Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan đến viêm âm đạo do nấm candida ở những bệnh nhân đến khám phụ khoa tại BV phụ sản TW - Pdf 48

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm âm đạo là một loại bệnh lý rất phổ biến ở Việt Nam và trên thế
giới. Bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, là nguyên nhân khiến
phụ nữ phải đi khám phụ khoa. Có rất nhều nguyên nhân gây ra viêm âm đạo
như: Vi khuẩn, Trichomonas, nấm Candida...
Viêm âm hộ – âm đạo do nấm Candida là một vấn đề quan trọng trong
chăm sóc sức khỏe sinh sản và có tỷ lệ mắc bệnh cao trong cộng đồng, là
bệnh hay gặp thứ 2 trong các nguyên nhân gây viêm âm đạo ở Mỹ và là bệnh
hay gặp nhất ở Châu Âu [1]. Nghiên cứu của Klein Catherine cho thấy
khoảng 70 – 75% phụ nữ nhiễm nấm âm đạo ít nhất một lần trong đời và
khoảng 5 – 8% trong số họ tái phát hàng năm [2]. Tại Việt Nam, theo nghiên
cứu của Phạm Thị Lan và cộng sự cho thấy tỷ lệ nhiễm Candida âm đạo cao
nhất trong các tác nhân viêm đường sinh dục, chiếm 26% [3].
Biểu hiện lâm sàng của viêm âm hộ – âm đạo do nấm là ngứa dữ dội,
cảm giác rát bỏng vùng âm hộ; tiết dịch nhầy màu kem hoặc váng sữa dính
vào thành âm đạo; tiểu buốt; đau khi giao hợp. Nếu không điều trị hoặc điều
trị không đầy đủ và kịp thời, bệnh có thể tiến triển dai dẳng, ngày càng nặng
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, gây nên các biến chứng
như viêm tắc vòi tử cung, vô sinh v.v…[4].
Trong những năm gần đây, cùng với việc sử dụng kháng sinh hoạt phổ
rộng, thuốc chống viêm Corticoid, các thuốc kháng nấm một cách rộng rãi và
kéo dài thiếu kiểm soát, tiền sử quan hệ tình dục, thói quen vệ sinh…, đã gây
ra những vấn đề đáng lo ngại trong điều trị bệnh viêm âm đạo do nấm [5], [6].


2

Việc nghiên cứu các yếu tố liên quan đến bệnh viêm âm đạo do nấm
Candida đóng vai trò rất quan trọng, giúp các thầy thuốc lâm sàng trong việc

nên dễ thích nghi với môi trường đường cao như hoa quả, rau dưa, mật mía…
- Hình dạng: Tế bào nấm Candida có nhiều hình thái khác nhau, tùy
loại nấm men mà tế bào của chúng có hình tròn, hình bầu dục hay hình oval.
Đôi khi gặp dạng sợi hay sợi giả: Đó không phải là các ống nấm kéo dài thành
sợi mà chỉ là những tế bào hạt men sắp xếp liên tiếp với nhau thành chuỗi dài
và thường tồn tại trong thiên nhiên hay ký sinh trên người và động vật.
- Kích thước dao động từ 3 – 10 µm, thông thường lớn hơn gấp 10 lần
so với vi khuẩn.
- Sinh sản vô tính theo phương pháp nảy chồi hoặc sinh sản theo hình
thức phân chia tế bào. Trong đó nảy chồi là phương thức phổ biến nhất và
cũng là hình thức dễ làm lây lan bệnh.
- Nấm Candida dễ nuôi cấy, môi trường Sabouraud thường được dùng
để nuôi cấy nấm gồm pepton 1% và glucose 2%.


