Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ) - Pdf 48

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN HỮU TÌNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN HỮU TÌNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

thời gian học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia.
Xin trân thành cảm ơn TS.Phùng Văn Hiền, người hướng dẫn khoa học,
đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành được Luận văn này.
Tuy đã có nhiều cố gắng và nhiệt huyết để nghiên cứu hoàn thiện luận văn
nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến quý báu của Quý thầy cô và các bạn.
Để đáp lại sự quan tâm đó, tôi sẽ cố gắng vận dụng các kiến thức đã được
trang bị vào thực tiễn công việc một cách có hiệu quả, góp phần xây dựng và
phát triển kinh tế xã hội tai địa phương.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Học viên
Nguyễn Hữu Tình


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ...................................................... 8
1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan ................................................................... 8
1.1.1. Nghề và đào tạo nghề ............................................................................... 8
1.1.2. Lao động nông thôn và đào tạo nghề cho lao động nông thôn................. 12
1.1.3. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn .................... 15
1.2. Nội dung QLNN về đào tạo nghề cho lao động nông thôn........................ 17
1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông
thôn .................................................................................................................. 17
1.2.2. Thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn ................................................................................................ 17
1.2.3. Chính sách, pháp luật về đào tạo nghề cho lao động nông thôn .............. 21
1.2.4. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề cho LĐNT .................... 25
1.2.5. Điều kiện cơ sở vật chất các cơ sở đào tạo nghề cho LĐNT ................... 26

2.3.6. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố Trạch giai
đoạn 2011-2016 ............................................................................................... 61
2.4. Đánh giá quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện
Bố Trạch .......................................................................................................... 63
2.4.1. Những kết quả đạt được......................................................................... 63
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân .............................................................. 64
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020 .................... 69
3.1. Phương hướng mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 ............................................................. 69
3.1.1. Dự báo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020....................... 69
3.1.2. Phương hướng mục tiêu.......................................................................... 70
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông
thôn huyện Bố Trạch ........................................................................................ 76


3.3. Một số đề xuất kiến nghị ........................................................................... 89
3.3.1. Đề xuất với các cơ quan Trung ương ...................................................... 89
3.3.2. Đề xuất đối với UBND tỉnh Quảng Bình ................................................ 90
3.3.3. Đề xuất đối với UBND huyện Bố trạch tỉnh Quảng Bình ....................... 91
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCĐ

: Ban chỉ đạo


KT - XH
LĐNT
LĐ - TB&XH

: Kinh tế - Xã hội
: Lao động nông thôn
: Lao động – Thương binh và Xã hội

NN&PTNT
QLNN

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
: Quản lý nhà nước

TCN
TT DN
TNCSHCM
UBND

:
:
:
:

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Chủ nghĩa xã hội
Cơ sở dạy nghề
Doanh nghiệp

quan trọng này, Đảng và Nhà nước đã và đang quan tâm chỉ đạo triển khai
thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động tại khu
vực nông thôn. Trong chiến lược phát triển KT - XH đến năm 2020, việc
nhanh chóng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng tỷ trọng công nghiệp
và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp là bước quan trọng nhằm tạo ra nhiều
việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế lực lượng lao động nông
thôn được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về nghề nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp,
chất lượng đào tạo nghề cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh
nghiệp, số lượng và cơ cấu nghề đào tạo vẫn mất cân đối. Điều này khiến
không ít người lao động gặp khó khăn trong quá trình tìm việc làm có thu
nhập để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trong giai đoạn 2011-2016, công tác QLNN về đào tạo nghề cho LĐNT
tại huyện Bố Trạch đã đạt được những thành tựu nhất định: Hệ thống cơ sở đào
tạo nghề được quy hoạch, phát triển mạnh mẽ, nhất là Trung tâm dạy nghề
huyện được thành lập; quy mô đào tạo được mở rộng; Công tác tuyên truyền phổ
biến pháp luật về dạy nghề cho lao động nông thôn, công tác quy hoạch, kế
hoạch, dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn được các cấp chính
quyền quan tâm triển khai; các nhân tố đảm bảo chất lượng đào tạo được tăng
1


