Thực trạng sinh con thứ 3 ở huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa năm 2009 và một số yếu tố liên quan - Pdf 18

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU: 3
1.1 Chính sách dân số: 3
1.1.1 Tình hình thế giới: 3
1.1.2 Chính sách dân số ở Việt Nam 4
1.2 Một số yếu tố liên quan đến mức sinh và tình trạng sinh con thứ 3 7
1.2.1 Tập quán, quan niệm truyền thống của Việt Nam về sinh con trai,
con gái: 7
1.2.2 Yếu tố kinh tế: 9
1.2.3 Tôn giáo, tín ngưỡng 11
1.2.4 Chính sách dân số 11
1.2.5 Các yếu tố khoa học và kỹ thuật 12
1.3 Các nghiên cứu liên quan 13
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1 Địa điểm nghiên cứu 15
2.2 Đối tượng nghiên cứu 15
2.3 Thiết kế nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu 16
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 16
2.3.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu 16
2.3.3 Thu thập số liệu 17
2.3.4 Các chỉ số, biến số nghiên cứu 18
2.4 Thời gian nghiên cứu 20
2.5 Xử lý và phân tích số liệu 20
2.6 Đạo đức nghiên cứu: 20
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
3.1 Mô tả mẫu 21
3.2 Thực trạng sinh con thứ 3 huyện Thiệu Hoá 22
3.3 Các yếu tố liên quan đến việc sinh con thứ 3 tại huyện Thiệu Hoá 23
3.3.1 Tâm lý thích con trai và yếu tố phong tục tập quán 23

LỜI CẢM ƠN
Sau khi cuốn khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ y khoa được hoàn thành, tận
đáy lòng mình, tôi chân thành cảm ơn đến:
Các thầy, cô giáo trường Đại học Y Hà Nội, các thầy cô khoa y tế công
cộng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình
học tập.
TS. Nguyễn Đăng Vững, người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn cho tôi từ
xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương, chia sẻ thông tin và hoàn
thành khóa luận này. ThS. Nguyễn Thị Thúy Hạnh cũng đã tận tình chỉ bảo,
đóng góp nhiều ý tưởng nghiên cứu cho tôi.
Các bác, cô, chú đang công tác tại Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh
Thanh Hóa, Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Thiệu Hóa, đặc biệt là cô
Minh, cộng tác viên y tế xã Thiệu Đô đã giúp đỡ tôi khi xuống tiến hành điều
tra thu thập số liệu tại địa bàn.
Tập thể nhân dân xã Thiệu Đô đã nhiệt tình tham gia vào nghiên cứu.
Các anh em, bạn bè đã khuyến khích tôi trên con đường học tập 6 năm
qua.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ tôi, những người đã đã
phải chịu nhiều hy sinh, vất vả và là nguồn động viên cho tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu này.

Nguyễn Thị Xuân Tịnh

Cộng hòa Xã hôi Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi :
- Ban giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội.
- Phòng đào tạo đại học trường Đại học Y Hà Nội.

trò và nghĩa vụ của mình trong công cuộc ổn định dân số quốc gia. Vì vậy,
ngay từ những năm đất nước vừa được giải phóng khỏi thực dân Pháp-1960,
chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình đã được triển khai ở miền Bắc
(miền Nam chưa được giải phóng) với những chính sách thiết thực nhằm
hướng tới quy mô gia đình 3 con. Sau đó, nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban
chấp hành Trung Ương Đảng đã nêu ra mục tiêu mỗi gia đình chỉ có một hoặc
hai con. Từ đó đến nay, quy mô gia đình ít con cùng với những chính sách hỗ
trợ của chính phủ ngày càng được đẩy mạnh và phát triển trên phạm vi toàn
quốc. Cuộc vận động “dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt” đã thực sự lan
rộng và được đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng. Tỉ lệ sinh giảm từ
43,9%0 năm 1960 xuống còn 21,9%0 năm 1997, mức sinh giảm trung bình
hàng năm 1%0 [1].

