Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng bền vững tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận - Pdf 25

Chương 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Đặt vấn đề
Trải qua các giai đoạn lịch sử tiến hoá dài, nhận thức của con người về rừng
ngày càng tốt hơn, rừng cần được quản lý tốt để cung cấp ổn định lâu dài cho con
người các lợi ích kinh tế, các lợi ích môi trường và các lợi ích xã hội. Vấn đề mà
toàn thế giới và từng quốc gia đều có sự quan tâm đặc biệt là làm thế nào để quản
lý rừng cho tốt để đảm bảo bền vững việc cung cấp tối ưu về 3 mặt kinh tế, xã hội
và môi trường, trong đó các giá trị môi trường của rừng đối với con người là không
thể thay thế được. Một định nghĩa về QLBVR có thể được sử dụng như sau:
"QLBVR là quá trình quản lý những lâm phận ổn định nhằm đạt được một hoặc
nhiều hơn những mục tiêu quản lý đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất
liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không làm giảm đáng kể
những giá trị di truyền và năng suất tương lai và không gây ra những tác động
không mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội" (ITTO, 2002).
Sự xuống cấp của tài nguyên thiên nhiên và môi trường đang là một vấn đề
toàn cầu. Tác động của chúng ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ lên đời sống của
người dân ở các cấp độ khác nhau, từ khu vực cho đến từng cộng đồng và từng
nông hộ. Thật vậy, hầu hết người nghèo ở mọi nơi đều có cuộc sống phụ thuộc vào
tài nguyên thiên nhiên và các tiến trình chức năng của hệ sinh thái. Người dân
trong các cộng đồng địa phương vừa là tác nhân, vừa là nạn nhân của sự xuống cấp
cơ sở tài nguyên mà họ phụ thuộc, điều này đặc biệt đúng đối với người nghèo
trong các cộng đồng đang có sự chuyển đổi từ nền kinh tế tự túc tự cấp sang nền
kinh tế hàng hóa. Chính vì thế, kinh tế hộ và cuộc sống của họ có thể bị ảnh hưởng
bởi bất kỳ một biến động nào từ tài nguyên thiên nhiên. Sự phụ thuộc đời sống
người dân vào tài nguyên rừng cũng đồng nghĩa với việc quản lý tài nguyên rừng
cần phải có sự tham gia của cộng đồng .
1
Từ trước tới nay, việc xây dựng các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ
cũng như xây dựng kế hoạch quản lý và hoạt động vẫn thường sử dụng cách tiếp
cận từ trên xuống, chưa quan tâm đến người dân sống trong và gần các khu rừng

12.437,45 ha (thổ cư, quốc phòng, cơ quan, trường học, ) nằm trong vùng có chế
độ khí hậu mang tính đặc trưng của vùng Duyên Hải Trung bộ. Việc phát triển
LNXH tại đây có những thuận lợi sau (BQL Lê Hồng Phong, 2006):
- Các chương trình, dự án hỗ trợ đầu tư cho lâm nghiệp trong vùng ngày
càng nhiều, như: Dự án PAM 4304, 327, 661 bằng vốn ngân sách của địa phương.
- Các tổ chức, cá nhân đã tham gia thuê, nhận khoán đất lâm nghiệp để
trồng, chăm sóc và bảo vệ trên địa bàn 1.422,93 ha, gồm 9 công ty và 64 hộ.
- Diện tích đất hoang hóa, không sản xuất nông nghiệp cần cải tạo bằng
phương pháp trồng lại rừng còn gần 10.000 ha.
- Các khu vực giao khoán bảo vệ rừng được thành lập từng nhóm hộ 3 – 5
người, có trang bị các công cụ hỗ trợ, được sự giám sát chỉ đạo của cán bộ quản lý
bảo vệ rừng của BQL rừng phòng hộ và xây dựng nhà ở kiên cố.
- Chính quyền địa phương (xã, huyện, tỉnh) đã có quan tâm tới việc hỗ trợ
giống cây trồng phân tán hàng năm theo chương trình 661, sự nghiệp lâm nghiệp
bằng vốn ngân sách tỉnh, huyện.
- Rừng phát triển tốt so với các thời điểm trước đây, đây là nguồn lợi lâu dài
của chủ rừng, vì thế họ sẽ quan tâm và có biện pháp quản lý tốt. Có diện tích đất
lâm nghiệp rộng lớn, chưa khai thác hết tiềm năng, đây là diện tích có khả năng xây
dựng và tạo lập các mô hình trang trại nông lâm nghiệp.
Với các lý do đó và để làm sáng tỏ thêm các vấn đề nêu trên, việc thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng
bền vững tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận" là một yêu cầu
nhằm đánh giá tình hình quản lý bảo vệ rừng thực tại của địa phương và đưa ra giải
pháp quản lý bảo vệ rừng bền vững trong tương lai.
3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: (i) các tổ chức, cá nhân đang tham gia
hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên lâm phận quản lý của BQL rừng phòng hộ Lê
Hồng Phong, và (ii) tài nguyên rừng và đất rừng trong lâm phận của BQL.