cường khiến chất lượng đào tạo nghề cũng dần được cải thiện; đã gắn mục tiêu
đào tạo nghề với chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu KT - XH; sau đào tạo
nhiều lao động đã tìm được việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm
nghèo, phát triển KT - XH và xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề ở huyện Bố Trạch vẫn còn tồn tại
nhiều bất cập: công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về dạy
nghề cho lao động nông thôn chưa hiệu quả, bộ máy quản lý nhà nước về
công tác đào tạo nghề chưa hoàn thiện, thiếu kinh nghiệm; việc triển khai
công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa gắn kết chặt lẽ với quy

chuyển lao động và tìm kiếm việc làm ở nông thôn, những giải pháp tạo cơ
hội cho lao động nông thôn tìm thêm việc làm và những kinh nghiệm giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn ở một số nước trong khu vực.
- Nguyễn Đức Tĩnh (2007), “Quản lý Nhà nước về Đầu tư phát triển
đào tạo nghề ở nước ta”, luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nội dung luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý
Nhà nước về đầu tư phát triên đào tạo nghề ở nước ta.
- Viện nghiên cứu khoa học đào tạo nghề (2011), “Báo cáo dạy nghề
Việt Nam”. Báo cáo đã đưa ra bức tranh tổng thể về đào tạo nghề ở Việt Nam
hiện nay. Những ưu điểm và những tồn tại, hạn chế của hệ thống đào tạo
nghề. Qua đó đề xuất các khuyến nghị để hoàn thiện chính sách nhằm nâng
cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề ở Việt Nam.
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu, bài báo, đề tài nghiên
cứu khác… Tuy nhiên chưa có đề tài nghiên cứu về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Việc nghiên cứu này hết
sức quan trọng trong việc quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông
thôn huyện Bố Trạch nói riêng và góp phần nâng cao quản lý nhà nước về đào tạo
nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Quảng Bình nói chung.

3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Luận giải về vai trò, nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề; phân
tích đánh giá tình hình phát triển đào tạo nghề; tình hình quản lý nhà nước về
đào tạo nghề của huyện; xác định mục tiêu nhiệm vụ phát triển đào tạo nghề
đáp ứng nhu cầu phát triển lực lượng lao động theo cơ cấu nền kinh tế; từ đó
đề xuất các giải pháp phát huy vai trò quản lý của Nhà nước để đạt được mục
tiêu, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

ĐTN cho LĐNT.
5.2. Cơ sở thực tiễn
Từ cơ sở lý luận về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cơ quan quản
lý nhà nước các cấp đã triển khai theo nhiệm vụ của mình để tổ chức thực
hiện phù hợp với thực tế của địa phương, vừa nâng cao hiệu lực hiệu quản
quản lý nhà nước vừa tạo nguồn nhân lực lao động có tay nghề cho doanh
nghiệp, cho địa phương nói chung và huyện Bố Trach tỉnh Quảng Bình nói
riêng. Thông qua đó phản ánh các mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn
chế, đề xuất phương hướng và gải pháp, kiến nghị với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành chính sách phù hợp với thực tế ở từng địa phương và
từng giai đoạn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là trong hội
nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập: xử lý số liệu từ các nguồn: thu thập, xử lý số
liệu từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu nguồn số liệu từ các tài liệu thống kê
của các bộ, ngành, địa phương có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của
luận án. Đồng thời cũng thu thập số liệu thông qua mạng Internet. Đây có thể
là những nguồn số liệu "tính tin cậy" chưa cao nhưng có thể cho những ý
tưởng nhất định.
5


Phương pháp phân tích định tính, định lượng nguồn số liệu: Do nhiều
nguồn thông tin thu thập được dưới nhiều dạng khác nhau nên tác giả sẽ dựa
vào cả hai phương pháp phân tích: định tính và định lượng. Tuy nhiên, do
nguồn số liệu hạn chế và kết hợp với các tư duy có thể tham khảo từ Internet,
phương pháp phân tích định tính sẽ được quan tâm.
Phương pháp tổng hợp, đánh giá: trên cơ sở tổng hợp nhiều cách khác
nhau, tác giả sẽ đưa ra những ý kiến, nhận xét đánh giá về các chủ đề có liên quan.
Đóng góp chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đưa ra các số

gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2016.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước
về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng
Bình.

