Một số phương pháp dạy học mỹ thuật nhằm phát huy tính ứng dung cho họ sinh khối 7,8 trường THCS cù chính lan qua các bài vẽ trang trí - Pdf 44

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD& ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
-------------------- ۞۞ --------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP PHÁT HUY TÍNH ỨNG DỤNG
CỦA CÁC BÀI VẼ TRANG TRÍ Ở LỚP 7, 8
TẠI TRƯỜNG THCS CÙ CHÍNH LAN

Người thực hiện: Dương Thị Hồng Oanh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Cù Chính lan
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Mĩ Thuật

THANH HÓA NĂM 2016


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD& ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
-------------------- ۞۞ --------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP PHÁT HUY TÍNH ỨNG DỤNG
CỦA CÁC BÀI VẼ TRANG TRÍ Ở LỚP 7, 8
TẠI TRƯỜNG THCS CÙ CHÍNH LAN

Người thực hiện: Dương Thị Hồng Oanh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Cù Chính lan

5. Giải pháp 5.............................................................................................10
6. Giải pháp 6.............................................................................................10
D. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI VÀO TỪNG
BÀI GIẢNG TRONG PHÂN MÔN VỄ TRANG TRÍ LỚP 7, 8....................11
.............................................................................................................................17
III. KẾT LUẬN...................................................................................................18
1. Kết luận.......................................................................................................18
2. Kiến nghị....................................................................................................18
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................20
3


I. PHẦN MỞ ĐẦU
A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trang trí là một nhu cầu thiết yếu với con người, với xã hội và chiếm một
vị trí quan trọng trong đời sống. (Kiến trúc đô thị, trang trí, nội ngoại thất, trang
trí phục trang, trang trí điện ảnh, sân khấu.).
Phân môn trang trí được đưa vào từ lớp 6 tới lớp 9 nhằm tìm tòi, sáng tạo
độc đáo của học sinh khi làm bài, chương trình và nội dung học trang trí ở
THCS có sự sắp xếp mang tính đồng tâm, phát triển để học sinh tiếp cận môn
học từ dễ đến khó. Như trong trang trí trại hè, một bài gắn liền với đời sống sinh
hoạt của học sinh được thể hiện bằng nhiều kiến thức tổng hợp (kiến thức kẻ
chữ, trình bày, sắp xếp và bao quát). Trang trí lều trại, trang trí báo tường, trang
trí bìa lịch treo tường, trang trí mặt nạ, tạo dáng và trang trí chậu cảnh, tạo dáng
và trang trí lọ hoa,....đều có tính ứng dụng rất cao trong cuộc sống hằng ngày.
Qua quá trình giảng dạy nhất là đối với phân môn Vẽ trang trí, tôi nhận
thấy các em học sinh hoàn toàn có thể sử dụng kiến thức vẽ trang trí kết hợp với
sự sáng tạo của bản thân để làm ra một vật dụng mới, đẹp mắt và rất có ích trong
cuộc sống thường ngày nếu có sự khơi gợi và hướng dẫn của người giáo viên
cho các em. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài để hướng các em quan

chất lượng, thị hiếu và phong cách sống của con người. Nếu cuộc sống không có
trang trí, mọi vật dụng làm ra không có kiểu dáng và hình thức khác nhau thì
cuộc sống thật nhàm chán. Như vậy, trang trí là một nhu cầu thiết yếu, là mong
muốn về tình cảm, ý thích, tâm lý của con người.
D. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp tìm hiểu thực tế
- Phương pháp quan sát trực quan
- Phương pháp gợi mở
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp luyện tập
- Phương pháp làm việc theo nhóm

5


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Khái niệm:
Đổi mới PPDH là đổi mới cách dạy của giáo viên và cách học của HS để
HS tiếp thu kiến thức dễ dàng, nhanh và sâu sắc. Đồng thời vận dụng tính trang
trí là nghệ thuật sắp xếp đường nét, hình mảng, hình khối, đậm nhạt, màu sắc lên
mặt phẳng hay trong không gian để tạo nên sản phẩm hữu ích hay hình thể đẹp
với nội dung, yêu cầu của từng loại hình trong cuộc sống.
2. Mục tiêu:
Giáo dục thẩm mĩ, giúp HS hiểu về cái đẹp của thiên nhiên và của tác phẩm
Mĩ thuật. Qua đó HS sẽ có cảm hứng tìm tòi và tạo ra cái đẹp, góp phần xây
dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội
Phát triển khả năng tư duy hình tượng, sáng tạo góp phần hình thành
phẩm chất người lao động mới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
của đất nước.

