Xây dựng bài tập tình huống trong dạy học chương IV Phương pháp dạy học các bài về chất và nguyên tố hóa học, học phần Phương pháp dạy học Hóa học ở trường phổ thông - Pdf 31

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC

TRỊNH THỊ KHUYÊN

XÂY DỰNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY
CHƢƠNG IV “PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
CÁC BÀI VỀ CHẤT VÀ NGUYÊN TỐ
HÓA HỌC”, HỌC PHẦN “PHƢƠNG PHÁP
DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG”

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Hóa học

Ngƣời hƣớng dẫn
ThS. KIỀU PHƢƠNG HẢO

HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ThS. Kiều Phương Hảo về sự
hướng dẫn quý báu trong suốt quá trình xây dựng, thực nghiệm và hoàn thiện
khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến ban chủ nhiệm khoa, các thầy
(cô) giảng viên và tất cả các bạn của tôi đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực
nghiệm Sư phạm.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất. Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cũng
như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những
thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong sự góp ý của

NC
NXB
NXB GD
PTN
PPDH
PTHH
PTDH
QTDH
SGK
SV
TB
THCS
THPT
TN
TNSP

Bài tập tình huống
Chỉ thị / trung ương
Điểm trung bình
Đại học Sư phạm
Đối chứng
Giáo viên
Hình thức tổ chức dạy học
Học sinh
Nâng cao
Nhà xuất bản
Nhà xuất bản giáo dục
Phòng thí nghiệm
Phương pháp dạy học
Phương trình hóa học

Trang

23

25

Tổng hợp kết quả về kiến thức lĩnh hội, năng lực dạy
học và kĩ năng giải quyết BTTH cho SV.

42

Biểu đồ 3.1: So sánh kiến thức lĩnh hội, năng lực dạy
học và kĩ năng giải quyết BTTH của SV TN và SV ĐC

43


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2
4. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 2
6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............. 4
1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 4
1.1.1. Xây dựng bài tập trong QTDH ............................................................... 4
1.1.2. Xây dựng BTTH trong QTDH ................................................................ 4

2.2.2. Quy trình xây dựng bài tập tình huống trong học phần phương pháp dạy
học khi dạy về chất và nguyên tố hóa học ...................................................... 19
2.2.3. Phân loại và giới thiệu một số BTTH trong học phần PPDH khi dạy về
chất và nguyên tố hóa học ............................................................................... 25
2.3. Hướng sử dụng bài tập tình huống trong các hình thức tổ chức dạy học 32
2.3.1. Sử dụng BTTH trong hình thức tự học ................................................. 32
2.3.2. Sử dụng bài tập tình huống trong hình thức xemina ............................. 32
2.3.3. Sử dụng BTTH trong hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
SV. ................................................................................................................... 33
2.3.4. Sử dụng trong từng nội dung cụ thể của chương IV: Phương pháp dạy
học về chất và nguyên tố hóa học. .................................................................. 33
2.3.5. Sử dụng BTTH trong học phần “Thực hành sư phạm” ........................ 34
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................................... 35
3.1. Khái quát chung về quá trình thực nghiệm .............................................. 35
3.1.1. Mục đích thực nghiệm. ......................................................................... 35
3.1.2. Nội dung thực nghiệm. .......................................................................... 35
3.1.3. Chuẩn bị thực nghiệm. .......................................................................... 35
3.1.4. Tiến hành thực nghiệm.......................................................................... 36
3.2. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................. 37


3.2.1. Về mặt định tính .................................................................................... 37
3.2.2. Về mặt định lượng................................................................................. 39
PHẦN 3: KẾT LUẬN ................................................................................... 43
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU


Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài: Xây dựng bài tập tình huống
trong dạy học chương IV “Phương pháp dạy học các bài về chất và nguyên tố
hóa học”, học phần “ Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông” .
Đây là vấn đề có ý nghĩa thiết thực đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với
việc nâng cao chất lượng dạy học.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng bài tập tình huống trong dạy học chương IV “Phương pháp
dạy học các bài về chất và nguyên tố hóa học”, học phần “ Phương pháp dạy
học hóa học ở trường phổ thông” nhằm góp phần phát triển năng lực dạy học
cho SV Sư phạm khoa Hóa học.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Lý thuyết về bài tập tình huống.
- Hệ thống bài tập tình huống.
- Học phần “Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông”, chương
IV: Phương pháp dạy học các bài về chất và nguyên tố hóa học.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu xây dựng được hệ thống BTTH phù hợp với mục đích, nhiệm vụ,
nội dung lí thuyết Chương IV: “Phương pháp dạy học về chất và nguyên tố
hóa học”, học phần “Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông”,
đồng thời sử dụng BTTH theo hướng sử dụng hợp lí sẽ góp phần giúp SV
nắm vững kiến thức, hình thành, rèn luyện và phát triển năng lực dạy học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Phân tích cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của việc xây dựng BTTH
chương IV: “Phương pháp dạy học các bài về chất và nguyên tố hóa học”,
học phần “Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông”, bao gồm tổng
quan nghiên cứu, phương pháp dạy học tình huống, vai trò của BTTH.
5.2. Phân loại, nguyên tắc và quy trình xây dựng các bài tập tình
huống.
5.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm, bước đầu thực nghiệm kiểm chứng

1.1.1. Xây dựng bài tập trong QTDH [1], [2], [5], [7], [8]
Bài tập trong QTDH đã được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước quan
tâm. Ở các mức độ, lĩnh vực khác nhau, các tác giả đã khẳng định vai trò, ý
nghĩa, tác dụng của bài tập và vị trí quan trọng của nó trong dạy học các môn
học. Bằng việc giải quyết bài tập, SV có thể nắm được tri thức, củng cố tri
thức, khái quát tri thức hoặc rèn luyện kĩ năng, hình thành ý thức, thái độ đối
với việc học tập.
Nhiều tác giả nước ngoài cũng như Việt Nam đề cập đến vai trò, ý nghĩa
của bài tập trong dạy học. Họ đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của bài tập trong
việc hình thành, củng cố tri thức, rèn luyện kỹ năng, kĩ xảo học tập. Bài tập
giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, hình
thành nhân cách người lao động, hình thành tính tự giác, tích cực, tính tự lực
và sáng tạo. Bài tập vừa là mục đích, vừa là nội dung, vừa là PPDH hiệu quả,
không những cung cấp cho SV kiến thức, con đường dành lấy kiến thức, mà
còn mang lại niềm vui sướng của sự phát hiện.
1.1.2. Xây dựng BTTH trong QTDH [10]
* Xây dựng tình huống
Xây dựng và sử dụng tình huống được biết đến ở nhiều lĩnh vực của cuộc
sống xã hội ở các nước trên thế giới và Việt Nam như: Ở Trung Quốc đã có
hàng nghìn năm xử lí tình huống trong nhiều kinh sách, văn học cổ; trong
ngành đào tạo sĩ quan lái máy bay, những sĩ quan lái máy bay đã cung cấp
hàng nghìn tình huống xử lí như thế nào là tốt; Học viện Y học Hoa Kỳ đã thu
được 3000 tình huống có liên quan đến kiến thức, thái độ, động tác của bác sĩ
và nhân viên y tế….
Tóm lại, tình huống đã được nghiên cứu và ứng dụng ngày càng rộng rãi
trong công tác giáo dục đào tạo ở nhiều nước phát triển với vai trò như một
phương pháp dạy học tích cực. Trong đó, hai dạng dạy học sử dụng tình
4



sự tương tác lẫn nhau, trong đó phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo, còn
5


