THỰC TRẠNG NUÔI CON BẰNG sữa mẹ của các bà mẹ SAU SINH tại KHOA PHỤ sản BỆNH VIỆN đa KHOA TRUNG tâm TỈNH LẠNG sơn năm 2017 và một số yếu tố LIÊN QUAN - Pdf 56

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI
---------------***---------------

MAI TH NGUYT

THựC TRạNG NUÔI CON BằNG SữA Mẹ CủA CáC Bà
Mẹ
SAU SINH TạI KHOA PHụ SảN BệNH VIệN ĐA KHOA
TRUNG TÂM TỉNH LạNG SƠN NĂM 2017 Và MộT Số
YếU Tố LIÊN QUAN

CNG LUN VN THC S Y HC


HÀ NỘI - 2017


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI
---------------***---------------

MAI TH NGUYT

THựC TRạNG NUÔI CON BằNG SữA Mẹ CủA CáC Bà


ĐTV

Điều tra viên

KT

Kiến thức

NCBSM

Nuôi con bằng sữa mẹ

SDD

Suy dinh dưỡng

TH

Thực hành

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UNICEF

1.5. Tình hình NCBSM, NCBSM sớm trên Thế giới và Việt Nam.............12


1.5.1. Tình hình NCBSM trên Thế giới....................................................12
1.5.2. Tình hình NCBSM Việt Nam.........................................................13
1.5.3. Tình hình cho trẻ bú sớm 1 giờ đầu sau sinh..................................14
1.6. Những yếu tố ảnh hưởng tới việc NCBSM và cho trẻ bú sớm trong
vòng một giờ đầu sau sinh..................................................................15
1.6.1. Trình độ văn hóa của bà mẹ............................................................15
1.6.2. Ảnh hưởng của tình trạng kinh tế, trình độ văn hóa xã hội tới việc
nuôi con.........................................................................................16
1.6.3. Ảnh hưởng của các cán bộ y tế, bạn bè và các thành viên của gia
đình................................................................................................18
1.7. Vài nét đặc điểm của Lạng Sơn...........................................................19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............22
2.1. Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu...........................................22
2.1.1. Thời gian.........................................................................................22
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu......................................................................22
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................22
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................22
2.2.2. Sơ đồ nghiên cứu............................................................................23
2.2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:...............................................23
2.2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu...................................................24
2.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá......................................................................26
2.2.6. Sai số và cách khống chế sai số trong nghiên cứu.........................27
2.2.7. Xử lý và phân tích số liệu...............................................................27
2.2.8. Đạo đức trong nghiên cứu..............................................................28
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................29
3.1. Một số đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu.............................29


PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu...........................29
Bảng 3.2. Phân bố trình độ học vấn của các bà mẹ tại bệnh viện............29
Bảng 3.3. Phân bố nghề nghiệp của các bà mẹ...........................................30
Bảng 3.4. Cân nặng khi sinh của trẻ tại bệnh viện.....................................30
Bảng 3.5. Phân bố thứ tự sinh của trẻ tại bệnh viện..................................30
Bảng 3.6. Hiểu biết của các bà mẹ về lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ. .31
Bảng 3.7.Tỉ lệ các lý do của bà mẹ khi cho rằng NCBSM tốt...................31
Bảng 3.8. Đánh giá kiến thức của các bà mẹ về sữa non...........................32
Bảng 3.9: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn của các bà mẹ. 32
Bảng 3.10. Kiến thức về thời gian cho trẻ bú hoàn toàn của các bà mẹ tại BV.
.....................................................................................................32
Bảng 3.11. Kiến thức về thời gian cai sữa của các bà mẹ...........................32
Bảng 3.12. Nguồn thông tin cung cấp kiến thức về NCBSM của các bà mẹ
.....................................................................................................33
Bảng 3.13.Thời gian cho trẻ bú lần đầu sau sinh của các bà mẹ...............33
Bảng 3.14. Tỉ lệ cho trẻ bú sớm 1 giờ đầu sau sinh....................................33
Bảng 3.15. Tỉ lệ các lý do bà mẹ cho trẻ bú sớm 1 giờ đầu sau sinh.........34
Bảng 3.16. Tỉ lệ các lý do cho trẻ bú muộn trên 1 giờ sau sinh của các bà mẹ
.....................................................................................................34
Bảng 3.17. Tình trạng vắt bỏ sữa non của các bà mẹ sau khi sinh...........34
Bảng 3.18. Tỉ lệ trẻ được ăn trước bú mẹ lần đầu tại bệnh viện..............35


