Phân tích thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình năm 2016 - Pdf 47

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TƯƠI

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC
TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA HUYỆN QUỲNH PHỤ
TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2016

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2017


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TƯƠI

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC
TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA HUYỆN QUỲNH PHỤ
TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2016
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH : Tổ chức quản lý dược
MÃ SỐ

: CK 60 72 04 12

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
Chương 1 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
1.1 Kê đơn thuốc trong chu trình sử dụng thuốc .................................................. 3
1.2. Một số quy định trong việc kê đơn thuốc nội trú ............................................ 5
1.3. Các chỉ số đánh giá sử dụng thuốc ................................................................... 7
1.4. Thực trạng thực hiện qui chế kê đơn và chỉ định thuốc trong các bệnh viện9
1.4.1. Về thực hiện quy chế kê đơn theo thông tư 23/2011/TT-BYT và thông tư
21/2013/TT-BYT ............................................................................................................... 9
1.4.2. Thực trạng chỉ định thuốc trong điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa huyện
Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình ............................................................................................... 16

1.5. Vài nét về thực trạng chỉ định thuốc trong điều trị nội trú tại bệnh viện và
tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 18
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 21
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu..................................................... 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 21
2.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu .............................................................................. 21

2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 21
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................ 21
2.2.2.Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 21
2.2.3. Biến số nghiên cứu ................................................................................................. 23
2.2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ........................................................................ 26

2.3. Kỹ thuật thu thập số liệu ................................................................................. 27
2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................................... 28
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 30
3.1. Phân tích việc thực hiện các thủ tục hành chính trong chỉ định điều trị nội
trú tại Bệnh viện đa khoa huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình ............................. 30


Bệnh án

BHYT

Bảo hiểm y tế

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

BYT

Bộ Y tế

GN

Gây nghiện

HĐT và ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

HTT, TC

Hướng tâm thần, tiền chất

HSBA

Hồ sơ bệnh án


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1

Mô hình bệnh tật của BVĐK Quỳnh Phụ......................................... 18

Bảng 2.2

Tóm tắt các nội dung nghiên cứu..................................................... 22

Bảng 2.1

Các biến số nghiên cứu.................................................................... 23

Bảng 3.4

Ghi thông tin bệnh nhân, chẩn đoán, ký và ghi họ tên bác sỹ.........

Bảng 3.5

Ghi chỉ định thuốc............................................................................ 31

Bảng 3.6

Ghi hướng dẫn sử dụng thuốc.........................................................

Bảng 3.7

Thực hiện quy chế sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc HTT và TC.... 32



Chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh.......................................................... 39

Bảng 3.19 Các thuốc chống nhiễm khuẩn ký sinh trùng................................... 40
Bảng 3.20 Cơ cấu nhóm thuốc kháng sinh betalactam..................................... 40
Bảng 3.21 Chỉ định thuốc kháng sinh nhóm penicilin, cephalosporin thế hệ 3 41
Bảng 3.22 Thay đổi kháng sinh và phối hợp kháng sinh .................................

41

Bảng 3.23 Thay đổi kháng sinh trong quá trình điều trị................................... 42
Bảng 3.24 Sự phối hợp kháng sinh trong điều trị nội trú.................................. 43
Bảng 3.25 Tỷ lệ BA có tương tác thuốc............................................................. 44
Bảng 3.26 Cặp tương tác gặp trong mẫu nghiên cứu....................................... 44


