Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại khu BTTN đồng sơn kỳ thượng, hoành bồ, quảng ninh - Pdf 35

1

LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng
tại Khu BTTN Đồng Sơn-Kỳ Thượng, Hoành Bồ, Quảng Ninh” được hoàn thành theo
chương trình đào tạo Thạc sỹ, chuyên ngành Lâm học khoá 18 tại Trường Đại học Thái
Nguyên.
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu,
khoa Đào tạo sau đại học - trường Đại học Thái Nguyên. Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn
về sự giúp đỡ chân thành và có hiệu quả đó.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Vũ Nhâm - người hướng dẫn khoa học, đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Trường Đại học Thái Nguyên, Cán bộ xã
cùng toàn thể nhân dân các xã trong địa phận quản lí của Khu BTTN Đồng Sơn-Kỳ Thượng,
bà con trong thôn Đồng Trà- xã Đồng Lâm, Ban quản lý Khu BTTN Đồng Sơn-Kỳ Thượng,
Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh, Sở NN & PTNT tỉnh Quảng Ninh,…đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn người thân trong gia đình và bạn bè đã hết lòng giúp đỡ và động
viên tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn thạc sĩ "Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và
giải pháp đồng quản lý tại Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng, Hoành Bồ, Quảng Ninh" là
công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,
nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Vũ

1.3.2. Ảnh hưởng của hình thức đồng quản lý đến sinh kế của các bên có liên quan............15
1.3.3. Hình thức đồng quản lý, một hướng đi mới trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn
tài nguyên rừng .............................................................................................................17
1.4.

Nhận xét đánh giá chung về đồng quản lý rừng...........................................................23

CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 25
2.1.

Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................25

2.2.

Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................25

2.3.

Giới hạn nghiên cứu .....................................................................................................25

2.4.

Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................25

2.5.

Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................26

2.5.1. Cách tiếp cận và phương hướng giải quyết vấn đề ......................................................26

3.3.2. Khó khăn ......................................................................................................................38
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. ............................................40
4.1.

Phân tích cơ sở khoa học và thực tiễn thực hiện đồng quản lý rừng tại khu BTTN Đồng
Sơn- Kỳ Thượng ...........................................................................................................40

4.1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................................40
4.1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn .........................................................................................43
4.1.3. Cơ sở pháp lý về đồng quản lý.....................................................................................46
4.2.

Đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng tại Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng ..........47

4.2.1. Khái quát về Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng........................................................47
4.2.2. Những thách thức trong công tác quản lý tài nguyên rừng tại Khu BTTN Đồng SơnKỳ Thượng....................................................................................................................53
4.2.3. Phân tích các bên liên quan đến quản lý bảo vệ tài nguyên rừng ................................71


5

4.2.4. Phân tích mâu thuẫn và khả năng hợp tác giữa các đối tác..........................................78
4.2.5. Kiến thức và thể chế bản địa trong quản lý tài nguyên ................................................81
4.3.

Đề xuất một số nguyên tắc đồng quản lý tài nguyên rừng tại Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ
Thượng..........................................................................................................................84

4.4.


6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTTN

:

Bảo tồn thiên nhiên

BVR

:

Bảo vệ rừng

DCND

:

Dân chủ Nhân dân

FAO

:

Tổ chức Lương thực thế giới

GTZ


:

Lâm sản ngoài gỗ

LNXH

:

Lâm nghiệp xã hội

NN&PTNT :

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PCCCR

:

Phòng cháy chữa cháy rừng

TNR

:

Tài nguyên rừng

UBND

:


Bảng 3.3.
Bảng 4.1.
Bảng 4.2.
Bảng 4.3.
Bảng 4.4.
Bảng 4.5.
Bảng 4.6.
Bảng 4.7.
Bảng 4.8.
Bảng 4.9.
Bảng 4.10.