Bảng 3.19. Tỉ lệ loại thức ăn/nước uống cho trẻ ăn/uống trước bú mẹ. . .35
lần đầu.........................................................................................35
Bảng 3.20. Lý do các bà mẹ cho trẻ ăn thức ăn khác trước khi bú mẹ lần

kỳ, là thực phẩm hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh.
Chính vì vậy tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị, trẻ sơ sinh cần
được bú mẹ sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh và được nuôi hoàn toàn
bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, sau đó ăn bổ sung hợp lý nhưng vẫn duy
trì bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi. Chế độ DD hợp lý trong suốt thời gian này sẽ
cải thiện sự tăng trưởng và phát triển thể chất, thành tích học tập của trẻ.
Mặc dù vậy, thực tế tại Việt Nam các bà mẹ không có thói quen tốt
trong việc nuôi con bằng sữa mẹ khiến tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn ở
mức cao, theo nghiên cứu năm 2008 của Từ Mai ở Viện dinh dưỡng, trẻ bú
mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 16,2%; trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng
đầu là 28,4%; tỷ lệ trẻ bú sớm trong vòng 1h sau khi sinh là 49,3%, trong đó
có 34,3% trẻ được bú mẹ trong vòng nửa giờ đầu sau khi sinh [2], của
Nguyễn Lân và cộng sự năm 2013 ở Phổ Yên, Thái Nguyên chỉ có 44,4% bà
mẹ cho con bú ngay trong vòng 1/2 giờ sau sinh và vẫn còn 15,2% bà mẹ cho


2

con bú sau 24h [3]. Điều đáng lo ngại hơn là chỉ có 10% bà mẹ nuôi con hoàn
toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu trong khi tỉ lệ này ở Campuchia là 65%,
trung bình Châu Á là 40%...Tại các thành phố lớn chỉ có 1 trong 3 bà mẹ cho
con bú ngay trong 1 giờ đầu sau sinh, trong khi đó tại các vùng nông thôn là 2
trong 3 phụ nữ [4].
Hiện nay trong khi chính sách đổi mới với nền kinh tế nhiều thành phần
đã đem lại những hiệu quả tăng trưởng rõ rệt, nhưng cũng xuất hiện những
phân cực không tránh khỏi trong xã hội giàu và nghèo, vùng phát triển và
vùng kém phát triển. Bên cạnh một bộ phận các bà mẹ có nhận thức chưa
đúng về nuôi con bằng sữa mẹ thì áp lực công việc cũng làm cho tỉ lệ nuôi
con bằng sữa mẹ đang giảm trầm trọng, không chỉ ở thành phố lớn mà còn lan
rộng đến các vùng nông thôn. Nhiều hội nghị về công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em

sữa của mẹ đã hoạt động để hình thành nên nhà máy sản xuất sữa tự nhiên
này. Sữa mẹ được xem như là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ sơ
sinh, trước khi trẻ có thể tiêu hóa các loại thực phẩm khác.
1.1.2. Nuôi con bằng sữa mẹ (breastfeeding): là cách nuôi dưỡng trong đó
trẻ được trực tiếp bú sữa mẹ hoặc gián tiếp uống sữa mẹ đã được vắt ra [5].
1.1.3. Nuôi con bằng sữa mẹ sớm (early breast feeding): theo định nghĩa của
Tổ chức y tế Thế giới (WHO): là cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu sau
sinh [5].
1.1.4. Bú mẹ hoàn toàn (exclusive breastfeeding): là cách thực hành trong đó
trẻ chỉ được ăn sữa mẹ qua bú trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua vắt sữa mẹ
hoặc bú trực tiếp từ người mẹ khác, ngoài ra không được nuôi bằng bất cứ
loại thức ăn đồ uống nào khác. Các thứ khác ngoại lệ được chấp nhận là các
giọt dạng dung dịch có chứa vitamin, khoáng chất hoặc thuốc [6].
1.2. Thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh 6
tháng đầu vì trong sữa mẹ có đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết
như protein, glucid, lipid và mỡ vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp


4

cho sự hấp thu và phát triển của cơ thể trẻ. Việc cho bú mẹ trong thời gian đầu
đời là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo cho bé ít bệnh tật, phát triển cân bằng
và hài hòa.
Nhờ sự phát triển của khoa học bắt đầu từ những năm 80 người ta mới
hiểu rõ thành phần và cơ chế hình thành sữa mẹ cũng như tầm quan trọng của
sữa mẹ. Ngày nay cùng với công nghệ hóa sinh, sinh học phân tử, sữa mẹ đã
được phân tích sâu sắc, thành phần gồm hàng trăm chất dinh dưỡng khác nhau
với thành phần cân đối và hợp lý.
Sữa mẹ trải qua 2 giai đoạn: sữa non và sữa ổn định

dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn, virut, nấm… [9]. Ngoài ra trong sữa mẹ
còn có yếu tố kích thích sự phát triển của vi khuẩn lactobacillus bifidus, lấn át
sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh như Ecoli. Sữa mẹ có khoảng hơn 100
thành phần không tìm thấy trong bất kỳ loại sữa công thức nào, hầu như
không một đứa trẻ nào dị ứng với sữa mẹ mình.
1.3. Tầm quan trọng của NCBSM và cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ
đầu sau đẻ
1.3.1. Tầm quan trọng của NCBSM
Trong những năm gần đây, NCBSM được quan tâm hàng đầu trong lĩnh
vực dinh dưỡng trẻ em. Đã có nhiều hội nghị trong nước và quốc tế giành
riêng cho vấn đề này vì tính thực tế và tính ưu việt của nó. Tổ chức Quỹ nhi
đồng liên hiệp quốc (UNICEF) đã coi NCBSM là một trong những biện pháp
quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe trẻ em [10].
1.3.1.1. Đối với trẻ
- NCBSM giúp trẻ phát triển tốt hơn
Do thành phần và tính chất ưu việt như vậy nên NCBSM là biện pháp
dinh dưỡng tối ưu cho trẻ [11]. Nhiều nghiên cứu cho thấy có một sự liên
quan giữa tình trạng dinh dưỡng của trẻ với việc NCBSM, những trẻ được
nuôi bằng sữa mẹ phát triển tốt hơn (Đào Ngọc Diễn, 1991, Bùi Thị Thu


6

Nhuận và cộng sự, 1986). Morow và cộng sự (1988) cho thấy có sự liên quan
chặt chẽ giữa sự phát triển hiểu biết của trẻ 2 tháng đầu với NCBSM và nhận
thấy rằng có một sự khác nhau có ý nghĩa giữa những trẻ được bú mẹ hoàn
toàn với trẻ ăn nhân tạo [12]. Trẻ bú sữa mẹ thường phát triển trí tuệ thông
minh hơn trẻ ăn sữa bò [7].
- NCBSM làm giảm tỷ lệ bệnh tật cho trẻ
Tổ chức UNICEF ước tính rằng hàng năm có khoảng 1 triệu trẻ em trên

