(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp trong quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn - Pdf 59

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CÀ VĂN THƯỞNG

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - NĂM 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

http://lrc.tnu.edu.vn


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CÀ VĂN THƯỞNG

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 8 62 01 16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Lê Sỹ Trung, người đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo cũng như các khoa
chuyên môn, phòng ban của Trường Đại học Nông lâm và các Thầy, Cô giáo trong
khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức của UBND huyện
Pác Nặm, Phòng Nông nghiệp& PTNT huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện,
Phòng kinh tế & hạ tầng, Ban lãnh đạo các cấp, các phòng ban của huyện, xã, tổ dùng
nước và những người dân địa phương đã cung cấp những thông tin cần thiết và tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài trên địa bàn.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã
chia sẻ những khó khăn và động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.

Thái Nguyên, ngày

tháng 8 năm 2019

Tác giả Luận văn

Cà Văn Thưởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

http://lrc.tnu.edu.vn


iii
MỤC LỤC

http://lrc.tnu.edu.vn


iv
1.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc quản lý và sử dụng các công trình thủy
lợi trên địa bàn huyện Pác Nặm ....................................................................... 33
Chương 2.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 35
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 35
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Pác Nặm................................................. 35
2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội của huyện Pác Nặm ...................................... 38
2.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Pác Nặm ................................................................ 41
2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................. 45
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 45
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 45
2.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................. 48
2.3.3. Phương pháp phân tích .......................................................................... 48
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................... 48
2.4.1. Hiệu quả trong quản lý .......................................................................... 48
2.4.2. Hiệu quả trong sử dụng .......................................................................... 49
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 49
3.1. Thực trạng quản lý và sử dụng hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn
huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn ......................................................................... 49
3.1.1. Đặc điểm phát triển hệ thống công trình thuỷ lợi của huyện................. 49
3.1.2. Tình hình quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi ........................... 51
3.1.3. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng công trình thủy lợi tại 3 xã nghiên
cứu ................................................................................................................... 64
3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng công trình thủy lợi
của huyện ......................................................................................................... 75

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Có nghĩa là

BQ

Bình quân

CN

Công nghiệp

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

CP

Chính Phủ

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CT

Công trình


Kinh tế xã hội

KTCTTL

Khai thác công trình thủy lợi

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NN

Nông nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTM

Nông thôn mới

QL

Quản lý

SLCT

Số lượng công trình


http://lrc.tnu.edu.vn


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Phân loại các công trình thủy lợi ở Việt Nam ............................ 10

Bảng 1.2.

Các hình thức tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi cấp
tỉnh .......................................................................................................... 24

Bảng 2.1.

Tình hình sử dụng đất của huyện Pác Nặm ............................... 37

Bảng 2.2.

Tình hình dân số, lao động của huyện Pác Nặm giai đoạn 20162018 ............................................................................................ 40

Bảng 2.3.

Tổng hợp phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ......................... 46

Bảng 3.1.

Tình hình quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn


Kết quả tại các vùng đã cứng hóa kênh mương của 3 xã nghiên
cứu .............................................................................................. 72

Bảng 3.9.

Hiệu quả của việc kiên cố hoá kênh mương trong cung cấp nước
tưới tại 3 xã nghiên cứu.............................................................. 75

Bảng 3.10. Hiệu quả của việc kiên cố hoá kênh mương trong nạo vét và tu bổ
công trình thuỷ nông ở 3 xã nghiên cứu .................................... 75
Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu của các hộ điều tra tại vùng đã cứng hóa và chưa
cứng hóa kênh mương ở 3 xã nghiên cứu .................................. 78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

http://lrc.tnu.edu.vn


viii
Bảng 3.12. Kết quả nghiên cứu từ người dân về quản lý và sử dụng CTTL 78
Bảng 3.13. Sự tham gia của hộ về quản lý và sử dụng CTTL...................... 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

http://lrc.tnu.edu.vn


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về thủy lợi .................... 21

