Tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ GIÁC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH - Pdf 87

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ GIÁC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh của đất
nước.Giáo dục (GD) cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại cho biết bao thế
hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản cần thiết về khoa học và cuộc sống. Mặt khác giáo
dục còn góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh(HS), đặc biệt là Giáo
dục Tiểu học, đây là bậc học mang tính chất nền móng để các em học tiếp các bậc học cao hơn.
Vậy để GD có hiệu quả và đạt chất lượng cao, trong quá trình giảng dạy chúng ta cần
biết lựa chọn phương pháp dạy tối ưu nhất, phù hợp với phương pháp đổi mới, phù hợp với mục
tiêu và nội dung của bài học. Song để đi đến thành công GD đòi hỏi mọi người phải biết và không
ngừng nổ lực phấn đấu, sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học, đầu tư thích đáng vào công việc
của mình. Đây là một công việc vừa mang tính GD vừa mang tính nghệ thuật. Do đó Đảng và Nhà
nước ta đã ghi rõ ở Nghị quyết TW II là “Nâng cao chất lượng toàn diện ở Tiểu học”. Bộ GD đã
đề ra yêu cầu của việc dạy học hiện đại là tăng cường hoạt động tích cực, độc lập, sáng tạo của
học sinh. Đổi mới về phương pháp dạy học ở tất cả các môn học thông qua việc đổi mới chương
trình và sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 5 .Đó là yêu cầu tất yếu nhằm nâng cao chất lượng GD
của nhà trường tiểu học ở trong tình hình hiện nay. A.KO Men Xi đã viết “GD có mục đích đánh
thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách...hãy tìm ra phương pháp cho
gíáo viên dạy ít hơn, học sinh hiểu nhiều hơn”. II.PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
-Trong năm học này, tôi đã làm công tác giảng dạy và tiến hành nghiên cứu 51 em học

1.Phương pháp quan sát:
Đây là phương pháp giúp ta quan sát thái độ, hành vi của học sinh, phát hiện ra những hành
vi, cử chỉ của học sinh trong học tập, sinh hoạt...Để phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh.
2.phương pháp thực nghiệm:
Khi tiến hành nghiên cứu tạo ra một số tình huống, những hoàn cảnh, những điều
kiện rất gần gũi của cuộc sống để đưa đối tượng vào vấn đề, từ đó nghiên cứu thu lại được những
tư liệu cần thiết. Đây là một phương pháp hết sức quan trọng và rất cần thiết trong nghiên cứu
khoa học.
3.Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:
Qua phương pháp này làm cho người giáo viên thấy được những thiếu
sót và những chỗ hổng của học sinh để có phương pháp làm cho hoạt động của mình đạt
chất lượng cao.
4.Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm:
Nhờ phương pháp này mà người nghiên cứu có thể tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm của
giáo viên chỉ đạo về việc phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập của học sinh qua các mặt hoạt
động học tập, lao động, sinh hoạt tập thể và hoạt động ngoại khoá, từ đó rút ra bài học và nêu
được những biện pháp khắc phục và đề xuất.
5.Phương pháp đàm thoại:
Với học sinh tiểu học, phương pháp đàm thoại trò chuyện là một hình thức tốt nhất để
giáo viên có thể gần gũi các em, đồng thời thăm hỏi trò chuyện với một số phụ huynh học
sinh.Qua đó chúng ta có thể biết tâm sự, tình cảm, nguyện vọng của các em về việc học ở lớp
cũng như việc học ở nhà của các em như thế nào? Để từ đó, giáo viên có phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học thích hợp nhằm làm cho người dạy đạt kết quả tốt nhất.
6.Phương pháp thống kê, tính toán:
Phương pháp thống kê tính toán, qua những thông tin tài liệu thu thập được, tôi đã vận
dụng phương pháp này để thống kê lại tình hình và tính toán các số liệu cần thiết để biết được chất
lượng học tập của học sinh thời gian sau so với thời gian trước như thế nào?

