luận văn nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạn - Pdf 20

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trải qua hơn bốn thập kỷ hình thành và phát triển, đến nay hệ thống khu bảo
tồn thiên nhiên của Việt Nam gồm 164 khu rừng đặc dụng trong đó có 69 khu
dự trữ thiên nhiên, 45 khu bảo vệ cảnh quan, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa
học và 30 khu bảo tồn chứa đựng các hệ sinh thái, cảnh quan đặc trưng với giá trị đa
dạng sinh học tiêu biểu cho hệ sinh thái trên cạn, đất ngập nước và trên biển đã và
đang được xây dựng trên khắp các vùng, miền trong cả nước [5]. Đây là những tài
sản thiên nhiên quý báu không chỉ có giá trị trước mắt cho thế hệ hôm nay mà còn
là di sản của nhân loại mai sau.
Tuy nhiên diện tích rừng và đa dạng sinh học ở nước ta trong những năm qua
vẫn đang bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng, dẫn tới tình trạng hạn hán, lũ lụt
xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp cũng
như đời sống của người dân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên
là do công tác quản lý rừng còn nhiều hạn chế chưa hiệu quả. Tài nguyên rừng ở
nước ta trước đây do Nhà nước quản lý và quyết định mọi phương án quản lý và sử
dụng. Một phần diện tích rừng được giao cho các chủ rừng quản lý nhưng lại chưa
có những cơ chế hưởng lợi hợp lý giữa các bên tham gia và nhiều khi chính các chủ
rừng lại tham gia phá rừng, năng lực quản lý của các cán bộ vẫn còn rất hạn chế.
Để khắc phục tình trạng trên, các ngành, các cấp và ban quản lý vườn quốc
gia, khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đã và đang thay đổi cách tiếp cận trong quản
lý tài nguyên rừng, trao đổi kinh nghiệm, với những thông lệ, tiêu chí quản lý bảo
tồn thiên nhiên quốc tế. Vấn đề quản lý rừng bền vững đang được rất nhiều người
quan tâm và quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng đang là một hướng đi có
hiệu quả.
Vườn quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn (VQG) được thành lập trên cơ sở từ khu
rừng cấm Ba Bể theo Quyết định số 83/1992/TTg ngày 10/11/1992, với tổng diện
tích ban đầu là 7.610ha và đã được điều chỉnh với diện tích là 10.048ha theo
Quyết định số 2766/QĐ-UB ngày 26/11/2004 của UBND tỉnh Bắc Kạn. VQG Ba
Bể nằm trên toàn bộ địa phận xã Nam Mẫu và một phần diện tích của các xã Khang
Ninh, Cao Thượng, Cao Trĩ, Quảng Khê, thuộc huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn. Địa

VQG Ba Bể góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý bền vững TNR ở tỉnh.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nhận thức chung về đồng quản lý
Trong xu thế chung toàn cầu khi nền kinh tế phát triển song hành với nó là
sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên rừng nói
riêng. Vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia là nghiên cứu tìm ra giải pháp quản lý sử
dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. Tác giả Rao và Geisler (1990) [35]
đã đưa ra hàng loạt các giải pháp trong đó có sự hợp tác giữa các bên tham gia. Đây
là vấn đề rất quan trọng đối với sự thành công của việc quản lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên, trong đó vấn đề quan tâm nhất là việc giải quyết ổn thỏa quyền lợi của
người dân nơi có rừng và mục tiêu chung của quốc gia. Đây là một vấn đề còn khá
mới mẻ đối với nước ta.
Ở đây thuật ngữ đồng quản lý được sử dụng để mô tả sự bố trí sắp xếp chính
thức hoặc không chính thức giữa Chính phủ, thành phần tư nhân hoặc tầng lớp dân
liên quan đến việc quản lý nguồn TNTN. Sự thịnh hành của hình thức quản lý này
đang tăng lên đáng kể trong 20 năm qua, có thể tìm thấy rất nhiều ví dụ ở các nước
đang phát triển nơi mà tình trạng đói nghèo và sự suy thoái nguồn tài nguyên thiên
nhiên đang dẫn dắt xã hội và quốc gia đó vào việc thực hiện hình thức đồng quản lý.
Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên là bước ngoặt mới về quản lý tài
nguyên, đó là một quy trình mang tính chính trị và đã có rất nhiều nghiên cứu đưa
ra khái niệm về đồng quản lý.
Theo Rao và Geisler (1990) [35] đồng quản lý là sự chia sẻ việc ra quyết
định giữa những người sử dụng tài nguyên địa phương với các nhà quản lý tài
nguyên về chính sách sử dụng các vùng bảo vệ. Các đối tác cần hướng tới mối quan
tâm chung là bảo tồn thiên nhiên để trở thành “đồng minh tự nguyện”.
Đồng quản lý là một quá trình hợp tác giữa các cộng đồng địa phương với
các tổ chức nhà nước trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên hoặc các
tài sản khác. Các bên liên quan, nhà nước hay tư nhân, cùng nhau thông qua một

quyết định có sự chia sẻ, hợp tác và thoả thuận của các bên liên quan trong bảo tồn
tài nguyên thiên nhiên”.
4
1.2. Nghiên cứu đồng quản lý tài nguyên rừng trên thế giới
Ấn Độ là quốc gia đầu tiên trên thế giới đặt nền móng cho phương pháp
tham gia quản lý tài nguyên rừng. Đồng quản lý (hay hợp tác quản lý) bảo vệ rừng
được tiến hành trong thời gian này và nhanh chóng lan rộng tới các quốc gia thuộc
các nước châu Phi, châu Mỹ La Tinh và châu Á {dẫn theo Lê Thu Thủy (2010)
[21]}.
Thông qua việc chia sẻ nguồn lợi giữa các nhóm người dân địa phương với
nhà nước, các chương trình dự án cũng đã giúp hoà giải sự tranh chấp nguồn tài
nguyên giữa người dân và nhà nước. Các chương trình đồng quản lý hoặc hợp tác
rừng đã đem lại những kết quả to lớn. Ở Ấn Độ có hơn 63.000 nhóm - tổ tham gia
tham gia vào các chương trình trồng mới 14 triệu ha rừng {dẫn theo Lê Thu Thủy
(2010)[21]}.
Ở vườn quốc gia Richtersveld Nam Phi trong báo cáo khoa học về vấn đề
“Hợp tác quản lý với người dân ở Nam Phi trong phạm vi vận động” của hai nhà
khoa học Moenieba Isaacs và Majma Mohamed năm (2000) [32] đã nghiên cứu các
hoạt động hợp tác quản lý tại vườn quốc gia này. Tài nguyên thiên nhiên ở khu vực
này khá phong phú và đa dạng đặc biệt có mỏ kim cương. Bởi vậy, người dân ở các
vùng khác di cư đến khai thác trái phép làm cho tài nguyên rừng, đa dạng sinh học
ở khu vực này bị suy giảm nghiêm trọng.
Năm 1991 ban quản lý vườn quốc gia đã nghiên cứu tìm ra phương thức hợp
tác quản lý với cộng đồng dân cư. Phương thức này chủ yếu dựa trên quy ước,
hương ước quản lý bảo vệ rừng, trong đó người dân cam kết bảo vệ đa dạng sinh
học trên địa phận của mình còn chính quyền và ban quản lý hỗ trợ người dân xây
dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội khác [32].
Ở Nam Phi tại vườn quốc gia Kruger trước đây người dân đã chuyển đến
Makuleke, khi chính phủ mới thành lập đã cho phép người dân trở lại vùng đất
truyền thống để sinh sống. Để đạt được quyền sử dụng đất đai cũ, người dân phải

khai thác bền vững một số lâm sản, đồng thời có nghĩa vụ tham gia quản lý bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn của cộng đồng. Đồng quản lý chỉ có hai đối tác
là Ban quản lý và cộng đồng dân cư địa phương.