phương pháp học có tính độc lập tương đối, chịu sự chi phối của phương pháp
dạy học. Nên có thể hiểu: “Phương pháp dạy học là hệ thống những hành
động có chủ đích theo một trình tự nhất định của giáo viên để tổ chức hoạt
động nhận thức và hoạt động thực hành của SV, nhằm đảm bảo cho họ lĩnh
hội nội dung dạy học và chính nhờ vậy mà đạt được những mục tiêu dạy
học”.
1.2.2. Những phƣơng pháp dạy học tích cực [13], [17]
1.2.2.1. Đặc trƣng của phƣơng pháp dạy học tích cực
- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của SV.
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
- Dạy học tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác.
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
1.2.2.2. Một số phƣơng pháp dạy học tích cực
Theo Trần Bá Hoành [6] những phương pháp dạy học tích cực gồm 3
phương pháp đó là phương pháp vấn đáp; phương pháp dạy học đặt và giải
quyết vấn đề; dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
Theo Nguyễn Xuân Trường [18] những phương pháp dạy học tích cực
gồm:
+ Nhóm phương pháp trực quan (đặc biệt là sử dụng thí nghiệm hay
các phương tiện trực quan theo phương pháp nghiên cứu).
+ Nhóm phương pháp thực hành. Về mặt hoạt động nhận thức thì các
phương pháp thực hành “tích cực” hơn các phương pháp trực quan, các
phương pháp trực quan tích cực hơn các phương pháp dùng lời.
+ Phương pháp vấn đáp tìm tòi. GV là người tổ chức sự tìm tòi còn
SV là người tự lực phát hiện ra kiến thức mới.
+ Dạy học nêu vấn đề (hay còn gọi là dạy học đặt và giải quyết vấn

thuyết

Lập kế
hoạch

Giải quyết
vấn đề

Kết luận

1

GV

GV

GV

SV

GV

2

GV

GV

SV


được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội.
Sử dụng BTTH trong dạy học chương IV: “Phương pháp dạy học các
bài về chất và nguyên tố hóa học”, học phần PPDH hóa học ở trường phổ
thông là thực hiện phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. Khi giải
quyết BTTH, sinh viên sẽ được rèn luyện các năng lực xác định mục tiêu, lựa
7


chọn nội dung, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, các hình thức tổ
chức dạy học và phát triển tư duy tích cực, độc lập sáng tạo.
1.2.3. Phƣơng pháp dạy học tình huống (hay phƣơng pháp tình huống)
1.2.3.1. Khái niệm
* Khái niệm BTTH:
Khái niệm BTTH được các tác giả đưa ra nhiều ý kiến khác nhau tùy vào
từng lĩnh vực.
Tác giả Nguyễn Như An cho rằng: “Bài tập tình huống sư phạm là một
dạng bài tập nêu tình huống giả định hay thực tiễn trong quá trình dạy học –
giáo dục, một tình huống khó khăn căng thẳng về trí tuệ, đòi hỏi SV phải
nhận thức được và cảm thấy có nhu cầu giải đáp bằng cách huy động vốn tri
thức và kinh nghiệm sáng tạo của họ để giải quyết theo quy trình hợp lý, phù
hợp với nguyên tắc, phương pháp và lý luận dạy học – giáo dục đúng đắn”
[1].
Tác giả Phan Đức Duy cho rằng: “Bài tập tình huống dạy học là những
tình huống khác nhau đã, đang và có thể xảy ra trong quá trình dạy học, được
cấu trúc lại dưới dạng bài tập, khi SV giải bài tập ấy vừa có tác dụng củng cố
tri thức, vừa rèn luyện được những kĩ năng dạy học cần thiết” [4].
Từ những phân tích, tổng hợp quan niệm BTTH của nhiều tác giả:
BTTH là một dạng bài tập nêu những tình huống khác nhau, đã, đang
hoặc có thể xảy ra trong QTDH. Đó là những tình huống có mâu thuẫn, có
vấn đề, đòi hỏi SV phải nhận thức được và cảm thấy nhu cầu giải đáp bằng

hoạt động học tập cho mình.
- Phương pháp tình huống làm giảm khoảng cách giữa kiến thức sách vở
với thực tiễn cuộc sống.
- Phương pháp tình huống chú trọng đến mặt ứng dụng tri thức vào việc
giải quyết những vấn đề thực tiễn hơn là việc giải quyết vấn đề có tính chất lí
luận.
- Xây dựng được một tình huống tiền sư phạm không đơn giản. Vì vậy
đòi hỏi giáo viên có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn, vốn văn hóa sâu, rộng.
- SV tốn nhiều thời gian để giải quyết tình huống và rút ra các tri thức
cần thiết.
- Học viên dễ bị lạc hướng trong quá trình giải quyết tình huống.
1.2.3.3. Vai trò của phƣơng pháp dạy học tình huống [2], [3], [10]