c. Cơ sở vật chất cho dạy- học Mĩ thuật THCS thiếu thốn, nghèo nàn,
chưa được nghiên cứu đúng cách, đúng hệ thống, trang thiết bị đồ dùng dạy học
chưa đủ và chưa đảm bảo tính thẩm mĩ.
2. Dạy- Học và kết quả học tập của học sinh đối với phân môn vẽ
trang trí hiện nay.
Đa số các giờ học bình thường theo thời khóa biểu diễn ra một cách buồn
tẻ theo kiểu thông tin một chiều, GVcũng sử dụng PP vấn đáp nhưng chủ yếu
vẫn là thuyết trình và luyện tập. HS không được quan sát bên ngoài thực tế, khi
vẽ không tìm tòi, suy nghĩ, bài vẽ trở nên dễ dãi, cẩu thả… Vấn đề kiểm tra,
đánh giá, xếp loại cũng không được đề cao.
3. Nguyên nhân
Chính là do chưa thực sự nhận thức đúng đắn mục đích, vai trò, vị trí của
môn MT trong hệ thống giáo dục phổ thông với giáo dục toàn diện cho HS của
một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên, và phụ huynh HS.
C. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÍNH ỨNG DỤNG
CHO HỌC SINH LỚP 7, 8 TRƯỜNG THCS CÙ CHÍNH LAN.
1. Giải pháp 1
a. Mục tiêu sử dụng phương pháp tìm hiểu thực tế
Mục tiêu và nhiệm vụ của phương pháp này ở phạm vi rộng vì ngoài việc
học sinh tìm hiểu đặc điểm nội dung, hình tượng, đường nét, màu sắc,bố cục…
thì giáo viên phải truyền được cảm hứng cho học sinh. Giúp HS thấy được tính
giáo dục, tính thực tiễn, vẻ đẹp và sự phong phú sau khi hoàn thành xong một
nội dung yêu cầu của đề tài. Từ đó HS sẽ có cảm hứng tìm tòi, sáng tạo ý tưởng
mới trong cách sắp xếp bố cục trên giấy và ứng dụng ngoài thực tế.
b. Cách thức thực hiện:
Sử dụng đồ dùng trực quan: Hướng dẫn HS quan sát các bức tranh của
họa sĩ và học sinh mang chủ đề của bài học, hoặc hướng dẫn HS quan sát trực
tiếp ngoài môi trường xã hội.
Ảnh trang trí mặt nạ cho buổi lễ Halowin



8


GV cần có kế hoạch sưu tầm bài vẽ trang trí của HS hoặc của họa sĩ để
làm tư liệu giảng dạy. Ngoài ra GV cần nghiên cứu, làm đồ dùng dạy học sát với
từng bài học và thực tế của trường.
Ví dụ: Tư liệu họa tiết trong trang trí
Hoa, lá, chim, thú, các hình hình học…. được dựa trên thực tế, sau đó đơn
giản và cách điệu làm họa tiết trang trí.

Ví dụ: Ứng dụng trang trí hình vuông từ tư liệu họa tiết trang trí.

3. Giải pháp 3
a. Mục tiêu sử dụng phương pháp gợi mở: Có thể kết hợp cùng với các
phương pháp khác đó là hệ thống câu hỏi gợi mở hoặc dùng lời nhận xét gợi
mở…để h ọc sinh suy nghĩ, tìm tòi phát huy được khả năng độc lập suy nghĩ của
mọi học sinh( giỏi, khá, trung bình…) Tạo điều kiện để học sinh phát huy khả
năng và tư duy theo chiều sâu trong nhận thức thẩm mĩ, kĩ năng vẽ trang trí.
Rèn luyện ý thức tự học, tự nghiên cứu tìm tòi ý tưởng mới cho mỗi bài học
b. Giải pháp thực hiện.
Trước khi dạy bài mới, giáo viên cần nghiên cứu kĩ các tình huống, các
vấn đề cần gợi mở và gợi mở phải phù hợp với lực học của từng đối tượng học
sinh.
VD1: Ở hoạt động Quan sát nhận xét, giáo viên có thể gợi mở để học sinh
khai thác nội dung sâu hơn: “ Ngoài các gợi ý vừa nêu của bài em còn biết về
những kiểu dáng chậu cảnh nào khác? Em hãy miêu tả về hình dáng, họa tiết của
chậu đó”. (Tạo dáng và trang trí chậu cảnh- lớp 8).
VD2: Ở phân môn vẽ trang trí- vẽ tranh cổ động (mĩ thuật 8) “tranh cổ
động và tranh đề tài giống và khác nhau ở điểm nào?. Đây là câu hỏi khó, HS có