6
Ở Canada kể từ khi ký hiệp định Northern Quebec và James Bay năm 1975,
việc sắp xếp công tác đồng quản lý ở Canada đã tăng lên nhanh chóng. Có rất nhiều
hình thức sắp xếp công tác đồng quản lý và nhiều ban chính thức liên quan đến
Tuần lộc, các sản phẩm lâm nghiệp và phi lâm nghiệp và các loại cá được đặt tên
nhưng rất ít. Việc sắp xếp quyền đồng quản lý đối với chủ đề này là một chủ điểm
giữa tỉnh Saskatchewan, công ty quản lý lâm nghiệp Mistik và các cộng đồng người
dân thuộc Hội đồng bộ lạc Meadow {dẫn theo Lê Thu Thủy (2010)[21]}.
Khi viết về đồng quản lý rừng tại vườn quốc gia Vutut, tác giả Sherry (1999)
[38] cho rằng đây vừa là một khu bảo tồn thiên nhiên vừa là khu di sản văn hoá của
người thổ dân ở vùng Bắc Cực. Liên minh giữa chính quyền và thổ dân đã huy động
được lực lượng người dân và kết hợp với ban quản lý làm thay đổi chiều hướng bảo
tồn tự nhiên hoang dã và tăng các giá trị của vườn quốc gia. Đồng quản lý ở đây đã
kết hợp được giữa các mối quan tâm và kiến thức bản địa với mục tiêu bảo tồn. Ban
quản lý vườn quốc gia giúp về kỹ thuật xây dựng các mô hình bảo tồn thiên nhiên
và phát triển kinh tế - xã hội, còn dân bản địa có thể thực hiện các mô hình đó. Hợp
tác quản lý ở đây đã giải quyết hài hoà mâu thuẫn giữa chính sách của chính quyền
và bản sắc truyền thống của người dân, đảm bảo cho sự thành công của công tác
bảo tồn hoang dã và bảo tồn các di sản văn hoá. Đồng quản lý ở vườn quốc gia
Vutut được đánh giá rất thành công, theo tác giả thì nó được thiết kế để “kết hợp
giữa sự tốt đẹp nhất của hai thế giới” nhà nước văn minh và thổ dân.
Ở Madagascar tác giả Schachenmann (1999) [37] đã đưa ra một ví dụ ở
vườn quốc gia Andringitra là vườn quốc gia thứ 14 của nước cộng hoà Madagascar.
Theo tác giả này vườn quốc gia là một vùng núi có mối liên hệ giữa các hệ sinh
thái, sinh cảnh, đa dạng sinh học và cảnh quan cũng như di tích văn hoá. Chính phủ
có nghị định đảm bảo các quyền của người dân như: Quyền chăn thả gia súc, khai
thác tài nguyên rừng phục hồi để sử dụng tại chỗ, cho phép giữ gìn những tập quán

Theo báo cáo của nhà khoa học Oli Krishna Prasad (1999) [33], tại khu bảo
tồn Hoàng gia Chitwan ở Nepal, cộng đồng dân cư vùng đệm được tham gia hợp tác
với một số các bên liên quan quản lý tài nguyên vùng đệm phục hồi cho du lịch. Lợi
ích của cộng đồng khi tham gia quản lý tài nguyên là khoảng 30% - 50% thu được
từ du lịch hàng năm sẽ đầu tư trở lại cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội
8
của cộng đồng. Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở đồng quản lý tài nguyên rừng
phục vụ du lịch ở vùng đệm.
