Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo ở việt nam - Pdf 59

THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU GẠO
Ở VIỆT NAM
PHẦN MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết nông nghiêp luôn được xem là ngành then chốt và có
truyền thống lâu đời trong nền kinh tế Việt Nam. Sản xuất lúa gạo đóng một vai
trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt
Nam. Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu hộ nông dân có tham gia sản xuất lúa
gạo và chủ yếu dựa và phương thức thủ công truyền thống. Trong gần ba thập kỉ
qua nhờ có sự đổi mới cơ chế quản lý nên kinh tế Việt Nam đã đạt được những
thành tựu to lớn trong sản xuất lúa gạo. Đảng, Nhà nước và chính quyền các địa
phương luôn quan tâm và tăng cường đầu tư cho nông nghiệp nói chung, sản xuất
lúa gạo nói riêng, nhất là về xây dựng kết cấu hạ tầng, nghiên cứu ứng dụng,
chuyển giao khoa học kĩ thuật, đổi mới thiết bị, công nghệ chế biến…đã đưa
ngành sản xuất lúa gạo phát triển vượt bậc: từ chỗ thiếu lương thực, nước ta đã
vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu gạo và đã khẳng đinh vị thế của mình trên
trường quốc tế với tư cách quốc gia xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai thế giới
trong nhiều năm qua. Lượng gạo tham gia vào các bên lưu thông chủ yếu phụ
thuộc vào hai nguồn cung cấp chính đó là Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và
Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Trong 15 năm gần đây tốc độ tốc độ tăng trưởng
của sản xuất gạo khá ổn định, tỉ lệ xuất khẩu gạo trong tổng sản lượng gạo đã tăng
từ 9.5% trong năm 1990 lên tới 26.7% trong năm 1999. Ngoài ra khoảng 10% gạo
xuất khẩu không rõ phẩm chất và khoảng dưới 1% là gạo xuất khẩu dưới dạng đã
nấu. Trong giai đoạn 1997-2001 với lượng xuất khẩu trung bình hàng năm khoảng
3.8 tấn Việt Nam đã cung cấp gạo cho hơn 120 quốc gia trên thế giới, thuộc tất cả
các châu lục khác nhau, tuy nhiên chủ yếu là xuất sang Châu Á (52%), Châu Âu
(20%), Trung Đông (12.7%). Các hoạt động chế biến và lưu thông lúa gạo tuy đã
có bước phát triển đáng kể song vẫn đang còn nhiều trở ngại cần phải phấn đấu
vượt qua: năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất còn thấp, giá thành sản phẩm
cao, sức cạnh tranh yếu.
Căn cứ vào tình hình và yêu cầu thực tiễn trên, việc khai thác triệt để hơn

4.1.Phương pháp luận:
Phương pháp kiểm tra, đánh giá và tổng kết được thực hiện trên cơ sở các
thông tin được thu thập để hình dung và biết được tình hình – thực trạng thị trường
xuất khẩu gạo Việt Nam một cách tương đối chính xác. Đó cũng là căn cứ để phân
tích đánh giá kết quả đề tài.
2
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU GẠO
Ở VIỆT NAM
4.2.Phương pháp phân tích:
4.2.1.Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập thông tin số liệu thứ cấp trên báo, tạp chí, internet, niên giám
thống kê, tổng cục thống kê…
4.2.2.Phương pháp phân tích: đối với mục tiêu cụ thể.
− Đối với mục tiêu thứ nhất: sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả, tức
là dựa vào số liệu thu thập được trong những năm 2007-2009 rồi đưa ra nhận
xét về tình hình xuất khẩu gạo trong thời gian qua.
− Đối với mục tiêu thứ hai: đánh giá khả năng cạnh tranh của việc xuất khẩu lúa
gạo ra thế giới dựa trên nghiên cứu ứng dụng, nhân quả.
− Đối với mục tiêu thứ ba: phân tích từ đó rút ra nhận định về những thuận lợi
và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam.
− Đối với mục tiêu thứ tư: sử dụng phương pháp quy nạp và suy luận để đề xuất
những biện pháp nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu gạo ở nước ta trong thời
gian tới.
3
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU GẠO
Ở VIỆT NAM
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU GẠO
1.1.Khái niệm và vai trò của xuất khẩu gạo:

nước đã sử dụng hình thức này như một chiến lược ngoại giao nhằm tăng cường
sự phụ thuộc của các nước khác vào nước mình trong các quan hệ kinh tế. Tương
tự như vậy, EU thường nhập khẩu gạo để cung cấp miễn phí cho các nước Châu
Phi để đổi lại các điều kiện khác về kinh tế.
Việt Nam có 2 vùng trồng lúa chính là Đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc và
Đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam. Hàng năm sản lượng của cả nước đạt
33-34 triệu tấn thóc, trong đó chỉ sử dụng khoảng 8 triệu tấn (tương đương 4 triệu
tấn gạo sau khi xay xát) cho xuất khẩu, còn lại là tiêu thụ trong nước và bổ sung
dự trữ quốc gia. Việt Nam là nước đông dân, trong đó gạo là lương thực chính và
khó có thể thay thế. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của xuất khẩu gạo đối với
nền kinh tế quốc dân là phương tiện cơ bản thúc đẩy kinh tế phát triển.
1.1.2.1.Xuất khẩu gạo tạo nguồn vốn chủ yếu, tăng thu ngoại tệ tích lũy
vốn cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước:
Quá trình công nghiệp hóa cần lượng vốn để nhập khẩu máy móc, thiết bị
kĩ thuật công nghệ cao để có thể theo kịp nền công nghiệp hiện đại của các nước
phát triển. Nguồn vốn cho nhập khẩu được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau
nhưng quan trọng nhất vẫn là xuất khẩu, xuất khẩu qui định qui mô và tốc độ của
nhập khẩu.
Hiện nay các nước xuất khẩu gạo với khối lượng lớn chủ yếu là các nước
đang phát triển: Trung Quốc, Việt Nam, Trung Quốc. Chính vì thế nguồn ngoại tệ
thu về từ xuất khẩu gạo đối với các nước này là rất quan trọng.
1.1.2.2.Xuất khẩu gạo đóng vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy
sản xuất phát triển:
Sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam có những lợi thế cơ bản như lợi
thế về đất đai, khí hậu, nước tưới tiêu, nguồn nhân lực, vị trí địa lý và cảng khẩu.
Chính những lợi thế đó đã làm cho sản lượng lúa gạo tăng đều đặn trong những
năm qua.
Ngày nay với xu thế hội nhập, cơ hội và thách thức rất nhiều, các nước đều
phải phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi
thế.Chính vì khẳng định được lợi thế của việc xuất khẩu gạo nên Việt Nam đã tập

1.1.2.4.Giúp nâng cao vị thế của Việt Nam, mở rộng quan hệ kinh tế đối
ngoại:
Phải tìm hiểu và nắm vững mức tiêu thụ trên thị trường thế giới thì xuất
khẩu ở Việt Nam mới có hiệu quả cao và cũng như xác định được phương hướng
6
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU GẠO
Ở VIỆT NAM
xuất khẩu gạo. Vì thế xuất khẩu gạo là biện pháp hữu hiệu giúp Việt Nam hội nhập
với nền kinh tế thế giới, luôn theo dõi cũng như tìm cách tiếp cận thị trường xuất
khẩu gạo của thế giới. Từ đó mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại góp phần nâng
cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
1.2.Đặc điểm xuất khẩu gạo ở Việt Nam:
1.2.1.Đặc điểm về sản xuất:
Cây lúa, hạt gạo đã trở nên thân thuộc gần gũi từ bao đời nay của ngườ dân
Việt Nam, đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.
Cây lúa, hạt gạo gắn liền với sự phát triển của dân tộc và đến nay là hàng
hóa xuất khẩu quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Đồng bằng sông Hồng và
Đồng bằng sông Cửu Long với những cánh đồng lúa bao la đã giúp hình thành nên
một vùng chuyên canh lúa nước mang đậm bản sắc dân tộc.
∗ Đồng bằng sông Hồng – một nền văn minh lúa nước đã hình thành từ
nghìn năm qua. Đây là địa bàn cư trú của người Việt cổ, cũng là nơi hình
thành nền văn minh lúa nước. Vùng lúa Đồng bằng sông Hồng đang có
những biến đổi tích cực bước đầu nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
∗ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất phì nhiêu, khí hậu thuận lợi. Đây là
vựa lúa lớn nhất của nước ta, ngành kinh tế quan trọng là sản xuất lúa gạo,
đặc biệt là gạo chất lượng cao để xuất khẩu. Việt Nam là nước nông
nghiệp, sản xuất chủ yếu là lúa gạo. Mặc dù quá trình đô thị hóa đang phát
triển nhanh, diện tích sản xuất lúa gạo ngày càng bị thu hẹp nhưng năng
suất sản lượng lương thực mỗi năm đều tăng lên một triệu tấn, năm 2008
đạt trên 38 triệu tấn.