Phòng NN&PTNT, UBND xã và các Tổ dùng nước trực tiếp quản lý, sử dụng. Hiện
nay huyện có 161 công trình thủy lợi, các công trình thủy lợi cung cấp nước tưới cho
430,60 ha lúa hai vụ, trong đó lúa vụ Xuân là 280,40 ha và lúa vụ Mùa 150,20 ha. Hầu
hết các công trình thủy lợi có hiệu quả phục vụ thấp, tưới không ổn định, diện tích lúa
được tưới ổn định hàng năm chỉ đạt khoảng 60- 70% diện tích cần được tưới. Đội ngũ
cán bộ quản lý mang tính chất kiêm nhiệm, chưa được đào tạo chuyên sâu.
- Công trình thủy lợi do các địa phương quản lý và sử dụng là các công trình
có quy mô phục vụ nhỏ. Hệ thống kênh mương của huyện đã được kiên cố hóa khoảng
70%, sử dụng tương đối đa dạng, nhưng đang bị xuống cấp, nhiều đoạn kênh còn bị
vỡ. Các công trình thủy lợi sau đầu tư đã được bảo vệ và quản lý, vận hành và duy tu
bảo dưỡng; những công trình thủy lợi bị hư hỏng xuống cấp đã được tổ quản lý chủ
động tu sửa, bảo dưỡng và kịp thời phục vụ nước tưới kịp mùa vụ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

http://lrc.tnu.edu.vn


xi
- Các yếu tố ảnh hưởng chính đến hiệu quả quản lý và sử dụng các công trình
thủy lợi: Bộ máy quản lý CTTL; Cơ chế, chính sách trong quản lý; Sự tham gia và ý
thức bảo vệ công trình của cộng đồng hưởng lợi.
- Đề tài đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng
các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện. Cụ thể như: Củng cố, kiện toàn tổ chức
quản lý công trình thuỷ lợi cơ sở; Tập trung đầu tư sửa chữa nâng cấp các công
trình, hệ thống công trình thủy lợi để phát huy tối đa năng lực công trình; Nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực thực hiện quản lý công trình thủy lợi; Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân; Huy động tối đa
sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi vào việc quản lý và sử dụng các công trình
thuỷ lợi nội đồng.


là hộ thuần nông). Hiện nay huyện Pác Nặm có 154 công trình thủy lợi, trong đó có
108 công trình thủy lợi có năng lực tưới từ 1ha trở lên, đảm bảo tưới cho 329,73 ha
lúa hai vụ. Cùng với hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến lượng mưa giảm, phân bố
không đồng đều và sự thay đổi cơ cấu mùa vụ, hệ số quay vòng đất tăng lên dẫn đến
hiện nay lượng nước cần dùng để tưới cho 1 ha tăng từ 1,2 đến 1,4 lần so với giai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

http://lrc.tnu.edu.vn


2
đoạn 2006- 2010 (theo kết quả tính toán phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch xây dựng
và phát triển thủy lợi huyện Pác Nặm giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm
2020 được phê duyệt tại Quyết định số 1164/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2018
của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn phân cấp quản lý khai thác các công trình thủy
lợi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn). Trong năm 2018 nói chung và 6 tháng cuối năm 2018
nói riêng để đảm bảo nước phục vụ sản xuất nông nghiệp từ các công trình thủy lợi
các địa phương, các ban quản lý công trình thủy lợi bằng các nguồn vốn tích cực
sửa chữa nâng cấp công trình từng bước nâng cao năng lực, hiệu quả tưới.
Tuy nhiên các hoạt động quản lý khai thác công trình thuỷ lợi còn nhiều mặt
hạn chế như tổ chức quản lý còn cồng kềnh, kém hiệu quả, mối quan hệ giữa doanh
nghiệp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi với địa phương, các tổ chức hợp tác, hộ
dùng nước còn lỏng lẻo, sử dụng nước còn lãng phí, tuỳ tiện, trách nhiệm trong bảo vệ
công trình không được quan tâm, công tác duy tu bảo dưỡng công trình trông chờ vào
sự quan tâm đầu tư của Nhà nước. Vì những yêu cầu cấp thiết trên, tôi đã chọn đề tài
“Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp trong quản lý khai thác công trình thủy lợi
trên địa bàn huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn” để nghiên cứu với hy vọng góp phần giải
quyết được những tồn tại nêu trên trong công tác quản lý các công trình thủy lợi của
huyện trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu

thủy lợi tại huyện Pác Nặm, qua đó đề ra một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
Là tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy, nghiên cứu cho những lĩnh vục
liên quan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

http://lrc.tnu.edu.vn


4
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Một số khái niệm
* Thuỷ lợi
Thủy lợi được hiểu là những hoạt động liên quan đến ý thức con người trong
quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước để phục vụ lợi ích của mình (Nguyễn
Đức Châu, 2013). Những biện pháp khai thác nước bao gồm khai thác nước mặt và
nước ngầm thông qua hệ thống bơm hoặc cung cấp nước tự chảy.
Thủy lợi trong nông nghiệp là các hoạt động kinh tế - kỹ thuật liên quan đến
tài nguyên nước được dùng trong nông nghiệp. Điểm quan trọng của thủy lợi trong
nông nghiệp là sử dụng hợp lý nguồn nước để có năng suất cây trồng và năng suất
vật nuôi cao (Đoàn Thế Lợi, Nguyễn Tuấn Anh và Hoàng Thị Thùy Linh, 2013). Các
nội dung của thuỷ lợi trong nông nghiệp bao gồm:
- Xây dựng hệ thống thủy lợi:
+ Tạo nguồn nước thông qua việc xây đập làm hồ chứa hoặc xây dựng trạm
bơm.
+ Xây dựng trạm bơm tưới và hệ thống kênh mương dẫn nước.
- Thực hiện việc tưới và tiêu khoa học cho đồng ruộng. Làm tăng năng suất

khu vực chứa nước.
Theo tiêu chuẩn thiết kế hệ thống kênh tưới Việt Nam TCVN 4118- 85, hệ
thống kênh tưới được phân ra như sau:
- Kênh đầu mối: Dẫn nước từ nguồn đến kênh cấp 1.
- Kênh cấp 1: Lấy nước từ kênh đầu mối phân phối nước cho kênh cấp 2.
- Kênh cấp 2: Lấy nước từ kênh nhánh cấp 1 phân phối nước cho kênh
nhánh cấp 3.
- Kênh cấp 3: Lấy nước từ kênh nhánh cấp 2 phân phối cho cấp kênh cuối cùng.
- Kênh nhánh cấp 4: Còn là kênh nội đồng: Đây là cấp kênh tưới cố định cuối
cùng trên đồng ruộng, phụ trách tưới cho khoảnh ruộng, thửa ruộng.
* Khai thác các công trình thuỷ nông: Là một quá trình vận hành, sử dụng và
quản lý các công trình thuỷ nông nhằm đảm bảo cung cấp và tiêu thoát nước đúng kế
hoạch tưới tiêu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho khu vực tưới tiêu và xã hội
(Nguyễn Đức Châu, 2013).
* Thuỷ lợi phí: Là một phần phí dịch vụ về nước của công trình thuỷ lợi, để
góp phần chi phí cho công tác tu bổ, vận hành và bảo vệ công trình thuỷ lợi. (Đoàn
Thế Lợi, Nguyễn Tuấn Anh và Hoàng Thị Thùy Linh, 2013).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

http://lrc.tnu.edu.vn


6
1.1.2. Vai trò của ngành thủy lợi trong sản xuất nông nghiệp và trong nền kinh tế
quốc dân
Trong những năm cuối của thế kỷ XX và nhưng năm đầu của thế kỷ XXI, loài
người trên trái đất cần phải quan tâm và giải quyết 5 vấn đề to lớn mang tính chất
toàn cầu đó là:
- Vấn đề về hoà bình.
- Vấn đề về lương thực thực phẩm.