Ngoài bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp và suy dinh dưỡng, Ducan và
cộng sự (1993) nghiên cứu trên 1220 trẻ nhỏ chỉ ra rằng số trẻ bị viêm tai giữa
ở trẻ bú mẹ hoàn toàn từ 4-6 tháng chỉ bằng ½ trẻ không được bú mẹ và bằng
40% số trẻ được bú mẹ và cho ăn < 4 tháng [23].
Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ năm 1997 đã công nhận những lợi ích
đối với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ. Nghiên cứu tại Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu
và các nước phát triển khác trên dân số ở tầng lớp trung lưu cho thấy việc
NCBSM giúp giảm tần suất và hoặc mức độ trầm trọng của bệnh tiêu chảy,
viêm đường hô hấp dưới, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não
do vi khuẩn, nhiễm trùng niệu và viêm ruột hoại tử. Một số nghiên cứu cho
thấy NCBSM có thể có tác dụng bảo vệ đối với hội chứng đột tử ở trẻ em,
bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, các
bệnh dị ứng và các bệnh lý mãn tính khác của đường tiêu hóa [24].
Theo thống kê của UNICEF cho thấy suy dinh dưỡng protein –năng
lượng xuất hiện nhiều nhất ở lứa tuổi từ 4 đến 18 tháng tuổi trong đó ở lứa
tuổi dưới 12 tháng có nguyên nhân chủ yếu là không được bú sữa mẹ hoặc
cho trẻ ăn bổ sung quá sớm [25].
1.3.1.2. Đối với mẹ
Bên cạnh những lợi ích của sữa mẹ đối với trẻ thì việc cho con bú cũng
mang lại rất nhiều lợi ích và thuận tiện cho người mẹ. NCBSM gíúp cho bà
mẹ chóng co hồi tử cung, tránh băng huyết sau đẻ. Khi trẻ bú sẽ kích thích


8

hypothalamus sản xuất ra một hormone khác đó là oxytocin có tác dụng co
các tế bào cơ ở xung quanh tuyến sữa gây nên phản xạ tiết sữa. Oxytocin
cũng có tác dụng trên cơ tử cung, do đó nếu trẻ bú mẹ ngay lập tức sau đẻ,
oxytocin sẽ được sản xuất và tác dụng lên tế bào cơ tử cung giúp cho việc
cầm máu nhanh sau đẻ [26], [27].

mẹ tiết kiệm một khoản tiền để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hằng ngày của
gia đình tốt hơn.
Sữa mẹ luôn có sẵn và ở nhiệt độ thích hợp, cho trẻ ăn ngay dù mùa
đông hay mùa hè. Cho con bú sữa mẹ sẽ thuận lợi vì không phụ thuộc vào giờ
giấc, không cần phải đun nấu, dụng cụ pha chế. Khi người mẹ ǎn uống đầy
đủ, tinh thần thoải mái thì sẽ đủ sữa cho con bú.
Như vậy, NCBSM gắn liền với sự ra đời và trường tồn của nhân loại.
Tạo hóa sinh ra con người và ban tặng nguồn sữa mẹ quý giá cho trẻ nhỏ. Sữa
mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đảm bảo sự sống còn và phát triển tối ưu cho
trẻ nhỏ mà không có một loại thức ăn gì có thể thay thế được.
1.3.2. Tầm quan trọng của cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh
Cho trẻ bú sớm sau sinh là biện pháp rất quan trọng vì trong giờ đầu
tiên của cuộc đời trẻ sơ sinh ở trạng thái tỉnh táo nhanh nhẹn nhất và dễ thực
hiện hành vi bú mẹ nhất. Khi thời điểm này qua đi, trẻ trở nên buồn ngủ hơn
vì bắt đầu hồi phục sau quá trình thở. Trong giờ đầu tiên đó, quan trọng là để
trẻ gần mẹ, tránh tách mẹ và con để trẻ có cơ hội được bú sớm. Không cho trẻ
bú mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh là một trong những dấu hiệu dự báo
mạnh mẽ nhất việc trẻ sẽ bị thôi bú sớm sau 2 tháng [28].
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khẳng
định rằng cho trẻ bú sớm trong vòng vài giờ đầu sau sinh và bú mẹ hoàn toàn
trong vòng 6 tháng đầu có thể cứu sống được trên 1 triệu trẻ em hàng năm, là
một can thiệp có hiệu quả nhất trong tất cả các can thiệp cứu sống trẻ em [29].


