Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam doc - Pdf 86


Báo cáo tốt nghiệp

Những giải pháp đẩy mạnh
xuất khẩu mặt hàng thủy sản
của Việt Nam
Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng
thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong
những năm tới

LỜI NÓI ĐẦU

Trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa của đời sống kinh tế thế
giới của thế kỷ 21, không một quốc gia nào có thể phát triển nền kinh tế của
mình mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Điều đó
không ngoại trừ đối với Việt Nam, để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng
nền kinh tế, Đại hội Đảng Cộng Sả
n Việt Nam lần thứ VIII tiếp tục khẳng định
đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế, thực hiện chiến lược CNH-HĐH
hướng mạnh vào xuất khẩu.
Để tăng xuất khẩu trong thời gian tới, Việt nam chủ trương kết hợp xuất
khẩu những mặt hàng mà đất nước có lợi thế tương đối (những mặt hàng xuất
khẩ
u truyền thống: hàng nông lâm thủy sản, khoáng sản, hàng giầy dép và dệt
may) và một số mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao bao gồm: ôtô, xe
máy, hàng điện tử và dịch vụ phần mềm ...
Hàng thủy sản là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam trong
thời gian qua đã gặt hái được sự thành công rực rỡ. Từ mức kim ngạch xuất

đi sâu phân tích tình hình thực tế nhằm tìm ra h
ướng đi hợp lý nhất để giải
quyết những vấn đề đặt ra trong đề án.
Đề án kết cấu gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU
trong những năm qua.
Chương 3: Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩ
u thủy sản của
Việt Nam sang EU trong những năm tới.
Do trình độ có hạn, thời gian nghiên cứu bị hạn chế, nên đề án khó tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong có được sự đóng góp của các thầy cô giáo
cùng bạn đọc để đề án được hoàn thiện hơn.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới PGS-TS:Nguyễn Duy Bột- Trưởng
Khoa Thương mạI đã giúp đỡ tôI hoàn thành đề án này.

Hà nội, ngày 26 tháng 1 năm 2002 CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH XUẤT KHẨU I. QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU
Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ cho (ra) nước ngoài
dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ hàng hóa - tiền tệ, quan hệ thị trường

hồng thường được chấp nhận là bao nhiêu, hậu quả của cạnh tranh như
thế nào; nó diễn biến ra sao... và khả năng phản ứng của nó trước một đối thủ
mới.
1.1.3 Phân tích các điều kiện của thị trường xuất khẩu
Trong kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp phải xác định và
phân tích cẩn th
ận các điều kiện sau:
-Điều kiện về quy chế và pháp lý:
+Quy chế về giá cả;
+Quy chế về những hoạt động thương mại;
+Hóa đơn Hải quan hoặc hóa đơn lãnh sự;
+Kiểm soát hối đoái;
+Chuyển tiền về nước;
+Hạn ngạch;
+Giấy phép xuất khẩu;
+Giấy chứng nhận y tế, chứng nhận phẩm chất v.v... những đi
ều ghi chú
riêng trên sản phẩm v.v...
-Điều kiện về tài chính
+Thuế quan;
+Chi phí vận chuyển;
+Bảo hiểm vận chuyển;
+Bảo hiểm tín dụng;
+Chi phí có thể về thư tín dụng;
+Cấp vốn cho xuất khẩu;
+Thay đổi tỷ lệ hối đoái;
+Giá thành xuất khẩu;
+Hoa hồng cho các trung gian...
-Điều kiện về kỹ thuật
+Vận chuyển: kích thước, trọng lượng các ki

