NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH, LỮ HÀNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐỘI NGŨ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH - Pdf 68

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH, LỮ HÀNH VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG ĐỘI NGŨ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH
1.1 Các khái niệm cơ bản :
1.1.1 Hoạt động du lịch :
“ Du lịch” theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là đi một vòng. Theo tiếng Hán
của Việt Nam thì “ du” là đi chơi, “lịch” là từng trải. Hiện tượng du lịch đã xuất
hiện từ xa xưa. Trong thời kỳ cổ đại, hoạt động du lịch còn mang tính tự phát.
Các chuyến du lịch là do các cá nhân tự đứng ra tổ chức, chưa có sự xuất hiện
của các hoạt động của Khách du lịch. Trong thời kỳ này, các loại hình du lịch
phổ biến là du lịch công vụ, du lịch tôn giáo. Thời kỳ trung đại, xuất hiện các
cuộc viễn du dài ngày như của Marco Polo, Nagenlan...Những hành trình này đã
đem lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho lớp người kế tiếp. Tuy nhiên hoạt động
du lịch chỉ tập trung cho giới thượng lưu, các thương gia và các tín đồ. Đến thời
kỳ cận đại, chương trình du lịch đầu tiên ra đời do Thomas Cook tiến hành, từ
đó tạo điều kiện cho hàng triệu người trung lưu có cơ hội du ngoạn cùng với
cộng đồng của họ.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch. Mỗi một khái niệm tương
ứng với một góc độ, một khía cạnh khác nhau.
Theo Phó Tiến Sĩ Trần Thị Nhạn thì “ Du lịch là một quá trình con người
rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận
những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương,
không nhằm sinh lời được tính bằng dồng tiền”
Còn sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hoá và tiện
nghi, cung ứng cho du khách. Nó được tạo lên bởi sự kết hợp các yếu tố tự
nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao đông du lịch tại một vùng, một địa phương
nào đó.
Như vậy, sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình( hàng hoá) và
yếu tố vô hình( dịch vụ) để cung cấp cho du khách hay nó bao gồm các hàng
hoá, dịch vụ và tiện nghi phục vụ Khách du lịch.
Sản phẩm du lịch= Tài nguyên du lịch+ các dịch vụ và hàng hoá du lịch.
1.1.2 Hoạt động Lữ Hành :

hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời”. Doanh nghiệp
là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được
đăng ký kinh doanh theo quy đinh của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các
hoạt động kinh doanh.
Tại Việt Nam, hiện nay các “ Công ty” được coi như một tổ chức kinh tế,
được đăng ký kinh doanh theo trình tự luật định, được đăng ký kinh doanh theo
trình tự luật định để tiến hành các hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận.
Như vậy chúng ta có thể hiểu doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh,
một đơn vị cơ sở, một tổ chức sống của nền kinh tế được thành lập với mục đích
lợi nhuận doanh nghiệp du lịch dịch vụ, giải trí, nghỉ dưỡng, tham quan... và
thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập theo mức độ xí nghiệp hoá của nó.
1.1.4 Quản trị nhân lực :
Có rất nhiều khái niệm về quản trị nhân lực, trong đó, em xin đưa ra hai khái
niệm cơ bản về Quản trị nhân lực như sau :
* Khái niệm 1: Quản trị nhân lực nghiên cứu các vấn đề quản trị con người
trong các tổ chức ở tầm vĩ mô và có 2 mục tiêu cơ bản:
+ Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và
nâng cao tính hiệu quả của tổ chức.
+ Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân
viên phát huy tối đa năng lực cá nhân được kích thích động viên tại nơi làm việc
và trung thành, tận tâm với doanh nghiệp.
* Khái niệm 2: Quản trị nhân sự là một loạt những quan điểm tập hợp, hình
thành lên mối quan hệ về việc làm, chất lượng của những quan điểm đó góp
phần trực tiếp vào khả năng tổ chức và các công nhân viên đạt được mục tiêu
của mình.
Khởi đầu của vấn đề quản trị con người trong các tổ chức là “ Quản trị nhân
sự” với việc trú trọng đơn thuần lên các vấn đề quản trị hành chính nhân viên.
Phòng Nhân sự thường có vai trò mờ nhạt và nhân viên của phòng thường có
năng lực yếu hơn, được trả lương thấp hơn so với các nhân viên của phòng ban
khác trong doanh nghiệp.

