Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ở việt nam (tt) - Pdf 50

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KIỀU QUỲNH ANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 62 34 04 03

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - 2018


Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học:
Người hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải
Người hướng dẫn 2: GS.TS. Phạm Văn Đức

Phản biện 1: …………………………………………………………….
Phản biện 2: …………………………………………………………….

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện
Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ - Phòng họp….. Nhà ……,

thách đã và đang đặt ra hơn bao giờ hết, mọi tiềm năng quốc gia phải được
khai thác hợp lý, trong đó có NNL nữ, đặc biệt là NNL nữ nghiên cứu khoa
học.
Trong những năm qua, chúng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách,
pháp luật để đạt được sự bình đẳng giới và phụ nữ đã có nhiều đóng góp
tích cực vào quá trình phát triển của đất nước. Song, thực tế số cán bộ nữ
tham gia hoạt động NCKH còn ít. Sự bình đẳng trong hoạt động NCKH
giữa nam và nữ còn một khoảng cách khá xa. Điều tra của Bộ Khoa học và
Công nghệ cho thấy, tỷ lệ phụ nữ làm chủ nhiệm đề tài cấp bộ trở lên năm
2010 chiếm khoảng 10% trong tổng số đề tài từ cấp bộ trở lên của khoa học
và công nghệ, trong đó phụ nữ làm chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước chỉ
chiếm 0,2%.Số liệu thống kê của UNESCO và tổ chức L’OREAL trong
chương trình “Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học” cho thấy, trên thế
giới chỉ có 30% số sinh viên theo học các ngành khoa học là nữ giới; các
nhà khoa học là nữ chỉ chiếm khoảng 25% tổng số các nhà khoa học tòan
cầu và chỉ có 2,9% chủ nhân các giải Nobel là các nhà khoa học nữ. Vậy tại
sao lại có sự mất cần đối trong hoạt động NCKH giữa hai giới như vậy? Và
làm thế nào để khắc phụcthực trạng trên, khơi dậy sức mạnh của phụ nữ
trong NCKH? Đây thực sự là một bài toán đã và đang đặt ra cần phải giải
quyết trong Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, cụ thể hơn là vấn
1


đề bình đẳng giới trong hoạt động nghiên cứu khoa học trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng.
Xuất phát từ những lý do trên và từ vị trí công tác của bản thân nên
tác giả đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực
nữ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam” để làm luận án Tiến sĩ quản lý công
vừa có giá trị lý luận và vừa có giá trị thực tiễn cao.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.2.Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và viết luận án, tác giả sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như: Phương pháp thu thập
thông tin, số liệu; phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp; phương pháp
chuyên gia; phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp phân tích,
2


đánh giá; phương pháp phân tích, thống kê; phương pháp bảng hóa và biểu
đồ hóa. Ngoài ra luận án còn sử dụng thêm các phương pháp nghiên cứu
tình huống, phân tích tác động của chính sách, phương pháp đối chiếu so
sánh, phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp liên ngành của xã
hội học và khoa học về giới.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học của luận án
5.1. Câu hỏi nghiên cứu của luận án
Hoạt độngQLNNvề phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học ở Việt
Nam hiện nay đang được thực hiện thế nào? Những ưu điểm và hạn chế
trong QLNNvề phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học hiện nay? Những
yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam?
Cần phải làm gì để nâng cao hiệu QLNN về phát triển NNL nữ nghiên cứu
khoa học ở Việt Nam trong giai đoạn kế tiếp?
5.2. Giả thuyết khoa học của đề tài
Giả thuyết nghiên cứu là thực trạng hoạt động QLNN trong việc phát
triển NNL nữ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam đã đạt những kết quả nhất
định, tuy nhiên còn những hạn chế. Nếu nghiên cứu và chỉ ra được các
nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế thì sẽ xây dựng được một hệ
thống các giải pháp QLNN phù hợp khắc phục những tồn tại và hoàn thiện
một số chính sách phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học thì sẽ có được
đội ngũ các nhà khoa học nữ đông đảo về số lượng, mạnh về chất lượng
đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

triển NNL nữ nghiên cứu khoa học tại Học Viện Hành chính Quốc gia.
8. Cấu trúc của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục, luận án được chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Chương 2: Cơ sở khoa học QLNN về phát triển NNL nữ nghiên cứu
khoa học
Chương 3: Thực trạng của QLNN về phát triển NNL nữ nghiên cứu
khoa họcở Việt Nam
Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiệnQLNN về phát triển
NNL nữ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan những công trìnhnghiên cứu liên quan đến luận án