1.3. Nghiên cứu đồng quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam
Năm 1997 tại vườn quốc gia Cát Tiên trong khoá tập huấn về “kết hợp bảo
tồn và phát triển” phương pháp đồng quản lý TNR lần đầu tiên được đưa vào giới
thiệu và thảo luận. Sau thời gian đó, đồng quản lý tiếp tục được giới thiệu trong một
số khoá tập huấn về bảo tồn thiên nhiên của các dự án nhưng chưa mang lại kết quả
đáng kể.
Tại khu BTTN Pù Luông, trong nghiên cứu về phối hợp quản lý và bảo tồn
Ulrich Apel, Oliver C. Maxwell (2002) [24] đã có đánh giá nghịch lý về sử dụng đất
đai và nhà ở, tình hình quản lý tài nguyên thiên nhiên ở một số thôn bản vùng đệm
khu BTTN Pù Luông. Trong kết quả nghiên cứu của các tác giả mới chỉ đánh giá
một số thể chế, chính sách hiện nay với công tác quản lý rừng đặc dụng, phân tích
sự phụ thuộc của người dân đối với tài nguyên rừng, chưa đánh giá được đầy đủ
tiềm năng về đồng quản lý và không đưa ra được nguyên tắc và giải pháp thực hiện.
Đòi hỏi thực tiến là cần có tiến trình, nguyên tắc và các giải pháp thích hợp
xây dựng kế hoạch đồng quản lý tài nguyên rừng. Đây là câu trả lời mà các dự án triển
khai trong thời gian gần đây đang lúng túng. Ngày 4/8/2003 hội thảo về “ý tưởng thành
lập khu BTTN Phu Xai Leng do cộng đồng quản lý” được tổ chức tại thành phố Vinh,
Nghệ An đã đề xuất một số vấn đề đồng quản lý khu bảo tồn. Tuy nhiên, hội thảo cũng
chưa thống nhất được các nguyên tắc quản lý và giải quyết triệt để vấn đề [13].
Hội thảo quốc gia về lâm nghiệp cộng đồng năm 2004 tại Hà Nội được tổ
chức với nội dung về khuôn khổ và thể chế quản lý rừng cộng đồng, chính sách
hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng, đánh giá tài nguyên rừng và khai thác rừng

kết hợp cây nông nghiệp, chăn thả dưới tán rừng, được các dự án đầu tư hỗ trợ vốn
để sản xuất, được hưởng lợi sản phẩm từ rừng.
Đối với diện tích rừng cộng đồng quản lý theo truyền thống cho đến nay hầu
như cộng đồng có toàn quyền quyết định việc sử dụng tài nguyên rừng, trong đó
đáp ứng nhu cấu lâm sản cho các công trình chung của cộng đồng, giải quyết nhu
cầu gỗ làm nhà cho các hộ gia đình.
10
Tiết kiệm chi phí cho Nhà nước: Hiện nay có nhiều cộng đồng đang quản lý
rừng không có sự hỗ trợ của Nhà nước về kinh phí, nhưng rừng vẫn được bảo vệ tốt.
Rừng cộng đồng đã góp phần bảo vệ nguồn nước, giải quyết một phần
nhu cầu gỗ gia dụng cho cộng đồng và thành viên của cộng đồng, khai thác lâm
sản ngoài gỗ…, góp phần phát triển nghề thủ công truyền thống và tăng thu nhập
cho cộng đồng.
Góp phần khôi phục truyền thống văn hoá, phong tục tập quán tốt đẹp của
cộng đồng thông qua việc quản lý rừng cộng đồng, có sự giúp đỡ và hướng dẫn của
các tổ chức nhà nước, đã góp phần thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện quy chế
quản lý, bảo vệ rừng; Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Khôi phục truyền thống
văn hoá tốt đẹp, hương ước của cộng đồng.
Nhìn chung, quản lý rừng và đất rừng trên cơ sở cộng đồng là một vấn đề
tổng hợp và phụ thuộc nhiều vào khuôn khổ thể chế, chính sách của từng quốc gia,
từng địa phương. Do vậy, không thể sao chép nguyên vẹn một mô hình nào từ nơi
này sang nơi khác.
