Những Lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng và kế toán cho vay trong hoạt động kinh doanh ngân hàng - Pdf 64

Những Lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng và kế toán cho vay trong hoạt
động kinh doanh ngân hàng
I. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH
TẾ QUỐC DÂN.
1. Sự ra đời của tín dụng Ngân hàng.
Trong quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, xuất phát từ nhu cầu
đi vay và cho vay giữa người thiếu vốn và người thừa vốn trong cùng một thời
điểm đã hình thành nên quan hệ vay mượn lẫn nhau trong xã hội và trên cơ sở
đó hoạt động tín dụng ra đời.

Khái niệm: Tín dụng Ngân hàng là sự chuyển nhượng tạm thời một
lượng giá trị từ ngươi sở hữu sang cho người sử dụng, sau một thời hạn nhất
định được quay lại người sở hữu với một giá trị lớn hơn ban đầu gồm cả gốc
và lãi.
Tín dụng có nghĩa là sự tín nhiệm, tin tưởng, là phạm trù kinh tế có sản
xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có hoạt động tín dụng.
Tín dụng là quan hệ vay mượn giữa Ngân hàng và khách hàng có hoàn trả.
Tín dụng Ngân hàng là tín dụng bằng tiền được thể hiện một bên là Ngân hàng
một bên là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, các thành phần kinh
tế. Trong đó Ngân hàng đóng vai trò trung gian, vừa là người đi vay vừa là
người cho vay. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là đi vay để cho vay.
Trong nền kinh tế thị trường vốn bằng tiền của các đơn vị, các tổ chức
không giống nhau về cả số lượng và thời gian. Trong cùng một thời gian, đơn
vị này thiếu vốn sản xuất kinh doanh nhưng đơn vị khách lại thừa vốn chưa sử
dụng hết. Trong khi đó các đơn vị hoat động lại không phụ thuộc vào nhau. Do
vậy sự thiếu vốn của đơn vị này và sự thừa vốn của đơn vị kia cùng một thời
gian đều có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu
không có sự điều hoà vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu thì nền kinh tế không thể
phát triển được.
Do vậy cần phải có một tổ chức kinh tế đứng ra làm nhiệm vụ điều hoà
vốn trong nền kinh tế. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Ngân hàng nói

chủ yếu của NHTM. Để thực hiện quá trình kinh doanh, Ngân hàng phải có
nguồn vốn và trên cơ sở nguồn vốn đó để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng
tăng của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.
Nói cách khác Ngân hàng phải thực sự trở thành người đi vay để cho vay.
Điều này là một thực tế khách quan.
Mặt khác, trong nền kinh tế thường xuyên xuất hiện nhưng nguồn vốn
bằng tiền tạm thời chưa sử dụng thuộc các thành phần kinh tế. Đồng thời, ở
các thành phần kinh tế khác lại xuất hiện, hiện tượng thiếu vốn tạm thời cần
giải quyết. Sự tham gia của tin dụng Ngân hàng được coi như là một công cụ
để giải quyết mâu thuẫn trên đây về cung – cầu vốn tiền tệ như vậy, vốn tiền tệ
trong nền kinh tế có điều kiện mang đủ nội dung kinh tế của phạm trù tư bản
hoá giá trị thặng dư. Lợi tức đi vay và cho vay của Ngân hàng luôn luôn là công
cụ điều chỉnh quan hệ cung – cầu vốn tín dụng. Gắn liền với nền kinh tế thị
trường là kinh doanh và lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân
hàng là đi vay để cho vay và như vậy nếu xảy ra điều rủi ro trong kinh doanh
của doanh nghiệp, các thành phần kinh tế sẽ dẫn đến rủi ro của Ngân hàng,
Ngân hàng sẽ mất khả năng thanh toán.
Chính vì lẽ đó mà nền kinh tế thị trường, mỗi Ngân hàng trong môi trường
cạnh tranh phải dựa vào nghệ thuật quản trị kinh doanh vào việc đổi mới công
nghệ và nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng, thông qua hoạt động Marketting Ngân
hàng và việc nhanh chóng sử dụng thành tựu khoa học kỹ thuật.... nhằm thu
hút tối đa nguồn vốn tiềm tàng trong nền kinh tế để thực hiện kinh doanh đáp
nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế, tạo lợi nhuận cho Ngân hàng.
Trong hoạt động kinh tế thị trường, bên cạnh các chính sách tài chính tiền
tệ, sự hoạt động của thị trường tài chính, thị trường vốn, thị trường tiền tệ....
tín dụng Ngân hàng góp phần tích cực vào quá trình vận động liên tục của
nguồn vốn. Điều đó vừa làm tăng trưởng khả năng tích lưu tư bản (Trong đó
phần lợi nhuận ) của Ngân hàng, vừa thúc đẩy quá trình tăng trưởng tín dụng,
trưởng kinh tế làm hệ thống Ngân hàng ngày càng lớn mạnh.
2.2. Tín dụng Ngân hàng tác động có hiệu quả đến nhịp độ phát

tài trợ xuất khẩu của cả nước. Cấp tín dụng cũng như các tổ chức tín dụng,
cùng với sự tham gia trực tiếp vào quan hệ thanh toán quốc tế, tín dụng Ngân
hàng đã làm tăng mỗi quan hệ tốt đẹp giữa các nước, đồng thời thúc đẩy hoạt
động xuất nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước phất triển, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Như vậy tín dụng sẽ trợ thủ đắc lực về vốn cho các nhà đầu tư
và kinh doanh xuất khẩu hàng hoá.