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt cần được sử dụng an toàn, hợp
lý và hiệu quả. Sử dụng thuốc hợp lý là đảm bảo cho bệnh nhân dùng thuốc
thích hợp với tình trạng bệnh lý, liều phù hợp với từng cá thể người bệnh,
đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng, chi phí ít tốn kém nhất. Vấn đề
này luôn là một trong những mục tiêu mà bất cứ một cơ sở y tế nào đều
hướng tới. Sử dụng thuốc hợp lý trong bối cảnh các nguồn lực ngày càng
khan hiếm và các thầy thuốc lại thường có thói quen sao chép lại các đơn
thuốc đã dùng là một thách thức không nhỏ đối với cơ sở khám chữa bệnh.
Bởi sử dụng thuốc kém hiệu quả, bất hợp lý là nguyên nhân chính làm
giảm chất lượng chăm sóc người bệnh, giảm uy tín của cơ sở y tế, làm gia
tăng chi phí điều trị một cách vô ích.
Trong những năm qua ngành y tế nước ta có nhiều nỗ lực trong việc
chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhà nước cũng đã có khung pháp lý và quản

“Phân tích thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị nội trú tại Bệnh viện
đa khoa huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình năm 2016” với hai mục tiêu:
- Phân tích việc thực hiện các thủ tục hành chính trong bệnh án
điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình
năm 2016.
- Phân tích thực trạng chỉ định thuốc trong điều trị nội trú tại
bệnh viện đa khoa huyện Quỳnh Phụ năm 2016

2


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Kê đơn thuốc trong chu trình sử dụng thuốc
Theo tổ chức y tế thế giới WHO:“Việc sử dụng thuốc hợp lý đòi hỏi
bệnh nhân phải nhận được những thuốc điều trị phù hợp với yêu cầu lâm
sàng của họ, với liều dùng đúng với nhu cầu riêng của từng cá nhân, với
thời gian điều trị đầy đủ và với mức chi phí tốt nhất dành cho họ và cộng
đồng của họ”[37].
Kê đơn là khâu quan trọng, là yếu tố quyết định trực tiếp tới hiệu quả
điều trị của người bệnh. Trong điều trị nội trú hoạt động kê đơn là chỉ định
thuốc vào hồ sơ bệnh án. Đó là việc làm thường xuyên có tính chất chuyên
nghiệp của thầy thuốc bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng khám chữa
bệnh.
Để chỉ định thuốc đúng, thầy thuốc không những phải thực hiện
đúng qui trình khám chữa bệnh mà còn thực hiện đúng quy chế kê đơn sau:
+ Chỉ kê đơn các thuốc thật sự cần thiết;
+ Đúng mẫu đơn quy định;
+ Nếu bệnh nhân đang sử dụng đồng thời quá nhiều thuốc thì cần cân nhắc
để tạm ngừng những loại thuốc chưa thật sự cần thiết. Cần đánh giá có

quả an toàn, kinh tế và phù hợp với bệnh nhân nhất trong số các phương án
điều trị khác nhau, kể cả phương án không dùng thuốc. Thẩm định lại sự
phù hợp của thuốc đã lựa chọn cho bệnh nhân. Sự phù hợp đánh giá trên ba
khía cạnh: (1) sự phù hợp giữa tác dụng và dạng dùng của thuốc với bệnh
nhân, (2) Sự phù hợp của liều dùng hàng ngày, (3) Sự phù hợp của quá
trình điều trị.
Bước 4: Bắt đầu điều trị: Cần đưa ra các chỉ dẫn cho bệnh nhân.
Bước 5: Cung cấp thông tin, hướng dẫn sử dụng và cảnh báo.
Bước 6: Giám sát điều trị, nếu như bệnh chữa khỏi thì ngừng quá
trình điều trị, hoặc nếu phương pháp điều trị này có hiệu quả nhưng bệnh