Tuy nhiên, việc chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ những bài học thành công hay
thất bại trong cả nước và khu vực là rất cần thiết trong bối cảnh chính sách lâm
nghiệp đang cải cách và hoàn thiện như hiện nay. Điều đáng chú ý là phải có những
nghiên cứu tổng hợp đánh giá và đúc rút kinh nghiệm, bổ sung và xây dựng những
chính sách mới phù hợp cho mỗi vùng.
Vì vậy, quản lý rừng cộng đồng được xem như nền tảng của sự phát triển vì
nó đảm bảo đáp ứng được những nhu cầu lợi ích cho cộng đồng, góp phần xoá đói
giảm nghèo và phục vụ được tình trạng cạn kiệt tài nguyên trong những phương

trong giai đoạn thử nghiệm và gặp nhiều khó khăn trong thực tiễn do tính phức tạp
của các yếu tố xã hội. Việc đưa vấn đề đồng quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng cần
phải thực hiện trên các cơ sở lý luận và thực tiễn; các bước tiến hành về quản lý
phải phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn ở nước ta và đặc biệt là sự hợp tác
nhiệt tình của địa phương.
Vườn Quốc Gia Ba Bể có diện tích tương đối rộng, rất đa dạng về sinh học.
Nhưng cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào có tính hệ thống về quản lý rừng
cộng đồng và đồng quản lý tài nguyên rừng. Vậy làm sao để quản lý rừng bền
vững? Cần có những nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý như thế nào để giải
12
quyết được các mâu thuẫn trong quản lý tài nguyên tại Vườn quốc gia Ba Bể. Đây
là những yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn. Đề tài: “Nghiên cứu đề xuất một
số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại Vườn quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc
Kạn” được thực hiện nhằm góp phần cung cấp thêm những thông tin về đồng
quản lý rừng. Trên cơ sở đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng tại Vườn quốc gia
Ba Bể tỉnh Bắc kạn đưa ra các nguyên tắc và biện pháp quản lý rừng hiệu quả nhất
tại địa phương.
1.5. Điều kiện tự nhiên của khu vực Vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
1.5.1.Vị trí địa lý, phạm vi ranh giới và diện tích
+ Tọa độ địa lý Vườn Quốc Gia Ba Bể: Từ 22
0
05’72’’ đến 22
0
08’14’’ độ Vĩ
Bắc 105
0
09’07’’ đến105
0
11’82’’ độ Kinh Đông
+ Ranh giới VQG:

0
C
vào tháng 1 cho đến 27,5
0
C vào tháng 7; Nhiệt độ không khí trung bình cao nhất là
39
0
C; Nhiệt độ trung bình thấp nhất là 6
0
C.
- Độ ẩm tương đối trung bình năm 83%.
- Lượng mưa trung bình từ 18,2 mm vào tháng 1 đến 249,4mm vào tháng 7.
Tổng lượng mưa hàng năm là 1.343mm.
- Số ngày mưa phùn trung bình năm 33,3 ngày.
- Số ngày có dông, mưa trung bình năm tại thị trấn Ba Bể 41,2 ngày.
* Thuỷ văn: Hệ thống thuỷ văn VQG bao gồm 4 con sông, suối chính nối với hồ Ba
Bể, phía Nam và Tây Nam có sông Chợ Lèng, suối Bó Lù và Tả Han đổ nước vào
hồ với tổng diện tích lưu vực là 420 km2 (sông chợ Lèng, suối Bó Han, Tả Han) 3
con sông này đổ nước vào hồ sau khi được điều tiết, một phần nước hợp lưu với
sông Năng ở phía Bắc hồ tiếp tục chảy về sông Gâm.