lá...), thì có thể tham khảo giá ở các trung tâm giao dịch đó.
-Đối với máy móc thiết bị rất đa dạng, việc xác định giá cả quốc tế tương
đối khó. Vì vậy, trong thực tế chủ yếu căn cứ vào giá cả các hãng sản xuất và
mức cung trên thị trường.
1.2.2. Dự
đoán xu hướng biến động giá cả
Để có thể dự đoán được xu hướng biến động của giá cả của loại hàng hóa
mà doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trên thị trường thế giới, phải dựa vào kết
quả nghiên cứu và dự đoán tình hình thị trường hàng hóa đó, đồng thời đánh giá
chính xác các nhân tố tác động tới xu hướng biến đổi giá cả.
Có nhiều nhân tố tác động đến giá cả hàng hóa trên thế giới và có thể
phân loại theo nhiều cách khác nhau. Có thể nêu ra một số nhân tố chủ yếu là:
-Nhân tố chu kỳ: là sự vận động có tính chất quy luật của nền kinh tế.
-Nhân tố lũng đoạn và giá cả: có ảnh hưởng rất lớn đối với việc hình
thành và biến động giá cả.
-Nhân tố cạnh tranh: có thể làm cho giá cả biến động theo các xu hướ
ng
khác nhau.
1.3. Lựa chọn thị trường và mặt hàng kinh doanh xuất khẩu
1.3.1. Lựa chọn thị trường
Trước hết, cần xác định những tiêu chuẩn mà các thị trường phải đáp ứng
được đối với việc xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn chung

-Về chính trị
-Về địa lý
-Về kinh tế
-Về kỹ thuật
-Biện pháp bảo hộ mậu dịch
-Tình hình tiền tệ

thâm nhập vào các thị trường mới mà mình chưa có kinh nghiệm.
2.2. Các phương thức giao dịch trong kinh doanh xuất khẩu hàng hóa
Trên thị trường thế giới, đang tồn tại nhiều phương thức giao dịch trong
hoạt động kinh doanh xu
ất nhập khẩu, mỗi phương thức giao dịch có đặc điểm
và kỹ thuật tiến hành riêng. Căn cứ vào mặt hàng dự định xuất khẩu, đối tượng,
thời gian giao dịch và năng lực của người tiến hành giao dịch mà doanh nghiệp
chọn phương thức giao dịch phù hợp, chủ yếu là các phương thức sau đây:
-Giao dịch trực tiếp.
-Giao dịch qua trung gian.
-Phương thức buôn bán đố
i lưu.
-Đấu giá quốc tế.
-Đấu thầu quốc tế.
-Giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa.
-Giao dịch tại hội chợ và triển lãm.
-Phương thức kinh doanh tái xuất khẩu.
3. Ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu
3.1. Các điều kiện cơ bản của hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu
Giao dịch buôn bán quốc tế thường xảy ra những tranh chấp, do các bên
không thố
ng và hiểu lầm nội dung của hợp đồng buôn bán. Từ đó, một số điều
kiện cơ bản của hợp đồng ra đời nhằm thống nhất quyền lợi, nghĩa vụ và trách
nhiệm của các bên tham gia ký kết hợp đồng.
Xác định các điều kiện giao dịch công bằng, hợp lý là rất quan trọng, nó
đảm bảo quyền lợi cho các bên và khẳng định tính khả thi của hợp đồng bằng sự
ràng buộc nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên một cách hợp lý.
3.2 Chuẩn bị ký kết hợp đồng và phương thức ký kết hợp đồng
3.2.1 Chuẩn bị ký kết hợp đồng
Trước khi ký kết hợp đồng, phả

Hợp đồng được coi như ký kết chỉ khi những người tham gia ký có đủ
thẩm quyền ký vào các văn bản đó, nếu không hợp đồng không được công nhận
là một văn bản có cơ sở pháp lý.
4. Thực hiện hợp đồng trong kinh doanh xuất khẩu
Sau khi ký kết hợp đồng cần xác định rõ trách nhiệm, nội dung và trình tự
công việc phải làm, cố gắng không để xảy ra sai sót, tránh gây nên thiệt hại. Tất
c
ả các sai sót là cơ sở phát sinh khiếu nại. Phải yêu cầu đối phương thực hiện
các nhiệm vụ theo hợp đồng.
Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu bao gồm các bước theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu Khi nghiên cứu trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu cần lư
u ý:
-Tùy thuộc vào từng hợp đồng mà cán bộ xuất nhập khẩu phải thực hiện
các nghiệp vụ khác nhau. Trình tự thực hiện các nghiệp vụ cũng không cố định.
Trên cơ sở nắm chắc các khâu nghiệp vụ mà tìm hiểu yêu cầu nghiệp vụ của
từng giai đoạn cụ thể trong quá trình thực hiện hợp đồng.
-Trong khâu nghiệp vụ cụ thể có thể là nghiệp vụ
của người bán hay