học cần sử dụng vấn đáp vào đúng trọng tâm kiến trức của hoạt động đó.
5. Giải pháp 5
a. Mục tiêu sử dụng phương pháp luyện tập.
Môn Mĩ thuật lấy thực hành làm hoạt động chính, và chỉ có trên cơ sở
thực hành thì nhận thức lý thuyết mới rõ dần. Kiểm tra và gợi ý để các đối tượng
học sinh phát huy hết khả năng của mình.Thông qua thực hành, học sinh được
củng cố về kiến thức lý thuyết, biết vận dụng lý thuyết vào thực thành để tạo nên
một bài vẽ có hiệu quả.
b. Giải pháp thực hiện:
Giáo viên quan sát lớp, điều hành thời gian đảm bảo thời gian đúng tiến độ.
Chỉ ra thiếu sót ngay trên bài học sinh vì tất cả cái sai, cái đúng, cái hợp lí
hay chưa hợp lí, cái đẹp hay chưa đẹp đều được biểu hiện một cách rõ ràng, cụ
thể ngay trên từng bài vẽ. Đây là một trong những phương pháp đặc thù của môn
Mĩ thuật và thường mang lại kết quả khả quan cho bài dạy. GV làm việc với
từng HS, góp ý, khích lệ để mỗi em hoàn thành bài vẽ theo khả năng của mình.
6. Giải pháp 6
10


a. Mục tiêu sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm.
Giúp học sinh nắm được hình thức hoạt động nhóm. HS được tham gia
vào hoạt động nhóm, rèn luyện kĩ năng triển khai hoạt động nhóm nhanh và có
hiệu quả. Qua hoạt động nhóm giáo dục cho học sinh có tinh thần tập thể, biết
phối hợp với mọi người trong các công việc sau này.
b. Giải pháp thực hiện
Phương pháp học tập này được tiến hành dưới nhiều hình thức tùy thuộc
vào bài tập là câu hỏi hay bài thực hành:
+ Thảo luận câu hỏi
+ Làm bài tập nhóm
D. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI VÀO

dạ và vẽ trên một tấm vải cũ…
Tiết 23 : Trang trí đĩa tròn.
Ứng dụng kiến thức bài Trang trí đĩa tròn để tái chế và trang trí những chiếc đĩa
nhựa, thìa nhựa cũ… tạo thành vật dụng trang trí trong cuộc sống.

Làm mới chiếc gương tròn từ những chiếc thìa nhựa và màu vẽ. Hay tạo biển
tên hình đĩa nhựa tròn trang trí giấy màu bên trong cho phòng riêng.
Tiết 28 : Trang trí đầu báo tường.

Đầu báo bằng giấy, bìa cattong, dây thừng, lá cây khô.
13


Ngoài cách vẽ báo tường thông thường các em học sinh, sử dụng rơm, dây
ruy băng, giấy xốp, dây dù, lá cây để làm đầu báo tường theo lối trang trí tự do.
Tiết 31 : Trang trí tự do.
Với các kiến thức đã học, bốn em học sinh lớp 8A đã sử dụng gáy giáo án
cũ, giấy bóng, dây thép, bóng đèn ngủ, đĩa nhựa, keo dán, giấy xốp màu, dây
điện, kéo, kìm, giấy dán đủ họa tiết để sáng tạo ra một chiếc đèn ngủ được trang
trí đẹp mắt và tiện dụng.

Từ lõi giấy vệ sinh, bút dạ đen các em đã sáng tạo ra các con vật ngộ
nghĩnh để trang trí góc học tập

Kết quả: Phân môn vẽ trang trí lớp 8:
Tiết 1 : Trang trí quạt giấy.
Sử dụng giấy màu, dây len, que nhựa để tạo thành những chiếc quạt giấy
đủ màu sắc, tiện. Chỉ với bìa cứng, giấy màu, keo, bút dạ, các em học sinh đã tạo
ra được một sản phẩm quạt giấy mới lạ, đẹp mắt và tiện lợi trong những ngày hè
nóng bức.