một tác nhân thành công của mô hình lâm nghiệp xã hội [25].
LNXH được hình thành mang một số đặc điểm sau: (1) Phi tập trung hóa,
phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng; (2) Người dân chủ động tham gia vào các
hoạt động phát triển, quản lý tài nguyên rừng; (3) Sử dụng tổng hợp các sản phẩm
5
từ rừng; (4) Phát triển lâm nghiệp đa ngành theo hướng phát triển nông thôn tổng
hợp; (5) Các hoạt động lâm nghiệp xã hội mang tính quốc tế hóa [25].
Các đối tượng Lâm nghiệp xã hội có sự tham gia của nhiều thành phần xã
hội: (1) Cộng đồng địa phương, bao gồm: cá nhân và hộ gia đình nông dân, chủ
trang trại nông lâm nghiệp, các nhóm có cùng sở thích, cộng đồng thôn bản, hợp
tác xã nông nghiệp, trường học, xí nghiệp, các tổ chức quần chúng: hội phụ nữ, hội
nông dân, quân đội; (2) Tổ chức chính phủ và phi chính phủ, Lâm trường quốc
doanh, Hạt kiểm lâm, Trung tâm và các trạm khuyền lâm nông, Các dự án phát
triển lâm nghiệp và nông thôn, Ngân hàng và hệ thống tín dụng [20].
Ở Việt Nam có hai hình thức quản lý rừng cộng đồng phù hợp với định
nghĩa của FAO như sau [28]:
- Thứ nhất là quản lý rừng cộng đồng
Đây là hình thức mà mọi thành viên của cộng đồng tham gia quản lý và ăn
chia sản phẩm hoặc hưởng lợi từ những khu rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở
hữu của cộng đồng hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng. Trên thực tế,
mặc nhiên cộng đồng đang tự tổ chức quản lý sử dụng và hưởng lợi từ những khu
rừng đó. Như vậy, thực chất “quản lý rừng cộng đồng” là cộng đồng dân cư thôn
quản lý rừng thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng,
được hình thành chủ yếu thông qua chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng
dân cư thôn.
- Thứ hai là quản lý rừng dựa vào cộng đồng
Đây là hình thức cộng đồng tham gia quản lý các khu rừng không thuộc
quyền quản lý, sử dụng, sở hữu chung của họ mà thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở
hữu của các thành phần kinh tế khác nhưng có quan hệ trực tiếp đến đời sống, đến
việc làm, thu hoạch sản phẩm, thu nhập hay các lợi ích khác của cộng đồng (thuỷ

