Một số phương pháp dạy học tích cực để phát huy khả năng sáng tạo cho học sinh tiểu học khi học các bài vẽ tranh - Pdf 30

Một số phương pháp dạy học tích cực để phát huy khả năng sáng tạo cho học sinh tiểu học khi học các bài vẽ tranh
LỜI CẢM ƠN
Đề tài nghiệp vụ sư phạm dến nay đã hoàn thành. Tuy nội dung nghiên cứu chưa
thật sự sâu sắc và hoàn thiện, nhưng nó cũng phản ánh phần nào về đề dạy và học
thực tế hiện nay.
Lời đầu tiên, tội xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô giáo giảng dạy khoa giáo
dục trường ĐHSP Hà Nội trong suốt thời gian qua. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc cô giáo: Nguyễn Thanh Phương và thầy giáo – thạc sĩ: Nguyễn
Thu Tuấn. Những người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ rất nhiều cho tôi trong quá
trình thực hiện nội dung nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo đồng nghiệp trường tiểu học Vạn
Phú 2 – Huyện Vạn Ninh – Tỉnh Khánh Hòa đã nhiệt tình giúp đỡ à cung cấp
những tư liệu cần thiết để bản thân hoàn thành đề tài
Lần đầu tiên thực hiện đè tài, mặc dầu có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi mong được sự góp ý của các
quí thầy cô và bạn bè đồng nghiệp.
Nha Trang, tháng 06 năm 2009
Người thực hiện
Võ Thị Thu Viên
Võ Thị Thu Viên- Lớp ĐHTCMT-KI NT Trang 1
Một số phương pháp dạy học tích cực để phát huy khả năng sáng tạo cho học sinh tiểu học khi học các bài vẽ tranh
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu này hoàn toàn là của chính mình,
không lặp lại kết quả của bất cứ đề tài nào đã công bố trước đây và hoàn toàn
chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này!
Nha Trang, tháng 06 năm 2009
Người thực hiện
Võ Thị Thu Viên
Võ Thị Thu Viên- Lớp ĐHTCMT-KI NT Trang 2

1. Tổ chức giờ học 13
2. Về đánh giá kết quả dạy và học 13
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH 14
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM SINH LÝ LỨA TUỔI TRẺ EM
14
1. Đặc điểm về hoạt động và môi trường
14
2. Sự phát triển của quá trình nhận thức ( phát triển trí tuệ ) 14
II. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TẠO HÌNH CỦA
TRẺ EM
15
1. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mầm non 15
2. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học 16
CHƯƠNG III: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH MĨ THUẬT
Ở TIỂU HỌC
17
I. MỤC TIÊU, NỘI DUNG CỦA MÔN MĨ THUẬT 17
Võ Thị Thu Viên- Lớp ĐHTCMT-KI NT Trang 3
Một số phương pháp dạy học tích cực để phát huy khả năng sáng tạo cho học sinh tiểu học khi học các bài vẽ tranh
1. Mục tiêu chung của chương trình mĩ thuật ở tiểu học. 17
1.1 Mục tiêu của môn mĩ thuật ở các lớp 1, 2, 3 17
1.2 Mục tiêu của môn Mĩ thuật ở các lớp 4,5: 17
2. Đặc điểm của môn mĩ thuật ở trường tiểu học 18
II. NỘI DUNG CÁC BÀI HỌC VẼ TRANH ĐỀ TÀI Ở TIỂU HỌC 18
1. Chương trình mĩ thuật ở tiểu học bao gồm các nội dung 18
2. Các bài học vẽ tranh trong chương trình tiểu học 18
III. THỰC TRẠNG DẠY – HỌC MĨ THUẬT
20
1. Thuận lợi 20
2. Khó khăn 21

