SKKN thảo luận nhóm để phát huy khả năng sáng tạo của học sinh - Pdf 33

Thảo luận nhóm để phát huy khả năng sáng tạo của học sinh
Thực tế những năm gần đây cho thấy số học sinh yêu thích môn văn không còn
nhiều. Đa số các em rất ngại học Văn cho dù các em nhận thức được vai trò bổ trợ to lớn
và thiết thực của Văn học trong học tập cũng như trong đời sống. Vì sao vậy? Giải pháp
nào góp phần tăng thêm sự hứng thú, lôi cuốn đối với người học?
I. Đặt vấn đề
Thực trạng
Thực tế những năm gần đây cho thấy số học sinh yêu thích môn văn không còn
nhiều. Không ít ý kiến cho rằng sở dĩ có tình trạng này là do học sinh bị lôi cuốn theo cơ
chế thị trường, thời đại của sự bùng nổ thông tin nên các em ít có độ lắng để cảm thụ,
rung cảm trước một ý văn, lời thơ. Qua thực tế, tôi nhận thấy đa số các em rất ngại học
Văn cho dù các em nhận thức được vai trò bổ trợ to lớn và thiết thực của Văn học trong
học tập cũng như trong đời sống. Một phần do chính các em, nhưng một phần cũng là do
thiếu chất văn trong giờ văn, hay nói cách khác là chưa tạo được những giờ học thực sự
hứng thú lôi cuốn người học.
Tồn tại lớn nhất từ phía học sinh là thói quen thụ động, quen nghe, chép, ghi nhớ và
tái hiện lại những gì giáo viên nói, chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài
học nếu không được giao nhiệm vụ hoặc nếu có được giao nhiệm vụ thì cũng còn lúng
túng trong khi độc lập giải quyết vấn đề. Khi chuẩn bị bài học, các em còn bị lệ thuộc
vào các tài liệu, sách Văn mẫu, không dám thoát ly những gì viết trong tài liệu, dẫn đến
hạn chế năng lực chủ động sáng tạo trong các hoạt động nghe, nói, đọc, viết của học
sinh. Học sinh chưa tự thân bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể,
nếu phải nói và viết, các em sẽ cảm thấy khó khăn, nhiều khi kiểm tra những câu hỏi có
khác hơn trong vở học là các em tỏ ra lúng túng và dễ bị lạc hướng.
Nắm được điểm yếu đó của học sinh, tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp tổ chức
dạy học theo nhóm nhỏ để phát huy năng lực chủ động sáng tạo của cá nhân học sinh.
II. Giải pháp thực hiện
1. Một số hình thức tổ chức nhóm và việc quản lý nhóm học tập:
1.1. Đối với giáo viên:
a. Cần nắm quy trình tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ:
+ Bước 1: Thành lập nhóm.

Giáo viên tóm tắt kết quả đạt được, giúp học sinh tự nhận xét, đánh giá quá trình làm
việc.
b. Quản lí nhóm học tập:
Giáo viên có trách nhiệm hướng dẫn và quản lí học sinh làm việc theo nhóm nhằm
đạt được mục tiêu về nội dung học tập. Để đạt được điều này, trước đó giáo viên phải
chuẩn bị rất kĩ phần thiết kế bài học, lựa chọn vấn đề cần làm việc theo nhóm. Trong quá
trình thiết kế giáo án, giáo viên cần chọn vấn đề cho việc tổ chức hoạt động nhóm và
đặt ra các tình huống.
1.2. Đối với học sinh:
2


Trong phương pháp dạy học tích cực, người học vừa là đối tượng của hoạt động
dạy vừa là chủ thể của hoạt động học, được cuốn hút vào những hoạt động học tập do
giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá ra những điều mình chưa
biết chứ không phải là thụ động tiếp thu những tri thức đã được sắp đặt sẵn.
Để quá trình hoạt động chung đạt hiệu quả, tất yếu mỗi thành viên cần có ý thức
tìm tòi, nghiên cứu, có sự thống nhất và phân công hợp lý, cụ thể (phân công nhóm
trưởng, người đúc kết ý kiến ghi ra giấy, người trình bày... phải có sự thay đổi, luân
phiên nhau). Để tiết kiệm thời gian, trưởng nhóm phân công mỗi thành viên phụ trách
một mảng, sau đó cùng tổng hợp, thống nhất ý kiến, xây dựng phần cấu trúc trình bày
của nhóm. Việc phân công càng cụ thể, hiệu quả càng cao. Với môi trường tập thể - lớp
học, học sinh phải luôn hướng đến thái độ hợp tác, trao đổi tích cực.
2. Cách tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ:
2.1. Vận dụng các kiểu loại nhóm vào giờ học văn:
Với phân môn Văn học, dạy một văn bản, khó nhất là có được hệ thống câu hỏi, bài
tập giúp mọi đối tượng học sinh chủ động tích cực học tập, một vấn đề đưa ra phải tác
động tới nhiều đối tượng học sinh, phải có nhiều học sinh được suy nghĩ và trình bày ra
điều mình nghĩ. Chính vì vậy trong một tiết học, giáo viên cần suy nghĩ để chọn phần
nào, câu hỏi nào dành cho việc hoạt động nhóm, không nên quá lạm dụng hình thức này