các dịch vụ lâm nghiệp trên cơ sở vốn rừng và tài nguyên rừng được quản lý một
cách bền vững.
7
Trên thực tế, các cơ quan nhà nước ở cấp Trung ương đã ban hành hàng
trăm văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến chính sách lâm nghiệp (CSLN). Từ
năm 1993 đến nay, Chính phủ đã liên tục hoạch định và tổ chức thực thi 2 chương
trình quốc gia lớn về khôi phục và phát triển rừng, đó là: Chương trình 327 và Dự
án 661, với mục tiêu quyết tâm nâng cao độ che phủ rừng của toàn quốc đạt trên
43% vào năm 2010 [35], [37]. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định về phê duyệt Chiến lược Phát triển lâm nghiệp đến năm 2020. Về tổng thể,
nước ta đã hình thành một hệ thống chính sách lâm nghiệp được trình bày ở các
Nghị quyết của Đảng và các văn bản qui phạm pháp luật của nhà nước.
Đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp xã hội là cách lựa chọn hợp lý để xây dựng
hệ thống chính sách phát triển lâm nghiệp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Cần
khẳng định “xã hội hoá lâm nghiệp, có chính sách bảo đảm cho người làm rừng
sống được bằng nghề rừng, kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp” là phương hướng
cơ bản để xây dựng hệ thống CSLN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, vì: Phát
triển lâm nghiệp xã hội phù hợp với thực tiễn cơ cấu dân số, phân bố dân cư và
trình độ kinh tế -xã hội, phù hợp với ý kiến, nguyện vọng của gần 30 triệu cư dân
sống ở vùng gần rừng; Có khả năng sử dụng và phát huy được mọi nguồn lực của
người dân; Trên thực tế đã được nhân dân, nhất là nhân dân sống gần rừng đón
nhận, thực hiện và đã xây dựng được những mô hình quản lý rừng có hiệu quả, có
tác động tích cực đến PTLNBV (Trần Đức Viên, 2005 [21]).
+ Tuy vậy, cần nhận rõ những điểm yếu kém về phát triển rừng và lâm
nghiệp bền vững ở nước ta trong giai đoạn mới, đó là: (1) Nhận thức của xã hội về
vai trò, lợi ích của rừng và nghề rừng còn rất khác nhau; (2) Sự tham gia của người
dân trong quá trình phát triển lâm nghiệp còn thấp.Vai trò và tác động của rừng và
nghề rừng đối với xoá đói giảm nghèo, phát triển nông thôn miền núi còn thấp;
Trình độ xã hội hoá lâm nghiệp chưa đạt được các mục tiêu mong muốn; (3) Tốc
độ tăng trưởng và đóng góp của ngành lâm nghiệp còn rất thấp; (4) Cơ cấu rừng và


. Nói chung, sự phân
biệt các kiểu tham gia dựa trên mức độ kiểm soát tiến trình lập quyết định về tài
9
nguyên giữa những người trong cuộc (hay đối tượng hưởng lợi) và người ngoài
cuộc (hay người khởi xướng) [7].
(1) Sự tham gia thường được hiểu ở cấp độ cơ bản và đơn giản nhất, đó là sự
cung cấp thông tin tham vấn khi một cơ quan hay tổ chức tiến hành để lấy ý kiến
của các thành viên trong một cộng đồng trước khi đưa ra các quyết định hay triển
khai các hoạt động có ảnh hưởng đến người dân địa phương.
(2) Ở một mức cao hơn, sự tham gia được hiểu là việc tham gia vào thực thi
các hoạt động khác nhau, một số nông dân được hợp đồng trồng rừng hay giao
khoán quản lý bảo vệ rừng (QLBVR). Một lần nữa, ở đây, người dân không có
quyền quyết định trồng rừng như thế nào, hoặc QLBVR ra sao, mặc dù họ có thể có
quyền ký hay không ký các hợp đồng này; ở đây, sự tham gia dừng lại ở mức độ
đóng góp sức lao động.
(3) Cao hơn nữa, sự tham gia được thể hiện ở mức độ người dân tham gia
vào việc lập kế hoạch cùng với các cơ quan phát triển từ bên ngoài, đóng góp nhân
lực và kinh phí cho các hoạt động phát triển ở địa phương vì lợi ích của mình và
giám sát tiến trình. Nhiều hoạt động của chương trình 145/TTg đã được thực hiện
thành công theo hướng này.
(4) Sau cùng, ở mức cao nhất, sự tham gia thường được hiểu như là một
chuẩn mực, trong đó người dân chủ động, tích cực đưa ra các phương án phát triển.
Trong trường hợp này, các cơ quan bên ngoài tham gia vào hoạt động của cộng
đồng mà không phải là các cộng đồng tham gia vào công việc của họ.
Bốn cấp độ trên đây của cách tiếp cận “có sự tham gia” có thể được vận
dụng trong từng tình huống cụ thể. Do đó, ý tưởng cho rằng mọi sự tham gia đều
đồng nghĩa với “tốt” và mọi hoạt động thiếu sự tham gia đều đồng nghĩa với
“không tốt” có vẻ cực đoan. Tuy nhiên, trong thực tế, nó có thể ẩn dấu một cách
thức làm cho các hoạt động dựa trên sự điều khiển được tiến hành thuận lợi và dễ