9


Gắn nội dung dạy học với thực tiễn cuộc sống. Dạy học tình huống giúp
người học có cái nhìn sâu hơn và thực tiễn hơn về vấn đề lí thuyết đã được
học.
Dạy học tình huống giúp cho việc liên kết các lí thuyết rời rạc của môn
học hoặc nhiều môn học khác nhau. Điều này rất quan trọng, vì trên thực tế
người học được trang bị rất nhiều kiến thức từ các môn học khác nhau nhưng
chưa được cung cấp sự liên kết giữa các kiến thức độc lập lại với nhau. Khi ra
thực tiễn cuộc sống, họ cần vận dụng kiến thức liên ngành để giải quyết.
Dạy học tình huống góp phần nâng cao tính chủ động, sáng tạo của
người học. Khác với việc tiếp thu lý thuyết một cách thụ động, khi được giao
bài tập tình huống, người học phải chủ động tìm kiếm thông tin, phải chủ
động tư duy, thảo luận – tranh luận trong nhóm hay với giáo viên, tìm hiểu
thêm về lí thuyết, tài liệu tham khảo để tìm ra giải pháp.
Dạy học tình huống góp phần gây hứng thú học tập qua quá trình tư duy,

tuệ để tiếp cận nguồn thông tin khác nhau và xây dựng tình huống sát với
môn học.
Phương pháp dạy học tình huống đòi hỏi GV mất nhiều thời gian chuẩn bị
các phương án giải quyết, tìm ra các phương án tối ưu.
Tình huống cần thiết thực, sát với yêu cầu thực tế của mục tiêu bài học.
Phương pháp dạy học tình huống đòi hỏi GV luôn đổi mới, cập nhật các thông
tin, kiến thức kĩ năng mới.
1.3. Vai trò của bài tập tình huống trong học phần PPDH hóa học [2],
[7]
Dạy học bằng BTTH có vai trò quan trọng:
1.3.1. Dạy học bằng bài tập tình huống nâng cao tính thực tiễn của
môn học
Dạy học bằng bài tập tình huống nâng cao tính thực tiễn của môn học,
bởi vì các tình huống học tập được thiết kế xuất phát từ những tình huống
thực tiễn hoặc những tình huống giả định trong thực tiễn.
1.3.2. Dạy học bằng bài tập tình huống có khả năng nâng cao tính
chủ động, sáng tạo và hứng thú của SV trong quá trình học
Học bằng các tình huống giúp SV tự lực làm việc, tự nghiên cứu trước
khi thảo luận nhóm. Khi giải quyết được tình huống đưa ra SV cần tập trung
nghiên cứu, phát huy tính sáng tạo, vì vậy tăng sự hứng thú trong học tập.

11


1.3.3. Bài tập tình huống góp phần phát triển năng lực tƣ duy
BTTH là dạng bài tập chứa đựng những khó khăn, mâu thuẫn trong nhận
thức, buộc người học phải nỗ lực tư duy mới giải quyết được. Những bài tập
kích thích người học suy nghĩ và hào hứng đi tìm câu trả lời. Sự hứng thú học
tập ở đây không chỉ dừng lại ở những say mê bên ngoài, mà nó thực sự được
tạo ra từ những động cơ tích cực bên trong mang tính chất tự giác cao được

1.3.6. BTTH góp phần nâng cao ý thức, tình cảm, thái độ tích cực
đối với nghề nghiệp tƣơng lai của SV
Qua việc giải quyết BTTH, SV phát triển được các năng lực dạy học.
Bằng việc thực hiện các thao tác của hành động trong quá trình giải quyết bài
tập. SV hình dung một cách rõ ràng công tác dạy học – giáo dục ở trường phổ
thông phong phú, đa dạng, nhưng hết sức khó khăn phức tạp đòi hỏi một năng
lực thực sự của người giáo viên tương lai như thế nào. Nhờ đó SV có một
định hướng đúng đắn cho bản thân trong việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.
Nếu rèn luyện kĩ năng sư phạm cho SV bằng việc giải quyết BTTH có hiệu
quả sẽ tăng thêm lòng tự tin và chuẩn bị tư thế tốt cho SV đi thực tập cũng
như khi SV ra trường.
Như vậy, BTTH đã góp phát triển năng lực tư duy, góp phần nâng cao
tính chủ động, sáng tạo và tạo hứng thú học tập cho SV trong quá trình học,
nâng cao kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn
đề, kĩ năng trình bày, bảo vệ và phản biện ý kiến trước đám đông nhằm hình
thành và phát triển năng lực dạy học cho SV.
1.4. Thực trạng sử dụng bài tập tình huống
Sử dụng BTTH trong quá trình dạy học có nhiều tác dụng to lớn. Tác
dụng nhiều nhất phải kể đến là tạo hứng thú học tập, củng cố tri thức, phát
triển tính tích cực của SV trong tìm tòi kiến thức mới. Trong thực tế, GV ít
sử dụng BTTH trong quá trình dạy học vì nhiều lý do khác nhau như: Quy
trình và nguyên tắc xây dựng BTTH phức tạp, SV thụ động với PPDH mới...