gồm hai mặt quan hệ hữu cơ với nhau: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học
sinh. Người giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy với hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo, tự tổ
chức. Điều cần chú ý trong học tập là phải hoạt động một cách tích cực chủ động có nhận thức sâu
sắc. Bằng hoạt động học tập học sinh tự hình thành và phát triển nhân cách của mình không ai có
thể làm thay được.
Như vậy, dạy học phải xây dựng trên nhu cầu hứng thú, thói quen, năng lực của học
sinh ở các trình độ khác nhau nhằm làm cho học sinh lĩnh hội được những kiến thức, kĩ năng, kĩ
xảo, thái độ giá trị cần thiết, phát huy được đầy đủ năng lực của các em.Vai trò của giáo viên là
truyền đạt tri thức, là người hướng dẫn, người cố vấn cho học sinh trong việc học tập. Chỉ có sự
phối hợp hữu cơ và sự liên hệ qua lại chặt chẽ giữa những tác động bên ngoài của giáo viên, biểu
lộ trong việc trình bày tài liệu chương trình và tổ chức công tác học tập của học sinh với sự căng
thẳng trí tuệ “bên trong” của các em mới tạo được cơ sở của sự học tập có hiệu quả. Tính tích cực
nhận thức của bản thân các em càng cao thì sự cân bằng năng lượng sinh hoá cơ sở tư duy sẽ càng
phong phú và những kiến thức được lĩnh hội càng sâu sắc, đầy đủ hơn và vững chắc hơn.
3.Các giải pháp:
Để kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập của học sinh và tạo hứng thú
học tập cho học sinh thì đòi hỏi ở người giáo viên rất nhiều điều.Trước hết đòi hỏi người
giáo viên phải có tay nghề vững vàng, phải biết yêu nghề, mến trẻ tức là phải có năng lực sư
phạm.
Vậy thế nào được gọi là năng lực sư phạm? Năng lực sư phạm là những đặc điểm tâm lí
mà nó giúp cho giáo viên hoạt động có hiệu quả, năng lực sư phạm gồm:
*Năng lực khoa học
*Năng lực hiểu học sinh
*Năng lực ngôn ngữ
*Năng lực tổ chức
*Năng lực phân phối chú ý
*Năng lực trình bày bài giảng

trách nhiệm cá nhân với tập thể. Đồng thời dạy học theo nhóm rèn luyện cho học sinh những kĩ
năng: Biết lắng nghe lựa chọn, tiếp nhận ý kiến của người khác để bổ sung vào sự hiểu biết của
mình, đồng thời học sinh biết trình bày ý kiến của mình cho bạn nghe và học được công tác tổ
chức, điều khiển.
Dạy học theo nhóm có nhiều hình thức khác nhau:
-Thảo luận về một vấn đề học tập.
-Tìm hiểu, điều tra về một vấn đề thực tế, hay trao đổi chung quanh một đề tài.
-Ôn tập tổng kết sau một bài hay một chương.
-Thực hiện một bài tập hay một nhiệm vụ học tập.
-Tiến hành một thí nghiệm hay một trò chơi học tập.
-Xây dựng một phương án hay một kế hoạch.
*Dạy học theo lớp: Là một hình thức dạy học cơ bản, khá phổ biến trong dạy học lấy GV
làm trung tâm.Trong dạy học lấy HS làm trung tâm, để xuất hiện nhiều hình thức dạy học phù hợp
với các PPDH đề cao vai trò hoạt động nhận thức của học sinh. Dạy học theo lớp tuy có nhiều tác
dụng tích cực, nhưng không diễn ra suốt buổi học mà chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, vào
những lúc thích hợp của tiết học như vào đầu, giữa và cuối tiết học.
*-Dạy học ngoài trời: Có nhiều nội dung gần gũi, gắn với môi trường tự nhiên và xã hội
xung quanh. Những bài học đó nếu có điều kiện nên tổ chức cho học sinh học ngoài trời những
địa điểm thích hợp như vườn trường, sân trường hoặc những địa diểm gần trường. Vì việc học
ngoài trời giúp học sinh có biểu tượng rõ nét, cụ thể về sự vật, hiện tượng nên nắm bài tốt hơn vì
mắt thấy, tai nghe...Đồng thời rèn luyện kĩ năng quan sát, phát triển tư duy cụ thể. Mặt khác bồi
dưỡng tình cảm đối với thiên nhiên, thói quen hợp tác, học hỏi lẫn nhau.
*Tham quan: Tham quan là một hình thức để học sinh được học ngoài hiện trường, thực
tế như tham quan các xí nghiệp, đồng ruộng, khu chăn nuôi, nhà bảo tàng, khu di tích lịch sử, văn
hoá hoặc rừng, sông ,hồ, thác nước...


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status