tố trong quản lý tài nguyên.
11
Trong bối cảnh của quản lý và bảo tồn TNR có sự tham gia, nhiều câu hỏi
quan trọng được đặt ra chung quanh các vấn đề “ai tham gia” và họ tham gia như
thế nào? Việc phân tích sự tham gia trước hết được bắt đầu bằng cách xác định
những “người tham gia”, những “cá nhân” hay “nhóm liên quan” nào tham gia vào
hệ thống quản lý và bảo tồn TNR? Vai trò của họ là gì? Những người này tham gia
với động cơ nào? Liệu các mối quan tâm nào của họ sẽ được lưu ý và hệ thống
quản lý có sự tham gia có giúp giải quyết các mối quan tâm của họ ra sao? Sự tham
gia thực tế xảy ra ở địa phương như thế nào? Không phải tất cả các câu hỏi này đều
có câu trả lời rõ ràng. Tuy nhiên, nếu các bên tham gia không xem xét chúng một
cách thận trọng, sự tham gia sẽ mất đi ý nghĩa của nó (Bùi Việt Hải, 2007 [7]).
Sự thừa nhận vai trò của người dân địa phương được thể hiện trong chính
sách giao đất lâm nghiệp và giao khoán quản lý bảo vệ rừng. Các chính sách này
giải quyết một vấn đề rất cơ bản của quản lý bền vững: một khi quyền sử dụng đất
và quyền tiếp cận tài nguyên rừng của người dân được xác lập, các hệ thống quản
lý rừng bền vững dựa trên cơ sở cộng đồng địa phương được quan tâm phát triển.
Tuy nhiên, trong tiến trình triển khai thực hiện còn nhiều vấn đề cần phải được
nghiên cứu cụ thể (dẫn theo R. Sarou, 2004 [10]) như sau:
(1) Mối quan hệ giữa các cộng đồng và môi trường tài nguyên mà họ đang
phụ thuộc cần phải được xem xét ở nhiều góc độ, không gian và thời gian khác
nhau. Rừng và các giá trị văn hóa của từng dân tộc sinh sống trong vùng thường
gắn bó chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, việc bảo vệ rừng mang lại các lợi ích ở một
phạm vi không gian rộng lớn hơn. Do đó, kết hợp giữa các hoạt động bảo tồn tài
nguyên và phát triển đời sống người dân là một vấn đề phức tạp.
(2) Các hệ thống quản lý và phát triển rừng được đặt trên cơ sở nâng cao
nhận thức của người dân. Điều này đòi hỏi những hoạt động trao đổi thảo luận với
cộng đồng làm cho họ thấy được những giá trị đích thực của rừng, những truyền
thống tốt đẹp của từng dân tộc gắn bó với tài nguyên rừng và những vấn đề bức
bách đang đặt ra cho cộng đồng để họ cùng nhau suy nghĩ và bàn bạc giải quyết

Có nhiều khái niệm về đồng quản lý nhưng các khái niệm đều tập trung vào
việc chia sẻ quyền lực nhị nguyên giữa nhà nước và những người sử dụng tài
nguyên địa phương (hoặc bản địa) và phạm vi của các thoả thuận có thể xảy ra
( Pinkerton, 1989; Berkes et al,1991; Berkes, 1994).Chúng bao gồm: hệ thống tài
nguyên được xác định rõ và bối cảnh với quy mô nhỏ, lợi ích được chia sẻ bởi một
bộ phận của các thực thể xã hội, quyền sở hữu rõ ràng, tiếp cận các biện pháp quản
lý thích nghi, cam kết một quá trình lâu dài và có xây dựng thể chế; có sự đào tạo
nguồn lực ; sự hiện diện của các lãnh đạo chủ chốt hoặc các nhà quản lý, sự cởi mở
của người tham gia để nắm lấy đa số kiến thức và môi trường chính sách hỗ trợ
(Armitage et al, 2009).
2.2. Hoạt động LNXH và vận dụng đồng quản lý tại Việt Nam
2.2.1. Một số mô hình hoạt động LNXH ở nước ta
+ Mô hình bảo vệ tài nguyên rừng tại Vườn quốc gia Cát Bà
Ban Quản lý Vườn thông qua các dự án đã giúp đỡ kinh phí cho nhân dân
sống trong khu vực của Vườn, đặc biệt là xã Việt Hải. Việc giao đất, giao rừng cho
đối tượng khuyến khích cũng được thực hiện. Ban Quản lý khoán rừng cho dân để
làm kinh tế. Nhân dân được khuyến khích trồng rừng làm kinh tế, trồng các loại
cây ăn quả. Đồng thời, với số tiền mà Vườn thu được từ khách du lịch đã hỗ trợ
một phần cho xã.
Ban Quản lý Vườn kết hợp với các dự án tổ chức các đợt tuyên truyền, mời
quần chúng nhân dân đến tham dự để giải thích cho người dân hiểu về giá trị của
tài nguyên rừng, biển, việc bảo tồn và khai thác bền vững những giá trị tài nguyên
này. Phương thức tuyên truyền là thông qua hình ảnh, các buổi chiếu phim và giao
lưu. Tại xã Việt Hải, thông qua các đợt tuyên truyền, cán bộ đã hướng dẫn phát
triển du lịch tại xã. Người dân làm các dịch vụ ăn, uống, nghỉ trọ, hướng dẫn du
lịch. Các hoạt động này diễn ra rất tốt và hiệu quả. Điều này tác động mạnh mẽ đến
đời sống nhân dân của xã. Qua những hoạt động này mà một phần đời sống của
nhân dân được nâng cao.
14
Các tổ bảo vệ nhân dân cũng được thành lập, kết hợp làm việc với Hạt Kiểm