1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nguồnnhân lực
Nghiên cứu về NNL và phát triển NNL là một chủ đề nhận được sự
quan tâm Nghiên cứu về NNL và phát trỉển NNL là một chủ đề được nhiều
học giả và các nhà quản lý hết sức quan tâm ở mọi quốc gia vùng lãnh thổ trên
thế giới. Ở Việt Nam, khi đất nước ta bước vào giai đoạn mở cửa và hội nhập
quốc tế, nghiên cứu về phát triển NNL càng được các cấp, các ngành và các
nhà khoa học quan tâm, có thể kể đến một số công trình: Nghiên cứu của Trần
Thị Tuyết: “Phát triển nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế”, luận án tiến
sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1995;Nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thanh: “Phát triển nguồn nhân lực và vai trò của giáo dục và đào tạo
đối với sự phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH ở
nước ta hiện nay”, Luận án tiến sỹ Triết học, Viện Triết học 2001; nghiên cứu
của Bùi Thị Thanh: “Phát triển nguồn nhân lực đồng bằng song Cửu long đến
năm 2020”, đề tài luận án tiến sỹ Kinh tế 2005, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh, …

Công đoàn tháng 9/2015,..
1.2. Nhận xét về tổng quan tài liệu và hướng nghiên cứu tiếp theo của
luận án
1.2.1. Những kết quả đạt được:
Các công trình nghiên cứu về NNL ở nước ta khá đa dạng và
phong phú, tập trung chủ yếu ở các các khía cạnh nghiên cứu về NNL lao
động, NNL phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, NNL có chất lượng cao.Tài
liệu tổng quan đã xây dựng khá hoàn thiện những cơ sở lý luận về NNL xã
hội, nguồn gốc hình thành, yếu tố chi phối sự phát triển của NNL xã
hội.Nghiên cứu và làm sáng tỏ mối quan hệ giữa giáo dục và đào tạo với sự
phát triển NNL của đất nước. Xây dựng được những cơ sở lý luận về vai
trò của giáo dục và đào tạo. Các công trình, bài viết đã tìm hiểu một số nội
dung để phát triển NNL như đào tạo, bồi dưỡng NNL; quy hoạch phát triển
NNL; xây dựng và thực hiện những cơ chế, chính sách đối với việc phát
triển NNL lao động.Các đề tài khoa học, công trình, dự án cũng đã điều tra,
nghiên cứu về thực trạng NNL, thực trạng quản lý NNL nữ ở một số tổ
chức, cơ quan, địa phương và đề xuất được những giải pháp quản lý.NNL
nữ lao động ở nông thông và vai trò của NNL nữ ở nông thôn cũng được
các học giả quan tâm, nghiên cứu.
5


1.2.2. Những khía cạnh, nội dung cần tiếp tục nghiên cứu:Rất ít những
công trình, bài viết nghiên cứu NNL dưới góc độ quản lý công. Bên cạnh
đó, nghiên cứu QLNN về phát triển NNL nữ cũng rất ít các học giả tiếp
cận, xem xét và nghiên cứu.Hệ thống cơ sở lý luận về phát triển NNL nữ
còn chưa được nghiên cứu và xây dựng đầy đủ, hoàn thiện.Điều tra, nghiên
cứu về thực trạng NNL nữ, NNL nữ nghiên cứu cũng chưa được các nhà
khoa học ở Việt Nam chú ý, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào
tập trung điều tra, nghiên cứu về thực trạng NNL nữ nghiên cứu khoa học ở

kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm để phát hiện ra những cái mới về
bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp
và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn.
6


2.1.2. Phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học
Phát triển nhân lực nữ nghiên cứu khoa học là tổng thể các chính
sách, hình thức và biện pháp nhằm nâng cao về số lượng và chất lượng
NNL nữ nghiên cứu khoa học; đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý, sử
dụng tạo sự bình đẳng giới để đáp ứng ngày càng tốt hơn sự phát triển
bền vững của đất nước.
2.1.3. Đặc điểm của NNL nữ nghiên cứu khoa học: Là nguồn lực lao
động có chất lượng cao.Đối tượng lao động của NNL nữ nghiên cứu khoa
học là những kiến thức, tri thức mới, sự vật, hiện tượng, quy luật mới.
Phương thức và phương pháp lao động của NNL nữ nghiên cứu khoa học
cũng có sự khác biệt rất lớn đối với các phương thức, phương pháp lao
động của các lĩnh vực khác. Hình thức lao động của NNL nữ nghiên cứu
khoa học cũng rất phong phú, đa dạng.Sản phẩm hoạt động của NNL nữ
nghiên cứu khoa học không có thời gian cụ thể.Thời gian lao động của đội
ngũ cán bộ nữ NCKH không xác định được cụ thể, có thể trong giờ
hành chính nhưng cũng có thể ngoài giờ hành chính vì điều này phụ
thuộc vào đặc điểm của đối tượng nghiên cứu khoa học. Do các hiện
tượng tự nhiên, xã hội đa dạng, phong phú nên phạm vi hoạt động NCKH
cũng rất đa dạng, phong phú, nhiều hoạt động NCKH đòi hỏi chuyên gia,
nhà nghiên cứu phải có sự kiên trì, dũng cảm và đức hy sinh.Khác biệt với
NNL nam nghiên cứu khoa học, NNL nữ nghiên cứu khoa học ngoài nhiệm
vụ về hoạt động nghiên cứu thì họ phải thực hiện thiên chức làm mẹ, làm
vợ, việc thực hiện thiên chức này người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi
hơn so với nam giới trong cuộc sống, cũng như cơ hội thăng tiến ở cơ quan

