Tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên - Pdf 51

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ MAI

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ
LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN QUANG HUY

THÁI NGUYÊN, NĂM 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này do chính tôi nghiên cứu và thực
hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn chính
xác và có nguồn gốc rõ ràng.
Học viên

Nguyễn Thị Mai



2.1. Mục tiêu chung........................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2
4. Những đóng góp dự kiến của luận văn ......................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC ............................................................................................................... 4
1.1. Tổng quan về ngân sách nhà nước ............................................................. 4
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 4
1.1.2. Phạm vi ngân sách nhà nước................................................................... 4
1.1.3. Nguyên tắc quản lý ngân sách Nhà nước................................................ 5
1.1.4. Nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa
các cấp ngân sách .............................................................................................. 7
1.1.5. Vai trò của quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện ................................
9
1.2. Quản lý các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước........ 10
1.2.1. Khái niệm về quản lý các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn ngân
sách nhà nước .................................................................................................. 10
1.2.2. Đặc điểm của quản lý các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn ngân
sách
nhà nước ........................................................................................................... 13


4

1.2.3. Nội dung của quản lý các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn ngân
sách nhà nước .................................................................................................. 15
1.2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư .............................................................. 16
1.2.3.2. Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư................................................... 21

2.3.1.2. Chỉ tiêu phản ánh trình độ, năng lực trong quản lý các dự án đầu
tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn NSNN............................................ 48
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu định lượng ..................................................................... 48
2.3.2.1. Chỉ tiêu quyết toán vốn NSNN ........................................................ 48
2.3.2.2. Chỉ tiêu phân tích về hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra công
tác quản lý các dự án đầu tư XDCB sử dựng nguồn vốn NSNN .................
48
2.3.2.3. Chỉ tiêu phân tích về cơ cấu nguồn vốn sử dụng để đầu tư XDCB 49
2.3.2.4. Chỉ tiêu phân tích về kết quả đầu tư ............................................... 49
Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XDCB BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH

NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN PHÚ LƯƠNG................................................................................... 50
3.1. Giới thiệu tổng quan về huyện Phú Lương ..............................................
50
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 50
3.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 50
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình........................................................................... 51
3.1.1.3. Thời tiết, khí hậu ............................................................................. 52
3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên.................................................................... 52
3.1.2. Điều kiện kinh tế ..................................................................................... 54
3.1.3. Điều kiện xã hội .................................................................................... 55
3.1.3.1. Dân số, lao động ............................................................................. 55
3.1.3.2. Tình hình văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục ....................................... 56
3.1.3.3. Cơ sở hạ tầng .................................................................................. 59
3.2. Thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn
NSNN trên địa bàn huyện Phú Lương ............................................................ 60
3.2.1. Thực trạng đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ...................... 60

bằng nguồn vốn NSNN tại huyện Phú Lương ................................................ 89
4.2. Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư XDCB
bằng nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phú Lương trong thời
gian tới............................................................................................................. 90
4.3. Một số đề xuất, kiến nghị ........................................................................... 97
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 101


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ
vi
N N
S gâ
X X
D ây
U Ủ
B y
Q Q
L uả
H H
Đ ội
X X
D ây
G G
P iả
T T
Mổ


1


2

1. Tính cấp thiết của đề tài

MỞ ĐẦU

Phú Lương là huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Thái Nguyên là tổng
diện tích tự nhiên 368,94km2 với 15 đơn vị hành chính gồm 13 xã và 2 thị
trấn trong đó có 09 xã có xóm thuộc diện đặc biệt khó khăn, nguồn thu ngân
sách hạn chế trong khi đó nhu cầu chi cho phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở
hạ tầng là rất lớn. Do đó, công tác quản lý NSNN, đặc biệt là công tác quản lý
đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn NSNN càng cần phải được chú trọng để sử
dụng hợp lý các nguồn lực nhằm thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng.
Để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thực hiện
thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, UBND huyện đã xây dựng kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hàng năm chung, kế hoạch đầu
tư xây dựng cơ bản trung hạn, kế hoạch đầu tư công hàng năm và đề xuất các
giải pháp để triển khai thực hiện phù hợp với định hướng chung của tỉnh và
có những bước đột phá nhằm đưa nền kinh tế huyện phát triển nhanh, ổn định
và bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, tập trung
xây dựng đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng nông thôn mới, nâng cao
đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân trên địa bàn huyện.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Phú Lương ngày càng thu hút được nhiều
nguồn vốn đầu tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó có nguồn vốn
đầu tư dành cho XDCB, chủ yếu lượng vốn này có nguồn từ ngân sách nhà

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, các nguyên
tắc, nội dung, phương thức quản lý các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Phạm vi không gian: Luận văn được thực hiện tại huyện Phú Lương,
tỉnh Thái Nguyên.
Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu vào công tác QLDA
đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách Nhà nước của huyện Phú Lương trong 3
năm qua (từ năm 2015 đến năm 2017).


Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích tình hình
thực hiện những vấn đề cơ bản về kinh tế - xã hội, các dự án đầu tư giai đoạn
2015-2017. Từ đó đề ra phương hướng, giải pháp tăng cường công tác quản lý
nhà đối với các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
4. Những đóng góp dự kiến của luận văn
Luận văn có giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Hệ thống hóa cơ sở lý luận
về quản lý các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Đánh giá được thực trạng quản lý dự án đầu tư XDCB của địa phương. Trên
cơ sở đó, đề xuất được một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý
nhà nước các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn ngân sách trên địa bàn nghiên
cứu. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo trong việc
xây dựng các chính sách về đầu tư và quản lý dự án đầu tư XDCB bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn được kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

sách huyện không tách rời khỏi NSNN cấp trên nhưng cũng không được coi
ngân sách huyện là yếu tố thụ động trong hệ thống ngân sách. Theo đó, ngân
sách huyện là toàn bộ các khoản thu - chi được quy định đưa vào dự toán
trong một năm do HĐND huyện quyết định và giao cho UBND huyện tổ chức
chấp hành nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp
huyện. [20]
1.1.2. Phạm vi ngân sách nhà nước
- Thu ngân sách nhà nước bao gồm:
+ Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;


+ Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà
nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ;
các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và
doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của
pháp luật;
+ Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ
chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa
phương;
+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Chi ngân sách nhà nước bao gồm:
+ Chi đầu tư phát triển;
+ Chi dự trữ quốc gia;
+ Chi thường xuyên;
+ Chi trả nợ lãi;
+ Chi viện trợ;
+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
- Bội chi ngân sách nhà nước.
- Tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay bù đắp bội chi
và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước [6].

Bảo đảm chi trả các khoản nợ lãi đến hạn thuộc nhiệm vụ chi của ngân
sách nhà nước.
Việc quyết định đầu tư và chi đầu tư chương trình, dự án có sử dụng
vốn ngân sách nhà nước phải phù hợp với Luật đầu tư công và quy định của
pháp luật có liên quan.
Ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài
chính nhà nước ngoài ngân sách. Trường hợp được ngân sách nhà nước hỗ trợ
vốn điều lệ theo quy định của pháp luật thì phải phù hợp với khả năng của
ngân sách nhà nước và chỉ thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: được
thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; có khả năng tài
chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm
vụ chi của ngân sách nhà nước [6].


1.1.4. Nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ
giữa các cấp ngân sách
- Ngân sách trung ương, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương
được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.
- Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các
nhiệm vụ chi quốc gia, hỗ trợ địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ
trợ các địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 40 của Luật Ngân sách
2015.
- Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động
thực hiện những nhiệm vụ chi được giao. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết
định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa
phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và
trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.
- Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm;
việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách
phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của

ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định thu về
ngân sách cấp trên số tăng thu này và thực hiện bổ sung có mục tiêu một phần
cho ngân sách cấp dưới theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 40 của Luật
này để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ở địa phương theo dự án được cấp có thẩm
quyền phê duyệt;
+ Trường hợp ngân sách địa phương hụt thu so với dự toán do nguyên
nhân khách quan thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật Ngân
sách nhà nước.
- Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương phải tăng khả năng
tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần tỷ lệ bổ sung
cân đối từ ngân sách cấp trên so với tổng chi ngân sách địa phương hoặc tăng
tỷ lệ phần trăm (%) nộp về ngân sách cấp trên đối với các khoản thu phân chia
giữa các cấp ngân sách để tăng nguồn lực cho ngân sách cấp trên thực hiện
các nhiệm vụ chi quốc gia và phát triển đồng đều giữa các địa phương.


- Không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp
khác và không được dùng ngân sách của địa phương này để chi cho nhiệm vụ
của địa phương khác, trừ các trường hợp sau:
+ Ngân sách cấp dưới hỗ trợ cho các đơn vị thuộc cấp trên quản lý
đóng trên địa bàn trong trường hợp cần khẩn trương huy động lực lượng cấp
trên khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp cấp thiết khác
để bảo đảm ổn định tình hình kinh tế - xã hội, an ninh và trật tự, an toàn xã
hội của địa phương;
+ Các đơn vị cấp trên quản lý đóng trên địa bàn khi thực hiện chức
năng của mình, kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp dưới;
+ Sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để hỗ trợ các địa phương
khác khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng.
- Trường hợp thực hiện điều ước quốc tế dẫn đến giảm nguồn thu của
ngân sách trung ương, Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh việc phân chia