Mức nước tích lại trong hồ có thể đạt tới 8 – 9 triệu m
3
, có tác dụng phân lũ
sông Năng, sông Gâm và sông Hồng, điều hoà lưu lượng và mực nước cho một
vùng rộng lớn. Hồ Ba Bể là hồ tự nhiên nằm ở độ cao 150 m so với mực nước biển,
diện tích 500 ha, được cung cấp bởi các sông Chợ Lèng, Tan Han, các suối Tả Han,
Bó Lú tốc độ dòng chảy 0,5 m/giây. Hồ có chiều dài 8 km, độ sâu trung bình 25m,
sâu nhất 35m. Điều kiện khí hậu mát mẻ rất tốt cho sức khỏe con người nên có thể
mở rộng khai thác du lịch theo loại hình nghỉ ngơi, an dưỡng, nghỉ cuối tuần.
1.5.4. Địa chất, đất đai

6 Kiểu phụ thứ sinh rừng trồng. 33
7 Thảm tươi cây bụi. 1.411,3
(Nguồn: Báo cáo tóm tắt quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng bền vững Vườn
quốc gia Ba Bể giai đoạn 2012 – 2020)
1.5.6. Tài nguyên thực vật rừng
15
Theo điều tra ban đầu, khu hệ thực vật VQG Ba Bể gồm có 4 yếu tố như thực
vât bản địa Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa, thực vật di cư India – Myanma, thực
vật quý hiếm và thực vật đặc hứu của vùng.
Trên cơ sở số liệu điều tra và kế thừa trước đây, Vườn quốc gia Ba Bể có 909
loài thực vật thuộc 517 chi, 149 họ, 5 ngành được thể hiện qua bảng 1.2:
Bảng 1.2: Tài nguyên thực vật Vườn quốc gia Ba Bể
Đơn vị phân loại Số loài Số chi Số họ
1 Ngành thông đất – Lycopodiophyta. 5 3 2
2 Ngành cỏ tháp bút – Equisetophyta. 2 1 1
3 Ngành dương xỉ - Polypodiophyta. 81 36 16
4 Nghành thông – Pinophyta. 5 3 3
5 Ngành Mộc Lan – Magnoliophyta. 816 472 128
- Lớp hai lá mầm - - Magnoliopsida. 655 381 101
- Lớp một lá mầm – Liliopsida. 161 91 26
Cộng 909 517 149
(Nguồn: Báo cáo tóm tắt quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng bền vững Vườn
quốc gia Ba Bể giai đoạn 2012 – 2020)
Trên địa bàn Vườn quốc gia Ba Bể có 26 loài thú quý hiếm thuộc 24 chi, 20 họ
trong đó có 16 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam 2007, 9 loài được ghi trong
danh lục đỏ của IUCN 2009, có 11 loài thuộc nghị định 32 CP/2006
1.5.7. Tài nguyên động vật rừng
Vườn quốc gia Ba Bể có khu hệ động vật hoang dã rất phong phú với nhiều
loại quý hiếm được thể hiện qua bảng 1.3.
Bảng 1.3: Thống kê các lớp động vật Vườn quốc gia Ba Bể

canh tác một vụ, thu nhập 300kg (quy thóc)/người/năm. Các hộ nghèo thường thiếu
ăn 1-2 tháng. Chăn nuôi kém phát triển.
- Lâm nghiệp: Được sự hỗ trợ của VQG, các hộ gia đình trong vùng lõi và
vùng đệm được giao khoán bảo vệ, khoanh nuôi rừng (3000ha), trồng rừng bổ sung
tại phân khu phục hồi sinh thái và trồng rừng tại vùng đệm. Ngoài ra một số họ dân
còn có thu nhập từ khai thác lâm sản ngoài gỗ: Cây thuốc, song mây…
- Dịch vụ du lịch: Được sự hỗ trợ của một số dự án và VQG, đã xây dựng
được một số mô hình dịch vụ Du lịch sinh thái có hiệu quả: nghỉ tại nhà sàn, HTX
vận chuyển khác du lịch bằng xuồng. Tuy nhiên số hộ tham gia còn ít, sản phẩm du
lịch nghèo.