xã hội, cải tiến quy trình sản xuất, đổi mới khoa học và công nghệ. NNL nữ
nghiên cứu khoa học tham gia vào các hoạt động chủ trì các hoạt động
nghiên cứu khoa học; Tham gia vào các công tác đoàn thể, công tác xã hội;
Tham gia vào công tác cán bộ, các hoạt động tuyển dụng, bố trí, điều động,
luân chuyển, quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ.
2.2.3. Nội dung QLNN về phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học
Tiếp cận dưới khía cạnh khoa học quản lý công, QLNN về phát triển
NNL nữ nghiên cứu khoa học bao gồm các nội dung:Xây dựng các chiến
lược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách, chương trình, dự án về đối phát
triển NNL nữ nghiên cứu khoa học;Xây dựng và ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật về phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học;Tổ chức bộ
máy QLNN về phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học;Tuyển dụng, đào
tạo, sử dụng NNL nữ nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phát triển
NNL nữ nghiên cứu khoa học;Thanh tra, kiểm soát, tổng kết, đánh giá hoạt
động phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học.
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về phát triển NNL nữ nghiên
cứu khoa học
2.3.1. Những yếu tố chủ quan
2.3.2. Những yếu tố khách quan
2.4. Kinh nghiệm thế giới QLNN về phát triển NNL nữ nghiên cứu
khoa học và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
2.4.1. Kinh nghiệm thế giới QLNN về phát triển NNL nữ NCKH
Khái quát hóa về kinh nghiệm phát triển NNL của một số quốc gia
đã rất thành công trong phát triển NNL nói chung và NNL nữ có chất
lượng cao, là những bài học quý cho sự phát triển NNL nữ nghiên cứu
khoa học ở Việt Nam. Các quốc gia đó là: Mỹ , Nhật Bản, Trung Quốc.
2.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam: Cần xác định rõ mục tiêu cụ
thể trong phát triển NNL nữ khoa học trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ
thể; Xây dựng khung thể chế hữu hiệu nhằm bảo vệ quyền và hỗ trợ cho
người phụ nữ khi tham gia lao động đặc biệt là lao động khoa học; Đổi mới

ngoài có 2.066 người. Nếu so với tổng số NNL nghiên cứu khoa học của cả
nước thì NNL nữ nghiên cứu khoa học còn khá thấp chiếm tỷ lệ 44,74%.
Bảng 3.4: Thống kê về quy mô, số lượng NNL nữ NCKH theo khu vực
kinh tế và theo chức năng làm việc
Tổng
Chia theo chức năng làm việc
nhân
Cán bộ Cán bộ
Thành phần kinh tế
lực
Cán bộ
kỹ
Khác
nghiên nghiên
hỗ trợ
cứu
thuật
cứu
Tổng số NNL
164.744 128.997 12.799 15.149 7.799
Nhà nước
139.531 112.191
8.898 12.829 5.613
Ngoài nhà nước
20.917 15.076
2.837
1.569 1.435
Có vốn đầu tư nước
4.296
1.730


người, chiếm tỷ lệ 77,13%; NNL nữ là cán bộ kỹ thuật có 5.033 người,
chiếm tỷ lệ 6,83%; NNL nữ làm nhiệm vụ hỗ trợ nghiên cứu khoa học có
8.412 người, chiếm tỷ lệ 11,41% và NNL làm những nhiệm vụ khác là
3.068 người, chiếm tỷ lệ 4,63%.
 Về chất lượng NNL nữ nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu về chất lượng NNL nữ trực tiếp làm nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học cho thấy số lượng NNL nữ nghiên cứu khoa học có trình độ tiến
sĩ là 3.667 người, chiếm tỷ lệ 6,46 %; số lượng NNL nữ nghiên cứu khoa
học có trình độ thạc sĩ là 23.503 người, chiếm tỷ lệ 41,36 %; số lượng NNL
nữ nghiên cứu khoa học có trình độ đại học chiếm đại đa số với 27.672
người, tỷ lệ là 48,71 %; còn lại là trình độ cao đẳng với 2.004 người, chiếm
tỷ lệ 3,52 %.
Bảng số 3.6: Thống kê chất lượng NNL nữ NCKH theo khu vực hoạt
động khoa học và theo trình độ chuyên môn.
Đơn vị tính: Người
Chia theo trình độ chuyên
môn
Tổng Tỷ lệ
Khu vực hoạt động
số
% Tiến sĩ Thạc
Đại
Cao