Gần đây với chủ trương nền kinh tế nhiều thành phần, với thực hiện hệ
thống Ngân hàng hai cấp, với môi trường pháp luật ngày càng hoàn thiện và đi
vào đời sống kinh tế – xã hội và nhất là từ khi có luận Ngân hàng ra đời, vai trò
của tín dụng Ngân hàng đã phát triển mạnh mẽ hơn nhằm góp phần tích cực
vào quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước trên thế giới.
2.4. Tín dụng Ngân hàng với việc điều chỉnh chiến lược kinh tế,
góp phần chống lạm phát tiền tệ:
Nền kinh tế hàng hoá luôn luôn chuyển động theo hai chiều hướng: Phát
triển theo nhịp độ tăng trưởng hoặc giảm sút theo quy luật lạm phát. Cả hai
trường hợp đó đều có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng.
Tín dụng Ngân hàng tạo nguồn vốn từ huy động các đồng tiền nhàn rỗi
trong nền kinh tế thông qua lãi suất linh hoạt và phù hợp với chỉ số chỉ số giá
cả đánh giá hàng hoá để thu hút được nguồn vốn đủ lớn cho việc đầu tư vào
các công trình trọng điểm mà chiến lược kinh tế đã đề ra. Nếu không dùng
công cụ tín dụng Ngân hàng để huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong
xã hội dưới các hình thức thì có lúc Nhà nước phải huy động trái phiếu, kỳ
phiếu, thậm chí phải phát hành giấy bạc.
Hình thức huy động vốn bằng nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng có ý nghĩa to
lớn nó không làm tăng thêm khối khối lượng tiền lưu thông nên không ảnh
hưởng đến lưu thông tiền tệ và giá cả. Ngược lại, nếu Nhà nước phát hành tiền
giấy cho ngân sách dù có đưa vào đầu tư phát triển các chương trình kinh tế
mang tính chiến lược cũng dẫn đến tăng khối lượng tiền tệ trong lưu thông,
gây lên lạm phản ánh trực tiếp đến giá cả và đời sống xã hội.

Ngân hàng thương mại và cũng là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng tài sản có của Ngân hàng. Đối với nền kinh tế nó thúc đẩy sản xuất và lưu
thông hàng hoá phát triển, tăng tốc độ lưu thông tiền tệ.
1.Vai trò của kế toán cho vay:
Kế toán cho vay giữa một vị trí quan trọng trong toàn bộ nghiệp vụ kế toán
của Ngân hàng, vì thế kế toán cho vay tham gia trực tiếp vào quá trình cho vay
vốn, nghiệp vụ cơ bản trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Thông qua số liệu kế toán cho vay, Lãnh đạo Ngân hàng biết được tình
hình sử dụng vốn, sự biến động vốn hàng ngày. Từ đó, làm tham mưu cho lãnh
đạo điều hành hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách nhịp nhành, đồng
bộ , kịp thời để có chính sách phù hợp cho việc quản trị kinh doanh của Ngân
hàng như mục tiêu đề ra: An toàn, lợi nhuận, và lành mạnh trong hoạt động
kinh doanh Ngân hàng.
Kế toán cho vay được xác định là một bộ phận kế toán rất quan trọng bởi
kế toán cho vay phục vụ và hỗ trợ đắc lực cho nghiệp vụ tín dụng nó quyết định
sự tồn tại của các NHTM.
Đứng ở góc độ kế toán khi thu nợ, thu lãi kế toán cho vay đã giúp cho
Ngân hàng thu nợ gốc, lãi đầy đủ, chinh xác, kip thời.
Thông qua kế toán cho vay, Ngân hàng cũng như bạn hàng của doanh
nghiệp đánh giá được khả năng hấp thụ của doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu
quả không? Để từ đó đánh giá xu thế vận động của doanh nghiệp trên thị
trường, giúp cho Ngân hàng và các bạn hàng của các doanh nghiệp có chiến
lược đầu tư phù hợp, có hiệu quả.
Kế toán cho vay là công cụ để đảm bảo an toàn tài khoản vốn vay của Ngân
hàng, đồng thời hạn chế rủi ro, góp phần ổn định nguồn thu nhập của Ngân
hàng. Thông qua việc ghi chép quá trình cho vay, thu nợ, theo dõi kỳ hạn nợ
hàng ngày, lưu hồ sơ vay vốn… thể hiện kế toán cho vay bảo vệ an toàn một
khối lượng tài sản lớn của Ngân hàng và khách hàng.
2. Nhiệm vụ của kế toán cho vay:
Xác lập chứng từ kế toán cho vay một cách hợp lệ, hợp pháp nhằm tạo cơ

giấy đề nghị vay vốn theo từng lần, nộp vào Ngân hàng cùng với các thủ tục
cần thiết khác để chứng minh cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanhcủa
khách hàng, cũng như ức tính hiệu quả kinh tế đối với khoản tín dụng đó.
Trong trường hợp Ngân hàng chấp nhận cho vay, Ngân hàng cùng
khách hàng ký hợp đồng tín dụng, thoả thuận với các điều kiện, yếu tố về số
tiền, mục đối tượng, vốn vay, thời hạn trả nợ, lãi suất…
Trên cơ sở hợp đồng tín dụng đã ký kết, kế toán cho vay giải ngân phát
tiền vay đồng thời hoạch toán:
Nợ: TK cho vay khách hàng.
Có: TK tiền mặt
Có: TK tiền gửi khách hàng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status