Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam - Pdf 55

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGÔ XUÂN BAN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH MINH
BẠCH THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH HÀNG
TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng - Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGÔ XUÂN BAN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH MINH
BẠCH THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH HÀNG
TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đường Nguyễn Hưng


5.

Bố cục đề tài......................................................................................3

6.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu...........................................................3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BCTC CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

13
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BCTC VÀ TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN
TRÊN BCTC...................................................................................................13
1.1.1.

Khái quát chung về BCTC.........................................................13

1.1.2.

Khái quát chung về tính minh bạch thông tin trên BCTC.........13

1.2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT NỀN LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH MINH BẠCH
THÔNG TIN TRÊN BCTC.............................................................................17
1.2.1.

Lý thuyết đại diện......................................................................17

1.2.2.

1.3.4.

Đo lường công bố và minh bạch thông tin theo nguyên tắc Quản

trị công ty của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ..................... 24
1.3.5.
1.4

Chỉ số IDTRS tại TTCK Đài Loan ........................................... 25

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BCTC ................................ 26
1.4.1.

Nhóm nhân tố đặc điểm tài chính ............................................. 26

1.4.2.

Nhóm nhân tố đặc điểm quản trị công ty .................................. 30

1.4.3.

Đánh giá chung các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến

tính minh bạch thông tin trên BCTC ............................................................... 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 34
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................ 35
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH HÀNG TIÊU
DÙNG NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM .............................................. 35


2.4.2.

Kiểm định các khuyết tật của mô hình .........................................64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 66


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC HÀM Ý ĐỀ XUẤT TỪ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................... 67
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................67
3.1.1.

Thống kê các tiêu chí phản ánh mức độ minh bạch thông tin trên

BCTC.............................................................................................................. 67
3.1.2.

Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu.................74

3.1.3.

Mối quan hệ tương quan giữa các biến trong mô hình..............77

3.1.4.

Ứớc lượng mô hình và kiểm định các giả thuyết.......................79

3.2. CÁC HÀM Ý VÀ ĐỀ XUẤT TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............86

Báo cáo tài chính

BIG 4

Bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới gồm: KPMG,
PWC (Pricewaterhouse Coopers), E&Y (Ernst & Young),
Deloitte

BTC

Bộ Tài chính

DNNY

Doanh nghiệp niêm yết

HĐQT

Hội đồng quản trị

KQKD

Kết quả kinh doanh

KTV

Kiểm toán viên

Non Big 4


3.4
3.5
3.6
3.7
3.8

Tên bảng

Trang

Khả năng hoạt của các ngành
Khả năng thanh toán của các ngành
Hiệu quả quản lý của các ngành
Bảng phân nhóm doanh nghiệp kiểm toán
Điểm mức độ trung thực của thông tin trên BCTC
Thống kê nhóm doanh nghiệp kiểm toán và loại ý kiến
KTV về BCTC giai đoạn 2013-2016
Thống kê thời hạn nộp BCTC giai đoạn 2013-2016

36
37
37
54
56
69

Thống kê chênh lệch lợi nhuận sau thuế trước và sau
kiểm toán năm giai đoạn 2013 - 2016
Thống kê sự thuận tiện của BCTC các DNNY giai đoạn
2013 - 2016

Trong tất cả các hoạt động nói chung trên TTCK, thông tin luôn là yếu tố
không thể thiếu khi thực hiện các hoạt động đầu tư. Thông tin phản ánh trên báo
cáo tài chính (BCTC) có ý nghĩa quan trọng trong các quyết định của nhà đầu tư.
Trong công bố thông tin thì tính minh bạch được xem là cốt lõi có ảnh hưởng
quyết định đến quyết định của nhà đầu tư. Trên TTCK Việt Nam, nhiều vụ việc
có liên quan đến sự minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp đã
được phát hiện như Công ty CP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF),
Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang (DQC)... Điểm chung của các doanh
nghiệp này là đều không minh bạch về thông tin tài chính, công bố thông tin sai
sự thật, đến khi bị phát hiện và thông tin xấu bị công bố ra thị trường thì giá cổ
phiếu đồng loạt giảm, khiến cho nhà đầu tư bị thiệt hại.
Ngành hàng tiêu dùng là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng
đối với nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng sản xuất,
kinh doanh các mặt hàng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng với
nhiều chủng loại khác nhau từ hàng bình dân đến các mặt hàng xa xỉ như bia, xe
hơi,…Ngành hàng tiêu dùng có đặc điểm là thị trường tiêu thụ sản phẩm cả trong
nước và xuất khẩu, tính cạnh tranh cao, đặc biệt là sức ép từ các doanh