4

- Bình thường, nấm Candida ở thế cân bằng với các vi khuẩn khác nhưng
khi gặp các yếu tố thuận lợi như môi trường ấm, ẩm và có độ pH acid thích hợp là
điều kiện cho nấm Candida chuyển sang trạng thái gây bệnh [7], [8], [9].
1.2. Tình hình nhiễm nấm Candida
1.2.1. Trên Thế giới
Candida là một trong các tác nhân thường gặp gây viêm âm đạo với phụ
nữ, người ta gặp viêm âm đạo do nấm men ở mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc trên
thế giới. Theo Tổ chức y tế Thế giới, các nguyên nhân chính gây nhiễm trùng
qua đường tình dục bao gồm [10]:
- Nấm Candida.
- Trùng roi Trichomonas vaginanis.
- Các loại vi khuẩn như Lậu cầu, Giang mai, Chlamydia trachomatis và
các loại tạp khuẩn khác.

Phạm Gia Hiển và Nguyễn Duy Hưng nghiên cứu năm 2000, tỷ lệ nhiễm
nấm Candida âm đạo là 17,4% trên tổng số bệnh nhân mắc bệnh lây truyền
qua đường tình dục [16].
Theo kết quả nghiên cứu của Đàm Thị Hòa tại Viện Da liễu (1996 –
1998), tỷ lệ nhiễm nấm Candida âm đạo là 26,2% trong số phụ nữ có hội
chứng tiết dịch âm đạo [17].
Theo nghiên cứu của Châu Thị Khánh Trang (2005), viêm âm đạo ở
những phụ nữ Chăm thấy tỷ lệ nhiễm nấm Candida âm đạo là 28,9% [18].
Theo nghiên cứu của Dương Thị Cương, tổng kết các tài liệu cho
thấy tỷ lệ viêm âm đạo do nấm Candida khoảng từ 22 – 26% trong số các
bệnh sản phụ khoa [19].
Theo nghiên cứu của Vũ Đình Lập, Trần Thùy Linh, Mai Chí Phương
về tình hình huyết trắng âm đạo ở các bệnh nhân đến khám và điều trị tại
viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh, các tác giả cho thấy tỷ lệ nhiễm
nấm Candida là 30% [20].


6

Một nghiên cứu của Đỗ Hoàng Huy trên nhóm bệnh phụ khoa ở Khánh Sơn
– Khánh Hòa cho thấy tỷ lệ nhiễm nấm âm đạo do Candida là 39,6% [21].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Đào, khoảng 25 – 30% phụ nữ khỏe
mạnh có thể tìm thấy các chủng nấm Candida ở âm hộ [22].
1.3. Một số bệnh do Candida gây ra
1.3.1. Nhiễm Candida ở niêm mạc
 Chốc mép do nấm Candida:
Thương tổn thường khu trú ở góc giữa môi trên và dưới, biểu hiện lâm
sàng bằng những đốm nhỏ màu trắng hoặc đỏ hoặc đỏ có vảy tiết, có thể chảy
máu, bệnh nhân có cảm giác ngứa hoặc đau.
 Viêm môi do nấm Candida:

tổn cơ bản là những mụn mủ ở chân tóc. Bệnh nhân ngứa gãi nhiều, dễ chẩn
đoán nhầm với viêm chân tóc do tụ cầu. Tại đám thương tổn tóc rụng không
mọc trở lại, chỉ chẩn đoán được viêm chân tóc do nấm Candida khi xét
nghiệm Candida dương tính.
Nhiễm nấm Candida ở da còn hay gặp ở kẽ ngón tay, kẽ ngón chân.
Bệnh thường gặp ở những người tiếp xúc nhiều với nước (người làm đậu phụ,
chế biến hoa quả, bán hoa quả và bán các đồ ăn thủy sản…). Những người ra
mồ hôi chân, đi giầy, tất nhiều thời gian trong ngày. Thương tổn cơ bản là
những mụn nước nhỏ khu trú, có khi là các vết trợt hoặc loét ở các kẽ ngón
tay hoặc các ngón chân ba và bốn.
1.3.3. Viêm móng, xung quanh móng do nấm Candida
Viêm móng, xung quanh móng do nấm Candida là một bệnh hay gặp ở
những người trồng rau, chài lưới, chế biến hoa quả hoặc chế biến thức ăn.
Trên lâm sàng viêm móng, xung quanh móng do nấm Candida dễ nhầm với
viêm móng, xung quanh móng do liên cầu. Da vùng xung quanh móng phù nề
nhẹ, có thể thấy mủ loãng thoát ra ngoài, móng dày sừng đôi khi teo nhỏ.
Bệnh nhân luôn luôn có cảm giác ngứa, xét nghiệm nấm Candida dương tính.