vụ hướng dẫn du khách tham quan theo chương trình du lịch đã ký kết”. Khi
đưa ra khái niệm này, các chuyên gia đã đứng trên góc độ quản lý nhà nước về
Du lịch, vì vậy trong khái niệm có môi trường hoạt động của HDV du lịch.
PGS. Đinh Trung Kiên, tác giả của cuốn giáo trình Nghiệp vụ hướng dẫn
du lịch cũng đã đưa ra khái niệm về HDV du lịch như sau: “ HDV du lịch là
người thực hiện dẫn KDL trong các chuyến tham quan du lịch hay tại các điểm
du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu được thoả mãn của khách trong thời gian nhất
định. Và thay mặt tổ chức kinh doanh du lịch giải quyết những phát sinh trong
chuyến du lịch với phạm vi và khả năng của mình”.
Bên cạnh đó, Luật du lịch Việt Nam năm 2005 cũng đã đưa ra khái niệm
như sau: “ HDV du lịch là hoạt động hướng dẫn cho Khách du lịch theo chương
trình du lịch. Người thực hiện hoạt động hướng dẫn du lịch được gọi là HDV và
được thanh toán cho dịch vụ hướng dẫn du lịch”.
1.2.2 Phân loại Hướng dẫn viên du lịch :
Việc phân loại HDV du lịch phụ thuộc vào nhiều tiêu chí khác nhau:
* Phân loại theo khả năng hoạt động : được chia thành 2 loại, HDV nội địa
và HDV quốc tế :
+ HDV quốc tế là người phải có đủ những điều kiện sau :
- Có quốc tịch Việt nam, thường trú tại Việt nam, có năng lực hành vi dân
sự đầy đủ.
- Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện.
- Có trình độ chuyên ngành du lịch trở lên; nếu tốt nghiệp đại học chuyên
ngành thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch do cơ sở đào
tạo có thẩm quyền cấp.
- Sử dụng thành thạo ít nhất một loại ngoại ngữ.
+ HDV nội địa phải là người có đủ những điều kiện sau :
- Có quốc tịch Việt nam, thường trú tại Việt nam, có năng lực hành vi dân
sự đầy đủ.
- Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện.
- Có trình độ cử nhân chuyên ngành du lịch trở lên, nếu tốt nghiệp Đại học

khách tham quan Đại nội và các Lăng tẩm, ...
+ Hướng dẫn viên theo chặng : Thực hiên hướng dẫn chương trình du lịch và
thuyết minh trong một khu vực nhất định, hay một đoạn của hành trình du
lịch trong trường hợp điểm tham quan cách nhau quá xa, dẫn đến việc đi lại
của HDV có chi phí quá lớn.
+ HDV toàn tuyến: Là người đi kèm với KDL trong suốt cuộc hành trình du
lịch, đảm bảo việc thực hiện toàn bộ chương trình. Thông thường, đây là các
HDV giàu kinh nghiệm, đòi hỏi phải có trình độ kiến thức sâu rộng và khả
năng giao tiếp tốt, vì họ phải đảm nhận các chương trình du lịch dài ngày.
Khi đó mức độ và thời gian tiếp xúc với Khách khá căng thẳng.
* Phân loại HDV theo nhóm ngôn ngữ mà họ thông thạo : Hướng dẫn viên
chuyên hướng dẫn cho KDL là người Anh, người Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nhật
bản...
1.2.3 Đặc điểm Lao động :
1.2.3.1.Thời gian lao động :
Thời gian lao động của HDV được tính bằng thời gian đi cùng với khách, do đó:
- Thời gian làm việc không cố định.
- Khó có thể định mức được lao động cho HDV một cách chính xác.
Không chỉ những lúc hướng dẫn tham quan cho KDL mà ngay cả thời
gian lưu trú tại khách sạn, HDV cũng phải tham gia vào quá trình phục vụ
khi có yêu cầu. Đôi khi HDV phải phục vụ nhiều việc ngoài nội dung
chương trình.
Đối với một số loại hình du lịch, do tính chất mùa vụ của nó nên thời gian
làm việc của HDV trong năm phân bố không đồng đều.
1.2.3.2 Khối lượng công việc :
Công việc của HDV thường lớn và khá phức tạp bao gồm nhiều loại công
việc khác nhau tuỳ theo từng nội dung và tính chất của chương trình. Mặt khác
HDV không chỉ khi đi với khách mới là làm việc mà ngay cả khi chưa đi dẫn thì
vẫn phải thường xuyên trau dồi về mặt nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn.
Hơn nữa các công việc chuẩn bị trước chuyến đi như khảo sát xây dựng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status