Xử lý tranh
chấp (nếu có)
- Mua bảo hiểm
- Làm thủ tục hải quan
- Giao hàng xuất khẩu
- Thủ tục thanh toán
II. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU THỦY SẢN
1. Lợi thế của ngành thủy sản nước ta
Việt Nam có bờ biển dài 3260 km, 112 cửa sông lạch, vùng đặc quyền
kinh tế rộng khoảng 1triệu km
2
với 4000 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên, nhiều eo,
vịnh, vụng, đầm, phá và nhiều ngư trường, trữ lượng hải sản gần 3 triệu tấn.
Thềm lục địa nước ta rộng hơn 1 triệu km
2
(gấp 3 lần diện tích đất liền), diện
tích mặt nước 1triệu km
2
, trong đó diện tích khai thác đạt 553.000 km, nhưng
hiện tại mới chỉ khai thác được khoảng 65% nguồn lực hải sản cho phép.
Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước ta rất lớn với 1,4 triệu ha
mặt nước nội địa, 300.000 ha bãi triều, 400.000 ha hồ chứa, sông suối, 600.000
ha ao hồ nhỏ ruộng trũng, có thể đưa vào sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Năng
suất nuôi trồ
ng thủy sản mới chỉ bằng 10%- 25% năng suất của các nước trong
khu vực.
Theo Bộ Thủy sản, Việt Nam có trên 2000 loài cá, trong đó có khoảng
100 loài có giá trị kinh tế cao. Bước đầu đánh giá trữ lượng cá biển trong vùng
thềm lục địa khoảng trên 4 triệu tấn. Khả năng khai thác hàng năm khoảng 1,67
triệu/năm. Tình hình cụ thể của các loài cá:

sản dựa trên khai thác có hiệu quả, lâu bền nguồn lợi thủy sinh, tiềm năng các
vùng nước, do vậy có mối liên ngành rất chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp, vận
tải, dầu khí, hải quan...
Xuất phát từ tiềm năng thiên nhiên to lớn, vai trò quan trọ
ng của ngành
thủy sản trong sự phát triển kinh tế- xã hội, nhất là trong 20 năm qua, với tốc độ
phát triển kinh tế nhanh chóng về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Ngành kinh tế
thủy sản ngày càng được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong
những hướng ưu tiên của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
Ngành thủy sản được xác định là giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển
kinh t
ế- xã hội của đất nước, bởi vì nó khai thác và phát triển một trong những
nguồn tài nguyên có thể tái sinh của đất nước.
2.1. Đóng góp của ngành thủy sản trong tổng sản phẩm quốc dân
Theo số liệu thống kê, GDP của Việt Nam năm 1998 ước tính khoảng
368.692 tỷ đồng. Điều này tương ứng với mức GDP tính theo đầu người vào
khoảng 270 đôla Mỹ.
-Nghề nuôi trồng thủy sản từ
tự cung tự cấp đã đáp ứng được nhu cầu cho
tiêu dùng trong và ngoài nước, đáng kể là sản lượng tôm nuôi phục vụ xuất khẩu
của nước ta đứng vào khoảng thứ 5 trên thế giới; thủy sản xuất khẩu cũng đã
được xác định là đối tượng chủ yếu để phát triển nuôi trồng.
-Công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu mà chủ yếu là công nghiệ
p
đông lạnh thủy sản, với 164 cơ sở với tổng công suất là 760 tấn/ngày đã đóng
vai trò to lớn hàng đầu về công nghiệp chế biến thực phẩm trong cả nước và thu
hút nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
-Sự đóng góp đáng kể của khoa học công nghệ, trước hết phải kể đến kỹ
thuật sinh sản nhân tạo để tạo nguồn tôm giống vào cuối những năm 80, cung
cấp hơn 1 tỷ tôm giống các cỡ. Trong công nghiệp đánh cá, dần dần tạo ra các

