đó, bảo tồn thiên nhiên thường mâu
thuẫn với những lợi ích của người dân vốn sinh sống phụ thuộc rất nhiều vào
tài nguyên rừng. Nhiều nơi, thay vì tham gia quản lý bảo vệ tài nguyên người
dân đã đối đầu với lực lượng quản lý bảo vệ rừng của chính quyền.
Để giảm các áp lực đối với các khu rừng đặc dụng, chia sẻ gánh nặng đối
với chính quyền các cấp trong tình trạng trên thì việc tham gia của người dân

thập kỷ qua các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu các giải pháp hiệu quả
nhất trong việc bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này. Trong đó,
được quan tâm nhất là việc giải quyết ổn thỏa mối quan hệ giữa mục tiêu
chung quốc gia và quyền lợi người dân nơi có rừng.
Khái niệm đồng quản lý rừng đã có rất nhiều nhà nghiên cứu trong và
trên thế giới đưa ra. Trong đó có một số khái niệm như sau:
1.1. Tình hình nghiên cứu và thực hiện trên thế giới
Khái niệm tham gia quản lý rừng nói chung (Joint Forest Management)
lần đầu tiên được biết đến ở ấn Độ. Tuy nhiên, đồng quản lý (hay hợp tác
quản lý) khu rừng bảo vệ (Co-management of Protected Areas) mới chỉ được
tiến hành từ cuối những năm của thế kỷ 20 và nhanh chóng lan rộng tới các
quốc gia thuộc các nước Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh và Châu Á.
Năm 1996, nghiên cứu tại vườn quốc gia Bwindi Impenetrable và
MgaHinga Gorilla thuộc Uganda của Wild và Mutebi đã nghiên cứu hợp tác
quản lý được thực hiện giữa ban quản lý vườn quốc gia và cộng đồng dân cư.
Trên cơ sở thoả thuận ký kết quy ước giữa hai bên cho phép người dân khai
thác bền vững một số lâm sản, đồng thời có nghĩa vụ tham gia quản lý bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn của cộng đồng dân cư.
Ở Nam Phi, trong báo cáo “Hợp tác quản lý với người dân ở Nam Phi:
Phạm vi vận động” của Moenieba Isaacs và Najma Mohamed - 2000, đã
nghiên cứu các hoạt động hợp tác quản lý tại vườn quốc gia Richtersveld là


6

khu vực giàu có về tài nguyên thiên nhiên và mỏ kim cương. Các cộng đồng
dân cư ở đây là những người di cư từ tỉnh Cape tới chủ yếu làm nghề khai
thác kim cương. Tuy nhiên, đời sống của người dân vẫn rất khó khăn, cơ sở
hạ tầng thấp kém, điều kiện làm việc trong các hầm mỏ nguy hiểm. Người
dân nhận thức chưa cao về bảo tồn thiên nhiên, trong khi đó công việc của họ

được đánh giá là rất thành công, theo tác giả thì nó được thiết kế để “kết hợp
giữa sự tốt đẹp nhất của hai thế giới” Nhà nước văn minh và thổ dân.
Shuchenmann 1999 đã đưa ra một ví dụ ở vườn quốc gia Andringitra,
là vườn quốc gia thứ 14 của nước cộng hoà Madagascar. Vườn quốc gia là
một vùng núi có mối liên hệ giữa các hệ sinh thái, sinh cảnh, đa dạng sinh học
và cảnh quan cũng như di tích văn hoá. Chính phủ có nghị định đảm bảo các
quyền của người dân như: quyền chăn thả gia súc, khai thác tài nguyên từ
rừng phục hồi để sử dụng tại chỗ, cho phép giữ gìn những tập quán truyền
thống khác như có thể giữ gìn các điểm thờ cúng thần rừng. Để đạt được
những thoả thuận trên, người dân phải đảm bảo tham gia bảo vệ sự ổn định
của các hệ sinh thái trong khu vực. Ngoài ra, có nhiều bên liên quan tham gia
trong ban đồng quản lý như du lịch, chính quyền.
Theo báo cáo của Oli Krishna Prasad 1999, tại khu bảo tồn Hoàng gia
Chitwan ở Nepal, cộng đồng dân cư vùng đệm được tham gia hợp tác với một
số các bên liên quan quản lý tài nguyên vùng đệm phục vụ cho du lịch. Lợi
ích của cộng đồng khi tham gia quản lý tài nguyên là khoảng 30% - 50% thu
được từ du lịch hàng năm sẽ đầu tư trở lại cho các hoạt động phát triển kinh tế
xã hội của cộng đồng. Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở đồng quản lý tài
nguyên rừng phục vụ du lịch ở vùng đệm [25].
Thái Lan là một nước Châu á được đánh giá đạt được nhiều thành tựu
trong công tác xây dựng các chương trình đồng quản lý các khu rừng bảo vệ.
Các cộng đồng dân cư có đời sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng thường rất
thành thạo khi đóng vai trò là người bảo vệ hoặc người tham gia quản lý khu


