Đồng phạm trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh thanh hóa) - Pdf 47

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

TRNH XUN TNG

ĐồNG PHạM TRONG TộI LừA ĐảO CHIếM ĐOạT TàI SảN
THEO LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thanh Hóa)

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2017


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

TRNH XUN TNG

ĐồNG PHạM TRONG TộI LừA ĐảO CHIếM ĐOạT TàI SảN
THEO LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thanh Hóa)
Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: TS. NGUYN KHC HI

H NI - 2017


Nhận thức về đồng phạm và khái niệm đồng phạm trong tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản ................................................................. 9

1.1.1. Nhận thức về đồng phạm ..................................................................... 9
1.1.2. Khái niệm đồng phạm trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản .............. 14
1.2.

Dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có đồng
phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 .... 21

1.2.1. Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có đồng phạm ............. 21
1.2.2.

Mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có đồng phạm ......... 23

1.2.3. Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có đồng phạm ................. 26
1.2.4. Mặt chủ quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có đồng phạm ....... 27
1.3.

Trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với đồng phạm trong
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.......................................................... 29

Chương 2: THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT
TÀI SẢN CÓ ĐỒNG PHẠM TẠI THANH HÓA ........................ 35
2.1.

Một vài nét về tình hình kinh tế, chính trị, an ninh ảnh
hưởng tới diễn biến tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có đồng
phạm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ................................................ 35


đoạt tài sản .......................................................................................... 61

3.1.2. Hoàn thiện các quy định về phần chung của Bộ luật hình sự liên
quan đến đồng phạm đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản .............. 70
3.1.3. Hoàn thiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong phần các tội
phạm của Bộ luật hình sự năm 1999 .................................................. 74
3.2.

Một số giải pháp bảo đảm áp dụng các quy định của Bộ luật
hình sự Việt Nam về đồng phạm đối với tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản ........................................................................................ 78

3.2.1.

Nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp
trong giải quyết các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản có đồng phạm ... 78


3.2.2. Tăng cường công tác giám đốc kiểm tra, tổng kết xét xử, xây
dựng án lệ về đồng phạm đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản....... 82
3.3.

Một số giải pháp khác ...................................................................... 84

3.3.1. Tăng cường hợp tác quốc tế và trao đổi kinh nghiệm lập pháp
hình sự về đồng phạm trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản............... 84
3.3.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói chung, các quy định về
đồng phạm đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng ................... 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 88

chiếm đoạt tài sản giai đoạn 2011-2016 trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa

40

Bảng 2.2. Thống kê các vụ án xét xử sơ thẩm đối với tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản có đồng phạm giai đoạn 2011 2016 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

41

Bảng 2.3. Bảng những loại người đồng phạm trong tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản

42

Bảng 2.4. Bảng thống kê chế tài hình sự áp dụng đối với các bị
cáo đồng phạm trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

43

Bảng 2.5. Bảng thống kê kết quả xét xử phúc thẩm đối với các
bị cáo trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản có
đồng phạm

46


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội phạm diễn biến khá phức tạp ở nhiều

chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra còn có một trường hợp đặc biệt về đồng phạm
trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đó là lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức.
Trong các hình thức đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì chỉ lừa đảo
chiếm đoạt tài sản có tổ chức là tình tiết tăng nặng và tình tiết định khung hình
phạt. Chỉ trên cơ sở nắm vững về các vấn đề lý luận như hình thức đồng phạm
trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đặc điểm đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt
tài sản, cũng như hiểu rõ các quy định của Bộ luật hình sự và các văn bản
hướng dẫn về đồng phạm và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì mới vận dụng tốt
khi giải quyết các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản có đồng phạm.
Tuy nhiên qua đánh giá thực tiễn công tác điều tra, truy tố và xét xử
trên cơ sở số liệu địa bàn tỉnh Thanh Hóa cho thấy nhận thức về đồng phạm
trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện nay vẫn còn một số tồn tại vướng
mắc giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Những khó khăn này đã gây khó
khăn cho việc giải quyết vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản có đồng phạm. Do
quy định của pháp luật về chế định đồng phạm chưa được hoàn thiện, nhận
thức của các cơ quan tiến hành tố tụng về đồng phạm trong tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản còn hạn chế nên việc phân định giữa các hình thức đồng phạm,
xác định vai trò, tính chất, mức độ tham gia của từng người đồng phạm trong
một số vụ án còn chưa thống nhất, chính xác, ảnh hưởng đến công tác xét xử
của một số Tòa án tại tỉnh Thanh Hóa. Những tồn tại, hạn chế này còn do
nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, song việc xác định, đánh giá
đồng phạm trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản thiếu chính xác sẽ dẫn
đến việc định tội danh, phân hóa trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt
đối với các người đồng phạm nhiều khi bị đánh đồng, chưa lượng hóa được