ảng 2: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam qua một
số năm
Năm

1995 1996 1997 1998 1999
Giá trị xuất khẩu cả
nước (triệu USD)
5448,9 7255,9 8900 9356 10930
Giá trị xuất khẩu thủy
sản (triệu USD)
550,6 670 776,46 858,68 971,12
Tỷ trọng xuất khẩu thủy
sản so với cả nước (%)
10,1 9,23 8,27 9,18 8,9
Nguồn: - Bộ Thủy sản.
-Số liệu thống kê nông, lâm nghiệp và thủy sản thời kỳ 1990-
1998 và dự báo năm 2000.
Qua bảng số liệu trên đây ta thấy rằng: kim ngạch xuất khẩu thủy sản
nước ta đã tăng rất đáng kể qua các năm, trung bình mỗi năm tăng gần 100 triệu
USD. Từ năm 1995 đến 1999, giá trị xuất khẩu thủy sản tăng 420,52 triệu USD,
hay t
ăng 76,37%, đóng vai trò là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam trong một số năm qua và trong nhiều năm tiếp theo.
Giá trị xuất khẩu thủy sản các năm qua đã đóng góp một phần không nhỏ
vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Từ năm 1995 đến 1999, năm nào kim
ngạch xuất khẩu thủy sản cũng chiếm tỷ trọng trên dưới 10% so vớ
i tổng giá trị
xuất khẩu, đặc biệt năm 1995, tỷ trọng này là 10,1%.
Xuất khẩu thủy sản chủ yếu là tôm và một số lượng lớn mực nang và mực
đông. Năm 1998, tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu đạt 193.000 tấn (tăng

PHẨM CỦA EU ĐỐI VỚI HÀNG THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM:
EU là thị trường khó tính, chọn lọc, với những yêu cầu nghiêm ngặt với
tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, vệ sinh thực phẩm cao. Chỉ thị 91/493/EEC ban
hành tháng 6 năm 1993 quy định các doanh nghiệp tại nước xuất khẩu phải có
điều kiện sản xuất tương đương như các doanh nghiệp của nước nhập khẩu và
phải được cơ quan kiểm tra chất lượng của EU công nhận. Đối với hàng thự
c
phẩm đóng gói phải ghi rõ tên sản phẩm, thành phần, trọng lượng, thời gian và
cách sử dụng sản phẩm nơi sản xuất, các điều kiện để bảo quản và sử dụng, mã
số và mã vạch để nhận dạng lô hàng. Đặc biệt cấm nhập những sản phẩm thủy
sản bị nhiễm độc do tác động của môi trường hoặc do các chất phụ gia không
được phép s
ử dụng.
Do có những khó khăn từ đặc điểm của thị trường EU: như lượng hàng
cung cấp phải ổn định quanh năm, trong thanh toán quốc tế phải mở L/C trả
chậm 6 tháng hoặc 1 năm, sự khác biệt về luật lệ và thói quen mua bán, chi phí
vận chuyển và bảo hiểm cao... Nhưng cản trở lớn nhất hiện nay của các doanh
nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng thủy sản sang EU v
ẫn là chất lượng sản
phẩm. Yêu cầu chất lượng hàng thủy sản chia làm hai hướng: hoặc là giữ
nguyên trạng thái ban đầu (thủy sản tươi sống) hoặc là chế biến theo những công
nghệ nhằm duy trì tốt chất lượng nguyên thủy và tạo ra sản phẩm tiện lợi cho
người tiêu dùng.
Hiện nay EU đánh giá chất lượng sản phẩm thuỷ sản theo 3 chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu cảm quan: Trạng thái tự
nhiên, mùi vị, màu sắc của sản phẩm.
- Chỉ tiêu hoá học: Quy định hàm lượng Nitơ dưới dạng Amoniăc, độ pH
trong 1 gam sản phẩm.
- Chỉ tiêu vi sinh: Quy định loại, lượng, khuẩn có trong sản phẩm như:
khuẩn hoá khí, khuẩn hiếm khí, khuẩn Coliforimen...