8

bảo tồn. Poffenberger, M. và McGean, B. 1993 trong báo cáo “Liên minh
cộng đồng: đồng quản lý rừng ở Thái Lan” đã có nghiên cứu điểm tại vườn
quốc gia Dong Yai nằm ở Đông Bắc và khu rừng phòng hộ Nam Sa ở phía

kết Hinnamno và Phong Nha - Kẻ Bàng), dự án PARC (Bảo tồn thiên nhiên
trên quan điểm sinh thái nhân văn)... Tại các khoá tập huấn này, đồng quản lý
tài nguyên mới dừng lại ở khái niệm và lý thuyết cơ bản.
Ulrich Apel, Oliver C. Maxwell và các tác giả 2002 đã có nghiên cứu
về phối hợp quản lý và bảo tồn ở khu BTTN Pù Luông. Các tác giả đánh giá
nghịch lý về sử dụng đất đai và nhà ở, tình hình quản lý tài nguyên thiên
nhiên ở một số thôn bản vùng đệm khu BTTN Pù Luông. Nghiên cứu này mới
đưa ra được một số phân tích về sự phụ thuộc của người dân đối với tài
nguyên rừng và đánh giá một số thể chế, chính sách hiện nay đối với công tác
quản lý rừng đặc dụng. Nghiên cứu chưa đánh giá được đầy đủ tiềm năng về
đồng quản lý cũng như chưa đưa ra được nguyên tắc và giải pháp thực hiện.
Tuy chưa có những nghiên cứu đầy đủ, nhưng trong thực tế cho thấy
đồng quản lý các khu rừng đặc dụng là một trong những xu hướng phù hợp
với điều kiện bảo tồn thiên nhiên ở nước ta. Một số dự án với nội dung đồng
quản lý đang bắt đầu triển khai ở một số vùng. Dự án quản lý vùng chiến lược
kết hợp với bảo tồn thiên nhiên (MOSAIC) do USAID/WWF tài trợ triển khai
ở phía tây tỉnh Quảng Nam, trong đó có nội dung thử nghiệm đồng quản lý
khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh. Dự án mới tiến hành từ năm 2001, đang
trong thời gian thử nghiệm cho giai đoạn tiếp theo.
Một dự án nhỏ khác về đồng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đang trong giai đoạn khởi động do tổ chức
Catherine T.Macarthur Foundation tài trợ. Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng
mô hình đồng quản lý khu bảo tồn giữa cộng đồng dân cư và các tổ chức, cơ
quan liên quan (bao gồm cả tổ chức chính phủ và phi chính phủ).


10

Các dự án trên đều đang lúng túng vì chưa đưa ra được tiến trình, nguyên
tắc và các giải pháp thích hợp để xây dựng kế hoạch đồng quản lý tài nguyên.

địa bàn của 3 xã Mường Thải, Suối Tọ, huyện Phù Yên, xã Tà Xùa, huyện
Bắc Yên, Tà Xùa là hệ thống có nhiều giông núi, có độ cao bình quân khoảng
1400m so với mặt nước biển, trong đó có ngọn núi cao nhất là ngọn Tà Xùa
có độ cao 2.765m.
Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa theo Thái Văn Trừng (1978) thuộc khu
vực địa lý thực vật có nguồn gốc Hymalia di cư đến cùng với Trung Quốc, ấn
Độ; Mã Lai đã tạo cho Tà Xùa có một hệ sinh thái đa dạng, có nhiều loài cây
đặc trưng của khí hậu Á nhiệt đới: Giổi, Dẻ, các loài cây trong ngành hạt trần


12

PơMu, Thông vàng, Du Sam, Thông lá tre, Sến đất, Chò chỉ..., cùng với loài
cây nhiệt đới thuộc bộ đậu như: Mán đỉa, Ban, Cứt Ngựa .... Với vùng Tà Xùa
theo Mai Văn Đỉnh (1991) thuộc phạm vi địa sinh vật vùng Tây Bắc, nằm
trong 9 vùng địa lý sinh vật của Việt Nam.
Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa có 4 dân tộc sinh sống trong đó dân tộc
Mông 72%; Mường 17%; Dao 10%; Kinh 1% có tổng số nhân khẩu 8.579
nhân khẩu, mật độ dân cư khoảng 26,1 người/km2. Do cộng đồng người
Mông chiếm đa nên nó ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội
trong vùng và đặc biệt là tập quán canh tác của dân vấn chủ yếu là nương rẫy
với phương thức quảng canh, kỹ thuật canh tác lạc hậu.
- Phía Bắc giáp tỉnh Yên bái.
- Phía Nam giáp xã Làng Chếu, Phiêng Ban (huyện Bắc Yên) xã Gia
phù, Huy thượng, Quang huy, Huy Bắc, Suối Bau (huyện Phù Yên).
- Phía Đông giáp xã Mường cơi, (huyện Phù Yên).
- Phía Tây xã Xím vàng, Làng Chếu, huyện Bắc yên.
- Toạ độ địa lý:
+ Vĩ độ: 210 17' 50" đến 210 25' 30" độ vĩ Bắc
+ Kinh độ: 1040 26' 00" đến 1040 42' 00"

b. Thuỷ văn:
Thủy văn: Khu vực có 2 hệ thống suối lớn là Suối Tọ và Suối Tấc, chảy
ra hồ Hòa Bình theo hướng từ Bắc xuống Nam. Mùa mưa do mưa nhiều nén
lưu lượng dòng chảy lớn, gây lũ quét, lũ ống. Hiện tượng xói mòn lớp đất mặt
hầu như rất phổ biến ở tất cả các diện tích canh tác nương rẫy và rất khó kiểm
soát. Mùa khô do lượng mưa rất ít, lưu lượng dòng chảy giảm.
Ngoài ra còn có một số chi lưu nhỏ khác chịu sự chi phối rất lớn của
khu bảo tồn thiên nhiên như Suối lạt lớn, Suối lạt nhỏ v.v...



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status