2
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỉ lệ sinh con thứ 3 đang có chiều
hướng gia tăng. Theo Tổng cục Dân số, tình trạng sinh con thứ 3 và mất cân
bằng giới tính khi sinh đang xảy ra khá nghiêm trọng tại nhiều địa phương.
45/63 tỉnh, thành có số con thứ 3 trở lên tăng cao, trong đó tỉnh Cà Mau dẫn
đầu với tốc độ tăng 100%, Trà Vinh 97%, Bạc Liêu 87% [17]. Tình trạng này
có nguy cơ phá vỡ những thành quả mà nước ta đã đạt được trong những năm
qua.
Thanh Hóa là một tỉnh nằm ở bắc trung bộ, có diện tích tự nhiên 11.120
km2, dân số 3,49 triệu người. Tình trạng sinh con thứ 3 trở lên còn ở mức cao
13,27% [8]. Xu hướng tăng không những ở khu vực nông thôn mà còn ở
những khu vực không truyền thống như thành phố và các cán bộ Đảng viên.
Vậy thực trạng hiện nay tại tỉnh là như thế nào? Nguyên nhân nào gây ra thực
trạng này? Làm sao để công tác dân số tại tỉnh đạt hiệu quả cao, góp phần vào
việc ổn định dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân?
Đi tìm câu trả lời cho những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu tại huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa với đề tài: “Thực trạng sinh con

20, các tác hại của nó bắt đầu rõ rệt và ngày càng sâu rộng, cũng là lúc các
quốc gia họp bàn nhau lại để tìm giải pháp cho vấn đề này. Có thể kể đến 3
cuộc hội nghị toàn cầu về vấn đề dân số: Hội nghị năm 1974 tại Bucharest,
Hội nghị năm 1984 tại Mexico và Hội nghị Cairo năm 1994 [26]. Các hội
nghị đã đưa ra công ước quốc tế về vấn đề dân số và kiểm soát dân số. Thông
qua các hội nghị này, chính phủ của các quốc gia trên thế giới đã thấy được
tầm quan trọng của vấn đề và vai trò của mình trong vấn đề kiểm soát dân số.
Qua đó, chính phủ của tất cả các quốc gia đã xây dựng và thực thi chính sách
dân số nhằm nỗ lực kiểm soát tình trạng dân số nước mình [11].

4
Là một trong 3 đích tác động của chính sách dân số, chính sách dân số
trong lĩnh vực sinh sản đang trở thành tâm điểm hành động của các chính phủ.
Trong khi nhiều nước phát triển có chính sách khuyến khích tăng dân số thì ở
các nước đang phát triển, nhiều nước lại phải thực hiện chính sách chống tăng
dân số - chính sách giảm sinh [1].
Chính sách về điều tiết số lần sinh mạnh mẽ nhất có thể kể đến Trung
Quốc. Chính phủ nước này đã ban hành chính sách một con từ năm 1978, với
quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh một con và xử phạt rất nặng những
cặp vi phạm chính sách này [20].
1.1.2 Chính sách dân số ở Việt nam
Sau khi miền Bắc dành độc lập, nền kinh tế nước ta ở trong tình trạng
nghèo nàn và lạc hậu. Tốc độ phát triển dân số ở mức rất cao. Theo TCTK,
dân số nước ta năm 1960 là 30.172.000 người, tốc độ phát triển dân số 3,39%
[1]. Đứng trước thực trạng đó, việc xây dựng và thi hành chính sách dân số là
vấn đề sống còn đối với quốc gia.
Theo thời gian và dựa vào đặc điểm lịch sử của nước ta có thể chia quá
trình hình thành và phát triển chính sách dân số nước ta theo 3 thời kỳ:
Thời kỳ từ năm 1961-1975
Thời kỳ này đất nước tạm bị chia cắt thành 2 miền, chương trình kế

bố, tập trung trước hết vào mục tiêu mỗi cặp vợ chồng không có quá 2 con và
được nuôi dạy tốt, giảm nhanh tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên [1].
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều văn bản
chính sách, pháp luật về dân số nhằm điều chỉnh toàn diện vấn đề dân số. Bao
gồm quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số, phân bố dân cư và đảm bảo cơ sở
pháp lý vững chắc để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ
4-NQ/HNTW, ngày 14/01/1993 của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa

6
VII về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình và thực hiện thắng lợi
Chiến lược dân số Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện
đại hóa đất nước [21].
Các văn bản chính sách dân số hiện hành
* Căn cứ vào Hiến Pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung, ngày
9/1/2003 Ủy Ban Thường vụ Quốc Hội đã ban hành Pháp Lệnh Dân Số. Pháp
lệnh này có 7 chương với 40 điều quy định về dân số. Trong đó tại chương II-
mục 1 là quy định về quy mô dân số. Mục này có 5 điều, từ điều 8 đến điều
12 quy định các vấn đề về điều chỉnh quy mô dân số quốc gia. Trong đó điều
10 quy định về Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc
thực hiện kế hoạch hoá gia đình:
1. Mỗi cặpvợ chồng có quyền:
Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần
sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động,
công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cá nhân, cặp vợ chồng trên cơ sở bình
đẳng.
Lựa chọn, sử dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình.
2. Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có nghĩa vụ:
a) Sử dụng các biện pháp tránh thai
b) Bảo vệ sức khoẻ và thực hiện các biện pháp phòng, tránh các bệnh
nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục,

tục và pháp luật. Cái cần bảo vệ là trật tự trên dưới. Người trên có quyền yêu
cầu người dưới làm đúng bổn phận của mình nhưng người dưới không có
quyền đòi hỏi điều này.

8
Nét đặc trưng trong gia đình truyền thống vẵn là trọng nam khinh nữ.
Trong gia đình nam giới là người giữ vai trò quyết định, con trai là người
được thừa hưởng tài sản và chịu trách nhiệm thờ cúng tổ tiên [13].
Hệ thống thân tộc Việt nam được xây dựng trên cơ sở của một mô hình
trọng nam, gọi là họ, dòng họ hay gia tộc. Thành viên trong họ tin rằng mình
được sinh ra từ một tổ tiên chung, người mà họ có bổn phận thờ cúng và tin
tưởng sẽ được tổ tiên ban phúc và che chở. Một dòng họ thông thường bao
gồm nhiều chi họ, trong đó người trưởng họ (là 1 nam giới) thờ ông tổ chung
của dòng họ, còn các trưởng chi có trách nhiệm thờ các vị tổ tứ đại trở xuống
[6].
Trong “Việt Nam hóa sử cương”, tác giả Đào Duy Anh đã xem xét ảnh
hưởng của đạo khổng trong xã hội Việt Nam. Theo ông các giá trị đạo đức
của đạo Khổng đã ăn sâu bén rễ trong xã hội Việt Nam trong nhiều thế kỷ, và
được hệ thống pháp lý của nhà nước hỗ trợ. Kinh Lễ, chẳng hạn, cho phép
người chồng bỏ vợ nếu họ phạm một trong 7 điều răn, trong đó không có con
là lý do đầu tiên. Luật nhà nước từ triều Lê đến triều Nguyễn (thế kỷ 15-19)
đều đã vận dụng các nguyên lý của đạo đức nho giáo vào quản lý nhà nước và
gia đình. Trong gia đình, quyền lực tuyệt đối của người cha được pháp luật
ủng hộ. Khổng giáo cũng nhấn mạnh sự phân biệt về những thân phận khác
nhau giữa con trai và con gái. Thờ cúng tổ tiên và sự tiếp nối dòng tộc là
những động cơ quan trọng nhất trong việc theo đuổi để có con trai. Đạo đức
Khổng giáo xem việc không có con nối dõi như một tội nặng với tổ tiên và là
biểu hiện của sự bất hiếu với cha mẹ. Trong khi, các đạo luật xưa lại rất coi
trọng chữ hiếu. Hiếu được xem như là nền tảng cơ bản của quan hệ cha mẹ -
con cái. Trong luật Gia Long khép những người không có con vào tội bất kính