4


vẫn chưa khỏi hẳn thì cần cân nhắc lại dùng thuốc khác hoặc tiếp tục điều
trị [1].
- Yếu tố liên quan tới chất lượng chỉ định thuốc
Trên thực tế cho thấy có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc chỉ định
thuốc gồm các yếu tố bên trong như kiến thức, thông tin, thái độ và đạo đức
nghề nghiệp của người bác sĩ; các yếu tố từ phía người bệnh như khả năng
chi trả, sự hợp tác, yếu tố từ các chính sách quản lý của Nhà nước có liên
quan chặt chẽ tới việc thực hành điều trị và chỉ định thuốc của bác sĩ thông
qua việc ban hành phác đồ điều trị, danh mục thuốc được sử dụng tại từng
cơ sở khám chữa bệnh và các quy định khác liên quan, các yếu tố bên ngoài
cũng tác động không nhỏ tới việc chỉ định thuốc như Bảo hiểm y tế với các
quy định ràng buộc trong thanh toán chi phí điều trị, các vấn đề liên quan
tới thuốc đấu thầu, kế hoạch thuốc sử dụng của năm không khớp với sự
biến động lượng bệnh nhân. Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài khác có ảnh
hưởng đến chỉ định thuốc của bác sĩ có thể kể đến như: các hình thức
quảng cáo, tác động của các hãng dược phẩm, chính sách marketing đen.

thận trọng khi sử dụng;
a) Nhóm thuốc phải đánh số thứ tự ngày dùng thuốc gồm:
- Thuốc gây nghiện.
- Thuốc hướng tâm thần và tiền chất
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc corticoid
* Chỉ định thời gian dùng thuốc;
a) Trường hợp người bệnh cấp cứu, thầy thuốc chỉ định thuốc theo
diễn biến của bệnh.
b)Trường hợp người bệnh cần theo dõi để lựa chọn thuốc hoặc lựa
chọn liều thích hợp, thầy thuốc chỉ định thuốc hàng ngày.

6


c)Trường hợp người bệnh đã lựa chọn thuốc và liều thích hợp, thời
gian chỉ định thuốc tối đa không quá 02 ngày (đối với ngày làm việc),
không quá 03 ngày (đối với ngày nghỉ).
* Lựa chọn đường dùng thuốc cho người bệnh;
a) Căn cứ vào tình trạng người bệnh,mức độ bệnh lý, đường dùng của
thuốc để ra y lệnh đường dùng thuốc thích hợp.
b) Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc
khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị
hoặc với thuốc chỉ dùng đường tiêm.
c) Thầy thuốc phải thông báo tác dụng không mong muốn của thuốc
cho điều dưỡng chăm sóc theo dõi và người bệnh (hoặc gia đình người
bệnh). Theo dõi đáp ứng của người bệnh khi dùng thuốc và xử lý kịp thời
các tai biến khi dùng thuốc. Báo cáo phản ứng có hại của thuốc cho khoa
dược ngay sau khi xảy ra.
Ngoài ra người kê đơn thuốc, phải luôn cập nhật thông tin về các loại

Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị không dùng thuốc;
- Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn;
- Tỷ lệ phần trăm chi phi thuốc dành cho kháng sinh;
- Tỷ lệ phần trăm dành cho thuốc tiêm;
- Tỷ lệ phần trăm dành cho vitamin;
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị;
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe;
- Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận được với các thông tin thuốc khách quan;
Các chỉ số lựa chọn sử dụng trong bệnh viện
- Số ngày nằm viện trung bình;
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê nằm trong danh mục thuốc bệnh viện;
- Số thuốc trung bình cho một người bệnh trong một ngày;
- Số kháng sinh trung bình cho một người bệnh trong một ngày;
8


- Số thuốc tiêm trung bình cho một người bệnh trong một ngày;
- Chi phí thuốc trung bình cho một người bệnh trong một ngày;
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh được phẫu thuật có sử dụng kháng sinh dự
phòng trước phẫu thuật hợp lý;
- Số xét nghiệm kháng sinh đồ được báo cáo của bệnh viện;
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh nội trú có biểu hiện bệnh lý do các phản ứng
có hại của thuốc có thể phòng tránh;
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh nội trú tử vong do các phản ứng có hại của
thuốc có thể phòng tránh được [5].
Các chỉ số trên được các chuyên gia của WHO đưa ra nhằm đánh
giá việc sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế trong đó có hoạt động kê đơn
thuốc. Chúng không đánh giá tất cả các khía cạnh quan trọng của việc sử
dụng thuốc, nhưng các chỉ số này trang bị công cụ cơ bản cho phép đánh

