MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - Pdf 63

MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
1.1. Khái niệm về quản trị chiến lược
Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về chiến lược nhưng các khái niệm đó
đều có chung một số nội dung được mọi người thừa nhận. Theo đó quản trị chiến lược
là quá trình nghiên cứu, phân tích môi trường kinh doanh bên trong cũng như bên ngoài,
trong hiện tại cũng như các triển vọng của tương lai; xác lập các nhiệm vụ chức năng và
xây dựng hệ thống mục tiêu cần theo đuổi; hoạch định, thực hiện và kiểm tra, điều
chỉnh chiến lược nhằm giúp cho tổ chức vận dụng hữu hiệu các nguồn lực và tiềm năng
của tổ chức để đạt được những mục tiêu mong muốn. Nội dung chủ yếu của quá trình
quản trị chiến lược bao gồm ba giai đoạn là: hoạch định chiến lược, tổ chức thực hiện
chiến lược và kiểm tra đánh giá, điều chỉnh chiến lược.
1.2. Vai trò, ý nghĩa của quá trình thực hiện quản trị chiến lược
Trong điều kiện biến động của môi trường kinh doanh hiện nay, hơn bao giờ hết, chỉ
có một điều mà các công ty có thể biết chắc chắn, đó là sự thay đổi. Quá trình quản trị
chiến lược như là một hướng đi, một hướng đi giúp các tổ chức này vượt qua sóng gió
trong thương trường, vươn tới một tương lai, bằng chính nỗ lực và khả năng của nó.
Đây là kết quả của sự nghiên cứu khoa học trên cơ sở thực tiễn kinh doanh của rất
nhiều công ty. Nó thực sự là một sản phẩm của khoa học quản lý, bởi lẽ nếu các tổ chức
xây dựng được một quá trình quản trị tốt, họ sẽ có một chỗ dựa tốt để tiến lên phía
trước. Tuy vậy, mức độ thành công còn phụ thuộc vào năng lực triển khai, sẽ được đề
cập trong phần áp dụng chiến lược, chính nó thể hiện một nghệ thuật trong quản trị.
Quá trình quản trị chiến lược dựa vào quan điểm là các công ty theo dõi một cách
liên tục các sự kiện xảy ra cả trong và ngoài công ty cũng như các xu hướng để có thể
đề ra các thay đổi kịp thời. Cả số lượng và mức độ của những thay đổi tác động mạnh
đến các công ty đã tăng lên nhanh chóng trong thời gian vừa qua. Để có thể tồn tại, tất
cả cá tổ chức bắt buộc phải có khả năng thay đổi và thích ứng với những biến động.
Quá trình quản trị chiến lược được xây dựng nhằm mục tiêu giúp công ty tập trung
thích ứng một cách tốt nhất đối với những thay đổi trong dài hạn.
Quản trị chiến lược giúp cho một tổ chức có thể chủ động hơn thay vì bị động trong
việc vạch rõ tương lai của mình; nó cho phép một tổ chức có thể tiên phong và gây ảnh
hưởng trong môi trường nó hoạt động (thay vì chỉ phản ứng lại một cách yếu ớt), và vì