8

Theo nghiên cứu của Lâm Văn Cấp (2001) cho thấy 3,7% bệnh nhân bị viêm
quanh móng do nấm Candida, trong đó 70,1% do nấm Candida [7].
1.3.4. Nhiễm nấm Candida phủ tạng
 Nhiễm nấm Candida ở tim:
Candida có thể gây viêm màng ngoài tim, đặc biệt hay gặp ở những
bệnh nhân sau mổ tim. Viêm nội tâm mạc do Candida thường gặp sau phẫu
thuật tim hở kéo dài, trên những bệnh nhân dùng kháng sinh dài ngày và
truyền dịch lâu ngày qua catheter. Ngoài ra một số người sử dụng van tim
nhân tạo hoặc nghiện heroin cũng là những yếu tố thuận lợi dễ bị viêm nội

Bệnh thường gặp ở những người có vợ hoặc bạn tình bị viêm âm hộ, âm
đạo do nấm Candida hoặc gặp ở những bệnh nhân bị đái tháo đường. Trên
lâm sàng thương tổn là các vết trợt ở qui đầu và da bao qui đầu, vết trợt có
màu đỏ tươi, giới hạn rõ rệt, xung quanh có bờ; có thể bao qui đầu có lớp giả
mạc trắng, thường có ngứa hoặc rát ít hoặc nhiều.
 Viêm niệu đạo do nấm Candida:
Bệnh nhân có cảm giác nóng, bỏng dọc niệu đạo, ngứa ở miệng sáo.
Trường hợp đặc biệt, tổn thương có thể lây lan đến tiền liệt tuyến, túi tinh và
mào tinh hoàn. Viêm niệu đạo cấp do nấm Candida thường ít gặp, biểu hiện
lâm sàng giống như viêm niệu đạo cấp do lậu cầu và do Chlamydia
trachomatis, niệu đạo xuất tiết nhiều, có mủ, có thể có máu, đái rắt, đái buốt.
 Viêm đường tiết niệu do nấm Candida:
Candida có thể xâm nhập vào đường tiết niệu, nhất là trường hợp có sỏi.
Trong bể thận, niệu quản và bàng quang có thể thấy những mảng trắng do các
sợi nấm kết lại. Viêm bàng quang do nấm Candida cũng giống viêm niệu đạo
do vi khuẩn, các triệu chứng thường là: đái buốt, đái rắt, khó đái, soi niệu đạo
thấy phù nề và chảy máu [24].


10

1.4. Viêm âm đạo do nấm Candida
1.4.1. Nguyên nhân gây bệnh
Ở người khoẻ mạnh bình thường người ta vẫn thấy có mặt của nấm
Candida ở các bộ phận trên cơ thể. Nấm Candida tìm thấy được 39% ở âm
đạo, 38% ở ruột, 30% ở miệng, 17% ở phế quản.... Chúng sống ký sinh mà
không gây ra một triệu chứng chủ quan hoặc thực thể nào. Nhưng nếu thay đổi
về môi trường sinh hóa ở âm đạo, rối loạn miễn dịch và nội tiết sẽ tạo cơ hội
cho tế bào nấm phát triển, lúc đó Candida từ ký sinh trở thành gây bệnh [26].
Khoảng 20 – 30% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có sự hiện diện của nấm

C.tropicalis

10,9%;