10

Nuôi con bằng sữa mẹ sớm làm cho sữa mẹ xuống sớm, bởi vì động tác
mút vú của trẻ sẽ kích thích tuyến yên giải phóng prolactin, nó sẽ kích thích
các tế bào tuyến sữa sản xuất ra sữa. Như vậy trẻ càng bú nhiều thì càng có
nhiều prolactin và sữa sẽ được tiết ra nhiều. Như vậy cách đơn giản nhất, kinh

bệnh, ngay cả khi trẻ bị tiêu chảy vẫn tiếp tục cho bú. Khi trẻ bị đẻ non, yếu
ớt không mút được vú mẹ, hay trong trường hợp bị mắc một số bệnh không
bú được cần vắt sữa cho trẻ ăn bằng thìa [34].
1.4.4. Thời điểm cai sữa:
Thời gian cho trẻ bú kéo dài trung bình 18 – 24 tháng hoặc lâu hơn nếu
có thể [32] [34], không nên cai sữa cho trẻ trước 12 tháng, khi cai sữa nên cai
từ từ để dần dần thay thế sữa mẹ và quen dần với thức ăn thay thế. Không cai
sữa khi trẻ bị ốm, bị tiêu chảy vì thức ăn thay thế hoàn toàn sữa mẹ dễ làm
cho trẻ rối loạn tiêu hóa gây hậu quả trẻ bị SDD. Khi cai sữa chú ý chế độ ăn
của trẻ phải đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ với cách chế
biến thích hợp [34].
1.4.5. Cách cho trẻ bú: Khi cho trẻ bú, người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể
nằm hoặc ngồi cho bú, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ, miệng trẻ ngậm sâu
vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác mút được tốt hơn. Thời gian
cho bú tuỳ theo đứa trẻ. Cho trẻ bú đến khi trẻ no, tự rời vú mẹ. Sau khi bú
xong một bên, nếu trẻ chưa đủ no thì chuyển sang vú bên kia [7].
Trẻ cần bú hết cả sữa đầu và sữa cuối [32].
Đối với bà mẹ mổ đẻ, trong những ngày đầu hậu phẫu có thể cho tre bú
ở tư thế nằm. Bà mẹ nằm nghiêng một bên, có thể dùng nhiều gối lót sau lưng
cho đỡ mỏi. Nhờ một người phụ ẵm bé cho nằm hướng mặt và thân bé về phía
bà mẹ, trong lúc tay của bà mẹ giữ chặt lấy mông bé. Nên lót thêm một gối
dầy phía trước bụng để tránh bé quấy đạp vào vết mổ ổ bụng [24].


12

1.5. Tình hình NCBSM, NCBSM sớm trên Thế giới và Việt Nam
1.5.1. Tình hình NCBSM trên Thế giới
Trong những năm gần đây các số liệu từ nhiều cuộc điều tra cho thấy
xu hướng NCBSM có dấu hiệu hồi phục: 98% trẻ ở Châu Phi, 96% trẻ ở Châu

Ở Châu Âu đã có xu hướng tăng cường NCBSM tỷ lệ các bà mẹ
NCBSM ở các nước Bungari, Đức, Hungari, và Thụy Sỹ dao động quanh
90%, tỷ lệ ở các nước Tây Âu thấp hơn dao động từ 35-67% [35].
1.5.2. Tình hình NCBSM Việt Nam
Ở Việt Nam từ đầu những năm 1980 đã có những nghiên cứu về tập
quán và thực hành nuôi con được tiến hành bởi nhiều tác giả và trong nhiều
vùng trên cả nước. Bú mẹ được khuyến khích và chấp nhận rộng rãi ở Việt
Nam, ước tính có tới 98% trẻ nhỏ được bú mẹ. Tỉ lệ này khác nhau theo từng
vùng địa lý, dân tộc, trình độ văn hóa của bà mẹ, nơi đẻ nhưng không đáng
kể, nơi ít nhất cũng có 90% trẻ được bú mẹ [39].
Đào Ngọc Diễn và cộng sự năm 1983 đã nghiên cứu trên 500 trẻ dưới
5 tuổi tại vùng nông thôn và nội thành Hà Nội, kết quả cho thấy hầu hết trẻ
được bú mẹ sau 2-3 ngày. Tỉ lệ trẻ được bú mẹ trong vòng 24h chỉ đạt 15,8%
ở nội thành và 35,5% ở cả 2 nhóm đủ sữa và thiếu sữa mẹ. Từ 68% đến 97%
trẻ được ăn thêm trong vòng 4 tháng đầu. Thời gian cai sữa trung bình là 12
tháng, trong đó 13,4% trẻ được cai sữa trước 12 tháng [20].
Năm 1996 theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Quang về thực
hành nuôi con của bà mẹ nội và ngoại thành Hà Nội thấy tỉ lệ trẻ được bú sớm
trong nửa giờ đầu sau sinh là 30%, tỉ lệ trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu là 40%,
thời gian cho con bú trung bình là 14 tháng, tỉ lệ trẻ 12 tháng được tiếp tục bú
mẹ là 60%, tỉ lệ trẻ được ăn bổ sung trong 4 tháng đầu là 60,1% [40].
Kết quả nghiên cứu tập tính nuôi con dưới 24 tháng tuổi của các bà mẹ
tại phường Láng Hạ - Đống Đa Hà Nội năm 2000 của Lê Thị Kim Chung cho
thấy tỷ lệ trẻ được bú mẹ sớm trong ½ giờ đầu mới chỉ được 40%, tỉ lệ trẻ
được bú mẹ trong 4 tháng đầu là 62,7% [41].