2
nghiệp bán lẻ nước ngoài tại thị trường Việt Nam ngày càng lớn. Hiện tại, cổ
phiếu của các doanh nghiệp niêm yết ngành hàng tiêu dùng có sức thu hút rất lớn
đối với nhà đầu tư, chẳng hạn như Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM), Tổng
công ty cổ phần rượu bia nước giải khát Sài Gòn (SAB)… Nghiên cứu nhằm
đánh giá tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY của một ngành đặc
thù là ngành hàng tiêu dùng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh
bạch là chủ đề rất quan trọng và hữu ích nhưng chưa có nhà nghiên cứu nào tại
Việt Nam thực hiện. Việc nghiên cứu những vấn đề trên góp phần giúp nhà đầu
tư đưa ra quyết định phù hợp hơn khi đầu tư vào các doanh nghiệp ngành hàng
tiêu dùng, giúp cho TTCK Việt Nam nói chung và ngành hàng tiêu dùng nói

lường các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin trên BCTC, từ
đó xây dựng mô hình hồi quy phản ánh mối tương quan giữa các nhân tố đến
tính minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu
dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch
thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam

Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và các hàm ý đề xuất từ kết quả nghiên cứu

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu minh bạch thông tin tài chính trong phạm vi một quốc gia,
nhóm tác giả Cheung và cộng sự (2005) có bài viết với tựa đề “Determinants of
Corporate Disclosure and Transparency: Evidence from Hong Kông and
Thailand” đã xem xét mức độ công bố và minh bạch thông tin tài chính của các


4
doanh nghiệp niêm yết ở 2 thị trường mới nổi là Thái Lan và Hồng Kông.
Nghiên cứu đưa ra 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố và minh
bạch thông tin là: Nhóm nhân tố tài chính và nhóm nhân tố quản trị công ty.



Nhóm nhân tố tài chính, nhóm tác giả đưa ra 5 biến ảnh hưởng đến
mức độ công bố và minh bạch gồm:

thì mức độ minh bạch và công bố thông tin của các DNNY càng cao ở cả Thái
Lan và Hồng Kông. Nghiên cứu cũng đã thực nghiệm để xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến mức độ công bố và minh bạch thông tin và kết luận rằng quản
trị công ty tốt dẫn đến việc công bố và minh bạch thông tin sẽ tốt hơn ở thị
trường Thái Lan. Tuy nhiên, nhóm tác giả chủ yếu chỉ so sánh mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố trên giữa 2 TTCK Thái Lan và Hồng Kông, đồng thời
chỉ mới thống kê mô tả về mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố tài chính
và quản trị công ty; nhưng chưa giải thích được nguyên nhân sâu xa của các
kết quả từ nghiên cứu thực nghiệm, chẳng hạn vì sao hầu như các nhân tố tài
chính lại không ảnh hưởng đến tính minh bạch và mức độ công bố thông tin ở
các DNNY Thái Lan nhưng lại có ảnh hưởng đối với các CTNY Hồng Kông.
Nghiên cứu trên phạm vi toàn thế giới, có nhóm tác giả Robert Bushman,
Piotroski & Smith (2004) với tựa đề “What Determines Corporate
Transparency?” thực hiện nghiên cứu tại 45 quốc gia trên toàn thế giới. Nhóm
tác giả đã phân tích về sự minh bạch thông tin của các doanh nghiệp dựa trên 2
khía cạnh: minh bạch thông tin tài chính và minh bạch thông tin quản trị. Nghiên
cứu này cũng đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhân tố luật pháp và kinh tế đến
tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp. Nhóm tác giả kết luận rằng: minh
bạch trong quản trị công ty chủ yếu liên quan đến chế độ pháp lý, trong khi đó
minh bạch thông tin tài chính liên quan chủ yếu đến chính sách kinh tế. Cụ thể,
tính minh bạch trong quản trị công ty cao hơn ở các nước theo thông luật. Ngược
lại, minh bạch thông tin tài chính cao hơn ở các quốc gia có nền kinh tế có đặc
điểm sở hữu nhà nước thấp. Doanh nghiệp có quy mô lớn thì mức độ minh bạch
thông tin tài chính cao hơn doanh nghiệp nhỏ. Ngược lại, mức độ minh bạch
trong quản trị công ty không liên quan đến quy mô doanh nghiệp. Tuy nhiên,