C.paracilosis 1,82%; C.guillernondii 1,82% [27].
1.4.2. Cơ chế gây bệnh
Điều kiện cần thiết cho sự sinh sôi nảy nở của nấm men trong âm đạo là
những thay đổi về sinh hóa và pH âm đạo. Ở người bình thường, Lactobacilli
bám chặt vào biểu mô thành âm đạo, chống lại sự tấn công của các mầm bệnh
vùng sinh dục – tiết niệu. Bất kỳ tác nhân nào làm thay đổi sự cân bằng của


11

Lactobacilli (như kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch, hóa chất…) đều dẫn đến
sự xâm nhiễm ở âm đạo và nếu nấm là một tác nhân thì biểu mô âm đạo sẽ bị
tấn công, khi đó xuất hiện các triệu chứng viêm âm đạo do nấm. Các loài
Candida muốn tồn tại trong môi trường niêm mạc âm đạo trước tiên phải bám
dính được vào tế bào biểu mô âm đạo. Nhờ men phân hủy protein đặc hiệu do
nấm tiết ra mà chúng có khả năng xâm nhập vào tế bào biểu mô âm đạo. Trong
số các loài Candida, C.albicans có khả năng bám dính và xâm nhập vào tế bào
biểu mô niêm mạc cao hơn các loài khác. Đồng thời có độc lực mạnh nhất nên
viêm âm đạo do nấm chủ yếu là C.albicans gây nên. Sau khi xâm nhập vào tế
bào, nấm sẽ thích nghi rồi nhân lên, phá hủy để gây bệnh [28].
1.4.3. Các cơ chế bảo vệ của âm đạo đối với viêm âm đạo do nấm Candida
1.4.3.1. Miễn dịch dịch thể
Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch dịch thể tiềm ẩn vẫn có khả năng đề
kháng với nấm men. Các nghiên cứu viêm âm hộ – âm đạo do nấm
Candida cấp tính, đã tìm thấy các kháng thể lưu hành toàn thân (IgM và
IgG) và tại chỗ (S-IgA) [29]. Trên những bệnh nhân bị viêm nhiễm tái phát

được xác định rõ [30], [31], [32], [33].
1.4.3.4. Môi trường vi sinh tại âm đạo
Môi trường vi sinh tự nhiên bình thường tại âm đạo là quan trọng nhất
trong việc chống lại cả sự ký sinh của nấm Candida và các triệu chứng viêm
âm đạo. Bất kỳ bào tử nấm Candida nào xâm nhập, muốn tồn tại và phát triển
thì bước đầu tiên là phải gắn vào các tế bào niêm mạc và sau đó phát triển,
lớn mạnh và sinh sản để ký sinh vững chắc vào niêm mạc âm đạo. Trong khi
sự cạnh tranh về dinh dưỡng của vi khuẩn từ lâu đã được coi là quan trọng
nhất, thì các nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng Lactobacilli và các bào tử
nấm Candida luôn tồn tại sát cánh bên nhau và vai trò kháng sinh của vi
khuẩn là ức chế sự phát triển và sinh sản của nấm [8], [34].


13

1.4.4. Yếu tố liên quan
1.4.4.1. pH âm đạo
Độ pH trung bình của âm đạo phụ thuộc vào tuổi và tình trạng nội tiết
sinh dục. Ở trẻ gái chưa hành kinh và phụ nữ mãn kinh có pH âm đạo là 6 – 7,
ở phụ nữ trong tuổi sinh sản pH âm đạo hằng định là 4 – 4,5. pH âm đạo được
duy trì nhờ trực khuẩn Lactobacilli yếm khí sử dụng glycogen ở âm đạo để
hình thành acid lactic làm cho môi trường âm đạo có tính acid, nhờ đó niêm
mạc âm đạo có khả năng tự bảo vệ chống lại vi khuẩn. Nồng độ glycogen
trong âm đạo lại chịu sự ảnh hưởng của Estrogen. Do đó mọi rối loạn về nội
tiết sinh dục Estrogen đều ảnh hưởng đến pH âm đạo, pH âm đạo trở thành
acid sẽ là điều kiện để cho nấm Candida phát triển [27].
1.4.4.2. Tiền sử dùng thuốc
- Dùng kháng sinh: Dùng kháng sinh kéo dài đặc biệt là các kháng sinh
phổ rộng như Ampixillin, Cephalosporin và một số kháng sinh khác có nguy
cơ làm thay đổi sự cân bằng của Lactobacilli ở biểu mô thành âm đạo, do đó

