Báo cáo thực tập Khoa Quản trị kinh doanh tại Công ty cổ phần công nghệ sapo - Pdf 63

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập: Công ty Cổ phần Công nghệ SAPO

Sinh viên thực hiện: LÊ TRUNG HIẾU
Mã SV: 16D100337
Lớp: K52A5

Hà Nội, Năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Trong bối cảnh thời đại công nghệ ngày càng phát triển, thu nhập của người dân
ngày càng được cải thiện dẫn đến nhu cầu mua bán của người dân tăng cùng với đó là
sự phát triển vượt trội của các sàn thương mại điện tử. Đi kèm với sự phát triển đó là
muôn vàn các khó khăn vấn đề xảy ra trong quá trình mua bán, các công ty công nghệ
cung cấp phần mềm giải pháp bán hàng ngày càng nhiều. Trong đó, nổi bật lên là
Công ty cổ phần công nghệ SAPO - là một trong những công ty hàng đầu sản xuất và
kinh doanh các phần mềm quản lý bán hàng hiện nay.
Trong đợt thực tập cuối khóa em đã có cơ hội được thực tập tại SAPO. Trong thời
gian thực tập, em đã được tiếp cận và học tập công việc thực tiễn trong doanh nghiệp.
Được đào tạo, học tập và trau đồi về sản phẩm của công ty, phương thức kinh doanh,
cách làm việc của phòng kinh doanh, cách quản lý nhân sự,… Trong thời gian thực tập
tại SAPO, em đã rút ra được rất nhiều bài học và trau dồi được thêm nhiều kinh
nghiệm cho bản thân, kinh nghiệm thực tế để phục vụ cho quá trình làm khóa luận và
công việc khác sau này. Công ty luôn tạo điều kiện tốt nhất để em được học tập và làm
việc, áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
Trong thời gian thực tập, em nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô khoa
Quản trị kinh doanh và các anh chị trong SAPO, đặc biệt là chị Hoàng Thị Thu TrangTrưởng phòng kinh doanh GO 3 Hà Nội.


Hình 1.1. Logo của Công ty cổ phần công nghệ SAPO
(Nguồn: Sapo.vn)
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Công nghệ Sapo
- Tên giao dịch: SAPO TECHNOLOGY JCS
- Trụ sở: Tầng 6-Tòa nhà LADECO-266 Đội Cấn-Liễu Giai-Ba Đình-Hà Nội.
- Chi nhánh:
+ Chi nhánh 1: Lầu 3 - Tòa nhà Lữ Gia - số 70 Lữ Gia-Phường 15 - Quận 11
-TP.HCM
+ Chi nhánh 2: Số 124 - Đường Lê Đình Lý - Phường Vĩnh Trung - Quận Thanh
Khê - Thành phố Đà Nẵng
+ Chi nhánh số 3: Số 127 - Đường Lý Thường Kiệt - Phường Lê Lợi – Thành phố
Vinh - Tỉnh Nghệ An
- Website: http://www.sapo.vn/
- Email: [email protected]
- Đại diện pháp luật: Trần Trọng Tuyến.
- Vốn điều lệ: 10.000.000.000 VNĐ
- Slogan: “SAPO - Nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh được sử dụng nhiều nhất
Việt Nam”.
- Sứ mệnh kinh doanh: “Làm cho việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn”.


5

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
SAPO là tên ngắn gọn của Công ty cổ phần công nghệ SAPO, công ty chuyên
cung cấp website và các phần mềm quản lý bán hàng cho các doanh nghiệp. Trải qua
hơn 11 năm thành lập và phát triển, công ty luôn nỗ lực và phấn đấu trở thành một
trong những công ty hàng đầu về sản xuất phần mềm tại Việt Nam.
Dưới đây là những cột mốc đáng nhớ trong quá trình phát triển và hình thành của