Thống kê diện tích các kiểu thảm thực vật rừng hiện nay của Khu BTTN Đồng
Sơn- Kỳ Thượng .................................................................................................35
Thành phần hệ động vật của Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng khi thành lập 36
Thành phần hệ động vật của Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng hiện nay .......37
Thống kê diện tích các loại đất đai khi mới thành lập của Khu BTTN .............51
Thống kê diện tích các loại đất đai hiện nay của Khu BTTN.............................52
Nguy cơ và thách thức trong công tác quản lý rừng tại Khu BTTN Đồng SơnKỳ Thượng.........................................................................................................................54
Mức độ đốt nương làm rẫy của các hộ gia đình..........................................................59
Mức độ khai thác gỗ của các hộ gia đình............................................................62
Mức độ khai thác củi của các hộ gia đình...........................................................64
Các loại LSNG chủ yếu được thu hái trong khu BTTN ....................................66
Mức độ khai thác LSNG của các hộ gia đình .....................................................67
Mức độ chăn thả gia súc của các hộ gia đình trên đất rừng................................68
Cơ cấu kinh tế phân loại hộ ................................................................................69

Bảng 4.11. Phân tích mối quan tâm và vai trò của các bên liên quan ...................................73
Bảng 4.12. Ma trận phân tích mâu thuẫn và hợp tác của các bên liên quan .........................79
Bảng 4.13. Nguyên tắc thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng ..........................................86

Một số loại LSNG được khai thác trong Khu BTTN .........................................72


9

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của Rừng trong đời sống của con người,
không chỉ bởi các giá trị của chúng đối với môi trường sinh thái mà còn ảnh hưởng trực
tiếp đến nguồn sống của con người, đặc biệt là những người dân sống gần rừng và sống
phụ thuộc vào rừng. Rừng là nơi cung cấp các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục
vụ cho việc xây dựng nhà cửa, tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm, nguồn dược liệu
cho người dân trong cuộc sống hằng ngày.
Trước tình hình hiện nay, song song với sự phát triển của nền kinh tế, nền công
nghiệp,...là sự suy giảm một cách nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên do sự
tàn phá của còn người bằng cách này hay cách khác. Đặc biệt là sự suy giảm đa dạng
sinh học, suy giảm tài nguyên rừng đã, đang và sẽ mang lại những ảnh hưởng to lớn
theo hướng tiêu cực đến đời sống của con người, đến sản xuất nông lâm nghiệp....mà
chúng ta ai cũng biết: biến đổi khí hậu rõ rệt những năm qua, lũ lụt hạn hán, thiên tai
động đất ngày càng nhiều và thường xuyên hơn. Việt Nam và cả thế giới đang cùng
nhau chung tay để đưa ra các giải pháp để có thể bảo vệ nguồn tài nguyên rừng. Các
cuộc họp, các cuộc thảo luận, các cuộc hội đàm, các nghiên cứu, các dự án,...của các
nước, các ban ngành, các cá nhân....vẫn thường xuyên được tổ chức, được nghiên cứu,
được diễn ra nhằm đưa ra các chính sách, các giải pháp để cứu vãn tình thế. Để có thể
bảo tồn, giữ gìn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn
tài nguyên rừng, để đảm bảo chất lượng môi trường cuộc sống. Từ đó nhu cầu phải
thành lập các vườn quốc gia, các khu bảo tồn, các khu dự trữ sinh quyển....cũng là một
giải pháp hữu hiệu để có thể bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên rừng tự
nhiên hiện còn lại. Giữ gìn cho hiện tại và thế hệ tương lai.
Ở nước ta tính năm 2008, hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam gồm

rừng tự nhiên tập trung lớn nhất vùng Đông Bắc Việt Nam với nhiều loài động vật,
thực vật rừng phong phú.
Mục tiêu của Khu bảo tồn là:


11

Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, quần thể các loài động
thực vật quý hiếm, các loài đang bị đe dọa và các loài đặc hữu;
Phục hồi tái tạo vốn rừng nhằm nâng cao độ che phủ của rừng;
Phát huy tác dụng phòng hộ môi trường của rừng, đặc biệt là tác dụng giữ
đất giữ nước, đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân huyện
Hoành Bồ và thành phố Hạ Long.
Trước khi Khu bảo tồn được thành lập, khu vực này thuộc sự quản lý của Lâm
trường Hoành Bồ và địa phương. Từ khi được thành lập đến nay Khu BTTN Đồng Sơn
- Kỳ Thượng đã phối hợp với các nhà khoa học trong nước: Trường Đại học khoa học
tự nhiên, Viện tài nguyên và sinh vật Hà Nội, cùng các tổ chức Quốc tế Xanh-Pê-TécBua (Nga) điều tra phát hiện nhiều động vật quý hiếm hiện có trong Khu bảo tồn. Kết
quả điều tra nghiên cứu ban đầu đã cho thấy Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng hiện
có 485 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 280 chi, 101 họ trong đó có các loài được
ghi trong sách đỏ Việt Nam như: Giổi bà, Giổi nhung, Giổi thơm, Dẻ đen, Lát hoa, Sao
hòn gai, Sến mật, Trầm hương, Ba kích... động vật hiện có 249 loài thuộc 79 họ và 28
bộ của 04 lớp động vật là: thú (58 loài), chim (154) loài, Bò sát và ếch nhái (có 43
loài). Trong 249 loài có 30 loài động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và
danh lục đỏ của IUCN (2007) đang bị đe dọa toàn cầu như: Sơn Dương, Gấu ngựa, Khỉ
vàng, Khỉ mặt đỏ, Cáo lửa, Cầy gấm, Cầy vằn Bắc, Báo lửa, Báo gấm, Báo hoa mai,
Mèo gấm, Nai, Hoẵng, Sóc bay lông tai, Sóc bay trâu... Đặc biệt mới đây (2007) Khu
bảo tồn đã phát hiện một loài Cá cóc bụng hoa, loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và
danh lục IUCN năm (2006, 2007).(Theo báo cáo CNA- VCF)
Tuy nhiên, cho đến nay ngoài những nghiên cứu phục vụ cho dự án đề xuất xây
dựng Khu Bảo tồn do Viện điều tra quy hoạch thực hiện, những nghiên cứu đánh giá

thầy, cô giáo và để phần nào trả lời được câu hỏi trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lí rừng tại Khu
BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng, Hoành Bồ, Quảng Ninh.”
Ý nghĩa khoa học


13

Đề tài là công trình đầu tiên tiến hành điều tra, nghiên cứu có tính hệ thống tiềm
năng đồng quản lý tài nguyên rừng ở Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng. Các kết quả
nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc đề xuất các nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng,
nhằm góp phần vào công tác quản lý bền vững tài nguyên rừng ở Khu BTTN Đồng
Sơn - Kỳ Thượng nói riêng và các khu bảo tồn thiên nhiên khác có điều kiện tự nhiên
và xã hội tương tự.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm cơ sở cho việc điều chỉnh các cơ
chế chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên tại khu vực nghiên cứu và các vùng lân
cận có điều kiện tự nhiên tương tự.
Đề xuất được một số nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý rừng tại
Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý bền
vững tài nguyên rừng ở tỉnh Quảng Ninh.


14

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nhận thức chung về đồng quản lý
Xã hội hiện đại đang phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây về mọi
mặt, đặc biệt là dân số. Nhu cầu của con người cũng một ngày càng cao về nguồn

cùng nhau thoả thuận chia sẻ chức năng quản lý, quyền và nghĩa vụ trên một vùng lãnh
thổ hoặc một khu vực tài nguyên dưới tình trạng bảo vệ. Khái niệm này do Borrini Feyerabend đưa ra năm 1996. Đến năm 2000 tác giả lại đưa ra khái niệm chung “đồng
quản lý như là một dạng hợp tác, trong đó hai hoặc nhiều đối tác xã hội hiệp thương
với nhau xác định và thống nhất việc chia sẻ chức năng quản lý, quyền và trách nhiệm
về một vùng, một lãnh thổ hoặc nguồn tài nguyên thiên nhiên được xác định”. Tác giả
giải thích thêm đối với mục tiêu về văn hoá, chính trị nhằm tìm kiếm sự “công bằng”
trong quản lý tài nguyên thiên nhiên. Tác giả đưa ra thuật ngữ tiếp cận “số đông” trong
quản lý tài nguyên, kết hợp giữa nhiều đối tác có vai trò khác nhau nhằm mục tiêu
chung là bảo tồn thiên nhiên, phát triển bền vững và chia sẻ công bằng quyền lợi liên
quan đến tài nguyên.
Hai tác giả Wild và Mutebi, 1996 [32] giải thích: Đồng quản lý là một quá trình
hợp tác giữa các cộng động địa phương với các tổ chức nhà nước trong việc sử dụng và
quản lý tài nguyên thiên nhiên hoặc các tài sản khác. Các bên liên quan, nhà nước hay
tư nhân, cùng nhau thông qua một hiệp thương xác định sự đóng góp của mỗi đối tác
và kết quả là cùng nhau ký một hiệp ước phù hợp mà các đối tác đều chấp nhận được.
Sự chia sẻ việc ra quyết định giữa người sử dụng tài nguyên với các nhà quản lý
tài nguyên về chính sách sử dụng các vùng bảo vệ đã được Rao và Geisler, 1990 [28]
nhấn mạnh. Ngoài ra họ còn đề xuất các đối tác cần hướng tới mối quan tâm chung bảo
tồn thiên nhiên để trở thành “đồng minh tự nguyện”.
Một nhà nghiên cứu Lâm nghiệp người Việt Nam là ông Nguyễn Quốc Dựng,
2004 đã khái quát cụm từ “Đồng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên” là quá trình tham gia
và hiệp thương của nhiều đối tác có mối quan tâm tới nguồn tàì nguyên trong khu bảo
tồn, nhằm đạt được một thỏa thuận thống nhất về quản lý vừa đáp ứng mục tiêu chung