Thuỷ lợi phục vụ nhiều mục đích như: Yêu cầu tưới tiêu, phát điện, cung cấp
nước cho đời sống, phát triển giao thông thuỷ, chống lũ lụt bảo vệ tính mạng và tài
sản của nhân dân...
Xây dựng thuỷ lợi là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, nó sản xuất trực
tiếp ra tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Ngành thuỷ lợi góp phần trực tiếp
cải thiện đời sống của nhân dân thông qua các công trình, tạo ra tích luỹ cho xã hội
từ lợi nhuận của các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngành thuỷ lợi góp phần thực hiện đường lối kinh tế, chính trị, văn hoá, quốc
phòng của Đảng đồng thời thuỷ lợi quản lý một khối lượng lớn vốn đầu tư nhà nước,
thường chiếm khoảng 8-10% vốn đầu tư xây dựng của các ngành trong nền kinh tế
quốc dân.Thuỷ lợi đã tạo ra một giá trị sản phẩm xã hội bằng 11% -12% Tổng sản
phẩm quốc dân cả nước và tiêu phí từ 14-16% tổng số lao động.
1.1.3. Đặc điểm và phân loại các công trình thuỷ lợi
1.1.3.1. Đặc điểm của công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp
Thuỷ lợi là ngành kinh tế tổng hợp nhằm khai thác sử dụng hợp lý và bảo
vệ tài nguyên nước. Các lĩnh vực chính của công tác thuỷ lợi là quy hoạch nguồn
nước, khảo sát thiết kế, xây dựng công trình, quản lý khai thác công trình, quản lý
lưu vực, bảo vệ và phát triển môi trường, chỉnh trị sông, bờ biển và phòng chống
bão lụt.
Công trình thuỷ lợi là những công trình phục vụ các lĩnh vực thuộc công tác
thuỷ lợi, thể hiện tác động của con người vào thiên nhiên nhằm khai thác nguồn nước
phục vụ các lợi ích của con người (Nguyễn Đức Châu, 2013).
Đề cập đến công trình thuỷ lợi là đề cập đến tính chất đa ngành của công trình,
phục vụ cho nhiều ngành kinh tế quốc dân như nông nghiệp, điện năng, giao thông,
cấp thoát nước, phòng chống lũ lụt, cải tạo môi trường, du lịch,... Thật khó phân biệt
rõ ràng đối tượng phục vụ của công trình thuỷ lợi. Khi muốn nghiên cứu riêng một
lĩnh vực nào đó của công trình thuỷ lợi nói chung, người ta thường quan tâm đến các
khía cạnh có liên quan đến lĩnh vực đó nhằm làm nổi bật ý nghĩa của thuỷ lợi đối với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN


cư nên ngoài tác động của thiên nhiên còn có tác động bằng sự phá hoại của con
người. Vì vậy việc bảo vệ công trình không thể thiếu vai trò của cộng đồng người dân
hưởng lợi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

http://lrc.tnu.edu.vn


9
Xuất phát từ những đặc điểm trên đây đòi hỏi công tác quản lý, khai thác công
trình cần phải được chú ý đến tất cả các khâu, trong đó phân cấp quản lý là một nội
dung trong công tác quản lý hết sức quan trọng đối với các công trình thuỷ lợi.
1.1.3.2. Phân loại về hệ thống công trình thuỷ lợi
Hệ thống công trình thuỷ lợi “bao gồm các công trình có liên quan trực tiếp
với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định”. Tuỳ thuộc vào
tính chất, đặc điểm trong khai thác sử dụng nước mà các công trình thuỷ lợi được
phân thành nhiều loại theo những cấp độ khác nhau (Nguyễn Đức Châu, 2013).
- Nếu xét về tính chất, vai trò tác dụng của các công trình có thể phân thành
công trình đầu mối, công trình ngăn nước, giữ nước, dẫn nước, công trình tưới, tiêu...
- Nếu phân theo mức độ vốn đầu tư, công suất khai thác, lưu lượng dòng
chảy, năng lực tưới tiêu,... các công trình thuỷ lợi được phân thành công trình cấp
1, công trình cấp 2,... công trình chủ yếu, công trình thứ yếu, công trình lớn, công
trình nhỏ.
- Nếu phân cấp theo giác độ quản lý, các công trình thuỷ lợi được phân thành
công trình do trung ương quản lý, công trình do địa phương quản lý, công trình do cơ
sở quản lý...
Hệ thống thuỷ lợi (dù lớn hay nhỏ) phục vụ tưới tiêu cho cây trồng và cấp
nước sinh hoạt thường bao gồm các hạng mục công trình như sau:
+ Công trình đầu mối gồm có hồ chứa, đập dâng, cống lấy nước trực tiếp ven