mại điện tử: Facebook, Lazada, Shopee… quản lý được nhiều kênh và gian hàng.
- SAPO FNB: Phần mềm quản lý nhà hàng và quán Cafe toàn diện giúp người bán
tạo oder, xếp bàn, quản lý nguyên liệu chế biến, quản lý báo cáo nhà hàng, quản lý tồn
kho nguyên vật liệu.
- SAPO Enterprise: Giải pháp thương mại điện tử cho doanh nghiệp lớn, giải pháp
công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp quản lý thông suốt và tăng độ phủ thương
hiệu.
- SAPO Omnichannel: Giải pháp quản lý bán hàng từ offline đến online : Giúp
quản lý xuyên suốt từ Facebook, Website đến cửa hàng và chuỗi cửa hàng.


7

1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần công nghệ SAPO
1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty cổ phần công nghệ SAPO
Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần công nghệ SAPO chia theo từng chức năng
riêng biệt. Bộ máy tổ chức công ty chia làm từng ban ngành và đứng trên các ban
ngành là Ban trợ lý, đứng đầu là Giám đốc.

Hình 1.3. Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Công nghệ SAPO
(Nguồn: Website https://www.sapo.vn/)
1.3.2 Chức năng các phòng ban
- Ban giám đốc: Ban giám đốc có nhiệm vụ thiết lập chính sách cho công ty và
giám sát các quản lý của công ty. Trong đó đứng đầu Ban giám đốc là ông Trần Trọng


8

Tuyến có nhiệm vụ vạch ra chiến lược cho toàn công ty, giám sát các hoạt động kinh
doanh của công ty cũng như giải quyết các rủi ro xảy ra.

Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Doanh thu tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí quản lý kinh doanh

Năm
2016
32.436.978.66
5
5.650.215
32.431.328.45
0
10.447.648.77
9
21.983.679.67
1
1.734.629
22.256.275.66
6
(270.861.366)

Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
Chi phí thuế TNDN hiện hành
Lợi nhuận sau thuế TNDN

Năm 2018/2017

209,46

10.230.000.19
5
491.977.825

(1.983.093.312
)
88.506.593

91,09

9.328.239.753

146,01

1357,2
1
107,78

20.087.194.20
1
3.633.380
20.273.182.35
4
(182.354.773)

2018
42.731.155.59
8

4.340.788
(4.008.406)
84.498.187

(326.661.531)

(242.163.344)

1.213.520.518

84.498.187

Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
Thu nhập khác
26.438

2017
31.678.230.27
3
6.908.000
31.671.322.27
3
11.548.128.072

Năm 2017/2016
Số tiền
Tỷ lệ
(758.748.392)
97,66

lực cải tiến về sản phẩm, ra mắt thêm sản phẩm SAPO Go tập trung vào các sàn
thương mại điện tử, có sự đầu tư về công nghệ và dịch vụ của SAPO.
2. Vị trí thực tập của sinh viên tại Công ty cổ phần công nghệ SAPO
Trong thời gian thực tập tại công ty SAPO, em được thực tập ở vị trí nhân viên
kinh doanh của khối kinh doanh Go, phòng kinh doanh GO 3 dưới sự chỉ đạo của
trưởng phòng: Hoàng Thị Thu Trang. Sau đây là bảng công việc chi tiết trong quá trình
thực tập tại công ty SAPO:
Bảng 1.2. Chi tiết công việc của sinh viên tại công ty cổ phần công nghệ SAPO
Số thứ tự
1

Tuần
Các công việc triển khai
Tuần 1 ( 30/12/2019 - Trong tuần đầu tiên, em được trainning về: sản
– 04/01/2020 )

phẩm của công ty, cách thức làm việc, quy định
của công ty, các kỹ năng mềm khi giao tiếp với
khách hàng và kỹ năng xử lý trong nhiều trường

2

hợp…
- Làm quen với các phòng, các ban của công ty.
Tuần 2 ( 06/01/2020 Tuần này, em đã được bên nhân sự lấy dấu vân
– 11/01/2020 )

tay để chấm công.
- Được đưa về phòng GO 3 dưới sự chỉ đạo của
trưởng phòng: Hoàng Thị Thu Trang.