Một số phương pháp dạy học tích cực để phát huy khả năng sáng tạo cho học sinh tiểu học khi học các bài vẽ tranh
2. Về kĩ năng 49
3. Về thái độ 49
4. Số liệu thống kê
II. KIẾN NGHỊ 49
PHẦN III. KẾT LUẬN 50
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Chương trình mĩ thuật không nhằm đào tạo học sinh trở thành họa sĩ mà thông
qua những kiến thức sơ đẳng và cơ bản của mĩ thuật nhằm khơi dậy và phát huy
khiếu thẩm mĩ vốn có ở tuổi thơ, đồng thời hướng dẫn một số phương pháp để
các em tập quan sát, tập vẽ, tập nặn, tập trang trí, tiến tới vẽ tranh và xem
tranh…
- Từ đó gây cho các em niềm say mê hứng thú tìm cái hay, cái đẹp trong nghệ
thuật tạo hình, từng bước hình thành thị hiếu thẩm mĩ tốt.
- Chương trình mĩ thuật tiểu học còn giúp cho học sinh bước đầu làm quen với
các phương tiện và ngôn ngữ tạo hình như đường nét, hình khối, màu sắc, bố
cục… Qua đó các em học tập tốt những môn học khác hoặc trong sinh hoạt
thường nhật từ cách ăn, mặc, đi đứng, giao tiếp văn minh, lịch sự.
- Chương trình mĩ thuật tiểu học lấy hoạt động thực hành và năng lực cảm thụ là
chủ yếu nhằm phát huy khả năng tư duy độc lập, sáng tạo giúp học sinh được vẽ,
được nặn theo cách nghĩ và bằng cảm xúc riêng của mỗi cá thể. Hết sức tránh gò
ép rập khuôn…
- Nhưng thực trạng giảng dạy mĩ thuật ở tiểu học hiện nay vẫn có tình trạng: giáo
viên thông báo kiến thức một cách chung chung ( như sách giáo khoa) chưa chú ý
đến yếu tố thẩm mĩ của bài học, chưa quan tâm móc nối, liên hệ với những gì liên
quan để mở rộng tầm hiểu biết cho học sinh
Võ Thị Thu Viên- Lớp ĐHTCMT-KI NT Trang 5
Một số phương pháp dạy học tích cực để phát huy khả năng sáng tạo cho học sinh tiểu học khi học các bài vẽ tranh
- Học mĩ thuật của học sinh chưa thật thoải mái, các em vẽ thường gò bó công

- Do vậy mục đích nghiên cứu này để phục vụ cho đội ngũ giáo viên giảng dạy
bộ môn mĩ thuật ở tiểu học hiện nay. Từ đó định hướng cho học sinh. Qua vẽ
tranh các em sẽ làm giàu thêm kiến thức, phát triển trí tưởng tượng sáng tạo, rèn
luyện cho học sinh có thói quen làm việc chăm chỉ, nghiêm túc, say mê. Đó là
điều kiện để học sinh được hoạt động, được tiếp xúc với ngôn ngữ thực sự của
mĩ thuật.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học là thay đổi
lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “ phương pháp dạy học tích
cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, kĩ
năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong
thực tiễn.
- Do vậy mà đề tài nghiên cứu này góp phần xây dựng phương pháp dạy học môn
mĩ thuật theo lối tích cực để phát huy hết khả năng sáng tạo cho học sinh tiểu học
khi học các bài vẽ tranh có hiệu quả cao.
- Tổng hợp những vấn đề cơ sở lý luận của đề tài.
- Phân tích đánh giá thực trạng dạy và học phân môn vẽ tranh.
- Kết luận và đề xuất.
IV ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Học sinh khối 1, khối 2, khối 3, khối 4, khối 5, Trường tiểu học Vạn Phú 2 -
Vạn Ninh - Khánh Hòa. Năm học 2008- 2009
- Thời gian 1 năm .
Võ Thị Thu Viên- Lớp ĐHTCMT-KI NT Trang 7
Một số phương pháp dạy học tích cực để phát huy khả năng sáng tạo cho học sinh tiểu học khi học các bài vẽ tranh
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua tài liệu như sách báo liên quan đến
đề tài.
- Phương pháp thực tiễn.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
PHẦN II: NỘI DUNG