học
đẳng
1. Tổng số cán bộ
105.230
11.501 34.618 55.116 3.995

Phi lợi nhuận
0.97
67
91
301
90
549
Nguồn: Tổng hợp từ Điều tra NC&PT 2014 và Điều tra doanh nghiệp 2014
Nghiên cứu Bảng 3.6 cho thấy, NNL nữ nghiên cứu khoa học có chất
lượng cao tập trung chủ yếu ở khu vực đại học với 2,632 người có trình độ
tiến sĩ và 17.737 người có trình độ thạc sĩ; các viện, trung tâm nghiên cứu
có 647 tiến sĩ và 3.022 thạc sĩ; các đơn vị sự nghiệp khác có 165 tiến sĩ và
1.196 có trình độ thạc sĩ. Còn lại ở các khu vực khác NNL nữ nghiên cứu
khoa học có chất lượng cao rất ít, chưa đến 100 người có trình độ tiến sĩ
trên phạm vi cả nước.
Kết quả khảo sát về quy mô số lượng và chất lượng của NNL nữ
nghiên cứu khoa học cho thấy các nhóm khách thể được khảo sát đã đánh
giá khá tương đồng nhau, các khách thể tham gia khảo sát đều nhận định
10


NNL nữ nghiên cứu khoa học tuy đông đảo về số lượng nhưng chưa đảm
bảo về chất lượng, thể hiện có 18/30 số ý kiến CBQL khẳng định NNL nữ
nghiên cứu khoa học đông đảo về số lượng, nhưng chưa đảm bảo về chất
lượng, chiếm tỷ lệ 60%; trong khi đó cũng nội dung này, có 118/270 số ý
kiến nữ cán bộ NCKH đồng ý, chiếm tỷ lệ 43,7%. Chung cả hai nhóm đối
tượng khảo sát là 136 ý kiến, chiếm tỷ lệ 68,0%.
Về thực trạng cơ cấu NNL nữ nghiên cứu khoa học, kết quả khảo sát
đều khẳng định NNL nữ nghiên cứu khoa học tập trung đông ở khu vực
nhà nước, số lượng nữ cán bộ NCKH ở khu vực ngoài khu vực nhà nước và

pháp luật trong lĩnh vực phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học
Nhìn nhận và đánh giá về thực trạng thể chế pháp luật về phát triển
NNL nữ nghiên cứu khoa học cho thấy trong những năm gần đây, đặc biệt
11


từ giai đoạn 2011 – 2015 hệ thống thể chế pháp luật về khoa học và công
nghệ nói chung và chính sách phát triển NNL nghiên cứu khoa học ngày
càng được hoàn thiện, đặc biệt là thể chế pháp luật về thu hút, sử dụng
NNL nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, những thể chế luật pháp về phát
triển NNL nữ nghiên cứu khoa học còn chưa được quan tâm nhiều. Kết quả
khảo sát cho thấy có 143/300 khách thể khảo sát khẳng định hệ thống thể
chế pháp luật về phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học chưa đầy đủ, chưa
đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của yêu cầu phát triển NNL nữ nghiên cứu
khoa học, chiếm tỷ lệ 47,67%. Số ý kiến cho là đầy đủ, đáp ứng được yêu
cầu phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học là 77/300 ý kiến, chiếm tỷ lệ
25,67%; Số ý kiến cho là thể chế pháp luật đầy đủ, nhưng chưa đáp ứng
được nhu cầu phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học là 80/300, chiếm tỷ
lệ 26,67%.
3.2.3. Thực trạng về tổ chức bộ máy QLNN về phát triển NNL nữ NCKH
Theo quy định của hệ thống pháp luật hiện hành Việt Nam bộ máy
QLNN về phát triển NNL nghiên cứu khoa học ở nước ta hiện nay bao
gồm: Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, cơ quan ngang bộ và
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Chính phủ có trách nhiệm thống nhất QLNN về phát triển NNL
nghiên cứu khoa học trong phạm vi cả nước và ban hành văn bản quy
phạm pháp luật, cơ chế, chính sách cụ thể để bảo đảm phát triển NNL
nghiên cứu khoa học.
Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức
năng QLNN về khoa học và công nghệ, bao gồm: hoạt động khoa học và