là tuần giáp tết nên khách hàng đa số rất bận và
ít quan tâm đến sản phẩm hơn nên em gọi điện
tư vấn và xin thông tin, lập list danh sách khách
hàng quan tâm để ra tết liên lạc.
Kết quả: Trong tuần này, em cũng ký thêm
được 1 hợp đồng thời gian 2 năm.
Tuần 4 ( 03/02/2017 Đây là tuần đầu tiên làm việc của năm mới.
- Công việc hàng ngày của em vẫn như tuần thứ
– 07/02/2020 )
2. Nhưng thay vì tư vấn khách hàng, em gọi

4

điện hỏi thăm và chúc năm mới khách hàng.
- Gọi điện theo list khách hàng quan tâm trước
tết để chúc và hẹn khách hàng để tư vấn cho
khách hàng.
3. Các vấn đề hạn chế chủ yếu trong quản trị kinh doanh tại Công ty cổ phần
công nghệ SAPO
3.1. Khái quát về mội trường kinh doanh tại của Công ty cổ phần công nghệ
SAPO
3.1.1. Môi trường vĩ mô
a. Môi trường kinh tế


12

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2018 đạt khoảng 7,03%, lạm phát ngày càng tăng so với
2017 là 6.21% và năm 2016 là 6.68%, đây là tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Việt
Nam và cho các doanh nghiệp ở Việt Nam. Ngoài ra Việt Nam đang trong thời kỳ có độ

3.1.2. Môi trường vi mô
a. Đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh của SAPO như KiotViet, Haravan, Nhanh.vn với lĩnh vực kinh
doanh phần mềm quản lý bán hàng đang tiếp cận với SAPO về lượng khách hàng và sự đa
dạng về tính năng của phần mềm. Trong đó , KiotViet là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của
SAPO.
Thuận lợi: Hiện tại SAPO đang dẫn đầu trong lĩnh vực tích hợp các sàn thương mại
điện tử, đó là lợi thế của SAPO trong bối cảnh mua bán trên sàn thương mại đang phát
triển và trở thành ngành kinh tế lớn của thế giới.
Khó khăn: Các đối thủ cạnh tranh đẩy mạnh các gói khuyến mãi và dịch vụ chăm sóc
khách hàng trước và sau bán gây ra khó khăn cho SAPO trong việc tiếp cận và thu hút
khách hàng. Với nền kinh tế phát triển cùng với thời đại công nghệ ngày càng phát triển
thì SAPO sẽ phải đối mặt với càng nhiều đối thủ cạnh tranh tham gia vào lĩnh vực này. Đó
sẽ là khó khăn lớn đối với SAPO.
b. Khách hàng
Khách hàng là nguồn sống của doanh nghiệp, mang lại kinh tế cho doanh nghiệp. Đa
số khách hàng của SAPO là những người kinh doanh và họ đang gặp khó khăn trong việc
quản lý bán hàng và kiểm soát hàng hóa. Khách hàng ngày càng yêu cầu cao về sản phẩm,
dịch vụ của SAPO trong việc thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Với thị trường
phần mềm quản lý bán hàng ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập, khách hàng có
nhiều sự lựa chọn cho mình nên chọn phần mềm quản lý bán hàng của thương hiệu nào.
Họ so sánh rất kĩ để tìm ra những ưu, nhược điểm của từng phần mềm quản lý bán hàng
của các công ty khác nhau, từ đó đưa ra quyết định phù hợp nhất. Vì vậy, SAPO luôn


14

không ngừng nỗ lực cải tiến các phần mềm quản lý bán hàng, tạo ra nhiều tính năng ưu
việt để thỏa mãn nhiều tập khách hàng khác nhau, thu hút nhiều khách hàng.
Khách hàng là nguồn sống chính của SAPO. Nhưng để thỏa mãn yêu cầu khách hàng,