* Lợi ích thành tiền
Thực tế cho thấy khi công ty sử dụng những nguyên tắc về chiến lược thành
công hơn nhiều so với những tổ chức không áp dụng nó. Một cuộc điều tra kéo dài hơn
3 năm tại 101 công ty bán lẻ, dịch vụ và sản xuất đã cho ra kết luận là những công ty áp
dụng quản trị chiến lược đã có được sự tăng lên đáng kể về doanh số, lợi nhuận và năng
suất so với những doanh nghiệp không có những hệ thống công tác kế hoạch, không áp
dụng quản trị chiến lược. Một nghiên cứu khác cho thấy 80% những thành công đạt
được của các công ty là nhờ những điều chỉnh trong định hướng quản trị chiến lược của
công ty. Trong nghiên cứu tác giả Cook và Ferris đã ghi lại hoạt động thực tế, hiệu quả
tại các công ty phản ánh sự linh hoạt trong chiến lược và sự tập trung vào các mục tiêu
dài hạn.
Chính việc vận dụng quản trị chiến lược đã đem lại cho các công ty thành công hơn, có
tầm nhìn xa hơn trong tương lai, đó là đoán trước được những xu hướng chứ không chỉ
đơn thuần là những sự việc xảy ra trong ngắn hạn; nó cũng giúp cho các công ty thực
hiện tốt hơn những mục tiêu trong ngắn hạn. Và thành quả thu được dễ nhận thấy chính
là những con số về doanh thu và lợi nhuận, thị phần và mức độ gia tăng về giá trị cổ
phiếu công ty trên thị trường chứng khoán.
* Lợi ích không thành tiền
Những con số, những thành tựu thu được về mặt tài chính không phải là tất cả những gì
thu được từ việc áp dụng quản trị chiến lược một cách hiệu quả. Những lợi ích thu được
còn là những lợi ích vô hình, không đo được bằng tiền, nhưng vô cùng quan trọng và nó
mang tính chất sống còn với công ty như sự nhạy cảm đối với những thay đổi của môi
trường, sự am hiểu hơn về chiến lược của các đối thủ cạnh tranh, nâng cao đường năng
suất người lao động, làm giảm bớt những e ngại đối với thay đổi, việc hiểu rõ hơn về
thực hiện đãi ngô. Quản trị chiến lược làm tăng thêm khả năng ngăn chặn những nguy
cơ của doanh nghiệp bởi lẽ nó khuyến khích sự trao đổi giữa các nhà quản lý tại mọi bộ
phận, các cấp chức năng. Sự trao đổi giúp cho mọi người ý thức được những mục tiêu
của công ty, cùng chia sẻ những mục tiêu cần đạt tới của tổ chức, trao quyền cho mỗi
người trong việc phát triển sản phẩm và dịch vụ, đồng thời ghi nhận những đóng góp
của họ. Sự thức tỉnh của người lao động trong công việc sẽ đem lại thành quả không

tố của môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng đến tổ chức một cách độc lập hoặc trong
liên kết với các yếu tố khác.
Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi : doanh nghiệp
đang trực diện với những gì ?
a. Yếu tố chính trị-pháp luật:
• Chính trị
Là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư, nhà quản trị các doanh nghiệp quan tâm phân
tích để dự báo mức độ an toàn trong các hoạt động tại các quốc gia, các khu vực nơi mà
doanh nghiệp đang có mối quan hệ mua bán hay đầu tư. Các nhà quản trị chiến lược
muốn phát triển thị trường cần phải nhạy cảm với tình hình chính trị ở mỗi khu vức địa
lý, dự báo diễn biến chính trị trên phạm vi quốc gia, khu vực, thế giới để có các quyết
định chiến lược thích hợp và kịp thời.
• Luật pháp:
Việc ban hành hệ thống pháp luật có chất lượng là điều kiện đầu tiên đảm bảo môi
trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp buộc các doanh nghiệp phải kinh
doanh chân chính, có trách nhiệm. Pháp luật đưa ra những quyết định cho phép hoặc
những đòi hỏi buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong
hệ thống luật pháp như thuế, đầu tư…sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải hiểu rõ tinh thần của
luật pháp và chấp hành tốt những quy định của pháp luật, nghiên cứu để tận dụng được
các cơ hội từ các điều khoản của pháp lý mang lại và có những đối sách kịp thời trước
những nguy cơ có thể đến từ những quy định pháp luật tránh được các thiệt hại do sự
thiếu hiểu biết về pháp lý trong kinh doanh.
Do đó, khi nghiên cứu cac yếu tố này ta nên chú ý một số các vấn đề sau đây:
– Các qui định về khách hàng vay tiêu dùng
– Các luật lệ về chống độc quyền.
– Những đạo luật về bảo vệ môi trường.
– Những đạo luật về thuế khóa
– Các chế độ đãi ngộ đặc biệt
– Những luật lệ về đạo luật quốc tế


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status