và 43,3% ý kiến cho là chưa tốt. Đối với nhóm khách thể là nữ cán bộ
NCKH thì có 10% ý kiến cho là tốt; 28,15% ý kiến cho là chưa tốt và
61,85% ý kiến cho là chưa tốt. Theo điều tra và thống kê của Bộ Khoa học
và Công nghệ, năm 2011 cả nước có 57.131 phụ nữ hoạt động trong lĩnh
vực nghiên cứu phát triển trong đó 43.844 người trực tiếp làm công tác
NCKH, 4.326 người làm nhiệm vụ kỹ thuật, 6.943 người làm nhiệm vụ hỗ
trợ NCKH và khác là 2.099 người.Đến năm 2014 số lượng phụ nữ tham gia
hoạt động NCKH tăng lên nhanh chóng cụ thể: Toàn bộ NNL nữ nghiên
cứu khoa học là 73.700 người, trong đó cán bộ nghiên cứu là 56.847 người,
cán bộ kỹ thuật là 5.033 người; cán bộ hỗ trợ là 8.412 người và những
người làm nhiệm vụ khác là 3.409 người.[15,tr72] Như vậy, kể từ năm 2011
đến năm 2014, số lượng NNL nữ nghiên cứu khoa học đã tăng 16.569
người, trung bình mỗi năm tăng 5.523 người, tương đương với 9,68% /
năm. Nếu tính riêng lực lượng trực tiếp tham gia NCKH thì sau 3 năm số
lượng tăng lên là 13.003 người, trung bình mỗi năm tăng 9,89%/ năm. Như
vậy có thể khẳng định, mặc dù chính sách thu hút, tuyển dụng được đánh
giá là chưa phù hợp và đảm bảo nhưng sức hút của các lĩnh vực NCKH vẫn
hấp dẫn đối với NNL lao động nữ, điều này trái ngược với kết quả khảo sát,
đánh giá.
- Nhóm chính sách sử dụng NNL nữ nghiên cứu khoa học có 23,33%
ý kiến CBQL đánh giá là tốt; 20% ý kiến cho là trung bình và 56,67% ý
kiến cho là chưa tốt. Với nhóm khách thể nữ cán bộ NCKH có 11,85% ý
kiến đánh giá là tốt; 31,11% đánh giá ở mức trung bình và 57,04% đánh giá
là ở mức độ chưa tốt.
- Nhóm chính sách đãi ngộ đội ngũ những nhà khoa học nữ được các
khách thể khảo sát đánh giá là chưa tốt ở mức rất cao, nhóm khách thể
CBQL đánh giá chính sách chưa tốt ở mức 70%, nữ cán bộ NCKH đánh giá
chính sách chia tốt ở mức 67,78%. Đây cũng là thực tế mà rất nhiều các
nhà khoa học và các nhà quản lý ở các cơ sở nghiên cứu khoa học phàn nàn
về chính sách đãi ngộ của nhà nước đối với NNL có chất lượng cao, phục

khảo sát còn cho là chưa thực sự chất lượng, hiệu quả. Nhiều nội dung đào
tạo, bồi dưỡng còn chưa gắn với yêu cầu thực tiễn công việc. Nội dung đào
tạo còn chậm đổi mới, hình thức và phương thức đào tạo còn mang tính
hình thức, thị trường chưa thực sự chất lượng. Chương trình bồi dưỡng
NNL nghiên cứu khoa học có nhiều, nhưng nặng về lý luận chính trị,
QLNN, chưa thực sự sát với chức danh và vị trí việc làm của các nhà khoa
học.
Thực trạng việc tôn vinh đội ngũ những nhà khoa học nữ
Đánh giá về các giải thưởng tôn vinh các nhà khoa học nhiều ý kiến
của các nhà khoa học cho rằng, các giải thưởng nhằm tôn vinh các nhà
khoa học còn nghèo nàn, giải thưởng về khoa học và công nghệ chưa thực
sự có uy tín, chưa thực sự khác biệt so với các giải thưởng, tôn vinh ở các
hoạt động lĩnh vực khác. Trình tự, thủ tục và hình thức tôn vinh còn mang
nặng tính hình thức, rườm rà, phức tạp, chưa thực sự nhận được sự quan
tâm của các nhà khoa học trong và ngoài nước.
Thực trạng việc hợp tác quốc tế về phát triển NNL nữ NCKH
14