13


CHƢƠNG 2
XÂY DỰNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG TRONG HỌC PHẦN
PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
2.1. Đặc điểm của học phần phƣơng pháp dạy học khi dạy về chất và

quá trình sản xuất các chất hóa học cụ thể.
- Thông qua các bài về chất để vận dụng các kiến thức lí thuyết, củng
cố, hoàn thiện và phát triển nội dung kiến thức của chúng.
Trong các bài giảng về chất luôn có sự vận dụng kiến thức về thành
phần, cấu tạo nguyên tử, dạng liên kết hóa học trong phân tử để giải thích tính
chất của các chất được nghiên cứu. Từ sự nghiên cứu tính chất của các chất
mà hoàn thiện khái niệm về các loại phản ứng oxi hóa – khử, các dạng liên
kết hóa học hoặc khái niệm về chất. Nghiên cứu tính chất của clo, muối nitrat,
muối amoni… hoàn thiện khái niệm về phân loại phản ứng oxi hóa - khử,
nghiên cứu tính chất amoniac hình thành khái niệm phức chất, nghiên cứu về
ancol hình thành khái niệm liên kết hidro…
- Qua các bài giảng về chất để hình thành, phát triển kiến thức và kĩ
năng ngôn ngữ hóa học phổ thông như:
Các kí hiệu hóa học: Kí hiệu nguyên tố hóa học, electron, lớp và phân
lớp electron, obitan, ô lượng tử, ion, các dạng liên kết hóa học, các gốc…
Các dạng công thức hóa học: Công thức cấu tạo, công thức electron,
công thức tổng quát, công thức phân tử…
Phương trình hóa học, phương trình nhiệt hóa, phương trình ion đầy
đủ, phương trình ion rút gọn, phản ứng thuận nghịch…
Danh pháp: Tên gọi các chất vô cơ, danh pháp gọi tên hợp chất hữu cơ
theo IUPAC…
- Thông qua việc nghiên cứu các chất để hình thành, phát triển, hoàn
thiện kĩ năng hóa học như:
Kĩ năng sử dụng, bảo quản hóa chất, thiết bị thí nghiệm, tiến hành thí
nghiệm hóa học.
Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học: Viết công thức, đọc tên các chất,
viết và cân bằng phương trình phản ứng hóa học.
Kĩ năng tính toán, giải các dạng bài tập hóa học.
Kĩ năng quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm, nghiên cứu
hóa học.

Giảng dạy các nhóm nguyên tố và chất sau khi nghiên cứu lí thuyết
chủ đạo.

Bài 5

Giảng dạy các nội dung sản xuất các chất hóa học.

Bài 6

Giảng dạy về phi kim.

Bài 7

Giảng dạy về kim loại.

2.1.3. Những điểm cần lƣu ý về nội dung và phƣơng pháp dạy học các
bài về chất và nguyên tố hóa học
2.1.3.1. Những điểm cần lƣu ý về phƣơng pháp khi dạy về chất và
nguyên tố hóa học
Trong nghiên cứu về các phi kim, kim loại ta cần chú ý lựa chọn các
phương pháp và tổ chức các hoạt động học tập cho SV cần đảm bảo các yêu
cầu:

16


Sử dụng tích cực chức năng giải thích, dự đoán lý thuyết trong các bài
dạy.
Xác định việc nghiên cứu kiến thức về các nhóm phi kim dựa trên cơ
sở các quan điểm của thuyết electron, liên kết hóa học, định luật tuần hoàn.

Trích đoạn Chuẩn bị thực nghiệm Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status