1.7. Tình hình kinh tế xã hội xã Nam Mẫu
1.7.1. Vị trí địa lý
Nam Mẫu nằm ở phía tay Bắc huyện Ba Bể cụ thể :
- Phía Bắc giáp xã Cao thượng
17
- Phía Nam giáp Xã Nam Cường
- Phía Đông giáp Xã Nam Cường huyện Chợ Đồn
- Phía Tay giáp tỉnh Tuyên Quang
Nam Mẫu cách trung tâm huyện Ba Bể 24 km là xã nằm trong vùng lõi
thuộc Vườn quốc gia, Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
1.7.2. Điạ hình
Địa hình của xã chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng lòng
trảo, một số khu có các bãi tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp tập chung ở thôn Bản Cám, đầu đẳng…Do đặc điểm kiến tạo đại chất với
các đứt gãy điển hình, tạo cho xã nhiều dạng địa hình đặc trưng vùng núi, có địa thế
hiểm trở, nhiều đỉnh núi cao sen ké hẻm sâu, mức độ chia cắt sâu và mạnh.
1.7.3. Dân số
Xã có tổng số 9 thôn, bản dân số toàn xã 2.134 khẩu với 424 hộ thành phần
dân tộc gồm 4 anh em sinh sống như Tày, H’mông, Dao, Kinh trong đó lao động
chủ yếu là nông nghiệp.

- Về trồng trọt: diện tích đất canh tác nông nghiệp 232 ha, trong đó diện tích
đất trồng lúa hàng năm 114,30 ha, năng suất bình quân đạt 46,6 tạ/ ha diện tích ngô
soi bãi 65 ha, diện tích ngô đồi 75 ha năng suất bình quân đạt 37 tạ/ ha còn lại trồng
các loại cây như: Lạc, sắn, đỗ tương , khoai
- Chăn nuôi: Nam Mẫu là xã thuần nông, có điều kiện để phát triển chăn nuôi
đại gia súc, gia cầm, tuy nhiên do người dân thiếu vốn, trình độ chăn nuôi còn lạc
hậu, chủ yếu là nuôi tận dụng trong hộ gia đình, năng suất chất lượng đàn gia súc,
gia cầm thấp, dẫn đến hiệu quả chăn nuôi chưa cao.
Hiện tại tổng đàn trâu hiện có 651 con; Đàn bò 196 con; Đàn lợn 1.648 con;
Gia cầm hiện có 5.555 con, đàn dê 120 con.
- Lâm nghiệp: Xã Nam Mẫu nằm trong vùng lõi thuộc VQG Ba Bể quản lý
nên diện tích rừng trồng không có chủ yếu là bảo vệ rừng khoanh nuôi tái sinh tổng
diện tích là 891,94 ha, diện tích rừng khoanh nuôi tự nhiên là 1.298,09 ha.
- Thương mại, dịch vụ: Hiện nay trên địa bàn đã hình thành, các sản phẩm
phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nhân dân, là nơi mua bán trao đổi
hành hóa nông sản của nông dân trong xã và khu vực lân cận.
19
- Du lịch xuồng chở khách hiện có 83 xuồng máy dưới sự chỉ đạo của
UBND xã và BQLHTXX phân khách theo tuyến. Nhà nghỉ hiện nay có 21 nhà có
giấy phép kinh doanh và đủ điều kiện kinh doanh.
1.8. Đánh giá, nhận xét chung
1.8.1. Thuận lợi
- Có hệ thống sông suối cung cấp đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.
- Được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước nên kinh tế trong vùng
trong những năm gần đây đã có sự tăng trưởng đáng khích lệ, nền kinh tế đang dịch
chuyển theo hướng tích cực, đời sống kinh tế nhân dân được cải thiện hơn trước.