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Đào [22] và Phan Thị Kim Anh [39]
cho thấy tỷ lệ phụ nữ mang thai bị nhiễm nấm Candida âm đạo lần lượt là 30
– 50% và 39,5%.
- Thời kỳ mạn kinh:
Trong thời kỳ này do sự thiếu hụt của Estrogen, làm teo biểu mô lát và
làm tăng độ pH âm đạo tạo điều kiện thuận lợi để nấm Candida phát triển và
gây bệnh [40].
1.4.4.4. Đái tháo đường và bệnh miễn dịch
- Với những bệnh nhân đái tháo đường, sự chế tiết glycogen của tế bào
biểu mô âm đạo bị suy giảm. Đồng thời, lượng đường trong máu tăng cao làm
cho môi trường âm đạo thay đổi và đó chính là môi trường thuận lợi cho nấm
Candida phát triển và gây bệnh.
Theo nghiên cứu của Sobel JD cho thấy ở những người đái tháo đường,
tế bào biểu mô âm đạo có khả năng tăng cường sự thu hút và bám dính của
Candida [41].


15

- Nhiễm HIV/AIDS: Tình trạng suy giảm hệ thống miễn dịch mắc phải
HIV/AIDS, dẫn đến việc thiếu hoặc mất kiểm soát của hệ miễn dịch làm tăng
nhiễm nấm Candida cơ hội [42].
1.4.4.5. Quan hệ tình dục
Lây nhiễm từ vợ/ bạn tình, nam giới thường lây nhiễm nấm Candida sau
khi quan hệ tình dục với vợ/ bạn tình bị viêm âm hộ – âm đạo do nấm
Candida. Ngược lại nấm có thể xâm nhập vào cơ thể người phụ nữ sau khi
quan hệ tình dục với người bị bệnh [12].
1.4.4.6. Thủ thuật sản khoa
Một số thủ thuật y tế không đảm bảo tiệt trùng như nạo thai, hút thai, đặt
vòng, đỡ đẻ và thăm khám phụ khoa hoặc thăm khám âm đạo không sử dụng

làm cho âm hộ có nhiều vết xước.
- Đau rát khi giao hợp.
- Có khi đái buốt hay khó đái do có cảm giác nóng khi nước tiểu tiếp
xúc với vùng âm hộ.
- Ra khí hư màu trắng như váng sữa hoặc bột trắng, có mùi hôi.
- Các triệu chứng này có thể tăng lên trước khi có kinh.
- Dịch tiết âm đạo: Bình thường dịch tiết âm đạo màu trắng, hơi quánh,
không có mùi, không có bạch cầu đa nhân, nó bao gồm các tế bào âm đạo
bong ra, chất nhầy từ vùng tiền đình, tuyến Skenè, tuyến Bartholin, các chất
tiết từ các tổ chức và mao mạch ở âm đạo, dịch nhầy ở cổ tử cung, dịch tiết ở
buồng trứng và vòi tử cung. Khi bị viêm nhiễm, dịch tiết nhiều lên làm cho
người phụ nữ thấy khó chịu, đó là khí hư.
 Các triệu chứng thực thể:
- Âm hộ đỏ, sưng nề, viêm và nứt rẽ, bờ không đều, thượng bì bong tạo
thành các vảy da mỏng và có các sần mủ đứng riêng rẽ ở bờ.
- Môi lớn đỏ, giữa môi lớn và môi bé phủ một lớp chất đặc và dính như
váng sữa, lau sạch thấy niêm mạc đỏ sẫm, bờ không đều nham nhở.