14

Theo điều tra dân số và sức khỏe 2002, hiện chỉ có 30,8% trẻ dưới 2

khi đó ở miền Bắc là 68% [47]. Mai Đức Thắng năm 2005 là 46,8% [48] và
các nghiên cứu của Lê Thị Hương ở huyện Cẩm Thủy tỉnh Thanh Hóa tháng 6
năm 2007 là 70,0% [49], huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị tháng 11 năm 2007
là 88,0% [50], ở huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái tháng 10 năm 2008 là 66,0%
[51], ở Viện dinh dưỡng năm 2009 tỷ lệ trẻ bú sớm trong vòng 1h sau khi sinh
là 49,3%, trong đó có 34,3% trẻ được bú mẹ trong vòng nửa giờ đầu sau khi
sinh[2], tại Viện Nhi Đồng I thành phố Hồ Chí Minh tháng 4 năm 2010 là
42,29% [52], ở 2 bệnh viện Hà Nội năm 2011 chỉ có 38,1% trẻ được bú sữa
mẹ sớm trong 1 giờ đầu sau sinh[53], ở Phổ Yên, Thái Nguyên năm 2013 chỉ
có 44,4% bà mẹ cho con bú ngay trong vòng 1/2 giờ sau sinh và vẫn còn
15,2% bà mẹ cho con bú sau 24h[3]. Ở xã Khánh Hà, Thường Tín, Hà Nội
năm 2013 chỉ có 42,3% các bà mẹ cho con bú sớm trong vòng một giờ đầu
sau sinh[54], tại thị trấn Rạng Đông, Nghĩa Hưng, Nam Định năm 2014 có
quá 1 nửa số bà mẹ được điều tra nghiên cứu cho con bú sau 1 giờ đầu sau
sinh [55]. Tại Quảng Ngãi năm 2015, tỷ lệ bà mẹ cho con bú sớm là
33,2%[56], nhưng tại Lương Sơn, Hòa Bình năm 2016 thì tỷ lệ thực hành cho
con bú sớm của các bà mẹ lại tương đối cao chiếm 79,9%[57].
1.6. Những yếu tố ảnh hưởng tới việc NCBSM và cho trẻ bú sớm trong
vòng một giờ đầu sau sinh
1.6.1. Trình độ văn hóa của bà mẹ
Nhiều nghiên cứu được tiến hành về các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ
NCBSM. Ezzatk và cs (1989) đã nghiên cứu trên 2994 trẻ em dưới 3 tuổi ở
Kuwait thấy rằng trẻ được nuôi bằng sữa mẹ thông dụng ở những bà mẹ mù chữ
(72,4%) hơn những bà mẹ có trình độ văn hóa cao (56,9%). Ở Newdelli đã thấy
rằng tỉ lệ NCBSM ở các bà mẹ mù chữ và các bà mẹ có điều kiện kinh tế thấp
cao hơn, trẻ ở những gia đình nghèo nhất thì được bú mẹ sớm sau khi đẻ hơn trẻ
của những gia đình giàu nhất (Kuman & cs, 1989) [27]. Về thời gian kéo dài thời


16


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status