15

- Không tận dụng được hết khả năng và nguồn lực của công ty.
3.2.3. Chức năng lãnh đạo
Giám đốc của công ty đang lãnh đạo nhân viên theo phong cách lãnh đạo dân chủ,
phân quyền phân nhiệm cho cấp dưới, tạo điều kiện cho cấp dưới phát huy sáng kiến.
Nhân viên công ty được lôi cuốn vào công việc với khả năng lãnh đạo của đội ngũ
quản lí của công ty, tinh thần làm việc được truyền từ các nhà quản lí tới bộ máy nhân
viên tốt. Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả hoạt động
kinh doanh cũng như các chính sách, kế hoạch phát triển của công ty. Trong suốt 11
năm hoạt động, giám đốc Trần Trọng Tuyến cùng đội ngũ quản trị của công ty đã lãnh
đạo công ty vượt qua nhiều khó khăn thử thách cũng như luôn động viên, khuyến
khích và thường tác động bằng các văn bản, trong các cuộc họp luôn phê bình những
nhân viên làm chưa tốt và đưa ra các mức khen thưởng cho các nhân viên làm việc tốt
nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, hướng dẫn nhân viên trong công việc.
Tồn tại: Lãnh đạo phòng ban hoạt động chưa hiệu quả do việc lãnh đạo, tổ chức
còn chồng chéo giữa các phòng ban, bộ phận gây tác động xấu tới hiệu quả hoạt động.
3.2.4. Chức năng kiểm soát
Với hoạt động kinh doanh, công ty kiểm soát dựa trên kết quả kinh doanh đối với
mục tiêu đề ra từ đó tìm ra sai lầm và đưa ra cách khắc phục. Hoạt động kiểm soát
được các nhà quản trị thực hiện vào mỗi cuối ngày.
Hạn chế trong công tác kiểm soát của công ty:
- Chỉ kiểm soát khi quá trình công việc kết thúc từ đó đánh giá theo mục tiêu.
- Sự phối hợp giữa các phòng ban chưa hiệu quả.
- Kiểm soát chưa thật sự chặt chẽ, chưa mang lại quá nhiều hiệu quả trong việc giải
quyết các vấn đề xảy ra
3.3. Văn hóa doanh nghiệp
- Văn hóa doanh nghiệp của SAPO:
+ Sứ mệnh: “Làm cho việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn”.

chế như sau:
+ Văn hóa ứng xử giữa các phòng ban và các cấp chưa thật sự rõ ràng.
+ SAPO nên cải tiến về văn hóa doanh nghiệp, xem xét nên thêm hay loại bỏ một
số nét văn hóa không phù hợp để bắt kịp với xu hướng phát triển mới.
3.4. Năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần công nghệ SAPO
Công ty cổ phần công nghệ SAPO đã có những bước đầu tư và phát triển sản phẩm
để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Nhờ việc nâng cao
năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực phần mềm quản lý bán hàng, công ty đã xây dựng
được lợi thế cạnh tranh cho mình từ yếu tố sản phẩm, dịch vụ và tính khác biệt so với
các phần mềm quản lý bán hàng khác.
+ Yếu tố sản phẩm và dịch vụ


17

Công ty chú trọng đẩy mạnh phát triển sản phẩm mới (SAPO Express, SAPO GO),
nâng cao chất lượng phần mềm quản lý, tính ổn định, nâng cao tính năng và giao diện
để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Sản phẩm của công ty đa dạng và
phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Công ty đã chú trọng đến khâu dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng trước và sau
bán. Công ty có tổng đài hỗ trợ khách hàng 22/24h, đảm bảo hỗ trợ khách hàng khi
khách hàng có thắc mắc hay khó khăn, khiếu nại.
+ Tính khác biệt
Hiện SAPO đang là doanh nghiệp dẫn đầu về phần tích hợp các sàn thương mại
điện tử. Điều đó mang lại một lợi thế rất lớn dành cho SAPO khi các đối thủ cạnh
tranh mới bắt đầu phát triển theo hướng tích hợp các sàn thương mại điện tử. Ngoài ra
SAPO cũng nổi bật về tính ổn định của sản phẩm khi sử dụng.
Kết luận : Công ty đã chú trọng đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh và nâng
cao chất lượng dịch vụ sau bán
Nhưng vẫn còn một số vấn đề tồn tại: Công ty chưa chú trọng nâng cao năng lực tài