với hệ tư tưởng chính trị cứng nhắc, sắp sẵn. EU hiện nay gồm 15 chính phủ
nhưng những chính phủ này không bao giờ được bầu cùng một lúc và cũng
không bao giờ chịu ảnh hưởng của các hệ tư tưởng chính trị cánh tả hoặc hữu.
Tất cả 15 chính phủ đều tuân theo một đường lối chung về
đân chủ.Đặc điểm
nổi bật của các nước EU trong thời gian vừa qua là kinh tế của các nước đều
tăng trưởng, tuy có cao thấp khác nhau, nhưng ổn định. Điều đó thể hiện cụ thể
qua bảng số liệu sau: Bảng 3: Dự báo của Bundesbank về tăng trưởng GDP tại
các nước EU năm 1999 - 2000 (%)
Tên nước 1998 1999 2000
Áo
3,3 2,5 3,0
Bỉ
2,9 2,0 2,3
Anh
2,3 1,0 1,5
Đức
2,8 2,0 2,5
Hy Lạp
3,5 3,0 2,8
Đan Mạch
2,7 1,5 2,3
Ai-rơ-len
9,5 7,5 7,5
Tây Ban Nha
3,8 3,4 3,3
Italia

được ở thị trường này phải được đảm bảo trên tiêu chuẩn chung của EU.
Đối với mặt hàng thủy sản, hàng năm EU chiếm tới 40% nhập khẩu toàn
thế giới. Mức tiêu thụ bình quân đầu người là 17 kg/ năm và tăng dần hàng n
ăm
khoảng 3%. Trong đó thị trường chính là Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia,
Hà Lan. Do vậy nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU hàng năm là rất lớn. Đây là
thị trường khó tính và có chọn lọc, với những yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn
chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Chỉ thị 91/493/EEC ban hành tháng 6
năm 1993 quy định các doanh nghiệp tại nước xuất khẩu phải có điều kiện sản
xuất tươ
ng đương như các doanh nghiệp của nước nhập khẩu và phải được cơ
quan kiểm tra chất lượng của EU công nhận. Đối với hàng thực phẩm đóng gói
phải ghi rõ tên sản phẩm, thành phần, trọng lượng, thời gian và cách sử dụng sản
phẩm, nơi sản xuất, các điều kiện để bảo quản và sử dụng, mã số, mã vạch để
nhận dạng lô hàng. Đặc bi
ệt cấm nhập những sản phẩm thủy sản bị nhiễm độc
do tác dụng của môi trường hoặc do các chất phụ gia không được phép sử dụng.
3.1. Các đặc tính của thị trường thủy sản EU
Mặc dù có sự khác biệt trong tiêu thụ giữa các nước khác nhau, các nhà
hàng và dịch vụ ăn uống luôn là mảng thị trường lớn nhất. Ở nhiều nước, mảng
thị trường này chiếm t
ới 3/4 mức tiêu thụ. Dù thủy sản được tiêu thụ tại nhà
hàng hay gia đình thì đều phải qua vài dạng sơ chế trước khi tới tay người mua.
Giữa các nước, thói quen ăn uống rất khác nhau. Mức tiêu thụ thủy sản theo đầu
người dao động từ 15- 17 kg. Việc thay đổi lối sống dẫn đến thay đổi cách ăn
uống và thói quen mua bán. Nhiều phụ nữ ngày nay đi làm chứ không ở nhà nên
họ đánh giá cao sự ti
ện lợi của các thực phẩm ăn liền, thường là ở dạng đóng gói
đông lạnh. Cũng như vậy, mức tiêu thụ sản phẩm đông lạnh tại nhà hàng và dịch
vụ ăn uống càng tăng. Người Bắc Âu không có truyền thống ăn thủy sản thì nay