Cũng năm 2016 theo nghiên cứu Nguyễn Thanh Thủy BV quân Y
105: 100% BA: Ghi đầy đủ thông tin bệnh nhân, chỉ định dùng thuốc trong
24 giờ, Phiếu theo dõi dịch truyền đầy đủ thông tin , thời gian chỉ định thuốc
đúng quy định, chỉ định đúng số ngày quy định với TGN; số lượng bằng
chữ, chữ đầu viết hoa với thuốc HTT. Chỉ định thuốc theo đúng trình tự
đường dùng là 99,7%, chưa ghi rõ chẩn đoán bệnh, còn viết tắt, viết ký
hiệu là 4,7%, chỉ định không đúng tên thuốc cho mỗi thuốc theo tên trong
danh mục thuốc bệnh viện là 22,3%, không ghi đầy đủ nồng độ (hàm
lượng) mỗi thuốc là 4,3%, thông tin về liều dùng, thời điểm dùng, đường
dùng, khoảng cách giữa các lần dùng còn 1,3%; 21,7%; 0,5%; 0,7%, có đánh số
thứ tự ngày sử dụng thuốc kháng sinh đạt 80,7%, HSBA đạt 96% khi ghi
ngày, tháng, ký tên, ghi rõ họ tên bác sĩ. Có đánh số thứ tự ngày sử dụng
đạt tỷ lệ 94,1%, 11,7% với TGN-HTT, chỉ định đúng số ngày quy định đạt
88,2% với TGN, số lượng bằng chữ, chữ đầu viết hoa chiếm 76,4% với
thuốc HTT và tiền chất [32].

10


Nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Hạnh cho thấy tỷ lệ bệnh án ghi đầy đủ
thông tin bệnh nhân là 98.5%, tỷ lệ bệnh án ghi đầy đủ chẩn đoán bệnh là
67.75%. Có 98.74% bệnh án ghi rõ lý do, diễn biến lâm sàng bệnh khi thay
thuốc, thêm thuốc. Tỷ lệ bệnh án ghi chỉ định thuốc đúng theo trình tự
đường dùng chỉ đạt 96.75% và thực hiện quy định ghi rõ đường dùng khi
chỉ định thuốc là 95.5%. Tỷ lệ ghi đầy đủ rõ ràng tên thuốc, nồng độ, hàm
lượng là 92.75%. Tỷ lệ bệnh án ghi đúng quy chế liều dùng đối với thuốc
gây nghiện, hướng tâm thần vẫn chưa cao, chỉ đạt tỷ lệ 71.31%. Quy chế
ghi đầy đủ liều dùng 1 lần và liều dùng 24h đạt 64% và ghi rõ thời điểm
dùng thuốc đối với kháng sinh, thuốc huyết áp, thuốc hướng tâm thần,
corticoid là 46.75% . Tỷ lệ thực hiện đánh số ngày dùng thuốc đối với các

sai sót như thiếu biên bản hội chẩn khi sử dụng những thuốc (*) phải hội
chẩn là 5,5%, chưa ghi đường dùng theo trình tự đường dùng của thuốc
2,3%, một số thuốc ghi chỉ định không rõ ràng, khó đọc chiếm 3,75%, ghi
thiếu hàm lượng 5%, thiếu các thông tin về liều dùng một lần,số lần dùng
thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, đường dùng
thuốc và các chú ý đặc biệt khi dùng thuốc là 20%. Riêng sử dụng kháng
sinh, thuốc gây nghiện – hướng tâm thần và corticoid có 100% bệnh án có
đánh số thứ tự theo dõi ngày dùng tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh vẫn
chưa được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ sử dụng kháng sinh cao 62% [16].
1.4.1.2. Chỉ định thuốc trong điều trị nội trú
Tại bệnh viện Phụ Sản trung ương, tỷ lệ bệnh nhân nội trú có sử
dụng thuốc tiêm, tiêm truyền cao chiếm 87,75%, sử dụng kháng sinh chiếm
tới 89,75%, trong đó kháng sinh tiêm chiếm 47%, tỷ lệ HSBA có vitamin
8,5% [34].
Cũng theo nghiên cứu của Lê Thị Thanh Giang tại BV Phụ Sản
Thanh Hóa năm 2016, giá trị nhóm thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ sử dụng
64%. Tỷ lệ bệnh án có kê kháng sinh là 93,3%. Trong đó sử dụng một