3.6. Quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp
3.6.1. Dự báo nhu cầu sản phẩm
Công tác dự báo nhu cầu sản phẩm chưa thật sự hiệu quả trong khi công ty đã chú
trọng đến việc nâng cao công tác dự báo nhu cầu. Vấn đề dẫn đến chưa hiệu quả đó là
do công ty chưa sử dụng các phương pháp dự báo có độ chính xác cao, công ty nên
khảo sát thị trường nhiều hơn.
3.6.2. Hoạch định sản xuất
Ban lãnh đạo xây dựng kế hoạch tạo phần mềm, tạo nên tính năng mới và giao diện
mới của phần mềm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tình hình thị trường hiện
nay.
Ví dụ: SAPO Express : Đơn vị giao hàng trực thuộc của SAPO giúp khách hàng tiết
kiệm chi phí vận chuyển trong nội thành. Trong quá trình thử nghiệm, SAPO Express
mang lại những dấu hiệu tích cực từ khách hàng.
3.6.3. Tổ chức sản xuất
Sau quá trình hoạch định sản xuất thì trưởng phòng khối Công nghệ và phát triển
sản phẩm sẽ phân công và đưa ra kế hoạch làm để kịp tiến độ đề ra cũng như không
làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác của công ty.
3.6.4. Quản trị bán hàng
- Xây dựng kế hoạch bán hàng
Kế hoạch bán hàng của công ty được xây dựng dựa trên các tập khách hàng là
những doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ trên toàn
quốc. Khi nhận được đơn đặt hàng công ty sẽ nhanh chóng xác định thời gian bàn
giao, sắp xếp thành lịch trình triển khai cho khách hàng.


19

- Tổ chức mạng lưới bán hàng
Công ty có mạng lưới bán hàng bao phủ toàn quốc. Trụ sở có không gian rộng rãi
thoáng mát, được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho công việc sản xuất, kinh


20

Công ty luôn luôn cải tiến và mang lại cho khách hàng sản phẩm dễ sử dụng và tiện
ích nhất.
Đánh giá công tác quản trị rủi ro của SAPO: Công tác quản trị rủi ro của SAPO
chưa có kế hoạch cụ thể, các chương trình phòng ngừa chưa được đưa ra một cách rõ
ràng. Vì vậy mà khi các vấn đề xảy ra thì công tác phòng ngừa rủi ro của ban giám đốc
đưa ra chưa thật sự hiệu quả.
4. Đề xuất hướng đề tài khóa luận
Từ những vấn đề còn tồn tại chính của Công ty cổ phần công nghệ SAPO, em xin
đề xuất hướng đề tài khóa luận như sau:
Đề tài 1: Hoàn thiện công tác dịch vụ sau bán của Công ty cổ phần công nghệ
SAPO.
Đề tài 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai chiến lược kinh doanh của
Công ty cổ phần công nghệ SAPO.
Đề tài 3: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của Công ty cổ phần công nghệ SAPO.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần công nghệ SAPO (từ năm 2016- 2018)
2. Giáo trình quản trị bán hàng (Trường Đại học Thương Mại)
3. Giáo trình quản trị chiến lược (Trường Đại học Thương Mại)
4. Giáo trình quản trị dự án (Trường Đại học Thương Mại)
5. Giáo trình quản trị học (Trường Đại học Thương Mại)
6.Giáo trình quản nhân lực (Trường Đại học Thương Mại)
7. Giáo trình quản trị rủi ro (Trường Đại học Thương Mại)
8. Giáo trình văn hóa kinh doanh (Trường Đại học Thương Mại)
9. Website của Công ty Cổ phần công nghệ SAPO: https://www.SAPO.vn/


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status