16

là bảo tồn thiên nhiên, vừa đáp ứng mục tiêu riêng có thể chấp nhận được phù hợp với
từng đối tác.
Dựa vào cơ sở các khái niệm và định nghĩa đã nêu trên và tùy thuộc vào điều

Có thể thấy rằng, đối với các khu rừng sản xuất thì việc chia sẻ lợi ích là khá dễ
dàng, do vậy có thể dễ dàng hợp tác quản lý. Tuy nhiên, đối với các khu rừng cấm, khu
rừng đặc dụng được bảo vệ thì việc đảm bảo lợi ích khi tiến hành hợp tác quản lý là rất
khó khăn do gỗ và lâm sản ngoài gỗ không còn là nguồn lợi chủ yếu nữa. Như vậy, đối
với những diện tích rừng này muốn hợp tác quản lý rừng (đồng quản lý) thành công thì
chúng ta phải biến các lợi ích tổng hợp khác của rừng như khả năng hấp thụ carbon, du
lịch sinh thái,… thành lợi ích kinh tế để đảm bảo lợi ích vật chất cho đối tượng tham
gia hợp tác quản lý nhất là đối với người dân địa phương hay nói cách khác chúng ta
cần tiến hành quản lý rừng theo hướng đa mục đích
Nghiên cứu của Eva Wollenberg, Bruce Campbell, Sheeona Shackletton, Davi
Edmunds và Patricia Shanley (2004) tại Orissa và Uttarkhand ở Ấn Độ, Bộ lâm nghiệp
cho phép người dân được trực tiếp tiếp cận với sản phẩm rừng, đất rừng, lợi ích từ tài
nguyên rừng hoặc tạo cơ hội để họ được tiếp cận với cách quản lý rừng của nhà nước.
Ngược lại thì Nhà nước cho phép người dân hợp tác với họ để quản lý rừng thông qua
việc bảo vệ rừng hoặc trồng rừng, yêu cầu người dân chia sẻ lợi nhuận với các cơ quan
quản lý rừng của nhà nước.
Thông qua việc chia sẻ nguồn lợi giữa các nhóm người dân địa phương với nhà
nước, các chương trình dự án cũng đã giúp hoà giải sự tranh chấp nguồn tài nguyên
giữa người dân và nhà nước. Các chương trình đồng quản lý hoặc hợp tác rừng đã đem
lại những kết quả to lớn. Ở Ấn Độ có hơn 63.000 nhóm - tổ tham gia tham gia vào các
chương trình trồng mới 14 triệu ha rừng.
Ở Nam Phi, tại VQG Kruger trước đây người dân đã chuyển đi từ Makuleke,
khi chính phủ mới thành lập đã cho phép người dân trở lại vùng đất truyền thống để
sinh sống. Để đạt được quyền sử dụng đất đai cũ, người dân phải xây dựng quy ước
bảo vệ môi trường trong khu vực VQG đồng thời họ cũng được chia sẻ lợi ích thu được