17

- Âm đạo có ban đỏ, có chất như kem dính vào thành, đôi khi không rõ
và âm đạo nhiễm khí hư bột trắng hoặc màu vàng giống như pho mát.
- Cổ tử cung phù nề, trợt loét, có thể viêm lộ tuyến. Phủ lớp màng trắng
như màng giả lấy ra dễ dàng.
- Cùng đồ sau có chất đọng lại như cặn sữa.
- Bôi Lugol thấy âm đạo bắt màu nâu nham nhở.

Hình 1.1. Khí hư âm đạo do nấm Candida
 Khám toàn thân:

trong vài giờ và ủ ấm 2 ngày ở nhiệt độ 37ºC, thấy mọc lên những khuẩn lạc
màu trắng đục như kem.
 Phát hiện kháng nguyên Candida:
Khi có Candida trong dịch tiết âm đạo, phức hợp kháng nguyên – kháng
thể được tạo thành dưới dạng những hạt ngưng kết có thể thấy được bằng mắt
thường. Kỹ thuật này cho kết quả nhanh nhưng đắt tiền, độ nhạy là 97% và độ
đặc hiệu từ 61 – 82%.
 Phát hiện AND (Axit Deoxyribo Nucleic) của nấm Candida:
Kỹ thuật này cho phép xét nghiệm đồng thời nấm Candida, Trichomonas
và Bacteria vaginosis trong dịch tiết âm đạo. Có thể giữ bệnh phẩm ở nhiệt độ
4ºC trong 24 giờ. Kỹ thuật này có độ nhạy là 80% và độ đặc hiệu là 98%
nhưng đắt tiền và cần có trang thiết bị đặc biệt.
1.4.6. Chẩn đoán nhiễm nấm Candida âm đạo
1.4.6.1. Chẩn đoán xác định
Dựa vào các triệu chứng sau:
- Ngứa âm hộ – âm đạo.
- Khí hư ra như bột trắng hoặc như váng sữa.
- Âm hộ – âm đạo đỏ, phù nề, có bám nhiều khí hư.
- pH âm đạo < 4,5.
- Soi tươi thấy: Có ≥ 3 bào tử nấm men nảy chồi và sinh sản/ 1 vi trường.
- Nuôi cấy và định loại nấm.


20

1.4.6.2. Chẩn đoán phân biệt
Phân biệt giữa viêm âm đạo do nấm Candida và các nguyên nhân khác:
Đặc điểm

Viêm âm

- Mảng
dính, đóng
cục

- Nhiều
- Vàng, xanh
- Đồng nhất, loãng có
bọt

- Trung bình
- Vàng hoặc xám
- Đồng nhất, lỏng,
tráng đều thành âm
đạo

Dịch:
- Số lượng
- Màu sắc
- Độ đặc
pH âm đạo

≤ 4,5

≥5

> 4,5

Test Sniff

(-)



21

1.4.8. Điều trị
1.4.8.1. Nguyên tắc điều trị
 Điều trị toàn thân và tại chỗ.
 Điều trị cả chồng/ bạn tình khi có 1 trong các triệu chứng sau:
- Có triệu chứng viêm ngứa quy đầu.
- Có nấm trong nước tiểu.
- Trường hợp người phụ nữ bị tái phát nhiều lần.
1.4.8.2. Điều trị cụ thể
Có rất nhiều các thuốc điều trị nấm trên thị trường.
 Thuốc đặt âm đạo:
- Nystatin 100.000 đv đặt âm đạo 1 viên/ ngày x 14 ngày, hoặc
- Miconazole hay Clotrimazole 100 mg đặt âm đạo 1 viên/ ngày x 7
ngày, hoặc
- Miconazole hay Clotrimazole 200 mg đặt âm đạo 1 viên/ ngày x 3
ngày, hoặc
- Clotrimazole 500 mg đặt âm đạo 1 viên duy nhất.
 Thuốc uống toàn thân:
- Fluconazole 150 mg uống 1 viên duy nhất, hoặc
- Itraconazole 200 mg uống 2 viên/ ngày x 3 ngày.
 Thuốc bôi ngoài da:
- Mỡ Nystatin bôi ngoài da, âm hộ x 7 ngày.
- Clotrimazole kem 1% bôi âm hộ 3 lần/ ngày x 7 ngày.
 Dung dịch vệ sinh: Các dung dịch có tính kiềm hoặc trung tính.
 Vệ sinh chung: Nguồn nước sạch, quần áo, quần lót khô sạch… để nấm
không phát triển được.
 Khám phụ khoa định kỳ.