7


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Để hoàn thành việc nghiên cứu đề tài luận văn, Tác giả nhận thấy cần
làm rõ những nội dung cơ bản dưới đây:
1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan
1.1.1. Nghề và đào tạo nghề
a. Nghề
Nghề là một khái niệm rộng phức tạp, đặt vào từng hoàn cảnh hay xét
theo mỗi góc độ cụ thể khái niệm này có phạm vi rộng, hẹp khác nhau. Ở các
nước trên thế giới của có nhiều định nhĩa về nghề khác nhau:
Ở Nga được định nghĩa: là một loại hoạt động lao động đòi hỏi có sự
đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn.
Ở Pháp nghề được định nghĩa: là một loại lao động có thói quen về kỹ
năng, kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sinh sống.
Ở nước Anh nghề được định nghĩa là: công việc chuyên môn đòi hỏi
một sự đào tạo trong khoa học nghệ thuật.
Ở Đức nghề được định nghĩa là: hoạt động cần thiết cho xã hội ở một

Khái niệm ĐTN theo từ điển tiếng Việt “đào tạo là làm cho trở thành
người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định”
Theo cách nhìn của một số nhà GD – ĐT ở Việt Nam thì “đào tạo là
quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm đạt được các kiến thức, kỹ
năng và kỹ xảo trong lý thuyết và thực tiễn, tạo ra năng lực để thực hiện thành
công hoạt động xã hội (nghề nghiệp) cần thiết”
Giáo trình Kinh tế lao động của Trường đại học kinh tế quốc dân Hà
Nội đã định nghĩa đào tạo là: “Quá trình trang bị kiến thức nhất định về
9


chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận được một
công việc nhất định” [tr54].
Đào tạo được hiểu là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức,
nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái
độ,…để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào
đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả.
Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên ngành nhằm
thay đổi hành vi và thái độ làm việc của con người, tạo cho họ khả năng đáp
ứng tiêu chuẩn và hiệu quả của công việc chuyên môn.
Đào tạo nghề là quá trình trang bị kiến thức nhất định về trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận một công
việc nhất định. Hay nói cách khác đó là quá trình truyền đạt, lĩnh hội những
kiến thức và kỹ năng cần thiết để người lao động có thể thực hiện một công
việc nào đó trong tương lai.
Theo quy định tại Luật Giáo dục (2005): “Dạy nghề là một cấp học
trong giáo dục nghề nghiệp và được thực hiện dưới một năm đối với ĐTN
trình độ sơ cấp, từ một đến ba năm đối với ĐTN trình độ trung cấp, trình độ
cao đẳng. Các CSDN bao gồm trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề,
TTDN, lớp dạy nghề”.

nghề là hoạt động trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần
thiết cho người lao động để họ có thể hành nghề hoặc tự tạo việc làm sau khi
hoàn thành khóa học”.
* Các hình thức đào tạo nghề như sau:
Đào tạo trình độ sơ cấp: mục tiêu đào tạo nghề trình độ sơ cấp để
người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề.
Thời gian đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện từ 03 tháng đến dưới
01 năm học nhưng phải bảo đảm thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ học
đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
11