6
nghiên cứu của Bushman và nhóm tác giả chỉ dừng lại ở mức thống kê mô tả
các nhân tố liên quan đến tính minh bạch thông tin và trình bày các thước đo

minh bạch thông tin gắn với tính tin cậy của thu nhập kế toán. Mức độ minh
bạch thông tin được đo bằng tỷ số các khoản đầu tư cổ phiếu dài hạn thì thông
tin thu nhập kế toán sẽ gia tăng ở các công ty có mức độ minh bạch cao. Kết
quả cũng cho thấy, theo đánh giá của nhà đầu tư, số liệu của kế toán hữu ích
và có giá trị hơn so với kết quả xếp hạng của chỉ số ITDRS. Nhóm tác giả
cũng cho rằng sử dụng chỉ số ITDRS không phải là cách tốt để đánh giá sự
minh bạch của thông tin tài chính.
Các nghiên cứu trong nước.
Nghiên cứu ở cấp độ tiến sĩ có tác giả Lê Thị Mỹ Hạnh (2015), “Minh bạch
thông tin tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam”, nghiên cứu sử dụng số liệu của 178 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và
đưa ra 8 giả thuyết tương ứng với 8 biến tác động đến mức độ minh bạch thông tin
tài chính gồm: quy mô, đòn bẩy tài chính, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng tài sản, công
ty kiểm toán, cơ cấu HĐQT, quy mô HĐQT, sự kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT
và Tổng GĐ. Kết quả phân tích cho thấy các nhân tố như đòn bẩy tài chính, lợi
nhuận (ROE) và doanh nghiệp kiểm toán có mối tương quan thuận với mức độ minh
bạch thông tin tài chính còn cơ cấu HĐQT_2 (doanh nghiệp có tỷ lệ giám đốc điều
hành không có trong HĐQT) có mối tương quan nghịch với mức độ minh bạch
thông tin tài chính của các DNNY trên TTCK Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng 2 cách
để đo lường mức độ minh bạch thông tin tài chính. Cách thứ nhất: tác giả dựa trên
các đặc điểm phản ánh sự minh bạch của thông tin tài chính như: tin cậy, đầy đủ,
nhất quán, chính xác, kịp thời và thuận tiện để đo lường mức độ minh bạch. Nghiên
cứu sử dụng dữ liệu trên các báo cáo như: báo cáo kiểm toán, BCTC,… năm 2011
và năm 2012. Cách này được sử dụng để làm cơ sở xây dựng bảng câu hỏi, đối
chiếu, so sánh với việc đo lường minh bạch theo cách thứ hai. Cách thứ hai: tác giả
sử dụng phiếu khảo sát để đánh giá mức độ minh bạch thông tin tài chính của các
DNNY theo cảm


8

Vân (2014), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin
của các công ty cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội”, tác
giả xây dựng 8 giả thuyết tương ứng với 8 biến độc lập ảnh hưởng đến tính
minh bạch thông tin của các công ty cổ phần. Kết quả nghiên cứu cho thấy
các nhân tố như: quy mô; ROA; Thành phần HĐQT và Quy mô HĐQT có ảnh
hửơng đến tính minh bạch thông tin các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao
dịch chứng khoán Hà Nội. Tác giả khi xây dựng bảng câu hỏi để chấm điểm
mức độ minh bạch thông tin theo nguyên tắc của OECD còn mang tính cảm
tính chưa có cơ sở vững chắc.
Tác giả Nguyễn Thị Diệu Linh (2017) có nghiên cứu với tựa đề “Mối
quan hệ giữa tính minh bạch trong công bố thông tin trên báo cáo tài chính và
quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam”. Nghiên cứu thực hiện trong giai đoạn 20142015. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa mức độ
minh bạch trong công bố thông tin trên BCTC và quản trị lợi nhuận, đồng thời
cũng chỉ ra theo quy mô doanh nghiệp hoặc theo nơi niêm yết chứng khoán thì
có sự khác biệt trong quan hệ giữa mức độ minh bạch trong công bố thông tin
trên BCTC và mức độ quản trị lợi nhuận. Nếu các DN có hành vi quản trị lợi
nhuận tăng thì chắc chắn rằng mức độ minh bạch trong công bố thông tin trên
BCTC sẽ giảm và ngược lại, khi công ty có mức độ minh bạch trong công bố
thông tin trên BCTC thấp thì có nhiều khả năng công ty đó đã sử dụng quản trị
lợi nhuận. Nghiên cứu sử dụng mô hình Modified Jones (1995) để tính toán quản
trị lợi nhuận mà chưa kiểm định mô hình này có phù hợp với thực tiễn hoạt động
của TTCK Việt Nam hay không. Ngoài ra, nghiên cứu này chỉ thu thập các thông
tin trên BCTC của các doanh nghiệp năm 2014 - 2015 mà không phân tích rộng
hơn cho một giai đoạn nhiều năm.