Trên thế giới chỉ một vài nước là xuất khẩu với một lượng gạo lớn và có uy
tín: Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam,…Nếu lượng gạo xuất khẩu của các
nước này có sự biến động có thể ảnh hưởng đến giá cả của gạo dẫn tới những biến
động trong cung cầu gạo, hay có thể ảnh hưởng đến tình hình sản xuất các loại
hàng hóa khác.
Về xuất khẩu gạo, năm 2008 ở Việt Nam đã xuất khẩu 5 triệu tấn, năm
2009 có khả năng xuất khẩu đến 6 triệu tấn gạo. Việt Nam có diện tích sản xuất lúa
xếp hạng 5 và xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 trên thế giới, đã góp phần đảm bảo
an ninh lương thực nước nhà và thế giới.
Tuy nhiên, nước ta xuất khẩu số lượng gạo nhiều nhưng lợi nhuận thấp,
tình trạng được mùa, mất giá vẫn tiếp tục diễn ra, gạo xuất khẩu giá còn thấp, thị
8
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU GẠO
Ở VIỆT NAM
trường không ổn định, làm cho đời sống và thu nhập người sản xuất lúa gạo còn
nhiều khó khăn. Việc giới thiệu tiềm năng thế mạnh về sản xuất lúa gạo Việt Nam
ra thế giới chưa nhiều. Đồng thời việc xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam
chưa cân xứng với yêu cầu xuất khẩu.
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo:
1.3.1.Nhân tố thị trường:
Nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn chi phối toàn bộ hoạt động xuất
khẩu gạo của mỗi quốc gia tham gia xuất khẩu. Xuất khẩu gạo gắn liền với quá
trình chọn lọc thị trường, nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng ở thị trường đó để đặt
hàng cho nông dân sản xuất loại giống mình cần. Để đánh giá và đưa ra nhận định
về một thị trường cụ thể nào đó ta có thể dựa trên các yếu tố sau:
Nhu cầu của thi trường về sản phẩm gạo. Gạo là hàng hóa thiết yếu, số
lượng tiêu thụ của nó phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu dân cư, thị hiếu,…Khi thu
nhập cao thì cầu về số lượng gạo giảm nhưng trong đó câu về gạo chất lượng cao
có xu hướng tăng lên (ở các nước phát triển: Nhật, Châu Âu…) ngược lại cầu đối
với gạo chất lượng thấp giảm đi chính vì thế tỷ trọng tiêu dùng cho gạo trong tổng

− Tài nguyên khí hậu cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, cung cấp
năng lượng và các yếu tố khác như độ ẩm và gió mùa. Khí hậu thuận lợi sẽ
cho năng suất cao, tăng khả năng chống chọi sâu bệnh, mang đến chất lượng
cao cho giống lúa. Nếu có sự biến đổi bất thường của khí hậu như mưa bão, lũ
lụt sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với sự tăng trưởng của cây lúa.
1.3.3.Nhân tố con người:
Tiến hành sản xuất và xuất khẩu gạo cần nhiều lao động do tính chất phân
bố rộng của sản xuất và đòi hỏi bắt buộc phải có con người khi thực hiện công
việc. Sản xuất lúa gạo cho phép tận dụng tốt ưu thế về lao động. Yếu tố nhân lực
không những đòi hỏi phải hoàn thiện về số lượng nhân lực mà còn phải hoàn thiện
cả về chất lượng.
1.3.4.Nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm:
Các nhân tố về cơ sở vật chất kỹ thuật là hệ thống vận chuyển, là kho tàng,
bến bãi, và cũng là hệ thống thông tin liên lạc…Hệ thống này bảo đảm việc lưu
thông nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí lưu thông.
Các nhân tố về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và tiêu thụ đặc biệt quan trọng
trong việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ gạo. Hệ thống chế
10
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU GẠO
Ở VIỆT NAM
biến với công nghệ dây chuyền hiện đại sẽ góp phần tăng chất lượng và giá trị của
gạo.
1.3.5.Đối thủ cạnh tranh:
Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu không những phải tìm hiểu kỹ về khả
năng xuất khẩu của mình mà còn phải luôn quan tâm đến khả năng xuất khẩu của
đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn luôn
là sức ép đáng lo ngại đối với mục tiêu mở rộng thị phần của doanh nghiệp xuất
khẩu.
1.3.6.Nhân tố về chính sách vĩ mô:

USD với lượng xuất khẩu đạt xấp xỉ 4.4 triệu tấn, mặc dù giảm nhẹ 4% về lượng
nhưng vẫn tăng 14% về kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2006.
Với mức tăng trưởng và đạt kết quả khả quan như vậy, có thể nói 2007 thực sự là
năm thắng lợi của xuất khẩu gạo Việt Nam mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về
nguồn cung do những ảnh hưởng về thiên tai và sâu bệnh. Giá gạo luôn ở mức cao
trong năm 2007. Xuất khẩu gạo trong tháng 10/2007 được giá nhất với 352
USD/tấn – đây là mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, sang tháng 11/2007
giá xuất khẩu giảm 22 USD xuống còn 330 USD/tấn, cao hơn 41 USD/tấn so với
tháng 11/2006. Kết thúc 11 tháng đầu năm 2007 bình quân giá gạo của Việt Nam
đạt 326 USD/tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 52 USD/tấn. Đáng chú ý, lần đầu
tiên giá gạo Việt Nam xuất khẩu ngang bằng với gạo Thái Lan cùng cấp các loại.
12
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU GẠO
Ở VIỆT NAM
Thậm chí có những thời điểm giá gạo 25% tấm của Việt Nam đã trúng thầu cao
hơn gạo Thái Lan 8 USD/tấn. Xuất khẩu gạo được giá đã tác động mạnh đến giá
thu mua gạo trong nước. Điều này đã giúp làm tăng thu nhập cho người nông dân.
Tuy nhiên, xuất khẩu gạo năm 2007 cũng đối mặt với nhiều khó
khăn.Trước hết là việc thu mua gạo vẫn gặp những bất lợi do giá gạo trong nước
tăng cao cùng với nguồn cung trong nước vẫn bị hạn chế bởi nhiều yếu tố. Do vậy,
khó khăn trong công tác điều hành và kế hoạch xuất khẩu gạo của các doanh
nghiệp trong năm tới là phải cân đối giữa lượng gạo xuất khẩu cũng như giá thu
mua ở mức chuyển cũng đã tăng tới 60-70%, nhiều doanh nghiệp không thuê được
tàu để vận chuyển. Điều này làm giảm hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp do
thời gian giao hàng kéo dài, chi phí tăng lên và doanh nghiệp có thể không đảm
bảo thời gian giao hàng với các đối tác.
Giá gạo tăng đột biến trong thời gian qua chủ yếu xuất phát từ nguyên
nhân: ngay từ đầu năm đã có dự báo nhu cầu gạo thế giới sẽ tăng lên khoảng 27.2
triệu tấn, nhưng đến tháng 7/2007 do có sự đột biến, nhu cầu tăng lên hơn 30 triệu
tấn. Trong thời gian này Ấn Độ phải giảm tiến độ xuất khẩu gạo và nhập khẩu

còn khoảng 850.000 tấn, đó là chưa tính các doanh nghiệp đã chế biến. Nếu cộng
các hợp đồng ký trước đó chuyển sang năm 2009 thì lượng gạo tồn kho còn
765.000 tấn.
Có thể nói đây là năm “tức anh ách” đối với nông dân và nhiều thương
nhân. Cơ hội để người nông dân và nền kinh tế thu lợi khi giá lương thực tăng cao,
đến 1.200 USD/tấn đã bị bỏ qua vì bệnh tạm ngưng xuất khẩu lại, nhưng giá gạo
chỉ còn hơn 600 USD/tấn và đến tháng 12 giảm còn khoảng 350 USD/tấn. Chính
Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn khi trả lời chất vấn đại biểu
Quốc hội đã nhìn nhận do dự báo kém dẫn đến lúng túng trong điều hành.
Tình hình chung về thị trường gạo thế giới năm 2008: Giá gạo tăng 200%
trong năm tháng đầu năm và giảm 52% trong những tháng còn lại. Philippine nhập
khẩu kỷ lục khoảng 2.5 triệu tấn. Giá gạo sẽ không giảm xuống mức của mấy năm
trước do dân số tăng và tín dụng thắt chặt. Thị trường gạo thế giới năm 2008 biến
động mạnh. Giá gạo chia làm hai xu hướng rõ rệt: tăng mạnh trong 5 tháng đầu
năm, và giảm mạnh trong 7 tháng cuối năm. Tính chung cả năm, giá gạo thế giới
tăng khoảng 20-40%.
Gạo trở thành mặt hàng tăng giá mạnh nhất trong số các loại hàng hóa trong
6 tháng đầu năm 2008 do nhu cầu xuất khẩu tăng, trong khi nguồn cung hạn hẹp
14

Trích đoạn Chương 3 GẠO Ở VIỆT NAM PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status