Có thể thấy rằng việc hợp tác quốc tế trong hoạt động khoa học và
công nghệ nói chung và nghiên cứu khoa học nói riêng trong những năm
gần đây ở nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ và có những nhiều
điểm tích cực. Xuất phát từ vị thế là một quốc gia chủ yếu đi nhận sự hỗ
trợ, giúp đỡ và phụ thuộc vào quốc gia khác trên thế giới, đến nay chúng ta
đã vươn lên, trở thành một quốc gia có quan hệ hợp tác bình đẳng, cùng
phát triển với trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Từ hình thức
hợp tác chủ yếu là nhận viện trợ đào tạo, bồi dưỡng NNL nghiên cứu khoa
học, đến nay chúng ta đã đa dạng hóa nhiều loại hình hợp tác khác nhau từ
đào tạo, bồi dưỡng đến, chia sẻ hợp tác NCKH, cùng tham gia hoạt động
đào tạo, bồi dưỡng, cùng triển khai và tổ chức nhiều công trình dự án

3.3. Đánh giá thực trạng của QLNN về phát triển NNL nữ nghiên cứu
khoa học ở Việt Nam
3.3.1. Ưu điểm
Thứ nhất, trong những năm qua, Chính phủ và các bộ ngành, đứng
đầu là Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành nhiều pháp luật, chính sách
quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển khoa học và công nghệ, trong đó có
những chính sách, pháp luật nhằm thu hút, tuyển dụng, đãi ngộ NNL
nghiên cứu khoa học. Thứ hai, đã xây dựng được một hệ thống các chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ, NNL lao động
của đất nước, NNL nghiên cứu khoa khá đầy đủ và đồng bộ từ trung ương
đến địa phương.Thứ ba, chúng ta đã thu hút được một số lượng lớn NNL
nghiên cứu khoa học nói chung và NNL nữ nghiên cứu khoa học nói riêng,
thể hiện ở quy mô, số lượng NNL nữ NCKH ngày càng gia tăng.Thứ tư,
phạm vi nghiên cứu khoa học phụ nữ tham gia nghiên cứu ngày càng mở
rộng, đến nay đội ngũ các nhà khoa học nữ tham gia ở mọi lĩnh vực nghiên
cứu khoa học của đất.Thứ năm, chất lượng NNL nữ nghiên cứu khoa học
ngày càng được nâng lên.Thứ sáu, số lượng các nhà khoa học nữ đạt các giải
thưởng khoa học được các tổ chức NCKH, các cơ quan chủ quản, Bộ Khoa học
và Công nghệ, các viện hàn lâm, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ vinh
danh ngày một nhiều. Thứ bảy, hoạt động đào tạo và bồi dưỡng NNL nữ
nghiên cứu khoa học ngày càng được đẩy mạnh và củng cố về chất
lượng.Thứ tám, Hợp tác quốc tế về phát triển NNL khoa học và công nghệ
nói chung, NNL nữ nghiên cứu khoa học ngày càng được mở rộng, đa dạng
hóa cả về nội dung và hình thức.Thứ chín, công tác thanh tra, kiểm tra và
xử lý những khiếu nại, tố cáo trong phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học
đã từng bước được quan tâm thực hiện hơn so với những giai đoạn trước
đây.
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
3.3.2.1. Hạn chế
- Chính sách phát triển NNL còn mang tính phổ quát cho tất cả mọi

lệnh.Trình độ quản lý của các cơ quan chức năng chưa theo kịp, chưa thích
ứng với xu thế của thời đại. Thêm vào đó, chính sách pháp luật của nhà
nước chậm đổi mới, đặc biệt là chính sách đào tạo, bồi dưỡng NNL nghiên
cứu khoa học; chính sách thu hút và đãi ngộ nhân tài.Tổ chức bộ máy
QLNN về phát triển khoa học và công nghệ thiếu tính ổn định, sau 15 năm
hình thành và phát triển nên thành tựu trong quản lý còn chưa nhiều.Cơ chế
đầu tư cho phát triển NNL nghiên cứu khoa học còn chưa tương xứng so
với khu vực và trên thế giới.Thiếu sự quy hoạch phát triển NNL nghiên cứu
khoa học đồng bộ giữa khu vực nhà nước với các khu vực ngoài nhà
nước.Thị trường khoa học và công nghệ chậm phát triển, chính sách còn
thiếu tính đồng bộ và còn có những bất cập.Mô hình, tổ chức bộ máy các
trung tâm nghiên cứu còn chậm đổi mới, cơ sở vật chất và các nguồn lực
khác phục vụ cho hoạt động NCKH còn nghèo nàn, lạc hậu.
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆNQUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ NCKH
4.1. Quan điểm và định hướng về phát triển NNL nữ NCKH
Để từng bước khắc phục những tồn tại, bất cập trong phát triển khoa
học và công nghệ nói chung và NNL nghiên cứu khoa học ở nước ta nói
riêng, năm 2012, Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã
ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về phát triển khoa học và công nghệ
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Để thực hiện mục tiêu phát
triển NNL mà nghị quyết đã đặt ra, Đảng khẳng định:“Phải tiến hành đổi
mới quy hoạch phát triển NNL, cơ chế, chính sách sử dụng và trọng dụng
cán bộ khoa học và công nghệ”, bao gồm:Quy hoạch phát triển nhân lực
khoa học và công nghệ phải gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh
17