thành cái của riêng mình, tuyệt nhiên không sao chép nguyên mẫu, không
rập khuông như người khác.
- Mĩ thuật là môn học đòi hỏi sự sáng tạo, luôn luôn sáng tạo: Từ cái thực có thật
tạo nên bài vẽ, bức tranh đẹp, phản ánh được cái thực.
- Mĩ thuật là môn học tạo ra cái đẹp. Muốn có cái đẹp phải có kiến thức, phải
nghĩ, phải thích thú. Vì vậy, dạy mĩ thuật hay phương pháp dạy mĩ thuật
làm cho học sinh phấn khởi hồ hởi, mong muốn vẽ đẹp, chứ không đơn
thuần là truyền đạt kiến thức.
- Mĩ thuật là môn học mà kiến thức của nó vừa cụ thể rõ ràng, vừa chung chung
trừu tượng, khó thấy, khó nhìn, và là loại kiến thức có ở xung quanh ta…
Điều đó đòi hỏi giáo viên phải nắm vững kiến thức cơ bản của bộ môn và
kiến thức của các bộ môn khác có liên quan.
Võ Thị Thu Viên- Lớp ĐHTCMT-KI NT Trang 9
Một số phương pháp dạy học tích cực để phát huy khả năng sáng tạo cho học sinh tiểu học khi học các bài vẽ tranh
- Mĩ thuật là môn học trực quan, do vậy dạy mĩ thuật ở tiểu học cần phải dạy trên
đồ dùng dạy học là chủ yếu ( mẫu vẽ, hình vẽ, tranh ảnh…)
- Mĩ thuật là môn học rèn luyện, bồi dưỡng và phát triển khả năng cảm thụ của
thẩm mĩ thị giác, nên phải dạy học sinh cách nhìn để nhận biết, cảm thụ cái
đẹp.
- Mĩ thuật là môn học thực hành, lấy thực hành làm hoạt động chủ yếu. Học sinh
phải luyện tập, làm đi làm lại nhiều lần, mỗi lần thử nghiệm là một lần tìm
được cái mới, cái khác, là một lần nhận thức rồi lại nhận thức thêm. Học mĩ
thuật, học sinh có thể quan sát bài vẽ của bạn, có thể hỏi hay bàn luận để
tham khảo, xong tất cả phải được tiếp thu và biến hóa để thành cái riêng của
mình.
2. phương pháp dạy - học phát huy tính tích cực
2.1 Thế nào là “ phương pháp dạy học tích cực ”?
- Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn được dùng ở nhiều
nước, để chỉ những phương pháp giáo dục/ dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của người họ. Tích cực trong phương pháp tích cực được

động học trong quá trình học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động
sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong nhà trường.
- Dạy học phân hóa kết hợp với học tập hợp tác. Trong một lớp học mà trình độ
kiến thức, tư duy của học sinh không đồng đều thì khi áp dụng phương pháp dạy
học tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, mức độ, tiến độ hoàn
thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi hoạt
động độc lập. Từ dạy học thụ động sang dạy học tích cực, giáo viên không còn
đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức. Giáo viên trở thành nhà
thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học
Võ Thị Thu Viên- Lớp ĐHTCMT-KI NT Trang 11
Một số phương pháp dạy học tích cực để phát huy khả năng sáng tạo cho học sinh tiểu học khi học các bài vẽ tranh
sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ
năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình.
- Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của bạn, với tự đánh giá.
- Tăng cường khả năng, kĩ năng vận dụng vào thực tế
- Đem lại niềm vui, tạo hứng thú trong học tập cho học sinh, đạt hiệu quả cao.
2.4 Chức năng mới của người giáo viên trong phương pháp tích cực.
- Thiết kế, tổ chức các hoạt động của học sinh
- Gợi mở, hướng dẫn học sinh trong các hoạt động tìm tòi
2.5 Làm thế nào “ Phát huy tác dụng của phương pháp dạy học tích cực sáng
tạo” trong quá trình giảng dạy kiến thức mĩ thuật và giáo dục học sinh trong tiết
học phân môn vẽ tranh?
- Như đã nêu trên, phương pháp tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực
hóa hoạt động nhận thức của người học. Đây không phải là một phương pháp dạy
học cụ thể mà là một nhóm phương pháp bao gồm nhiều phương pháp vừa truyền
thống, vừa hiện đại ( Phương pháp trực quan, phương pháp quan sát, phương
pháp vấn đáp, phương pháp giải thích minh họa, phương pháp thực hành luyện
tập, phương pháp trò chơi, phương pháp hợp tác nhóm…) và phương pháp dạy
học tích cực chỉ phát huy được tác dụng khi được vận dụng một cách linh hoạt,
tức là phải có sự phối hợp một cách hợp lý và khéo léo tất cả các phương pháp