- Giáo viên nêu câu hỏi, chia nhóm, thảo luận nhanh, có thể không ghi ra giấy; - Giáo
viên gọi 1 đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên đúc kết ghi bảng.
Nếu vấn đề được thảo luận liên quan đến kiến thức toàn bài thì nhóm có số lượng
thành viên và thời gian nhiều hơn (theo 1 hoặc 2 bàn học)
Ví dụ:
* Văn bản “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV / AIDS”: Ở phần luyện
tập, giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm trả lời câu hỏi: - “Vì sao việc phòng chống HIV?
AIDS có ý nghĩa quan trong với mọi quốc gia như vậy ?”.
* Văn bản “Sóng” (Xuân Quỳnh): - Nêu ý nghĩa 2 khổ thơ đầu . Theo em đây có phải là
2 khổ thơ hay nhất trong bài không ?
- Giáo viên nêu câu hỏi, nhóm thảo luận: có thể ghi nội dung ra giấy để trình bày, các
nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên đúc kết nhận xét.
Khi chuyển sang phần luyện tập, phần lớn giáo viên cho học sinh về nhà thực hiện vào
vở bài soạn với 1 hoặc 2 câu hỏi có sẵn trong sách giáo khoa hoặc trong sách bài tập.
Hướng giải quyết của tôi là ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc giảng dạy ở một số
văn bản; đó là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện phần luyện tập đạt kết quả bằng các
câu hỏi trắc nghiệm, tự luận và làm việc theo nhóm (thi đua giữa các nhóm) kích thích
hứng thú học tập của học sinh.
Ví dụ:
4


* Giảng văn bản “Chiều tối” (Hồ Chí Minh - Ngữ văn 11), phần luyện tập tôi đưa ra 6
câu hỏi để củng cố, cách thực hiện:
Có thể chia lớp thành 2 nhóm (theo 2 dãy bàn hoặc theo tổ), tuỳ theo cách sắp xếp
dãy bàn trong lớp học và chỉ định linh hoạt của giáo viên. Dãy 1 chọn câu hỏi và trả lời,
giáo viên đưa đáp án đối chiếu. Tiếp theo dãy 2 chọn câu hỏi và trả lời, giáo viên đưa
đáp án đối chiếu (nếu đúng cả lớp vỗ tay khen thưởng). Và cứ tiếp tục cho đến hết 6 câu

làm tăng hiệu quả của các phương pháp dạy học tích cực.
5


PHIẾU HỌC TẬP
- Tên học sinh trong nhóm: ..............................
- Nội dung thảo luận: .......................................
- Phần trả lời:....................................................
+ Sử dụng phiếu học tập với những câu hỏi trắc nghiệm để củng cố lại kiến thức vừa
học:
* Nhóm tổ chức hoạt động trao đổi, thảo luận: Nếu vấn đề đã được chuẩn bị trước thì
nhóm có thể hội ý nhanh để có được sự thống nhất cuối cùng. Nếu là vấn đề mới, nhóm
sẽ cùng nhau bàn bạc thảo luận trong thời gian quy định cụ thể của giáo viên. Nhóm
trưởng điều hành quá trình làm việc của nhóm, cùng nhóm xây dựng đề cương trình bày.
* Nhóm trình bày vấn đề: Trong thời gian quy định, nếu nhóm nào đã hoàn thành trước,
giáo viên có thể ưu tiên để nhóm trình bày. Sau đó có thể gọi bất kì nhóm nào lên trình
bày tiếp theo. Một thành viên đại diện nhóm trình bày bài viết của nhóm phải kết hợp
hài hoà giữa kiến thức và phong cách trình bày, đảm bảo đúng thời gian.
* Đóng góp ý kiến: Sau phần trình bày của nhóm, tất cả các thành viên của lớp có quyền
đặt câu hỏi phát vấn và nhận xét nhóm bạn. Giáo viên cần khuyến khích bằng hình thức
thưởng điểm cho những học sinh có những câu hỏi hay và đáp án chính xác;
- Giáo viên đưa đáp án (ở màn hình, ở bảng phụ...) để học sinh đối chiếu;
- Giáo viên đúc kết vấn đề và nhận xét chung.
* Đánh giá cho điểm: Giáo viên thu phiếu học tập, đánh giá cho điểm với các yêu cầu:
+ Kiến thức đầy đủ, khoa học; có liên hệ, mở rộng.
+ Phong cách trình bày.
+ Thời gian.
Qua các bước trên giáo viên cần kịp thời động viên, khích lệ để học sinh tiếp tục phát
huy tinh thần học tập, thấy được thiếu sót, rút kinh nghiệm, định hướng để hoạt động lần
sau đạt kết quả cao hơn.