12


kháng sinh chiếm tỷ lệ 51,7%, phối hợp 2 kháng sinh chiếm tỷ lệ 38.1%.
Có 22% bệnh án có thay đổi kháng sinh trong đó có 70,7% thay đổi kháng
sinh từ đường tiêm sang đường uống theo hướng điều trị xuống thang.
Thuốc sản xuất trong nước với giá trị 53,9% sử dụng nhiều hơn thuốc nhập
khẩu. Số ngày nằm viện trung bình 7,59 ngày. Trong đó thời gian nằm viện
dài nhất lên tới 35 ngày [21].
Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Hoa trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra
số thuốc trung bình/bệnh án là 17, thấp nhất là 2, cao nhất là 21. Tỷ lệ bệnh
án sử dụng kháng sinh cao 97%, trong đó số bệnh án kê 1 kháng sinh, 2

Tại bệnh viện C Thái Nguyên thuốc kháng sinh trong một bệnh án nội
trú 1,47 thuốc và xảy ra tương tác ở 90 bệnh án chiếm 30%,trong đó có 4
cặp tương tác ở mức độ nặng (3,8%), 96 cặp tương tác ở mức độ trung bình
chiếm 91,4%, 5 cặp tương tác ở mức độ nhẹ [13].
Bệnh viện đa khoa Nghệ An có 91,3% bệnh án chỉ định thuốc tiêm
chiếm 95,25% giá trị tiêu thụ [17].
Sử dụng các chỉ số phân tích, Bùi Thị Cẩm Nhung cho thấy tại Bệnh
viện Phụ Sản Thanh Hóa năm 2012, tỉ lệ bệnh án sử dụng kháng sinh cao
88,5% [25].
Trong số bệnh án có chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh thì tại BV Hàng
Không năm 2013 số bệnh án dùng 1 kháng chiếm nhiều nhất là 46,5%, 2
kháng sinh chiếm 37,6%, tỷ lệ bệnh án kết hợp 2 loại kháng sinh là 15,9%,
100% kháng sinh sử dụng trong bệnh án được đánh số thứ tự ngày sử dụng
[10].
Theo một nghiên cứu tại các cơ sở y tế công lập năm 2010 cho kết
quả tỷ lệ đơn thuốc có kháng sinh tại các trạm y tế là 71,2% có nơi lên đến
95% tỷ lệ này là 60,6% ở bệnh viện và có thể lên đến 75,5% trong nhóm
bệnh nhân nội trú,theo khảo sát mới đây của Viện Chiến Lược và Chính
Sách y tế:tỷ lệ đơn thuốc có kháng sinh chung là 49,2% cao hơn các nước
có thu nhập trung bình (43,3%) và có sự giao động khá lớn khoảng 60%
14


tuyến xã, 40% ở tuyến tỉnh, 30% ở tuyến trung ương. Tỷ lệ kê đơn thuốc
không theo phác đồ điều trị ở bệnh viện tuyến huyện, tuyến trung ương tương
ứng 67,7%, 55,8%, và 50,2% [29].
Tại bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên việc sử dụng kháng sinh chưa hợp
lý, lạm dụng kháng sinh đường tiêm có tới 99,1% bệnh nhân được bác sĩ
chỉ định dùng kháng sinh đường tiêm ngay sau khi vào điều trị nội trú, tỷ lệ
sử dụng kháng sinh đường tiêm cao làm tăng nguy cơ tai biến và tăng chi