2


hình phạt phù hợp với vai trò và các tình tiết của vụ án đối với họ, ảnh hưởng
đến trật tự pháp luật, quyền và nghĩa vụ của những người phạm tội, cũng như

tội xâm phạm sở hữu; Vấn đề định tội danh trong các tội xâm phạm sở hữu,
Tạp chí Nhà nước và pháp luật các số 11, 6, 2, 8 năm 1997 của PGS. TS.
Nguyễn Ngọc Chí; Nguyễn Ngọc Hòa (2005), Tội phạm và cấu thành tội
phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; TS.Trần Quang Tiệp (2007), Đồng
phạm trong luật Hình sự Việt Nam, Nxb Tư Pháp, Hà Nội; Lê Thúy Phượng
(1999), “Vấn đề định lượng tài sản bị chiếm đoạt trong bộ luật hình sự năm
1999”, Tạp chí TAND; Lê Thị Sơn (2004), “Về dấu hiệu định lượng trong
BLHS”, Tạp chí luật học; Bùi Đăng Hiếu (2005), “Tiền một loại tài sản trong
quan hệ pháp luật hình sự”, Tạp chí Luật học; TS.Nguyễn Khắc Hải (2007)
“Đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức theo pháp luật hình sự Liên bang
Nga”, Tạp chí Khoa học – ĐHQG Hà Nội, Số 23/2007; TS.Nguyễn Khắc Hải
(2013), “Nhận diện tội phạm có tổ chức”, Kỷ yếu hội thảo khoa học về sửa đổi
Bộ luật hình sự năm 1999, Khoa Luật ĐHQGHN.
Ngoài ra, còn phải kể đến một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Luật
học chuyên ngành Tư pháp hình sự nghiên cứu có liên quan đến đồng phạm
trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như: Nguyễn Ngọc Chí (2000), "Trách
nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu", Luận án tiến sĩ luật học, Viện
Nhà nước và pháp luật, Hà Nội; Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội; Lê Thị
Khanh (2002), Đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm
đoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa", Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Cảnh
sát nhân dân, Hà Nội; Phí Thành Trung (2010), Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức theo luật
hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại Học Quốc Gia
Hà Nội, Hà Nội; Trần Thị Phương (2011), Định tội danh đối với nhóm tội xâm
phạm sở hữu tại tỉnh Bình Định giai đoạn 2006-2010, Luận văn thạc sĩ Luật
học, Khoa Luật – Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam cũng đã đề cập trên một số góc
4