Đào tạo trình độ trung cấp: mục tiêu ĐTN trình độ trung cấp để người học
có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được
một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng
dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm.
Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế đối với người có
bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là từ 01 đến 02 năm học tùy theo
chuyên ngành hoặc nghề đào tạo.
Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo phương thức tích lũy mô-đun
hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ quy định
cho từng chương trình đào tạo.
Người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, nếu có nguyện vọng tiếp tục
học lên trình độ cao đẳng thì phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng văn
hóa trung học phổ thông.
Đào tạo trình độ cao đẳng: mục tiêu ĐTN trình độ cao đẳng để người
học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải
quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có
khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc,
hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.

nên dùng chỉ tiêu mật độ dân cư và số lượng dân trong vùng để xác định, vùng
nông thôn thường có số dân và mật độ dân thấp hơn vùng đô thị. Một quan
điểm khác lại nêu ra, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ
yếu, nguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng là từ sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, những ý kiến trên chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh cụ thể của
từng nước, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụng
cho từng nền kinh tế. Đối với những nước đang thực hiện công nghiệp hóa, đô
thị hóa, chuyển từ sản xuất thuần nông sang phát triển các ngành CN - DV,
xây dựng các khu đô thị nhỏ, thị trấn rải rác ở các vùng nông thôn thì khái
13


niệm về nông thôn có những đổi khác so với khái niệm trước đây, có thể hiểu
nông thôn hiện nay bao gồm cả những thị trấn, đô thị nhỏ, những trung tâm
CN nhỏ có quan hệ gắn bó mật thiết với nông thôn, cùng tồn tại hỗ trợ và thúc
đẩy nhau phát triển. Vì thế, trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam nếu nhìn
nhận dưới góc độ quản lý có thể đưa ra khái niệm về nông thôn như sau:
Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều
vùng nông thôn là địa bàn để người nông dân sinh sống và phát triển, là một
bộ phận quan trọng cấu thành xã hội, đặc biệt là đối với các quốc gia có sản
xuất nông nghiệp là nền tảng như Việt Nam.
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành
phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân
dân xã. Nông thôn Việt Nam hiện nay có khoảng 70% dân số sinh sống.
LĐNT là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt động trong hệ
thống kinh tế nông thôn.
LĐNT là những người dân không phân biệt giới tính, tổ chức, cá nhân
sinh sống ở vùng nông thôn, có độ tuổi từ 15 trở lên, hoạt động sản xuất ở
nông thôn. Trong đó bao gồm những người đủ các yếu tố về thể chất, tâm sinh
lý trong độ tuổi lao động theo quy định của Bộ Luật lao động và những người

1.1.3. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Quản lý là tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản
lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của
con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục
tiêu đã định.
Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước. QLNN
gắn liền với chủ thể quản lý là bộ máy nhà nước để thực thi quyền lực nhà
nước, gắn liền với công cụ, phương tiện quản lý quan trọng nhất đó là pháp
luật do nhà nước đặt ra để quản lý toàn bộ xã hội, điều chỉnh các mối quan hệ
xã hội phát sinh trong đời sống.
15


Có thể hiểu QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính
quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh các hành vi
của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan
trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con
người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
Đào tạo nghề cho LĐNT là một trong những hoạt động của lĩnh vực
GDĐT. Do vậy cần có sự QLNN để hoạt động này được diễn ra đúng hướng
và phù hợp với sự phát triển KT - XH của đất nước. Quản lý nhà nước trong
lĩnh vực ĐTN là quản lý theo ngành do một cơ quan trung ương thực hiện.
Đó là việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
cơ chế và chính sách phát triển lĩnh vực ĐTN của đất nước phù hợp với sự
phát triển KT - XH.
Ta có thể hiểu QLNN về ĐTN cho LĐNT là hoạt động quản lý theo
ngành do các cơ quan chức năng thực hiện, sử dụng quyền lực công để điều
hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động ĐTNcho LĐNT nhằm thực hiện mục
tiêu đã đề ra.
* Đặc điểm của quản lý nhà nước về ĐTN cho lao động nông thôn


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status