18

từ du lịch. Từ những kết quả đạt được về đồng quản lý tài nguyên ở Nam Phi đã trở


khai thác bền vững một số lâm sản, đồng thời có nghĩa vụ tham gia quản lý bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên trên địa bàn của cộng đồng. Đồng quản lý chỉ có hai đối tác là Ban
quản lý và cộng đồng dân cư địa phương.
Ở Canada kể từ khi ký hiệp định Northern Quebec và James Bay năm 1975, việc
sắp xếp công tác đồng quản lý ở Canada đã tăng lên nhanh chóng. Có rất nhiều hình
thức sắp xếp công tác đồng quản lý và nhiều ban chính thức liên quan đến Tuần Lộc,
cá Voi Trắng, các sản phẩm lâm nghiệp và phi lâm nghiệp và các loại cá được đặt tên
nhưng rất ít. Việc sắp xếp quyền đồng quản lý đối với chủ đề này là một chủ điểm giữa
tỉnh Saskatchewan, công ty quản lý lâm nghiệp Mistik và các cộng đồng người dân
thuộc Hội đồng bộ lạc Meadow.
Khi viết về đồng quản lý rừng tại VQG Vutut, tác giả Sherry E. (1999) [31] cho
rằng đây vừa là một khu bảo tồn thiên nhiên vừa là khu di sản văn hoá của người thổ
dân ở vùng Bắc Cực. Liên minh giữa chính quyền và thổ dân đã huy động được lực
lượng người dân và kết hợp với ban quản lý làm thay đổi chiều hướng bảo tồn tự nhiên
hoang dã và tăng các giá trị của vườn quốc gia. Đồng quản lý ở đây đã kết hợp được
giữa các mối quan tâm và kiến thức bản địa với mục tiêu bảo tồn. Ban quản lý VQG
giúp về kỹ thuật xây dựng các mô hình bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế - xã
hội, còn dân bản địa tham gia thực hiện các mô hình đó. Hợp tác quản lý ở đây đã giải
quyết hài hoà mâu thuẫn giữa chính sách của chính quyền và bản sắc truyền thống của
người dân, đảm bảo cho sự thành công của công tác bảo tồn hoang dã và bảo tồn các di
sản văn hoá. Đồng quản lý ở VQG Vutut được đánh giá rất thành công, theo tác giả thì
nó được thiết kế để “kết hợp giữa sự tốt đẹp nhất của hai thế giới” nhà nước văn minh
và thổ dân.
Ở Madagascar tác giả Schachenmann 1999 [30] đã đưa ra một ví dụ ở VQG
Andringitra là VQG thứ 14 của nước cộng hoà Madagascar. Theo tác giả này vườn
quốc gia là một vùng núi có mối liên hệ giữa các hệ sinh thái, sinh cảnh, đa dạng sinh
học và cảnh quan cũng như di tích văn hoá. Chính phủ có nghị định đảm bảo các quyền
của người dân như quyền chăn thả gia súc, khai thác tài nguyên rừng phục hồi để sử




21

đạo sang chức năng hỗ trợ và thúc đẩy cho các bên liên quan, từ đó rừng được quản lý
và bảo vệ có hiệu quả hơn.
Theo báo cáo của nhà khoa học Oli Krishna Prasad (1999) [26], tại khu bảo tồn
Hoàng gia Chitwan ở Nepal, cộng đồng dân cư vùng đệm được tham gia hợp tác với
một số các bên liên quan quản lý tài nguyên vùng đệm phục hồi cho du lịch. Lợi ích
của cộng đồng khi tham gia quản lý tài nguyên là khoảng 30% - 50% thu được từ du
lịch hàng năm sẽ đầu tư trở lại cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng
đồng. Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở đồng quản lý tài nguyên rừng phục vụ du lịch
ở vùng đệm.
1.3. Nghiên cứu đồng quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam
1.3.1. Đồng quản lí là một hình thức trong chiến lược phát triển Lâm nghiệp xã hội.
Trong một thời gian dài phát triển lâm nghiệp, khái niệm quản lý rừng cũng như
các hình thức của nó đã liên tục thay đổi qua những giai đoạn khác nhau trên thế giới
cũng như ở Việt Nam. Vào những thời kì đầu, nhiệm vụ chính của lâm nghiệp chủ yếu
là sản xuất gỗ. Loại hình lâm nghiệp này được hình thành và phát triển mạnh ở nhiều
nước hình thành nên hình thức quản lý rừng truyền thống để phân biệt với các hình
thức quản lý rừng khác hiện nay.
Tuy nhiên đến đầu những năm 80, do ảnh hưởng của nền kinh tế phi tập trung,
hình thức quản lý rừng truyền thống không còn phù hợp. Sự phụ thuộc vào rừng của
các cộng đồng miền núi về lương thực, thực phẩm được sản xuất trên đất rừng, tiền mặt
thu được từ bán lâm sản như gỗ, chất đốt,…ngày càng tăng dẫn đến khai thác tài
nguyên quá mức, nhiều nơi rừng không còn khả năng tái sinh dẫn đến đồi trọc hóa.
Những xung đột trong sử dụng tài nguyên rừng ngày càng nhiều. Lâm nghiệp nhà nước
không còn khả năng kiểm soát có hiệu quả việc quản lý tài nguyên rừng. Trong bối
cảnh như vậy cần phải có một phương thức quản lý rừng thích hợp, vừa đáp ứng được
nhu cầu lợi ích của người dân, vừa bảo vệ và phát triển được tài nguyên rừng. Lâm


Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng (Community based natural
resources management)

-

Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên (Co-management of Natural Resources)

-

Quản lý mang tính thích nghi (Adaptation management) :

-

Bảo tồn và phát triển tổng hợp (Integrated Conservation and Developement
Projects)

-

Phát triển bền vững về mặt sinh thái (Ecologically sustainable development):

- Quản lý bền vững dựa trên Hệ SinhThái (Ecosystem management)


23

Trong các hình thức quản lý rừng, có sự tham gia của nhiều bên liên quan, thông
thường có 6 chủ thể chính như sau :
- Cộng đồng dân cư thôn
- Tổ chức lâm nghiệp xã

cục Kiểm lâm đã đưa ra một số mô hình điểm nhằm đồng quản lý tài nguyên thiên
nhiên dựa trên nền tảng là chính quyền cấp xã và sự hậu thuẫn của cộng đồng người
dân địa phương. Điển hình như mô hình đồng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Phong
Điền, mô hình làng sinh thái vùng đệm khu bảo tồn Phong Điền. Các mô hình này
được xem như bước đi tiên phong trong cả nước về việc đồng quản lý tại các khu bảo
tồn ở Việt Nam. Trong khung quản lý này, chính quyền cấp xã được đặc biệt chú trọng
ngay từ khâu lập kế hoạch đến việc thực hiện các hoạt động và giám sát mô hình.
Chính quyền cấp xã có cơ hội thể hiện vai trò và thực lực của mình trong việc quản lý
tài nguyên thiên nhiên tại địa phương thông qua sự hỗ trợ của các cơ quan có liên quan.
Một ví dụ điển hình như chính quyền xã Phong Mỹ (huyện Phong Điền) khi ngăn chặn
các hành vi phá rừng, đào đãi vàng trong phạm vi khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền.
Bên cạnh đó, chính quyền xã này cùng Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Phong
Điền tham gia lập kế hoạch quản lý rừng, tham gia các hoạt động điều tra vốn rừng.
- Các tổ chức đoàn thể: Hiện nay, các tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ
nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, và một số tổ chức hội khác đang dần phát
huy hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên ở Thừa Thiên
Huế. Các đoàn thể thông qua sự tư vấn, hỗ trợ của các cơ quan chức năng đã từng bước
thể hiện mình như một tổ chức chuyên sâu trong lĩnh vực bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên. Hội Nông dân xã Phong Mỹ đã có bước chuyển mình quan trọng trong việc
thành lập Hội Bảo tồn thiên nhiên vì cuộc sống với tiêu chí ”bảo tồn thiên nhiên vì
cuộc sống của thế hệ tương lai“. Nguồn kinh phí ban đầu do Chi cục Kiểm lâm hỗ trợ
phát triển kinh tế hộ gia đình kết hợp bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động sản
xuất nông lâm kết hợp, trồng rừng kinh tế gắn với phủ xanh đất trống, tuyên truyền
nâng cao nhận thức cho người dân. Đến nay Hội này đã chủ động trong việc quản lý
các nguồn tài trợ cũng như xin tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước.


25

- Cộng đồng dân cư địa phương: Hình thức quản lý mới này không mang tính áp


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status