chính thức và không chính thức. Đánh giá qua quan sát, trao đổi, thảo luận, qua
tự học, chuẩn bị, tìm thêm tư liệu, sáng tạo đồ dùng học tập. Tạo sự kết hợp linh
hoạt giữa kiểm tra, lượng giá, đánh giá. Chú trọng hướng dẫn học sinh phát triển
khả năng và thói quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. Kết hợp giữa đánh giá của
thầy và đánh giá của trò.
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH TIỂU
HỌC
Võ Thị Thu Viên- Lớp ĐHTCMT-KI NT Trang 13
Một số phương pháp dạy học tích cực để phát huy khả năng sáng tạo cho học sinh tiểu học khi học các bài vẽ tranh
I . NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM SINH LÝ LỨA TUỔI TRẺ EM
1. Đặc điểm về hoạt động và môi trường.
- Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ em là vui chơi, thì đến tuổi
tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động
vui chơi sang hoạt động học tập. Tuy nhiên, song song với hoạt động học tập ở
các em còn diễn ra các hoạt động khác như: Hoạt động vui chơi, hoạt động lao
động. hoạt động xã hội…
- Biết được những đặc điểm tâm sinh lý ấy thì cha mẹ và thầy cô phải tạo điều
kiện giúp đỡ trẻ phát huy những khả năng tích cực của các em trong công việc
gia đình, quan hệ xã hội và đặ biệt là trong học tập.
2. Sự phát triển của quá trình nhận thức ( phát triển trí tuệ )
- Nhận thức cảm tính: Tri giác của các em mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và
mang tính không ổn. Nhận thấy điều này chúng ta cần phải thu hút trẻ bằng cá
hoạt động mới, mang màu sắc, tính chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi
đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giac tích cực và chính xác.
- Nhận thức lý tính: Gồm có tư duy và trừu tượng
+ Tư duy: Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực
quan hành động. Các phẩm chât tư duy chuyển dần tính cụ thể sang tư duy trừu
tượng khái quát. Tuy nhiên hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng.
+ Tưởng tượng: Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn
so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dày

nên trẻ tự tin hơn. Nét vẽ dứt khoát, hình vẽ rõ hơn, nhiều hơn. Tuy nhiên sự
sắp xếp còn rời rạc. Kĩ năng tô mù còn yếu.
- Mẫu giáo lớn từ 5 – 6 tuổi
Ở lứa tuổi này, trẻ em hiểu biết hơn về đồ vật, cỏ cây, các con vật, các hiện
tượng… Tát cả những điều đó giúp trẻ hoạt động tạo hình tốt hơn. Nét vẽ
mạch lạc, tự tin, hình vẽ có thêm chi tiết, hợp lý, sát với thực. Màu sắc rực
rỡ, trong sáng và vẽ theo ý thích. Nhưng thao tác tô màu chưa hợp lý, làm
cho bài vẽ chậm lại, màu lốm đốm, vụn.
2. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học:
Võ Thị Thu Viên- Lớp ĐHTCMT-KI NT Trang 16
Một số phương pháp dạy học tích cực để phát huy khả năng sáng tạo cho học sinh tiểu học khi học các bài vẽ tranh
- Học sinh tiểu học phát triển về mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho các em học
mĩ thuật. Thể hiện ở các em có cách cầm bút đúng, dễ dàng hơn, hoạt động
của các khớp linh hoạt, thần kinh tương đối vững vàng, giúp cho việc điều
khiển nét vẽ, hình vẽ theo ý muốn. Học sinh tiểu học quan sát có chủ định,
tập trung có ý thức học tập rõ hơn. Nhận thức phong phú đã tạo cơ sở cho
các em diễn tả được những gì đã thấy và thích thú. Nét vẽ rõ ràng, mạch lạc.
Hình vẽ nhiều về số lượng, nhiều chi tiết làm rõ đối tượng, nhiều dáng vẻ
và thích hơn. Màu sắc tươi sáng, đã mạnh dạn dùng các màu đậm, và biết
pha màu, chồng màu làm cho bài vẽ đẹp hơn. Bố cục của bài vẽ chặt chẽ,
hình vẽ to nhỏ, trước sau và biết tìm nhiều chi tiết phù hợp với đề tài, sát với
thực tế cuộc sống hơn.
- Tuy nhiên ở tiểu học hằng ngày học sinh phải rèn viết chữ, chữ số theo hình
mẫu trong khuôn khổ nhất định. Các em phỉ vẽ hình bằng thước, bằng
compa… Những yêu cầu đó là đúng, là cần thiết cho các môn học khác
nhưng phần nào nó cũng ảnh hưởng đến nét vẽ, vẽ hình, đến cách học mĩ
thuật của học sinh. Cách vẽ các em thường gò bó, thận trọng, thiếu phóng
khoáng, làm cho hình vẽ khô vì công thức, thiếu vắng dần vẻ ngây thơ, hồn
nhiên của lứa tuổi.
- Hơn nữa, ở tiểu học, dạy học mĩ thuật thực sự chưa được chú ý, chất Lượng