10
Nghiên cứu của tác giả Lê Trường Vinh (2008) về "Minh bạch thông tin
các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP.HCM". Trong

kinh tế (số 287 trang 15-33), các tác giả đã sử dụng BCTC của 99 DNNY trên
HOSE. Kết quả phân tích cho thấy: i) mức độ công bố thông tin trong BCTC
của các DNNY là không cao; ii) các yếu tố quy mô, tỷ lệ sở hữu của cổ đông
nước ngoài, kiểm toán, mức độ sinh lời và thời gian niêm yết của doanh
nghiệp có tác động đến mức độ công bố thông tin.
Thông qua việc tổng quan các nghiên cứu trước về minh bạch thông tin
nói chung và minh bạch thông tin trên BCTC nói riêng cho thấy, có rất nhiều
nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC. Các nghiên cứu trên
thế giới xem xét ở nhiều góc độ từ vĩ mô như hệ thống luật pháp, kinh tế, chính
trị, văn hóa đến phạm vi doanh nghiệp như đặc điểm tài chính hay đặc điểm quản
trị công ty. Các doanh nghiệp hoạt động ở các quốc gia chịu tác động, chi phối
bởi nền văn hóa khác nhau, thể chế khác nhau thì sự ảnh hưởng của từng nhóm
nhân tố đến tính minh bạch thông tin có thể có kết quả khác nhau. Chẳng hạn,
cùng một nghiên cứu của nhóm tác giả Cheung và cộng sự (2005) trong nghiên
cứu “Determinants of Corporate Disclosure and Transparency: Evidence from
Hong Kong and Thailand”, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: mức độ công bố và
minh bạch thông tin của các doanh nghiệp Thái Lan khác biệt so với các doanh
nghiệp ở Hồng Kông. Mức độ công bố và minh bạch thông tin cho các doanh
nghiệp ở Hồng Kông có thể được giải thích bằng các nhân tố tài chính. Trong khi
đó, nhóm nhân tố này lại không ảnh hưởng đến mức độ công bố và minh bạch
thông tin cho các doanh nghiệp ở Thái Lan.
Cùng về chủ đề minh bạch thông tin trên BCTC, các nghiên cứu trong
nước chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các doanh nghiệp niêm yết trên toàn
TTCK Việt Nam mà chưa có nghiên cứu nào xem xét các doanh nghiệp thuộc
một nhóm ngành cụ thể như ngành hàng tiêu dùng với những đặc điểm khác biệt
với những ngành khác như: sản xuất những mặt hàng đáp ứng nhu cầu thiết yếu
của người tiêu dùng; thị trường tiêu thụ sản phẩm cả trong nước và xuất khẩu;


12

13
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BCTC CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
1.1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BCTC VÀ TÍNH MINH BẠCH

THÔNG TIN TRÊN BCTC
1.1.1. Khái quát chung về BCTC
BCTC là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được
trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán
(Luật kế toán Việt Nam, 2015).
Như vậy, thông tin trên BCTC là thông tin phản ánh các tác động tài
chính, kế toán của các sự kiện kinh tế được thu thập, xử lý và báo cáo nhằm
cung cấp thông tin một cách hữu ích cho các đối tượng sử dụng trong việc đưa
ra các quyết định kinh tế.
Thông tin trên BCTC là những thông tin liên quan đến dòng tiền, kết
quả kinh doanh và tình hình tài chính của đơn vị ở những thời kỳ xác định,
được xác định vào những thời điểm nhất định. Thông tin trên BCTC có thể là
thông tin trong quá khứ hoặc thông tin mang tính dự báo, thông thường được
biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ. BCTC thường bao gồm: Bảng cân đối kế toán,
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết
minh BCTC gắn liền với thời gian.
1.1.2. Khái quát chung về tính minh bạch thông tin trên BCTC
a. Khái niệm minh bạch thông tin trên BCTC
Minh bạch (tiếng Anh là transparency) là sự có thể nhìn rõ được, nhìn