Về giới hạn không gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu
việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm trong việc xét
xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Về giới hạn thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu trong
giai đoạn 05 năm từ 2012 - 2016.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của đề tài nêu trên là thành tựu từ các chuyên ngành khoa
học pháp lý như: lịch sử nhà nước và pháp luật, lý luận về pháp luật, xã hội
học pháp luật, pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, tội phạm học, lĩnh
vực triết học, thành tựu từ các công trình nghiên cứu, luận văn, luận án, sách
chuyên khảo cũng như các bài đăng trên tạp chí và các báo của các nhà khoa
học – luật gia trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng các
văn bản pháp luật của Nhà nước trong việc giải thích thống nhất các trường
hợp cụ thể trong thực tiễn xét xử có liên quan đến trường hợp trên trong các
văn bản thuộc lĩnh vực tư pháp hình sự do các cơ quan bảo vệ pháp luật ban
hành ở các mức độ khác nhau.
Phương pháp luận được sử dụng để làm sáng tỏ các vấn đề được đặt ra
trong nghiên cứu là: phương pháp chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật
biện chứng, phép biện chứng duy vật chủ nghĩa Mác – Lênin. Để từ đó xây
dựng, đề cập đến những vấn đề tương ứng trong các quan điểm về tư tưởng xây
dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp, củng cố pháp chế và bảo vệ các
quyền con người.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu tác giả còn đồng thời sử dụng các
phương pháp tiếp cận để làm sáng tỏ về mặt khoa học từ vấn đề được đặt ra.
Các phương pháp tiếp cận được sử dụng đó là: phương pháp phân tích –
chứng minh, logic, phương pháp thống kê hình sự, phương pháp phân tích –
tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp lịch sử, liệt kê,...Đặc
biệt trong đó tác giả nhấn mạnh chú ý tới các phương pháp tổng hợp – hệ
6

7


có tính hệ thống và tương đối toàn diện về thực tiễn áp dụng các quy định của
pháp luật về đồng phạm trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học với những đóng
góp về mặt khoa học đã nêu trên.
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp các cơ quan
tiến hành tố tụng xác định và áp dụng đúng đắn, thống nhất các vấn đề về
định tội danh và quyết định hình phạt trong quá trình giải quyết vụ án lừa đảo
chiếm đoạt tài sản có đồng phạm, đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện
các quy phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích
dành cho không chỉ các nhà lập pháp, mà còn cho các nhà nghiên cứu, các cán
bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên
thuộc chuyên ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật. Kết quả
nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những kiến thức cho
các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá
trình giải quyết các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản có đồng phạm được
khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu
của luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung về đồng phạm trong tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Thực tiễn xét xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có đồng
phạm tại tỉnh Thanh Hóa.
Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự và giải pháp bảo
đảm áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về đồng phạm đối
với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.


9


hiện tội phạm thì mới có sự bàn bạc và cùng nhau hành động. Cùng chung
hành động (hay liên hiệp hành động) của những người tham gia vào việc thực
hiện tội phạm là dấu hiệu khách quan bắt buộc trong đồng phạm. Thực tiễn
cho thấy không phải bất cứ trường hợp nào cứ có hai hoặc nhiều người có
hành động phạm tội cố ý cùng một lúc, tại cùng một địa điểm thì có đồng phạm.
Đồng phạm đòi hỏi những người này phải cùng chung thực hiện một tội phạm
cố ý, có nghĩa là những hành vi có tính nguy hiểm đáng kể của họ được thực
hiện trong mối liên kết thống nhất, qua lại với nhau. Dấu hiệu chủ quan là sự
cùng cố ý của những người tham gia thực hiện tội phạm. Sự cùng cố ý của
những người tham gia thực hiện tội phạm: Dấu hiệu đặc trưng thuộc mặt chủ
quan của đồng phạm là phải có sự cùng cố ý của tất cả những người đồng
phạm để tham gia vào việc thực hiện tội phạm cố ý. Đây là dấu hiệu chủ quan
bắt buộc của đồng phạm, nếu thiếu dấu hiệu này sẽ không có đồng phạm. Sự
cùng cố ý được thể hiện cả về lý trí và ý chí. Về lý trí thì những người tham
gia trong đồng phạm phải hiểu rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của
mình, cũng như hậu quả của nó [7, tr. 252-255]. Hoạt động phạm tội của
những người phạm tội phải được tất cả biết rõ và họ muốn những người
khác cùng mình hành động. Về ý chí, trên cơ sở tiếp tục cho những cơ sở
của lý trí, những người tham gia vào việc thực hiện tội phạm thể hiện mong
muốn có hoạt động phạm tội cùng nhau hoặc nếu hậu quả có xảy ra thì có ý
thức bỏ mặc. Nói cách khác, giữa những người đồng phạm đã cùng chung
hành động hay liên hiệp hành động trong việc cùng thực hiện một tội phạm.
Hành vi của mỗi người là một khâu cần thiết cho hoạt động phạm tội chung,
"nhằm thực hiện một tội phạm nhất định và để đạt được một kết quả phạm
tội thống nhất" [41, tr 196]. Hay nói một cách khác, phải có mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi của mỗi người đồng phạm với hậu quả nguy hiểm cho