còn rụt rè, tạo cơ hội cho các em đó hoà mình vào trong công việc của nhóm;
+ Tránh phê phán hay phủ nhận ý kiến của học sinh;
+ Giáo viên thực hiện vai trò trợ giúp;
+ Giáo viên tổng kết.
7


- Học sinh:
+ Bằng hoạt động thảo luận trong nhóm nhỏ, nội dung bài học được nắm vững hơn hoàn
toàn qua con đường độc lập suy nghĩ và hợp tác hoạt động có cọ xát trong trao đổi, thảo
luận với các thành viên khác;
+ Học sinh nắm vững nội dung bài học, vừa bổ sung các câu trả lời của bạn, thích được
phát biểu ý kiến của mình về vấn đề của nhóm mình đang làm và của cả nhóm bạn;
+ Không nản, kiên trì làm cho xong bài tập (có phần thi đua giữa các nhóm);
+ Khi trình bày bài viết của nhóm, học sinh thường học theo cách nói của giáo viên hay
của những người dẫn chương trình trên truyền hình mà các em xem; từ đó các em mạnh
dạn, năng động hơn.
III. KẾT LUẬN
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học
sinh là một quá trình rèn luyện lâu dài. Giáo viên phấn đấu để trong mỗi tiết học, học
sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng
là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chủ động chiếm lĩnh nội dung học tập.
Việc dạy học theo nhóm nhỏ trong giảng dạy phân môn Văn học là một cách thức
để thực hiện phương pháp dạy học tích cực nhằm mục đích rèn luyện cho học sinh kĩ
năng, phương pháp, thói quen tự học, biết linh hoạt ứng dụng những điều đã học vào
tình huống mới, biết tự lực phát hiện và giải quyết vấn đề đặt ra, tạo cho các em lòng
ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có ở mỗi học sinh.
Học tập thông qua hoạt động nhóm là hình thức kết hợp thông minh và linh hoạt
bởi phát huy được năng lực cá nhân trong tập thể. Từ đó thể hiện tinh thần dạy học tích
cực góp phần đắc lực thực hiện quan điểm dạy học thông qua giao tiếp - một yêu cầu

Thảo luận nhóm để phát huy khả năng sáng tạo của học sinh.
2. Sự cần thiết ( lý do nghiên cứu ):
Thực tế những năm gần đây học sinh yêu thích môn Ngữ văn không nhiều, thực trạng này có
nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do cách dạy của giáo viên. Người giáo
viên phải có giải pháp để làm cho các em yêu thích môn học này. Vì thế, tôi mạnh dạn đưa ra
giải pháp qua đề tài: Thảo luận nhóm để phát huy khả năng sáng tạo của học sinh.
3. Nội dung cơ bản của sáng kiến:
Sáng kiến đề cập đến những kinh nghiệm trong Thảo luận nhóm để phát huy khả năng sáng tạo
của học sinh đối với giáo viên bộ môn Ngữ văn.
4. Phạm vi áp dụng:
Áp dụng đối với giáo viên bộ môn Ngữ văn, và học sinh trung học phổ thông.
5. Hiệu quả đạt được:
Sáng kiến rất có hiệu quả trong việc giúp cho giáo viên chủ nhiệm có những kinh nghiệm quý
báu để phát huy khả năng sáng tạo của học sinh trong giờ học môn Ngữ văn.
NGƯỜI ĐĂNG KÝ

VŨ THỊ THÚY PHƯỢNG
9


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Trí Phải, ngày 6 tháng 4 năm 2013
BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QỦA SÁNG KIẾN
-Tên sáng kiến: Thảo luận nhóm để phát huy khả năng sáng tạo của học sinh.
-Tên cá nhân: Vũ Thị Thúy Phượng.
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày: 20 / 8 / 2012





Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status