Tất cả các thực phẩm
đều là đối tượng của Bộ Luật quốc gia về thực
phẩm và có thể khác nhau giữa các nước.
Vấn đề cải thiện chất lượng và đóng gói là rất quan trọng đối với phần lớn
các nước đang phát triển nhằm thâm nhập các thị trường mới và tăng xuất khẩu
các sản phẩm có giá trị, phát triển sản xuất phù hợp hóa sản phẩm. Muốn thâm
nhập vào th
ị trường EU, cần phải tính đên sự thống nhất của thị trường này với
đồng Euro từ năm 1999, EU cũng có quy chế ưu đãi riêng đối với nhập khẩu từ
các nước ACP với việc miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu thủy sản theo hệ thống
thuế ưu đãi phổ cập GSP.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA
SANG EU TRONG THỜI GIAN QUA
1. Cấu trúc mậu dịch thị trường thủy sản EU
Phần lớn thủy sản ở EU là hàng nhập khẩu và hầu như không có nước EU
nào có thể tự cung, tự cấp mặt hàng này. Thị trường cá EU được hình thành bởi
nhiều nhà cung cấp. chế biến và phân phối. Tuy nhiên, càng ít người tham gia
thị trường này thì thương mại càng hiệu quả và tập trung hóa cao hơn.
Những người tham gia thị trường thủy sản EU thườ
ng có những mục đích
và hoạt động tương tự như nhau. Chính về thế mà thủy sản có thể qua nhiều
kênh mậu dịch khác nhau trước khi tới địa chỉ cuối cùng. Sự lựa chọn của các
kênh mậu dịch và các bạn hàng thương mại phụ thuộc vào sản phẩm và dịch vụ
có thể được thực hiện bởi các bạn hàng thương mại đầy tiềm năng. Khi chọn
một kênh và bạn hàng thương mại đặc biệt, các nhà xuất khẩu có thể lựa chọn
nhiều kênh khác nhau trong thị trường. Một số nhà xuất khẩu sẽ giao dịch trực
tiếp với người sử dụng cuối cùng, còn một số khác lại bán cho các nhà kinh
doanh độc lập (các nhà nhập khẩu) hoặc qua các đại lý bán hàng.
Các nhà xuất khẩu tiềm năng cần liên lạc với các nhà nhập khẩu ở Châu
Âu. Những nhà trung gian này thường đã thiết lập những quan hệ làm ăn lâu dài

và phi thuế quan trừng phạt, chia nhóm ra để hạn chế, khống chế các nước xuất
khẩu theo những điều kiện có lợi nhất cho họ. Đối với Việt Nam, thị trường này
đã có một một số cải thiện đáng kể trong việc nhập khẩ
u tôm, bạch tuộc, cá
ngừ, mực. Trong một số năm, cơ cấu thị trường EU nhập khẩu thủy sản của
nước ta không ngừng gia tăng với giá trị ngày một cao.
Bảng 4: Các nước EU nhập khẩu thủy sản của Việt Nam
năm 1998-1999
Nước nhập
khẩu
Năm 1998
(USD)
Năm1999
(USD)
Chênh lệch
± USD
Anh
14.086.283 9.527.170 -4559.113
Áo
293.684 129.385 -164.299
Bỉ
19.076.000 25.466.772 +6.390.772
Bồ Đào Nha
92.873 126.189 +33.316
Đan Mạch
1.625.599 679.329 -946.270
Đức
10.034.280 10.840.216 +805.936
Hà Lan
27.675.547 23.187.799 -4.487.748

(Anh: 14.086.283 USD , Bỉ: 19.076.000 USD, Hà Lan: 27.675.547 USD). Ngoài
ra, Pháp và Italia cũng là những nước có giá trị nhập khẩu thủy sản khá lớn của
EU.
Nói chung, trong 2 năm 1997-1998, EU là thị trường có tốc độ tăng
trưởng ổn định, sức mua cao nên xuất khẩu thủy sản của nước ta có nhiều thu
ận
lợi.
Đến năm 1999, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU chỉ đạt
89.113.459 USD, giảm 2.424.317 USD hay giảm 2,65% so với năm 1998. Các
nước EU có giá trị nhập khẩu Việt Nam rất lớn trong năm 1998, thì năm 1999 đã
giảm mạnh, trong đó: Anh giảm 32,4%9 (giảm 4.559.113 USD), Hà Lan:
4.487.748 USD (giảm 16,2%), Pháp: 2.650.054 USD (giảm 32,2%), Áo giảm
55,9%, Đan Mạch giảm 58,2% (giảm 946.270USD). Với giá trị nhập khẩu của
từng nước giảm m
ạnh như vậy, tất yếu dẫn đến sự suy giảm trong tổng giá trị
mhập khẩu thủy sản của cả EU. Nhưng năm 1999 cũng đánh dấu mức gia tăng
giá trị nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam của Bỉ, Bồ Đào Nha, Đức, Italia, Tây
Ban Nha, Thụy Điển và Phần Lan. Đặc biệt là Bỉ, giá trị nhập khẩu thủy sản