II. NỘI DUNG CÁC BÀI HỌC VẼ TRANH ĐỀ TÀI Ở TIỂU HỌC
Võ Thị Thu Viên- Lớp ĐHTCMT-KI NT Trang 18
Một số phương pháp dạy học tích cực để phát huy khả năng sáng tạo cho học sinh tiểu học khi học các bài vẽ tranh
1. Chương trình mĩ thuật ở tiểu học bao gồm các nội dung:
- Thường thức mĩ thuật.
- Vẽ theo mẫu.
- Vẽ trang trí.
- Vẽ tranh.
- Tập nặn tạo dáng tự do.
2. Các bài học vẽ tranh trong chương trình tiểu học:
- Lớp 1:
+ Bài 12: Vẽ tự do
+ Bài 17: Vẽ tranh: Ngôi nhà của em
+ Bài 22: Vẽ vật nuôi trong nhà
+ Bài 24: Vẽ cây, vẽ nhà
+ Bài 26: Vẽ chim và hoa
+ Bài 29: Vẽ tranh Đàn gà
+ Bài 31: Vẽ cảnh thiên nhiên
+ Bài 33: Vẽ tranh Bé và hoa
+ Bài 34: Vẽ tự do
- Lớp 2:
+ Bài 4: Vẽ tranh đề tài Vườn cây.
+ Bài 7: Vẽ tranh đề tài Em đi học.
+ Bài 10: Vẽ tranh đề tài Tranh chân dung.
+ Bài 13: Vẽ tranh đề tài Vườn hoa hoặc công viên.
+ Bài 18: Vẽ tranh đề tài Sân trường em giờ ra chơi.
+ Bài 23: Vẽ tranh đề tài về mẹ hoặc cô giáo
+ Bài 26: Vẽ tranh đề tài con vật (vật nuôi).
+ Bài 30: Vẽ tranh đề tài Vệ sinh môi trường.
+ Bài 34: Vẽ tranh đề tài Phong cảnh.

Một số phương pháp dạy học tích cực để phát huy khả năng sáng tạo cho học sinh tiểu học khi học các bài vẽ tranh
+ Bài 33: Vẽ tranh đề tài Tự chọn.
III. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MĨ THUẬT HIỆN NAY
Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài
1. Thuận lợi:
- Đã có hệ thống sách giáo khoa, sách giáo viên, vở tập vẽ mĩ thuật được biên
soạn với nội dung tương đối phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy
theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Đã có sự chỉ đạo chặt chẽ từ trung ương đến địa phương về việc yêu cầu giáo
viên phải đổi mới phương pháp dạy học.
- Các trường đều đã được trang bị các loại phương tiện dạy học đáp ứng được
yêu cầu của phương pháp dạy học tích cực như: Tranh ảnh, mô hình, máy chiếu 3
chiều, bộ trình chiếu công nghệ thông tin…
- Giáo viên đã được tham gia các khóa tập huấn thay sách, các khóa tập huấn về
cách sử dụng các loại phương tiện dạy học hiện đại và được tham dự các lớp học
về công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động dạy học…
- Rất nhiều giáo viên có tâm huyết với nghề, có năng lực chuyên môn vững vàng,
có tinh thần cầu tiến luôn sẳn sàng học hỏi và tiếp thu những phương pháp mới
và luôn quan tâm đến việc cập nhật kiến thức; có nhiều kinh nghiệm và luôn sáng
tạo trong việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh. Đồng thời lại có
một bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng và Nhà nước ta đối với sự nghiệp giáo dục; luôn ý thức được tầm quan
trọng của người giáo viên đối với sự tồn vong, thịnh suy của đất nước.
- Học sinh tiểu học tuy có nhiều diễn biến phức tạp trong vấn đề phát triển tâm
sinh lý. Nhưng ở lứa tuổi này học sinh đã bắt đầu có ý thức muốn rèn luyện kỹ
năng sống, bắt đầu phân biệt được phải trái, đúng sai, khả năng phán đoán và suy
luận tương đối tốt. Thích nghẻ giáo viên dùng lý lẽ để phân tích vấn đề có liên
quan đên việc hình thành và phát triển nhân cách. Mặt khác, đa số học sinh tiểu
Võ Thị Thu Viên- Lớp ĐHTCMT-KI NT Trang 21
Một số phương pháp dạy học tích cực để phát huy khả năng sáng tạo cho học sinh tiểu học khi học các bài vẽ tranh