từng cấp độ khác nhau là rất cần thiết. Trên cơ sở phân loại các công trình, tuỳ theo cấp
độ, tính chất khai thác, mục đích sử dụng... mà nhà nước, địa phương định ra cơ chế quản
lý phù hợp nhằm đảm bảo việc khai thác các công trình an toàn, hiệu quả.
Theo quy định của Việt Nam, việc phân loại các công trình thuỷ lợi được căn
cứ theo quy phạm của Nhà nước số 08/79/QPVN, theo những tiêu chí cụ thể như trên
bảng 1.1.
Bảng 1.1. Phân loại các công trình thủy lợi ở Việt Nam

STT

Công suất điện
(103kw)

Năng lực tưới
(1000 ha)

Lưu lượng
(m3/s)

Tưới

Tiêu

Loại công trình

1

Từ 300 - 1000

-


4

>0,2 - 2

> 2 -10

> 2 -10

1 -5

Loại vừa

5


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

http://lrc.tnu.edu.vn


12
trong khi đó nguồn thu chính của đơn vị quản lý thủy nông là thuỷ lợi phí lại phải cố
định theo chính sách của nhà nước.
Kết quả hoạt động sản xuất còn được đánh giá gián tiếp thông qua kết quả của
sản xuất nông nghiệp và các ngành khác do đó nhiều khi chưa phản ánh đúng hiệu
quả thực của hoạt động tưới tiêu. Hiệu quả mang lại vừa trực tiếp, vừa gián tiếp, có
hiệu quả mang lại không thể tính ra được bằng tiền.
Ngoài tính khoa học, kỹ thuật thì trong công tác quản lý hệ thống thuỷ nông
còn mang tính quần chúng. Đơn vị quản lý phải dựa vào dân, vào chính quyền địa
phương để làm tốt việc điều hành tưới tiêu, thu thuỷ lợi phí, duy tu, bảo dưỡng, bảo
vệ công trình….Do đó đơn vị quản lý không những phải làm tốt công tác chuyên môn
mà còn phải làm tốt công tác vận động quần chúng cùng tham gia quản lý khai thác
và bảo vệ công trình.
1.1.5. Sự cần thiết của công tác quản lý công trình thủy lợi
Công trình thủy lợi được xây dựng để phục vụ cho những mục đích khác nhau,
trong những điều kiện tự nhiên về khí tượng thủy văn, địa hình, địa chất… khác nhau.
Do đó, công trình lợi rất đa dạng về biện pháp, về hình thức kết cấu và quy mô công
trình (Đặng Ngọc Hạnh, 2014).
Công tác quản lý công trình thủy lợi là một công tác nghiệp vụ kỹ thuật phức
tạp, nhiệm vụ của công tác là: Tận dụng triệt để năng lực thiết kế của công trình để
phục vụ sản xuất; Đảm bảo an toàn tuyệt đối khi vận hành và khai thác (Nguyễn Thị
Xuân Lan, 2011). Quản lý công trình thủy lợi là một nhiệm vụ trọng yếu trong công
tác quản lý khai thác hệ thống thủy lợi, nhằm bảo đảm công trình hoạt động bình thường
và phát huy hết tiềm lực của nước (Đặng Ngọc Hạnh, 2014). Đảm bảo hệ số tưới mặt
ruộng như đã xác định trong quy hoạch, cung cấp nước và thoát nước khi cần. Hệ số


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status