17


III. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Phát huy tính ứng dụng cho học sinh trong học tập đã được nhắc đến từ
lâu. Đặc biệt trong thời kì đổi mới, đất nước ta chuyển từ cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. HS và cha mẹ dần dần thích ứng với
quan niệm học để có công ăn việc làm, chấp nhận làm việc trong khu vực kinh
tế tư nhân.
Vì vậy phát huy tính ứng dụng trong GD là vấn đề tất yếu nhằm đào tạo
lớp người mới năng động, sáng tạo, đủ sức giải quyết những vấn đề đặt ra trong
thực tiễn phát triển của đất nước. Bởi vì nó cung cấp, rèn luyện cho học sinh
những kĩ năng cơ bản để tiếp thu và giải quyết bài học, gieo mầm và thúc đẩy sự
phát triển tư duy hình tượng, phù hợp với những ước mơ hoài bão, ham thích
tìm tòi, khám phá và sáng tạo của học sinh. Nếu GV thực hiện đầy đủ các mục
tiêu đề ra thì việc dạy học đạt kết quả cao. Song chúng ta cần chú ý rằng Mĩ
thuật nên được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, cần có những tiết tham
quan dã ngoại hoặc tổ chức học theo nhóm… Mĩ thuật không có công thức,
không có đáp số cụ thể và có phần trừu tượng. Mỗi bài lại khám phá được điều
mới, với nhiều hình, nhiều vẻ cái đẹp có quy định chung chung, không có đáp số
duy nhất, vì nghệ thuật là lĩnh vực tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người,
cho nên việc dạy Mĩ thuật cần phải sinh động, sử dụng tối đa đồ dùng trực quan,
hướng dẫn chung cho cả lớp và cho từng đối tượng học sinh, phát hiện kịp thời
cái đúng sai để động viên uốn nắn. Vì vẽ trang trí với nhiều thể loại và hình ảnh
khác nhau cần tư duy, sắp xếp, mỗi loại hình trang trí lại có nhiều nội dung và
các hình ảnh khác nhau, đó là phân môn mà người vẽ có điều kiện thể hiện các
hoạt động trong cuộc sống của con người và trang trí nội, ngoại thất. Vì vậy giờ
học vẽ trang trí GV cần gợi ý để học sinh vận dụng hết khả năng quan sát tinh tế
của mình, và GV cần truyền cảm hứng cho HS điều đó sẽ quyết định cho một



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các nội dung trong bài sáng kiến kinh nghiệm này, là
không đi sao chép, không lặp lại các công trình nghiên cứu đã được công bố từ
trước. Tôi xin hoàn toàn chịu chách nhiệm trước lời cam đoan của mình.
Ban giám hiệu kí

Giáo viên

Dương Thị Hồng Oanh

20


PHỤ LỤC
BÀI SOẠN MINH HỌA
Ngày soạn: 21/2/2015
Tiết 25: Vẽ trang trí
TRANG TRÍ LỀU TRẠI
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu về trang trí lều trại, hình thức và cách thức
trang trí lều trại, cổng trại.
2. Kỹ năng : HS vẽ trang trí được 1 lều trại, cổng trại, có thể trang trí được một
lều trại, cổng trại đơn giản. Cụ thể vận dụng kiến thức của bài vào hoạt động
cắm trại chào mừng các ngày lễ lớn trong năm.
3. Thái độ: HS cảm nhận được vẻ đẹp của lều trại, cổng trại qua việc trang trí.
Thích thú với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thông qua các bài vẽ trang
trước.


? Em thấy trang trí cổng trại, lều
trại như thế nào?
Khuôn viên, cổng trại, lều trại và sân chơi.
? Trại thường có những phần nào?.

Hình thức trang trí như thế nào?

- GV cho học sinh xem một số
cách trang trí cổng trại, lều trại.

? Màu sắc của lều trại như thế nào
? Có thể sử dụng vật liệu gì để
trang trí?

+Cách bố cục( sắp xếp cổng, lều và bối
cảnh)
+Cổng trại ( hình dáng)
+Trang trí ( hình vẽ, màu sắc)

- Màu sắc trang trí tươi sáng.
- Sử dụng vật liệu đa dạng, sẵn có, lá cây,
giấy màu, vải...


? Vì sao cổng trại, lều trại lại phải
trang trí đẹp?
-GV kết luận: trang trí lều trại có
nhiều cách trang trí khác nhau, với
màu sắc tươi sáng, đẹp mắt.

nền của bạt, để màu chữ và hình
trang trí cho nổi bật.
Hoạt động 3 : Thực hành
GV ra bài tập, học sinh vẽ bài
- GV bao quát lớp, hướng dẫn,
chỉnh sửa bài cho những em vẽ
chưa được.

- Vẽ trang trí một cổng trại hoặc lều trại mà
em thích trên giấy A4

- Màu sáp hoặc bút dạ.
- Hướng dẫn một vài nét trực tiếp
lên bài của những em vẽ yếu.
Động viên học sinh cố gắng hoàn
thành bài vẽ ở lớp.
IV- Đánh giá - Củng cố:(4')
- GV thu một số bài vẽ của học sinh ( 4-5 bài) Có bài vẽ tốt, và những bài vẽ
chưa tốt
- Yêu cầu học sinh nhận xét về bố cục đường nét, hình vẽ màu sắc
- GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyến khích
những bài vẽ kém chất lượng.
V- Dặn dò:(2')
- Chuẩn bị bài 26- Giới thiệu về tỉ lệ cơ thể người , mỗi tổ vẽ 2 tranh về tỉ lệ cơ
thể người.
-Tranh mẫu
- Giấy, chì màu tẩy.
E.Rút kinh nghiệm giờ dạy:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status