được và là kết quả của những phương pháp được áp dụng đồng nhất;


15
- Sự thích hợp (Appropriateness): khả năng thông tin tạo ra các quyết
định khác biệt, giúp người sử dụng dự đoán kết quả trong quá khứ, hiện tại và
tương lai;
- Sự đầy đủ (Completeness): thông tin phản ánh đầy đủ các sự kiện phát
sinh và các đối tượng có liên quan;
- Sự rõ ràng (Clarity): thông tin truyền đạt được thông điệp và dễ hiểu;
- Sự kịp thời (Timeliness): thông tin có sẵn cho người sử dụng trước khi
thông tin làm giảm khả năng ảnh hưởng đến các quyết định;
- Sự thuận tiện (Convenience): thông tin được thu thập và tổng hợp dễ dàng;
Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Lê Thị Mỹ Hạnh (2015) cho rằng:

minh bạch thông tin tài chính là việc cung cấp các thông tin tài chính một
cách tin cậy, kịp thời, chính xác, đầy đủ và nhất quán theo cách thức mà công
chúng có thể tiếp cận một cách thuận tiện.
Qua tổng hợp các khái niệm về minh bạch thông tin tuy xem xét ở
nhiều góc độ khác nhau như: các tổ chức; phạm vi công ty; người sử dụng
thông tin nhưng tựu chung là minh bạch thông tin trú trọng đến chất lượng
của thông tin công bố.
Trên cơ sở kế thừa các khái niệm về minh bạch thông tin đã đề cập,
theo quan điểm của tác giả:“Minh bạch thông tin trên BCTC là việc cung cấp
thông tin trên BCTC phải đảm bảo tin cậy, kịp thời, trung thực, đầy đủ, nhất
quán và thuận tiện”.
b. Tầm quan trọng của minh bạch thông tin trên BCTC
Trên cơ sở khái niệm về minh bạch bạch thông tin và các nghiên cứu
trước cho thấy: minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY trên TTCK có
vai trò quan trọng đối với nhiều đối tượng khác nhau như nhà đầu tư; cơ quan

dựng niềm tin ở TTCK, do đó khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào thị
trường. Hơn nữa, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang diễn
ra mạnh mẽ. Minh bạch thông tin sẽ giúp thu hút nhiều nhà đầu tư ngoại cho
TTCK làm cho nguồn huy động vốn đa dạng hơn. Từ đó giúp TTCK trở thành
kênh huy động vốn chính của các DNNY.


Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Khi thông tin trên BCTC của các DNNY minh bạch sẽ giúp cơ quan quản lý
nhà nước có được cái nhìn bao quát và đầy đủ hơn về TTCK. Từ đó, giúp cho việc
ban hành các quy định sẽ sát thực hơn, thực hiện các chức năng quản lý vĩ mô hiệu
quả, đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư và các bên tham gia trên thị trường.


17
Như vậy, minh bạch thông tin trên BCTC là điều kiện quyết định sự
phát triển của TTCK, là cơ sở để khai thác tiềm năng của TTCK cũng như
giúp cho TTCK hoạt động hiệu quả và bền vững.
1.2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT NỀN LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH MINH BẠCH
THÔNG TIN TRÊN BCTC
Như nội dung tác giả đã trình bày ở phần mở đầu, có khá nhiều công trình
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC
và kết quả của các nghiên cứu này cho thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tính
minh bạch thông tin trên BCTC. Tuy nhiên, kết quả của một số nghiên cứu
không giống nhau, có nhân tố trong nghiên cứu này không có tác động nhưng
trong nghiên cứu khác lại có tác động, thêm vào đó cũng có trường hợp nhân tố
tác động thuận chiều đến tính minh bạch thông tin trên BCTC ở nghiên cứu này
nhưng lại có kết quả ngược chiều ở nghiên cứu khác. Vì vậy, để có cơ sở cho tác
giả phát triển các giả thuyết nghiên cứu và giải thích kết quả trong luận văn, tác


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status