tế - xã hội; Xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng

địa phương và cấp quốc gia; đẩy mạnh phân cấp, thực hiện quyền tự chủ,
nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo nhân lực. xây dựng
những cơ chế, chính sách đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội. Thể chế
hóa trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc phát triển nhân lực quốc
gia.Thứ ba, tập trung xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án
trọng điểm.Thứ tư, xây dựng và triển khai Chương trình đào tạo và chính sách
trọng dụng nhân tài trong các lĩnh vực, đặc biệt là hình thành và phát triển đội
ngũ chuyên gia đầu ngành trong giáo dục, đào tạo, khoa học - công nghệ.
Để thực hiện thành công mục tiêu quy hoạch phát triển NNL khoa học
và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xác định phải tập trung vào 3
định hướng: Thứ nhất, đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển
18


NNL nghiên cứu khoa học; thứ hai, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi
dưỡngNNL nghiên cứu khoa học và thứ ba, đảm bảo kinh phí cho phát
triển nhân lực khoa học và công nghệ.
4.2. Giải pháphoàn thiệnQLNN về phát triển NNL nữ nghiên cứu
khoa học ở Việt Nam

4.2.1. Hoàn thiện xây dựng và ban hành chiến lược, quy hoạch phát
triển NNL nữ nghiên cứu khoa học:Bộ Khoa học và Công nghệ tham
mưu cho Chính phủ trong việc xây dựng nghị định quy định việc lập quy
hoạch phát triển NNL nghiên cứu khoa học của các bộ, ngành và của các
địa phương; Căn cứ vào Nghị quyết số 06-NQ-TW về đổi mới và phát triển
khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2012; Chiến lược phát triển NNL
Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020; quy hoạch phát triển NNL khoa
học và công nghệ Việt Nam, Bộ Trưởng Bộ Khoa Học và Công nghệ xây
dựng chiến lược, quy hoạch phát triển NNL khoa học và công nghệ Việt
Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước; Các vụ quản lý khoa học dựa trên


về phát triển NNL nghiên cứu khoa học; Tổ chức các cuộc hội thảo, tọa
đàm khoa học nhằm tổng kết, đánh giá những VBQPPL về phát triển NNL,
tiếp thu những ý kiến đòng góp của các chuyên gia về chất lượng, hiệu quả
của các VBQPPL, trên cơ sở đó có những phương hướng sử đổi, bổ sung
và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phát triển NNL nghiên cứu khoa học;
Nghiên cứu và lấy ý kiến của các nhà lập pháp về việc xây dựng những quy
định pháp luật nhằm định hướng phát triển NNL lao động nữ, NNL nữ
khoa học và công nghệ, NNL nữ nghiên cứu khoa học.
 Đổi mới và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách phát triển NNL nữ
nghiên cứu khoa học: Đổi mới và hoàn thiện các chính sách về tuyển dụng
NNL, NNL nữ nghiên cứu khoa học theo hướng ưu tiên, trọng dụng những
người có trình độ cao, những người có quá trình, kinh nghiệm NCKH xuất
sắc; Rà soát lại chính sách tiền lương, tiền thưởng và các chính sách đãi
ngộ khác đối với các chức danh nghiên cứu khoa học; Xây dựng hệ thống
chính sách tôn vinh đội ngũ những nhà khoa học, hệ thống các giải thưởng
trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
4.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN về phát triển NNL NCKH
- Rà soát lại toàn bộ hệ thống những cơ quan có chức năng QLNN về
khoa học và công nghệ, nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ
trên phạm vi cả nước; Nghiên cứu và xem xét đưa quản lý hoạt động nghiên
cứu khoa học về một chủ thể quản lý là Bộ Khoa học và Công nghệ, do hiện
nay chức năng quản lý phát triển khoa học và công nghệ còn chống chéo nhiều
cơ quan chức năng;Thành lập vụ phát triển NNL khoa học và công nghệ
trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, vụ có chức năng, nhiệm vụ là cơ
quan ham mưu, giúp việc cho Bộ trưởng trong việc quản lý và phát triển
NNL nghiên cứu khoa học;Xem xét sát nhập hai Viện Hàn lâm vào Bộ
Khoa học và Công nghệ để thống nhất chủ thể quản lý và phát triển khoa
học và công nghệ;Xây dựng những quy chế phối hợp giữa Bộ Khoa học và
Công nghệ với Các bộ, ngành và các địa phương trong việc phát triển NNL