- Hạ tầng cơ sở đang được quan tâm đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây dựng,
nâng cao năng lực phục vụ và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.
- Nhân dân các dân tộc sống hòa thuận, có truyền thống lao động rất cần cù,
chịu khó, lực lượng lao động dồn dào.

đồng quản lý rừng tại Vườn quốc gia Ba Bể Tỉnh Bắc Kạn.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tiềm năng đồng quản lý của các bên liên quan trong quản lý
bảo vệ rừng tại Vườn quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
- Đề xuất được các nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại Vườn quốc
gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Cơ chế, chính sách của các cấp có liên quan đến công tác đồng quản lý
rừng ở VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
- Phân tích thể chế, kiến thức bản địa của cộng đồng người dân địa phương
trong công tác bảo vệ và phát triển rừng ở VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
- Tổ chức quản lý tài nguyên thiên nhiên ở VQG Ba Bể.
- Tài nguyên thiên nhiên ở VQG Ba Bể.
2.3. Giới hạn nghiên cứu
- Về địa bàn nghiên cứu: Chỉ giới hạn trong xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn.
- Về nội dung nghiên cứu: Chỉ tập trung phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn
thực hiện đồng quản lý rừng và đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng tại VQG Ba
Bể và hỗ trợ để các đối tác thiết lập được các nguyên tắc và giải pháp thực hiện
đồng quản lý.
22
2.4. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiến hành thực hiện một số nội dung sau:
(1) Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý và sử dụng TNR, những nguy cơ
và thách thức.
(2) Nghiên cứu, phân tích thể chế, kiến thức bản địa của cộng đồng người
dân địa phương trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.
(3) Phân tích cơ sở khoa học và thực tiễn đồng quản lý rừng tại VQG Ba Bể,
tỉnh Bắc Kạn.
(4) Đánh giá vai trò tiềm năng hợp tác và những mâu thuẫn tiềm tàng của các

pháp luật về vấn đề liên quan.
- Thu thập số liệu từ Ban quản lý VQG và cán bộ địa phương để nắm tình
hình chung và các số liệu thứ cấp cơ bản. Các tài liệu kế thừa đảm bảo được tính
cập nhật (mới nhất), chính thống (cơ quan, tổ chức có chức năng ban hành) và đảm
bảo độ chính xác phù hợp với yêu cầu của chủ đề nghiên cứu.
24
Thu thập các tài liệu có liên quan Khảo sát tổng thể khu vực
nghiên cứu
Phân tích cơ sở khoa học và thực tiễn của
đồng quản lý tài nguyên rừng tại VQG
Đề xuất nguyên tắc
đồng quản lý
Đánh giá tiềm năng đồng quản lý tài nguyên
rừng tại VQG
Đề xuất giải pháp
đồng quản lý
2.5.4. Thu thập tài liêu, thông tin ngoại nghiệp
* Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu là đại diện điển hình của khu vực, bao gồm các thôn
phân bố gần rừng, các yếu tố về địa hình và khả năng tiếp cận với rừng tương đối
đồng nhất.
- Trên cơ sở các tiêu chí như trên, xã Nam Mẫu được chọn làm địa điểm
nghiên cứu của đề tài.
* Phương pháp điều tra đánh giá các giá trị đa dạng sinh học cần phải bảo tồn
Đa dạng sinh học VQG Ba Bể mới được điều tra đánh giá, nên đề tài kế thừa
các tài liệu đã có là chủ yếu, chỉ kiểm tra bổ sung cập nhật một số thông tin ngoài
thực địa và hiện trạng rừng, thực vật bậc cao và động vật có xương sống nhằm đánh
giá mức độ đe dọa và nguyên nhân giảm sút. Phương pháp sử dụng được tham khảo
trong “Sổ tay hướng dẫn giám sát và điều tra đa dạng sinh học” do WWF xuất bản.
- Đối với thực vật: Sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến kết hợp với


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status