khác nhau do sự ghi nhận còn chung chung, chưa làm rõ được sự “câu kết
chặt chẽ”. Có quan điểm cho rằng phạm tội có tổ chức là hình thức phạm tội đặc
11


biệt có sự câu kết chặt chẽ của những người cùng tham gia vào việc thực hiện tội
phạm hoặc của các thành viên cùng một tổ chức tội phạm [6, tr.460-461]. Sự câu
kết chặt chẽ của những người đồng phạm chính là đặc điểm chủ yếu nhất nói
lên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn cả của hình thức đồng
phạm này và nó thường có các dấu hiệu đặc trưng riêng về mặt khách quan và
chủ quan. Quan điểm khác lại cho rằng hình thức phạm tội có tổ chức được
thực hiện bởi những người đồng phạm đã tham gia vào một tổ chức tội phạm
được hình thành (hoặc không tham gia vào một tổ chức nào) với “phương
thức hoạt động có tính chất lâu dài, bền vững” [7, tr.267]. Cũng có quan điểm
nhận diện phạm tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm đặc biệt – đó
chính là đồng phạm có tổ chức. Tính “có tổ chức” được thể hiện có sự bàn
bạc, phân công vai trò người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện hành
vi phạm tội, có kỷ luật, có quy ước hoạt động... trước khi thực hiện tội phạm
có vạch kết hoạch, có sự tính toán, cân nhắc kỹ càng, có đề ra các tình huống
xấu khi xảy ra … để cùng thống nhất hành động [69, tr.61]. Theo tính chất tồn
tại, phạm tội có tổ chức gồm: phạm tội có tổ chức một lần và phạm tội có tổ
chức kéo dài. “Phạm tội có tổ chức một lần (hoặc một số lần) là hình thức
phạm tội có tổ chức có sự câu kết chặt chẽ giữa những người phạm tội trong
thời gian tương đối ngắn để cùng nhau thực hiện một tội phạm hoặc một số
tội phạm” [39, tr.12]. Ở trường hợp này, những người đồng phạm mới chỉ
thực hiện tội phạm được một lần hoặc một số lần thì bị phát hiện, bị bắt và bị
truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng có thể thời gian câu kết để chuẩn bị phạm
tội đã diễn ra trong thời gian tương đối dài. Để tiếp cận khái niệm phạm tội có
tổ chức với tính chất là một hình thức phạm tội có tính nguy hiểm cao, trước
hết cần làm rõ đến khái niệm tội phạm có tổ chức bởi tội phạm có tổ chức


hoạt động giữa các thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên trong nhóm chịu
sự điều hành chung thống nhất, đều thừa nhận và sử dụng nhóm phạm tội như
là một công cụ trong hoạt động phạm tội của mình.

