MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA TẠI VIỆT NAM - Pdf 66

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA TẠI VIỆT NAM
3.1. Định hướng Cổ phần hóa và công tác Định giá doanh nghiệp Nhà nước
Cổ phần hóa
3.1.1. Mục tiêu và định hướng tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà
nước
Tại Hội nghị về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2006-2010
được tổ chức ngày 7-10-2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định:
"Nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp trong 5 năm tới trọng tâm là cổ phần
hóa. Mục tiêu đến năm 2010, chúng ta sẽ cơ bản cổ phần hóa xong doanh
nghiệp nhà nước". Phương án được lựa chọn để tiếp tục thực hiện sắp xếp, đổi
mới doanh nghiệp nhà nước từ nay đến 2010 là đẩy mạnh sắp xếp, cố phần hóa
các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Theo đó, từ nay đến hết năm 2010
sẽ cổ phần hóa khoảng 1.500 doanh nghiệp (riêng các doanh nghiệp thành viên
của tổng công ty nhà nước phải hoàn thành trong năm 2008), trong đó, năm
2007 phải cổ phần hóa 550 doanh nghiệp (có khoảng 20 tổng công ty), số còn
lại sẽ thực hiện trong các năm 2008-2009, một số công ty và số ít doanh nghiệp
chưa cố phần hóa được thực hiện trong năm 2010. Theo kết quả này, đến cuối
năm 2010, cả nước sẽ chỉ còn 554 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trong đó
có 26 tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn; 178 doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực an ninh, quốc phòng, sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ thiết yếu;
200 nông, lâm trường; 150 doanh nghiệp thành viên các tập đoàn, tổng công ty
nhà nước.
Có thể nói rằng, đây là một trong những nhiệm vụ rất khó khăn trong những
năm sắp tới. Bởi vì như thực tiễn nhiều năm qua đã cho thấy, không chỉ khối
lượng công việc phải tiến hành rất lớn, mà còn có thể phải đối mặt với rất nhiều
lực cản. Trong 4 năm sắp tới (2007-2010) sẽ phải cổ phần hóa 1.500 doanh
nghiệp (bình quân mỗi năm cổ phần hóa 375 doanh nghiệp), riêng năm 2007 đặt
kế hoạch cổ phần hóa 550 doanh nghiệp. Chỉ tiêu này tuy không cao hơn nhiều
so với kế hoạch của một số năm trước, nhưng kinh nghiệm thực hiện nhiều năm
cho thấy con số này là rất cao. Như trên đã nêu, trong khoảng 15 năm (1992-

điểm và loại hình doanh nghiệp
Thực tiễn công tác định giá doanh nghiệp cho thấy không có một phương pháp
định giá nào là luôn luôn đúng và thích hợp với mọi loại hình doanh nghiệp. Bởi
mỗi doanh nghiệp đều có những đặc trưng riêng về ngành nghề, đặc điểm kinh
tế kỹ thuật, cấu trúc,… Và năng lực của nhà định giá sẽ quyết định phương pháp
nào sẽ phản ánh chính xác nhất giá trị của doanh nghiệp.
Theo định hướng cổ phần hóa, thời gian tới sẽ là thời kỳ cao điểm của thực hiện
cổ phần hóa doanh nghiệp mà song song với đó là hoạt động định giá. Một số
lượng lớn doanh nghiệp ở các ngành nghề khác nhau, hình thức và cấu trúc khác
nhau sẽ đòi hỏi những phương pháp định giá khác nhau. Do đó, các phương
pháp định giá cần đa dạng và phong phú hơn
3.1.2.3. Giá trị doanh nghiệp không bị chi phối bởi chính sách bán cổ phần,
làm thất thoát tài sàn Nhà nước
Rõ ràng là có mối liên hệ giữa hoạt động định giá doanh nghiệp và chính sách
bán cổ phần ra công chúng. Bởi mệnh giá cổ phần được xác định bằng giá trị
doanh nghiệp chia cho số cổ phần. Nhưng không thể để vì điều này mà chính
sách bán cổ phần sẽ có quyền quyết định tới hoạt động định giá doanh nghiệp.
Cần có sự tách biệt tương đối giữa hai hoạt động trên. Giá trị doanh nghiệp cần
phải được xác định một cách trung thực không phụ thuộc vào việc bán cổ phần
ra bên ngoài.
Cần chấm dứt tình trạng định giá tài sản thấp để dễ bán cổ phần, làm thất thoát
tài sản của Nhà nước.
3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác định giá
doanh nghiệp để CPH ở Việt Nam hiện nay
3.2.1. Xây dựng hệ thống lý luận làm nền tảng cho hoạt động định giá
doanh nghiệp
Thực tế ở nước ta hiện nay đang thiếu một hệ thống lý luận hoàn chỉnh là cơ sở
cho hoạt động định giá doanh nghiệp. Hoạt động định giá được nhắc đến nhiều
nhưng chủ yếu là những bài viết phân tích lẻ tẻ và rời rạc. Thực sự thiếu đi một
cái nhìn tổng quan cho toàn bộ hoạt động. Và điều quan trọng nhất là giúp

nguyên nhân: thiếu quy định cụ thể, chặt chẽ trong việc xử lý nợ và tài sản tồn
đọng; thiêú cơ chế giám sát hoạt động; thiếu chế tài xử phạt nghiêm đối với các
sai phạm; … Vì vậy, người viết có một số đề xuất sau, nghiêng về mặt quản lý,
nhằm hướng đến tính hiệu quả và chặt chẽ của hoạt động này:
1. Ban hành và công bố công khai cơ chế hoạt động của Công ty Mua bán nợ và
tài sản tồn đọng.
2. Quy định rõ chế tài xử lý cả về hành chính và hình sự giữa bên giao (DN CPH)
và bên nhận (công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của DN) nếu để xảy ra
những tiêu cực trong giao nhận hồ sơ pháp lý và hiện vật tài sản.
3. Nên có quy định bắt buộc trong cáo bạch (hồ sơ bán đấu giá cổ phần của các
công ty trên thị trường chứng khoán) phải công bố cả danh mục, số lượng và giá
trị các tài sản đã được thẩm tra loại khỏi giá trị DN CPH. Có như vậy mới buộc
các DNCPH và đơn vị chịu trách nhiệm tư vấn, xác định giá trị DN chịu sự
giám sát công khai của các nhà đầu tư về vấn đề này.
4. Nhà nước nên tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm về toàn bộ quá trình xử lý tài
chính trước, trong và sau CPH DN để sau đó ban hành bổ sung những quy định
và chế tài đầy đủ, chặt chẽ hơn nhằm tiếp tục đảm bảo cho tình hình tài chính
của các DNCPH được lành mạnh, chống thất thoát vốn và tài sản nhà nước.
3.2.4. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status