nghịch với quy mô của cải mà người công nhân có. Sau này nhiều nhà khoa

10
học cũng nghiên cứu về mối quan hệ này và cho rằng quy luật về sự phụ
thuộc nghịch giữa mức sống và sinh đẻ mà C. Mác đã nêu ra cũng đúng dưới
cả chủ nghĩa xã hội và mối quan hệ giữa trình độ phát triển kinh tế, mức sống
và mức sinh trong các thời kỳ có khác nhau. Có thể là thuận hoặc nghịch.
Mối quan hệ thuận giữa tình trạng kinh tế gia đình và mức sinh
Khi mức sống còn rất thấp, thu thập không đảm bảo những nhu cầu tối
thiểu thì mối quan hệ đó là phụ thuộc thuận. Hoặc khi đời sống đạt đến mức
rất cao, có thể thể thỏa mãn đầy đủ mọi nhu cầu cuộc sống thì mối quan hệ đó
có thể là thuận. Tuy nhiên chỉ giới hạn ở mức độ nhất định.
Mối quan hệ ngược giữa tình trạng kinh tế gia đình và mức sinh
Khi đời sống đã nâng cao đến mức độ nhất định nhưng chưa thỏa mãn
đầy đủ mọi nhu cầu cuộc sống thì mối quan hệ đó lại là nghịch.
Sự tham gia hoạt động kinh tế của người vợ
Lý thuyết kinh tế về mức sinh quan tâm nhiều đến mâu thuẫn có thể tồn
tại giữa vai trò làm mẹ và vai trò làm việc của một phụ nữ. Trong tình trạng
người phụ nữ có cơ hội làm việc, khi công việc đó không cho phép nuôi con
đồng thời thì cặp vợ chồng thường chọn có ít con hơn. Ở các nước phát triển
mối quan hệ nghịch giữa công việc phụ nữ và mức sinh rõ ràng hơn ở các
nước đang phát triển.
Mối quan hệ giữa mức sinh và sự tham gia hoạt động kinh tế của người
phụ nữ cũng có thể nghịch hoặc thuận. Để giải thích tại sao quan hệ này
không nghịch, một số nhà nghiên cứu giả thiết rằng chỉ trong trường hợp công
việc phụ nữ không thuận lợi với làm mẹ thì mới có quan hệ nghịch, còn
ngược lại nếu phù hợp thì vẫn có thể không nghịch: người phụ nữ tham gia
vào lực lượng lao động lại có nhiều con hơn những người không tham gia. Ví
dụ, khi làm ruộng có thể sinh con đồng thời, những khi làm trong nhà 7 tiếng


Ở nhiều nước, chính sách dân số đã phát huy tác dụng to lớn của nó
trong việc điều tiết các quá trình vận động dân số theo hướng cần thiết. Ở
nước ta, nhờ chính sách dân số, trong những năm gần đây tốc độ tăng dân số
đã giảm đáng kể. Chẳng hạn các chương trình kế hoạch hóa gia đình, khuyến
khích sử dụng các biện pháp tránh thai, cho phép nạo phá thai, quy định tuổi
kết hôn và các chính sách khác có ảnh hưởng trực tiếp tới mức sinh. Ngoài ra
chính sách cũng tác động gián tiếp tới mức sinh chẳng hạn: chính sách cung
cấp đất hoặc nhà ở cho những gia đình có ảnh hưởng tới tuổi kết hôn và số
con đẻ ra. Chính sách giảm học phí cấp 2, chính sách cung cấp cơ hội việc
làm, chính sách cấp điện cho các địa phương xa giúp họ tìm hoạt động văn
hóa phong phú hơn, chính sách nâng cao hiểu biết sức khỏe, biện pháp tránh
thai, cải thiện lối sống [1].
1.2.5 Các yếu tố khoa học và kỹ thuật
Trình độ phát triển xã hội càng cao, đặc biệt những thành tựu về y học,
càng tạo điều kiện cho loài người chủ động điều tiết mức sinh. Tùy thuộc vào
điều kiện cụ thể của từng nước trong từng thời kỳ hoặc là khuyến khích hay
hạn chế sinh, nhà nước áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác nhau.
Yếu tố khoa học kỹ thuật có tác dụng rất lớn trong việc cải thiện khả
năng sinh sản:
Đối với các gia đình và những cặp vợ chồng không có khả năng sinh
đẻ, nhờ có khoa học kỹ thuật mà y học có thể khắc phục vô sinh. Bằng kỹ
thuật chuyên môn của y học, nhiều cặp vợ chồng từ vô sinh trở nên sinh đẻ
được. Chữa bằng biện pháp thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm, các
cặp vợ chồng không có khả năng sinh con đã có con, tạo điều kiện cho gia
đình hạnh phúc.
Mặt khác, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực y học,
đặc biệt là các phương tiện chẩn đoán một cách chính xác giới tính thai nhi là

13
siêu âm, chọc màng ối. Sự phát triển của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh

(Nguyễn Văn Chinh-Tạp chí xã hội học số 3 và 4, 1999), nghiên cứu được
tiến hành tại làng Giao – tỉnh Hải Dương năm 1995 [3]. Kết quả khảo sát cho
thấy hầu hết các hộ gia đình có ba thế hệ cùng chung sống là các hộ của người
con trai trưởng. Người con trai cả thường được giữ ở lại với cha mẹ, được
thừa hưởng nhà cửa và kế tục bổn phận thờ cúng gia tiên. Những người con
trai trong gia đình chỉ có một con trai thường được chiều chuộng một cách
đặc biệt, ít khi bị bố mẹ bắt làm việc nặng nhọc cho đến khi trưởng thành.
Không có cơ sở để kết luận sự phân biệt đối xử giữa con trai và con gái nhưng
cha mẹ kỳ vọng vào con trai. Vì vậy sự hướng nghiệp cho con trai được thể
hiện tương đối rõ ràng. Nguyên tắc cư trú bên nhà chồng sau khi kết hôn đã
đặt người con gái ở vị trí “người ngoài”. Đặc biệt từ khi lấy chồng người con
gái không còn vai trò quyết định ở nhà bố mẹ nữa, mặc dầu họ vẫn giữ mối
quan hệ thường xuyên và làm bổn phận làm con đối với cha mẹ [3]. 15
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Thiệu Hóa của tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hóa là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích tự
nhiên 11.120 km2, có 27 huyện, thị xã, thành phố với 636 xã phường, thị trấn.
Dân số năm 2008 là 3.498.403 người, mật độ dân số 305 người/km2.
Tỷ suất sinh thô là 14,4%0. Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên là 13,97% [9].

ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa tại Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện
Thiệu Hóa, Chi Cục Dân số-KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa.
2.3 Thiết kế nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Thu thập số liệu sẵn có và sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
bao gồm phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.
2.3.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu
* Thảo luận nhóm
Cỡ mẫu: tiến hành 3 cuộc thảo luận nhóm: (1) nhóm cán bộ xã: 5
người, (2) Nhóm những người đàn ông có vợ :7 người và (3) Nhóm những
người phụ nữ có chồng: 10 người.
Chọn các đối tượng có chủ đích cho thảo luận nhóm.
Tiêu chuẩn chọn:
- Những người nằm trong độ tuổi từ 18 – 60.
- Có đủ tư cách pháp nhân.
- Có mặt ở thời điểm nghiên cứu.

17
* Phỏng vấn sâu
Cỡ mẫu: 9 người
- Phỏng vấn 6 phụ nữ sinh 3 con trở lên, 1 người chồng, 1 ông, 1 bà
trong gia đình sinh 3 con trở lên.
Tiêu chuẩn lựa chọn
- Các bà mẹ, ông bố, ông bà trong gia đình có trẻ sinh ra là con thứ 3 trở
lên.
* Các đối tượng nghiên cứu được chọn thông qua một cán bộ chuyên
trách dân số của xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa theo những tiêu chuẩn đã
được đưa ra ở trên. Đây là người hiểu rõ về tình hình địa phương và quen
thuộc với các đối tượng nghiên cứu.

NC
Biến số/chỉ số
Phương pháp
NC, công cụ NC
Thực trạng
sinh con
thứ 3
Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên Thu thập số liệu
có sẵn
Tỉ lệ trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên có bố
mẹ là Đảng viên
Kết quả thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu về
tình hình Sct3
Thảo luận nhóm
phỏng vấn sâu
Các yếu tố
ảnh hưởng

tưởng
trọng
nam
Tư tưởng trọng nam- phải có con
trai để nối dõi tông đường
Thảo luận nhóm
Và phỏng vấn sâu Áp lực gia đình nhà chồng
Áp lực xã hội
Tâm lý muốn có con trai để chăm

Tình hình sử dụng các BPTT của
phụ nữ
Thảo luận nhóm,
phỏng vấn sâu
Yếu tố thất bại khi sử dụng các
BPTT
phụ nữ siêu âm thai và biết giới
tính thai nhi
Nạo thai khi biết thai là nữ
hậu quả của
sinh con
thứ 3 trở
lên
Hậu quả về kinh tế Thảo luận nhóm,
phỏng vấn sâu

Chăm sóc con cái
ảnh hưởng tới các vấn đề xã hội: môi
trường, mất cân bằng giới,…
Giải pháp Tuyên truyền, giáo dục, các biện pháp tránh
thai, xử phạt…
Thảo luận nhóm,
phỏng vấn sâu
Xây dựng, thực hành chính sách dân số 20
2.4 Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2009 – tháng 6/2010.
2.5 Xử lý và phân tích số liệu


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status