như: Cách trình bày theo lối thiết kế sẵn các hình thức hoạt động, trình tự thực
hiện các hoạt động trong một đơn vị kiến thức sẽ có khả năng đến hiện tượng “
công thức hóa ” hoạt động dạy và học – tức là giáo viên cứ theo một mạch đi đã
vạch sẵn mà soạn giáo án và giảng dạ, không cần phải động não suy nghĩ, tìm tòi
để thiết kế các hoạt động, sắp xếp trình tự thực hiện các hoạt động, thiết kế ra
một mạch đi riêng để dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh nội dung của bài học.
+ Thói quen dạy của một số giáo viên và thói quen học của một số học sinh theo
phương pháp cũ cũng là một trở ngại không nhỏ đối với tiến trình cải cách giáo
dục theo mô hình của các nước tiên tiến mà Đảng và nhà nước ta hiện nay đang
hết sức quan tâm.
+ Vẫn còn một số giáo viên môn mĩ thuật chưa chú tâm lắm đến vấn đề: phát huy
tác dụng của phương pháp dạy học tích cực để học sinh tiểu học thể hiện hết khả
năng sáng tạo của mình trong quá trình học môn mĩ thuật.
3. Số liệu thống kê:
Khi chưa áp dụng thử nghiệm chuyên đề vào thực tiễn giảng dạy:
- Có khoảng 50% học sinh toàn trường không hứng thú lắm đối với việc học tập
bộ môn mĩ thuật nói chung và 60% phân môn vẽ tranh nói riêng.
- Học sinh chưa ngoan, ý thức rèn luyện kĩ năng sống và rèn luyện nhân cách
thông qua quá trình tham gia học tập bộ môn, thụ động, thiếu tập trung trong giờ
học có khoảng 60%
- Tỉ lệ học sinh đạt A
+
là 10%, tỉ lệ học sinh hoàn thành bài là: 90%

IV. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA PHÂN MÔN VẼ TRANH
1. Khái niệm vẽ tranh:
Võ Thị Thu Viên- Lớp ĐHTCMT-KI NT Trang 23
Một số phương pháp dạy học tích cực để phát huy khả năng sáng tạo cho học sinh tiểu học khi học các bài vẽ tranh
- Vẽ tranh là thuật ngữ chung có ý nghĩa bao hàm vẽ tranh nhiều thể loại như: Vẽ
tranh đề tài, vẽ tranh tự do ( theo ý thích ), vẽ tranh chân dung, vẽ tranh tĩnh vật,

phong phú hơn.
- Vẽ tranh đề tài là phản ánh cuộc sống bằng chính các hình ảnh của cuộc sống,
cho nên phải khai thác triệt để hình và màu của sự vật bằng cảm xúc và tài năng
sáng tạo của người vẽ, Nhờ thế tranh đề tài có tác dụng giáo dục, động viên mọi
người.
3. Yêu cầu cần đạt ở các bài vẽ tranh:
- Yêu cầu về giáo dục:
+ Trung thực với đề tài ( bức vẽ thể hiện đúng đề tài ).
+ Học sinh có thời gian quan sát, nhận xét cuộc sống xung quanh: mọi sự vật,
hiện tượng con người, con vật…
+ Yêu mến, trân trọng, giữ gìn vẽ đẹp của tự nhiên và của con người tạo ra.
- Yêu cầu về kĩ năng:
+ Tìm, chọn được các hình ảnh rõ và sát nội dung;
+ Vẽ được các hình ảnh chính và phụ, sắp xếp vừa với khổ giấy ( không to quá,
nhỏ quá, hay xô lệch);
+ Vẽ màu theo ý thích và có đậm, có nhạt.
4. Làm thế nào để phát huy trí tưởng tượng và sáng tạo của học sinh, tránh tình
trạng vẽ tranh giống nhau:
Việc phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo của học sinh để các bài vẽ không chung
chung, không giống nhau, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố:
- Hình gợi ý cách vẽ cần đẹp và phong phú, đa dạng về cách thể hiện.
- Cách hướng dẫn khai thác nội dung bài của giáo viên cần sinh động, hấp dẫn.
- Cách gợi ý của giáo viên với từng học sinh ở các bài vẽ cụ thể ( cách sắp xếp
hình ảnh, cách vẽ hình, vẽ màu,…) sao cho sát với suy nghĩ của các em. Điều này
Võ Thị Thu Viên- Lớp ĐHTCMT-KI NT Trang 25

Trích đoạn Phương pháp thực hành – luyện tập MỘT SỐ HÌNH THỨC DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM PHÁT HUY HẾT KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHI HỌC VẼ CHƯƠNG V: KẾT QUẢ KIẾN NGHỊ PHẦN III: KẾT LUẬN
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status