23

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu

Khám phụ khoa

Phỏng vấn

Mô tả
yếu tố liên quan

Mô tả
triệu chứng lâm sàng

Lấy bệnh phẩm tìm
tác nhân gây bệnh

2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu nghiên cứu đề tính tỷ lệ mắc bệnh được tính theo công thức sau:

Trong đó:
n: Cỡ mẫu nghiên cứu.
p: Theo nghiên cứu của Đàm Thị Hòa tỷ lệ nhiễm nấm Candida âm đạo
trong số phụ nữ có hội chứng tiết dịch âm đạo là 26,2% [17].
𝜀: Sai số mong đợi tương đối (= 0,2).
: Độ tin cậy ở mức xác suất 95% (= 1,96).
Thay vào công thức trên cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu là 270 phụ nữ.
Trên thực tế chúng tôi thu thập 300 phụ nữ vào nghiên cứu.

- Làm test sniff.
- Soi tươi tìm nấm Candida, Trichomonas vaginalis.
- Nhuộm Gram tìm nấm Candida, Clue cells, vi khuẩn gây bệnh.


25

Kỹ thuật xét nghiệm
 Thử nghiệm test Sniff (thử nghiệm Amine): Cho bệnh phẩm lên lam
kính, nhỏ 1 giọt dung dịch KOH 10% lên bệnh phẩm rồi trộn đều. Có mùi cá
ươn là thử nghiệm dương tính, không có mùi là âm tính.
 Soi tươi trực tiếp: Nhỏ vào bệnh phẩm 1 – 2 giọt dung dịch nước muối
9‰ vô trùng. Soi dưới kính hiển vi quang học, sử dụng vật kính 10 hoặc 40.
- Trichomonas vaginanis di động theo kiểu vừa quay tròn vừa giật lùi.
- Nấm Candida là những tế bào nấm men có hình oval, hay có chồi hình
con “lật đật” hoặc các sợi nấm không có vách ngăn.
 Soi tươi nhuộm Gram: Dàn mỏng bệnh phẩm trên một phiến kính sạch,
thành một phiến đồ có đường kính khoảng 1 cm. Cố định bằng cách hơ qua
ngọn lửa đèn cồn 2 – 3 lần, sau đó nhuộm theo phương pháp Gram. Để tiêu
bản khô tự nhiên và soi dưới vật kính dầu với độ phóng đại 1000 lần.
- Tìm nấm Candida: Là những tế bào có hình tròn hoặc bầu dục, bắt
màu Gram dương, chú ý tìm những tế bào nấm Candida có chồi để loại trừ
sợi nấm giả.
- Tìm Clue cells: Là các tế bào biểu mô âm đạo bong ra, bị hấp thụ bởi
các trực khuẩn Gram âm nhỏ trên bề mặt hoặc xung quanh tế bào. Dương tính
khi chiếm ≥ 20% tế bào biểu mô bong ra.
- Tìm các loại vi khuẩn khác: Trực khuẩn Gram âm bắt màu hồng, trực
khuẩn Gram dương bắt màu tím, cầu khuẩn Gram dương là những chấm tròn
bắt màu tím.
2.3.4. Các biến số nghiên cứu


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status