nghiên cứu. Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các khu công nghệ
cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Xây dựng các chương trình
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ quản lý khoa học và công
nghệ ở các cấp. Triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo chuyên gia khoa học
và công nghệ trong các định hướng, lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu
tiên; Đẩy mạnh việc hợp tác đào tạo, bồi dưỡng giữa các truờng đại học
trong nước với các cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài; chủ động tiếp thu
những quy trình, chương trình đào tạo, bồi dưỡng hiện đại; gắn hoạt động
đào tạo, bồi dưỡng với hoạt động thí nghiệm, thực hành và sản xuất; Đẩy
mạnh công tác xã hội hóa đào tạo, bồi dưỡng NNL nghiên cứu khoa học.
Xây dựng và ban hành các chính sách nhằm quy định trách nhiệm của các
đơn vị sản xuất, kinh doanh trong việc phối hợp đào tạo, bồi dưỡng NNL
nghiên cứu khoa học.
 Đẩy mạnh việc đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục đại
học, các trung tâm nghiên cứu quốc gia, các phòng thí nghiệm: Xây dựng
và ban hành các quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị dạy học,
phòng thí nghiệm, phòng thực hành và các phòng chức năng khác của các
cơ sở giáo dục đại học; Tập trung ngân sách tài chính đầu tư cơ sở vật chất
cho các trường đại học trọng điểm quốc gia, khuyến khích việc liên kết
giữa các phòng thí nghiệm với các trường đại học, các doanh nghiệp, nhà
máy; Xây dựng và hoàn thiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ
sở giáo dục đại học, các tổ chức NCKH để từng bước tự chủ trong việc xây
dựng cơ sở vật chất của các trường đại học, các viện NCKH; Xây dựng và
ban hành các chính sách nhằm đa dạng hóa các nguồn lực nhằm từng bước
chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa cơ sở vật chất và thiết bị trường học;
Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho
các sản phẩm khoa học và công nghệ trong nước và nước ngoài được trao
đổi, mua bán trên thị trường; Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích
21


về chính sách thu hút, tuyển dụng và sử dụng, đãi ngộ NNL nghiên cứu khoa
học không cần thiết; Nghiên cứu cắt giảm những thủ tục cho vay vốn, tín
dụng trong hoạt động khoa học và công nghệ, trong công tác đào tạo và bồi
dưỡng NNL nghiên cứu khoa học; Đổi mới hoạt động bình xét, phong tặng
các giải thưởng về NCKH, việc xem xét, bình chọn để các tổ chức, hiệp hội
các nhà khoa học tự xem xét và tôn vinh; Cải cách hành chính trong việc
lực chọn, đấu thầu các dự án, đề tài, đề án, chương trình NCKH ở các cấp
độ. Đổi mới thời gian, kế hoạch giao các đề tài, dự án NCKH cho những tổ
chức, cá nhân trúng thầu; Đổi mới cách thức thành lập hội đồng nghiệm thu
các đề tài, dự án, chương trình NCKH, việc nghiệm thu kết quả đề tài, dự
án NCKH phải gắn với hiệu quả thực tiễn ứng dụng trong đời sống xã hội;
Đổi mới các quy định về các thủ tục về ngân sách, tài chính chi cho hoạt
động NCKH; định mức chi cho các hoạt động NGKH hiện nay còn rất
22


nhiều bất cập, gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác quyết toán và nghiệm
thu đề tài, công trình; Các trình tự, thủ tục tham gia các dự án NCKH có
nguồn vốn ngân sách còn chưa phù hợp, có quy định là phải thuyết minh đề
tài, dự án trước khi công bố trúng thầu, trong khi chưa triển khai đề tài, dự
án; Những quy định về xã hội hóa, về sử dụng nguồn ngân sách, nguồn hỗ
trợ, tài trợ; quy định về hợp tác, phối hợp NCKH; phối hợp trong đào tạo,
bồi dưỡng NNL nghiên cứu khoa học còn chồng chéo, phức tạp, khó vận
dụng và triển khai thực tiễn.
 Mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường thu hút các nguồn lực bên
ngoài phát triển NNL nghiên cứu khoa học: Tập trung rà soát thể chế pháp
luật quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; hợp
tác đào tạo, bồi dưỡng NNL khoa học và công nghệ; xây dựng thị trường
khoa học và công nghệ; thị trường lao động trên lĩnh vực hoa học và công
nghệ; Xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch mở rộng hợp tác về phát



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status