1 ngày, chi phí tiền thuốc bình quân là 239,2 nghìn đồng [24].
Một nghiên cứu tại BV Nga Sơn Thanh Hóa năm 2014, ngày điều trị
trung bình của 1 bệnh nhân nội trú là 5,85 ngày, ngày nằm viện nhiều nhất
là 17 ngày, ngày nằm viện ít nhất là 1 ngày, số thuốc sử dụng trung bình
cho 1 người bệnh là 6,43 thuốc, chi phí tiền thuốc điều trị trung bình /ngày
là 43.940 đồng, chi phí tiền thuốc kháng sinh chiếm 31,9 [28].
1.4.2. Thực trạng chỉ định thuốc trong điều trị nội trú tại bệnh viện đa
khoa huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình
1.4.2.1. Vài nét về bệnh viện đa khoa huyện Quỳnh Phụ
- Mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện:
Bệnh viện đa khoa Quỳnh Phụ là bệnh viện đa khoa hạng II tuyến huyện
với qui mô 250 giường bệnh kế hoạch, đảm nhiệm khám chữa bệnh cho
22/38 xã, thị trấn trên địa bàn huyện với gần 14 vạn dân.
- Tổ chức bộ máy có Ban giám đốc, 5 phòng chức năng, 14 khoa
chia hai khối, khối lâm sàng và Cận lâm sàng – Dược.
- Nhân lực: Tổng 195: BS 44( Trong đó có 1 bác sĩ chuyên khoa II,
bác sĩ chuyên khoa I: 11), dược sĩ 11( Trong đó Dược sĩ chuyên khoa I: 1,
dược sĩ đại học: 2, dược sĩ trung học: 9), Điều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ
sinh: 111, khác 21.
- Công tác khám chữa bệnh:
Năm 2016 khám bệnh 144.166 lượt khám chữa bệnh, điều trị nội trú 21.769
lượt. Ngày điều trị trung bình nội trú là 6,3. Phẫu thuật 1251 ca trong đó
16


phẫu thuật ngoại 280, phẫu thuật sản 292, phẫu thuật khoa 3 chuyên khoa
679 ca. Các thủ thuật khác: 55 080 ca.
1.4.2.2. Mô hình, chức năng,nhiệm vụ của khoa Dược

MÔ HÌNH

thuốc tuyến


Thống kê

Biểu đồ : 1.1. Mô hình hoạt động của khoa Dược
* Chức năng nhiệm vụ khoa dược
- Lập kế hoạch cung cấp đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cho nhu
cầu điều trị, thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng nhu cầu chẩn đoán, điều
trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch, thiên tai thảm họa)
- Quản lý việc theo dõi nhập thuốc, cấp phát thuốc, cho nhu cầu điều
trị và các nhu cầu đột xuất khi có yêu cầu
- Là đầu mối tổ chức và triển khai hoạt động của hội đồng thuốc và điều
trị
- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”
- Tổ chức pha chế, sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sử dụng trong bệnh
viện
17


- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn sử dụng thuốc
- Tham gia công tác cảnh giác dược và theo dõi báo cáo thông tin
liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc
- Quản lý, theo dõi thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại
các khoa lâm sàng trong bệnh viện.
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo: là cơ sở thực hành cho các trường
đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp về dược
- Phối hợp với các khoa lâm sàng và cận lâm sàng để theo dõi, kiểm tra,
đánh giá, theo dõi, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn hợp lý đặc biệt là việc
sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng sinh trong bệnh viện

trùng
Chương II: Khối u
Chương III: Bệnh của máu, cơ quan tạo

miễn dịch

18



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status