m 1999 so với năm 1998 đã tăng 6.390.772 USD (tăng 25,1%). Bồ Đào Nha
năm 1998, trị giá nhập khẩu thủy sản Việt Nam là 92.873 USD, đã tăng lên
126.189 USD vào năm 1999 (tăng 26,4%); Đức tăng 7,4% (tăng 805.936 USD).
Italia có mức tăng rất lớn là 2.534.808 USD (tăng 26%); Tây Ban Nha tăng
14,3% (tăng 415.636 USD); Thụy Điển từ mức giá trị nhập khẩu là 563.134
USD năm 1998, đã tăng lên 713.565 USD năm 1999 (tăng 21%).
Với 5 nước trong tổng số 12 nước nhập kh
ẩu thủy sản của Việt Nam có
mức giá trị nhập khẩu giảm rất mạnh so với năm 1998, đã tác động rất lớn đến
tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta sang EU trong năm 1999. Mặt khác,
những nước còn lại có tổng mức gia tăng không đáng kể so với tổng mức suy

(tấn)
Mực đông
(tấn)
Cá đông
(tấn)
Thủy sản
khác (tấn)
Tổng
(tấn)
1997
11.528 1.650 2.708 6.743
22.629
1998
11.849,5 1.685,64 3.432,5 6.113,36
23.081
Nguồn: Bộ Thủy sản
Qua bảng số liệu trên đây, ta thấy rằng khối lượng sản phẩm thủy sản xuất
khẩu sang EU năm 1998 so với năm 1997 có tăng nhưng tăng không đáng kể,
chỉ tăng 452 tấn hay tăng 1,96%, trong khi giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng
21,8% (tăng 16.367.967 USD). Điều đó là do cơ cấu từng loại sản phẩm đã gia
tăng về
khối lượng và giá trị.
Năm 1997, Việt Nam xuất sang EU được 11.528 tấn tôm, nhưng năm
1998, khối lượng này đã tăng lên là 11.849,5 tấn với kim ngạch trị giá là
68.585.541 USD. Về khối lượng tôm, thì năm 1998 so với năm 1997 chỉ tăng
321,5 tấn hay tăng 2,79%, nhưng về giá trị kim ngạch thì đã tăng 28% hay tăng
15.003.088 USD. Điều này chứng tỏ, sản phẩm thủy sản xuất khẩu mạnh nhất
c
ủa Việt Nam sang tất cả các thị trường trên thế giới vẫn là con tôm. Năm 1998,
xuất khẩu tôm đông lạnh đạt giá trị 450 triệu USD, chiếm 55% tổng giá trị xuất

giảm 2,65% hay giảm 2.424.317 USD so với năm 1998. Điều này là do các sản
phẩm thủy sản nước ta xuất đi EU phần lớn là thông qua các công ty của
ASEAN. Đây là vấn đề bức xúc đối với ngành thủy sản nước ta trong việc giao
dịch xuất khẩu, phải làm sao hạn chế các trung gian, tăng cường xuất khẩ
u trực
tiếp với các nước EU.
III ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU THỦY SẢN SANG EU
1. Chính sách thuế, lệ phí
Thuế là công cụ điếu tiết nền kinh tế, đồng thời là nguồn thu ngân sách
cho Nhà nước. Đối với nghề cá, tính từ khâu đầu là sản xuất tạo ra nguyên liệu
đến sản phẩm cuối cùng phục vụ cho tiêu dùng hoặc xuất khẩu, thông thường
chịu các loại thuế: môn bài, tài nguyên, thuế sử dụng đất cho nuôi trồng thủy sản
và nhiều loại phí như: phí trước bạ,
đăng kiểm tàu đánh bắt, giấy di chuyển ngư
trường, bến bãi. Ngoài ra, ngư dân còn phải nộp nhiều khoản khác như tham gia
bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm nhân mạng... Để phù hợp với thực tiễn và khuyến

Trích đoạn Chính sách đầu tư và quản lý vốn ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG EU TRONG NHỮNG NĂM QUA Các định hướng cho từng lĩnh vực Nhiệm vụ đối với từng lĩnh vực
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status