các loại cây làm thuốc như thảo quả, cam thảo; thỉnh thoảng đã có hộ trồng các cây
thuốc quý như sâm, hoàng liên, (CPSE, 1998- 1999). Nhiều vườn cây ăn quả, cây
đặc sản cũng được hỗ trợ phát triển để đảm bảo thu nhập bền vững cho các gia đình
(CPSE, 2002).
Về nông nghiệp, nhiều ruộng bậc thang đã được xây dựng. Đồng bào đã
chấm dứt tình trạng đốt rừng làm nương rẫy, đời sống được cải thiện. Hội Nông
dân đã tích cực vận động nhân dân phòng dịch bệnh, nên gia súc ít bị chết bệnh
hơn, các giống lợn siêu nạc bắt đầu phát triển. Tại vùng đệm của Vườn quốc gia Pù
Mát, việc chăn thả trâu bò có quản lý đang phát triển theo sự quản lý các dòng họ
và từng bước giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển đàn gia súc và bảo vệ rừng
(CPSE, 1998).
+ Cộng đồng tham gia bảo tồn đa dạng sinh học
Cân bằng sinh thái rừng được cộng đồng bảo vệ bao gồm toàn bộ các khâu
duy trì và phát triển giống; cung cấp thức ăn, nơi cư trú; duy trì mối tương tác và
phụ thuộc lẫn nhau giữa các sinh vật.
Các cộng đồng tham gia phục hồi tài nguyên rừng theo nhiều hình thức và
khá đa dạng. Nhiều cộng đồng đã kết hợp chăm sóc cây rừng, nâng cao độ phì của
đất rừng để phát triển nông nghiệp. Ở các xã của huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai) trong
vùng đệm của Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn - Sa Pa, đồng bào Mông, Dao đã
chăm sóc cây rừng, bón phân cho đất rừng và trồng thảo quả dưới tán cây rừng
(CPSE, 2002). Đồng bào nhiều nơi cũng tự nhân giống nhiều loại cây rừng để phục
vụ đời sống của họ, ví dụ đồng bào ở xã Lục Sơn, Lục Nam, Bắc Giang đã nhân
giống các loại dẻ, trám trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (CPSE, 2002 -
2003). Ngoài ra, việc bảo tồn các loài hoang dã cũng giúp cho cải thiện chất lượng
các loài thuần dưỡng.
Nhìn chung, cộng đồng đã tham gia bảo vệ rừng một cách tự nguyện nhằm
thực hiện tốt chính sách của Nhà nước và bảo vệ quyền lợi thiết thực của mình.
16
Đây là một nguyên nhân đã góp phần quan trọng làm cho Việt Nam hiện nay là
một trong mười nước có mức đa dạng sinh học cao trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn

trong dự án “Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng dựa trên cộng đồng, 2010-
2014”. Mục tiêu của tất cả những dự án này đều nhằm vào việc xây dựng mô hình
đồng quản lý khu bảo tồn giữa cộng đồng dân cư và các tổ chức, cơ quan liên quan
(bao gồm cả tổ chức chính phủ và phi chính phủ).
Tuy nhiên, các dự án trên cũng đều đang lúng túng vì chưa đưa ra được tiến
trình, nguyên tắc và các giải pháp thích hợp để xây dựng kế hoạch đồng quản lý tài
nguyên. Ngày 4/8/2003, một hội thảo về “ý tưởng thành lập khu bảo tồn thiên
nhiên Phu Xai Lai Leng do cộng đồng quản lý” được tổ chức tại thành phố Vinh,
Nghệ An. Hội thảo đề xuất một số vấn đề đồng quản lý khu bảo tồn. Song, hội thảo
cũng chưa thống nhất được các nguyên tắc đồng quản lý và giải quyết triệt để vấn
đề này [20].
Đặc biệt là mô hình Đồng quản lý rừng ngập mặn ở tỉnh Sóc Trăng với hơn
300 hộ, chủ yếu là đồng bào Khmer ở ấp Âu Thọ B, xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu
đã đem lại hiệu quả thiết thực, đó là việc người dân được thoải mái vào rừng phòng
hộ ven biển kiếm củi và khai thác các nguồn lợi từ rừng phục vụ cho cuộc sống chứ
không lén lút như trước đây. Điều đặc biệt là những người vào rừng được cấp thẻ.
Đây là một nội dung chính trong việc đồng quản lý rừng thuộc dự án "Quản lý
nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển tỉnh Sóc Trăng" do tổ chức Hợp tác Kỹ thuật
của Cộng hòa Liên Bang Đức (GTZ) tài trợ.
Việc đồng quản lý này đã mang lại nhiều kết quả khả quan trong việc trồng,
bảo vệ rừng ngập mặn ven biển, đồng thời bảo đảm cuộc sống người dân ven rừng.
Vào năm 1990, rừng tại đây gần như không còn nhiều. Sóng biển lấn đất từng
ngày, nhiều nhà trôi theo dòng nước. Năm 2007, Dự án GTZ được thực hiện ở đây,
giờ rừng đã xanh trở lại.
Theo mô hình "đồng quản lý" của GTZ, rừng ở ấp Âu Thọ B hiện được phân
thành 4 khu để quản lý. Trong đó, khu phòng hộ là rừng đước có 12 ha, được xác
lập nhằm để bảo vệ tốt cho các loài thủy sản có nơi trú ngụ, sinh sản tự nhiên, duy
18
trì tính đa dạng của hệ sinh thái rừng ngập mặn. Khu phục hồi bên trong là một
phần của đai rừng, nơi có mật độ thưa, đang được trồng thêm rừng để ngăn cản

quản lý rừng có sự tham gia theo nguyên tắc đồng quản lý tại xã Hòa Thắng –
huyện Bắc Bình – tỉnh Bình Thuận.
Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng quản lý bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng
có sự tham gia tại tại xã Hòa thắng – huyện Bắc Bình – tỉnh Bình Thuận.
- Xác định các đặc điểm tự nhiên và xã hội thúc đẩy hoặc cản trở các hoạt
động liên quan đến tài nguyên rừng tại xã Hòa Thắng – huyện Bắc Bình – tỉnh Bình
Thuận.
- Đề xuất những giải pháp quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng tại xã
Hòa Thắng – huyện Bắc Bình – tỉnh Bình Thuận.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đưa ra ở trên, một số nội dung mà
đề tài cần thực hiện là:
(1) Thực trạng quản lý rừng có sự tham gia tại xã Hòa Thắng – huyện Bắc
Bình – tỉnh Bình Thuận giai đoạn từ năm 2004 - 2010.
+ Thực trạng tài nguyên rừng.
+ Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng của BQL rừng phòng hộ.
+ Thực trạng công tác quản lý rừng có sự tham gia.
(2) Tình hình sử dụng rừng, đất rừng của tổ chức, cá nhân trong lâm phận
quản lý của BQL rừng phòng hộ Lê Hồng Phong giai đoạn 2004 - 2010.
+ Thống kê diện tích đất rừng đã giao, thuê, khoán để sản xuất lâm nghiệp.
20
+ Hiệu quả sử dụng đất rừng giao thuê, khoán (thống kê diện tích đã sử
dụng đúng mục đích, chưa sử dụng, sử dụng sai mục đích, )
(3) Nghiên cứu đặc điểm tổ chức cộng đồng và hoạt động của họ liên quan
đến tài nguyên rừng.
+ Đặc điểm tổ chức và luật lệ cộng đồng liên quan đến tài nguyên rừng.
+ Đặc điểm các hoạt động của cộng đồng có ảnh hưởng đến tài nguyên rừng.
(4) Nghiên cứu những yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở cộng đồng tham gia vào
quản lý rừng.