13


1.1.2. Khái niệm đồng phạm trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Lừa là thủ đoạn mưu mẹo hoặc thủ đoạn gian dối làm cho người khác
bị lầm mà tưởng thật. Trong đó, lừa đảo là lừa bằng thủ đoạn xảo trá để chiếm
đoạt của cải, tài sản [59]. Lừa đảo là hành vi gian dối để làm người khác tin
nhằm thực hiện những mục đích vụ lợi, trái pháp luật. Động cơ của người
thực hiện hành vi lừa đảo là nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc làm
cho người khác hiểu sai sự thật mà tin tưởng ủng hộ mình. Để thực hiện thành
công công việc chiếm đoạt tài sản của người khác thì người có hành vi lừa
đảo thường sử dụng những lời nói gian dối như: thuyết trình, quảng cáo hay,
tốt… nhưng tất cả những việc làm đó không đúng với bản chất của vật hoặc
sự việc; người lừa đảo còn sử dụng các thủ đoạn và các hành vi gian dối khác
như: giả danh người có uy tín, có trách nhiệm, quyền hạn, có địa vị cao trong
xã hội hoặc làm giả các loại công văn, giấy tờ, chữ ký của những người có
thẩm quyền để làm cho người có tài sản tin tưởng vào họ và giao tài sản [20].
Các tội xâm phạm sở hữu là hành vi của người có năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến quyền sở hữu tài sản
của nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân [7, tr. 217]. Chiếm đoạt là hành vi cố ý
chuyển biến một cách trái pháp luật tài sản của người khác (hoặc của một
nhóm người) thành tài sản của mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm.
Hành vi chiếm đoạt có những đặc điểm sau:
- Chiếm đoạt là hành vi làm cho chủ tài sản mất khả năng thực hiện
quyền sở hữu, đồng thời tạo khả năng cho người phạm tội có thể thực hiện

cho chủ tài sản mất hẳn khả năng thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản của mình và tạo cho người chiếm đoạt có thể thực hiện được việc
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó.Xét về mặt thực tế, chiếm đoạt là
quá trình vừa làm cho chủ tài sản mất tài sản vừa tạo cho người chiếm đoạt có
tài sản đó; xét về mặt pháp lý, quá trình này không làm cho chủ sở hữu mất
quyền sở hữu của mình mà chỉ làm mất khả năng thực tế thực hiện các quyền
cụ thể của quyền sở hữu.
15


Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý chuyển dịch một cách trái
pháp luật tài sản đang thuộc quyền sở hữu của người khác thành tài sản của
mình. Điểm cơ bản để phân biệt tội này với các tội xâm phạm sở hữu có tính
chất chiếm đoạt tài sản khác được quy định trong Bộ luật Hình sự bởi đặc
điểm của hành vi chiếm đoạt tài sản, cụ thể là: trước khi thực hiện hành vi
bằng hình thức lừa đảo, người phạm tội có ý thức chiếm đoạt tài sản từ trước.
Tài sản là đối tượng tác động của hành vi chiếm đoạt phải là những tài sản
còn nằm trong sự chiếm hữu, quản lý của người chủ tài sản.
Người phạm tội chủ đích sử dụng thủ đoạn gian dối nhằm làm cho
người bị hại trao nhầm tài sản.Vấn đề này được hiểu là người phạm tội sử
dụng mọi phương pháp đạt được mục đích chiếm đoạt tài tản bằng cách đưa
ra những thông tin không đúng sự thật như dùng lời nói dối trá, giấy tờ giả
mạo, giả danh người có chức vụ quyền hạn, giả danh các tổ chức để ký kết
hợp đồng không ngay thẳng hoặc kết hợp tất cả các cách làm nói trên. Với
những thủ đoạn này người phạm tội làm cho người chủ tài sản nhầm tưởng
giả là thật, tưởng kẻ gian là người ngay mà “tự nguyện” trao tài sản để họ
chiếm đoạt tài sản đó. Hành vi gian dối phải có trước hoặc đi liền với hành vi
chiếm đoạt. Tức là, phải bằng hành vi gian dối thì người chủ tài sản mới tin và
giao tài sản cho người phạm tội. Như vậy, để thực hiện được hành vi lừa đảo
chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội phải có ý định chiếm đoạt tài sản từ

đoạt tài sản là việc hai hay nhiều người có năng lực trách nhiệm hình sự
và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cố ý cùng tham gia vào việc thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác thông qua các thủ đoạn gian
dối làm cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp đối với tài sản tin
nhầm, tưởng giả là thật mà trao tài sản cho họ chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt trái pháp luật.
Các dấu hiệu khách quan là sự tham gia của hai người trở lên vào việc
thực hiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và có sự cùng chung hành động (hay

17



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status