công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình
hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn
bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc
Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng [2].
Quản lý nói chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào
các đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Quản lý dự án là quá
trình lập kế hoạch, theo dõi và kiểm soát tất cả những vấn đề của một dự án
và điều hành mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những
mục tiêu của dự án đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách được được duyệt
với các chi phí, chất lượng và khả năng thực hiện chuyên biệt. Nói cách khác
QLDA là công việc áp dụng các chức năng và hoạt động của quản lý vào suốt
vòng đời của dự án hay nói cách khác QLDA là việc huy động các nguồn lực và
tổ chức các công nghệ để thực hiện được mục tiêu đề ra.
Quản lý dự án đầu tư xây dựng là một quá trình phức tạp nó mang tính
duy nhất không có sự lặp lại, không xác định rõ ràng và không có dự án nào
giống dự án nào. Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, không gian và thời gian khác
nhau, quy


mô khác nhau, yêu cầu về số lượng và chất lượng khác nhau, tiến độ khác
nhau, con người cũng khác nhau,…thậm chí trong quá trình thực hiện dự án
còn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ Chủ đầu tư. Cho nên việc điều hành
quản lý dự án cũng luôn thay đổi linh hoạt, không có công thức nhất định.
Một số khái niệm liên quan đến hoạt động quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
- Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là tài liệu trình bày các nội dung
nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của chương
trình đầu tư công, dự án nhóm B, nhóm C làm cơ sở để cấp có thẩm quyền
quyết định chủ trương đầu tư.[1]
- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên

giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao
đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng
và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình [2].
- Hợp đồng là văn bản thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu được
lựa chọn trong thực hiện gói thầu thuộc dự án; giữa bên mời thầu với nhà thầu
được lựa chọn trong mua sắm thường xuyên; giữa đơn vị mua sắm tập trung
hoặc giữa đơn vị có nhu cầu mua sắm với nhà thầu được lựa chọn trong mua
sắm tập trung; giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư được lựa
chọn hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư được lựa chọn
và doanh nghiệp dự án trong lựa chọn nhà đầu tư [3].
- Giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, báo giá, bao
gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời
thầu, hồ sơ yêu cầu [3].
- Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế thể hiện đầy đủ các thông số kỹ
thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật được áp dụng, bảo đảm đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng
công trình.[2]
- Thi công xây dựng công trình gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối
với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ
công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.[2]
- Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện
một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín
dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt
Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư [3].


- Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực
hiện các hoạt động đấu thầu, bao gồm:
+ Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn.
+ Đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên.

dụng từ năm 2005 tới nay và dự kiến có giá trị sử dụng trong hàng trăm năm.
Có tính chất cố định
Các thành quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là các công trình
xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng cho nên các điều kiện
về địa lý, địa hình sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư, cũng như
việc phát huy kết quả đầu tư. Vì vậy, địa điểm xây dựng cần được tính toán kỹ
lưỡng và bố trí hợp lý nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn cũng như hiệu quả
sử dụng, đồng thời bảo đảm sự phát triển cân đối của vùng lãnh thổ.
Liên quan đến nhiều ngành
Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản có tính chất phức tạp liên quan đến
nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, diễn ra không những ở phạm vi một địa phương
mà còn có thể ở nhiều địa phương cùng lúc. Vì vậy, khi tiến hành hoạt động
này cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, các cấp quản lý quá trình đầu
tư, bên cạnh đó cần phân định rõ phạm vi trách nhiệm của các chủ thể tham gia
đầu tư.
Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm những đặc trưng cơ bản sau:
- Chủ thể của quản lý dự án chính là người quản lý dự án (chủ đầu tư).
- Khách thể của QLDA liên quan đến phạm vi công việc của dự án (tức
là toàn bộ nhiệm vụ công việc của dự án). Những công việc này tạo thành quá
trình vận động của hệ thống dự án. Quá trình vận động này được gọi là chu kỳ
tồn tại của dự án.
- Mục đích của QLDA là để thể hiện được mục tiêu dự án, tức là sản
phẩm cuối cùng phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Bản thân việc
quản lý không phải mục đích mà là cách thực hiện mục đích.
- Chức năng của QLDA có thể khái quát thành nhiệm vụ lên kế hoạch,
tổ chức, chỉ đạo, điều tiết, khống chế dự án. Nếu tách rời các chức năng này
thì dự án không thể vận hành có hiệu quả, mục tiêu quản lý cũng không được
thực hiện. Quá trình thực hiện mỗi dự án cần có tính sáng tạo, vì thế chúng ta
thường coi việc quản lý dự án là quản lý sáng tạo.


phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status