22

SuNd
SuN
n
+
=
Trong đó:
. n: số hộ cần điều tra, N: tổng số hộ hiện có
. u: hệ số tin cậy của phân bố chuẩn (u = 1,96)
. d: sai số mẫu (5%)
. S
2
: phương sai mẫu (0,25)
Với tổng số hộ (N) là 1773 hộ, do đó n tính được khoảng 93 hộ.
3.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
3.3.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp
+ Những tài liệu khí hậu thuỷ văn, kết quả điều tra đất, thực vật, động vật,
tài liệu thống kê tài nguyên rừng, tài nguyên đất đai, dân số và lao động, chính
sách kinh tế - xã hội, tài liệu về lịch sử làng ,xã, …
+ Những tài liệu tổng kết về thực hiện chính sách của Nhà nước có liên
quan như chính sách giao đất, khoán rừng; Luật Bảo vệ và phát triển rừng, quy
hoạch và kế hoạch quản lý bảo vệ rừng tại địa phương trong tỉnh, huyện, v.v.
+ Những kết quả nghiên cứu liên quan đến quản lý rừng ở địa phương (báo
cáo hàng năm).
22
+ Tài liệu thống kê diện tích rừng nhận khoán, cho thuê, giao tại địa
phương.
+ Tài liệu thống kê kết quả giao khoán, cho thuê rừng tại BQL rừng phòng
hộ Lê Hồng Phong.

(3) Các công cụ trong đánh giá nông thôn có sự tham gia
Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) được áp dụng để
kiểm tra kết quả và xác định những yếu tố quan trọng nhất đang thúc đẩy hay cản
trở cộng đồng tham gia quản lý rừng, lựa chọn những giải pháp ưu tiên, đề xuất
những kiến nghị lôi cuốn cộng đồng quản lý rứng. PRA được thực hiện sau
nghiên cứu RRA thông qua một số cuộc thảo luận với nhóm người dân, cán bộ
thôn, xã ở địa bàn nghiên cứu. Một số công cụ PRA hỗ trợ được lựa chọn trong
quá trình khảo sát như sau:
- Sử dụng sơ đồ VENN (Venn digram) để tìm ra và miêu tả các mối quan
hệ bên trong và ngoài cộng đồng , kể cả các ảnh hưởng đến khả năng quyết định
và ảnh hưởng từ bên ngoài của các nhóm tổ chức tại địa phương, tập trung vào
các mối liên kết giữa các nhóm hành động liên quan đến việc thực hiện các hoạt
động cụ thể liên quan đến tài nguyên rừng.
- Phân tích SWOT để xác định điểm mạnh và điểm yếu tập trung vào các
yếu tố bên trong của người dân địa phương liên quan đến tài nguyên rừng, trong
khi cơ hội và cản trở phản ánh ảnh hưởng môi trường bên ngoài tác động tổ chức
của đơn vị BQL rừng, cộng đồng dân cư địa phương hay các hoạt động liên quan.
- Thảo luận nhóm: Tập trung thành các nhóm người già sống lâu năm trong
thôn, nhóm nông dân, nhóm cán bộ xã, thôn, nhóm nhận khoán đất rừng, nhóm
tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng, Tập trung giải quyết các câu hỏi : Họ cần
đóng góp gì ? Họ có lợi ích gì ? Họ cần phải làm gì để đảm bảo giải pháp quản lý
rừng được bền vững ? các giải pháp đó sẽ mang lại lợi ích gì về lâu dài ?
24
- Lược sử thôn bản: Được sử dụng để tìm hiểu quá trình hình thành các
thôn, quá trình di cư, chuyển đổi các hình thái tổ chức sản xuất, diễn biến của
hoạt động sử dụng rừng và đất rừng, sự thay đổi về quan điểm, kiến thức của
người dân và các nguyên nhân thay đổi này ở địa phương.
3.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Toàn bộ thông tin và số liệu được lưu giữ trong phần mềm Excel 2003.
Thông tin được xác định cho từng đơn vị điều tra (hộ gia đình) với mỗi hộ là một


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status