Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô - Pdf 97

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. DT: doanh thu
2. DV: dịch vụ
3. KD: kinh doanh
4. TC: tài chính
5. GTGT: giá trị gia tăng
6. LN: lợi nhuận
7. HQKD: hiệu quả kinh doanh
Chuyên đề tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG - BIỂU
Bảng 1: Thống kê các chỉ tiêu chính của công ty 55
Bảng 2: Thống kê Doanh thu của công ty qua các năm 2003 -2007 57
Bảng 3: Phân tích tình hình Doanh thu của công ty qua các năm 2003- 2007 58
Bảng 4: Cơ cấu các loại Doanh thu trong tổng Doanh thu của các năm 59
Bảng 5:: Thống kê các chi phí của công ty qua các năm 2003 -2007 62
Bảng 6:: Cơ cấu các loại chi phí trong tổng chi phí 62
Bảng 7: Phân tích tình hình chi phí của công ty qua các năm 2003- 2007 64
Bảng 8:: Thống kê Lợi nhuận của công ty qua các năm 2003 -2007 66
Bảng 9: Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty qua các năm 2003- 2007 67
Bảng 10: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước 70
Bảng 11: : Phân tích khả năng sinh lợi của công ty qua các năm 2003- 2007 72
Bảng 12: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty qua các năm 2003 - 2007
Bảng 13: Phân tích tình hình sử dụng lao động của công ty qua các năm 2003 - 2007
Biểu 1: Thống kê các chỉ tiêu Doanh thu của công ty qua các năm 2003 - 2007 61
Biểu 2: Các chỉ tiêu chi phí cơ bản của công ty qua các năm 2003 -2007 65
Biểu 3: Các chỉ tiêu lợi nhuận của công ty qua các năm 2003 -2007 70
Chuyên đề tốt nghiệp

Chuyên đề tốt nghiệp


doanh cho công ty trong thời gian tới.
Chuyên đề này gồm có các nội dung cơ bản sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh
doanh của doang nghiệp và khái quát về Công ty liên doanh khách
sạn Vườn Bắc Thủ Đô.
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Công ty liên doanh khách sạn vườn Bắc Thủ Đô.
Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của Công ty liên doanh khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô.
Chuyên đề tốt nghiệp

Ch ương 1
Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp và khái quát về công ty liên
doanh khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô.
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP
1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh:
Từ trước đến nay tồn tại nhiều quan điểm về hiệu quả kinh doanh:
• Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả kinh
doanh cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí nhỏ nhất.
• Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh quá trình sử dụng các nguồn
lực xã hội trong lĩnh vực kinh doanh thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh
tế kỹ thuật được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa các đại lượng phản ánh
kết quả đạt được về kinh tế với các đại lượng phản ánh chi phí đã bỏ ra
hoặc nguồn vật lực đã được huy động trong lĩnh vực kinh doanh.
Tóm lại chúng ta có thể hiểu khái quát nhất về hiệu quả kinh doanh như sau:
hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh lợi ích thu được từ các

1.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh:
1.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi:
1.2.1.1. Mức doanh lợi trên doanh số bán:
P’
1
=
DS
P
%100
×
P’
1
: Mức doanh lợi trên doanh số bán
P: Lợi nhuận doanh nghiệp thực hiện trong kỳ
DS: Doanh số bán hàng trong kỳ
Ý nghĩa: Mức doanh lợi trên doanh số bán phản ánh một đơn vị doanh số bán
thực hiện được mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.2.1.2. Mức doanh lợi trên doanh thu thuần :
P’
2
=
%100×
DTT
P
P’
2
: Mức doanh lợi trên doanh thu thuần
DTT : Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh trong kỳ
Ý nghĩa: Mức doanh lợi trên doanh thu thuần phản ánh một đơn vị doanh thu
thuần thực hiện được mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

quả sử dụng vốn chủ sở hữu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.1.5. Mức doanh lợi trên tổng chi phí :
P’
5
=
%100×

CP
P
P’
5
: Mức doanh lợi trên tổng chi phí
∑CP : tổng chi phí kinh doanh trong kỳ
Ý nghĩa: Mức doanh lợi trên tổng chi phí phản ánh một đơn vị chi phí bỏ ra
mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả đem lại
của tổng mức chi phí đã bỏ ra, mức hao phí tính ra càng lớn thì hiệu quả kinh
doanh càng giảm và ngược lại.
1.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn :
1.2.2.1. Số vòng quay vốn lưu động :
N =
DTT
TSLĐbq
Chuyên đề tốt nghiệp

DTT: Doanh thu thuần kỳ kinh doanh
TSLĐ
bq
: Tài sản lưu động bình quân
TSLĐbq =
TSLĐđkỳ + TSLĐckỳ

môi trường, và thị trường chính là môi trường của doanh nghiệp, là nơi doanh
nghiệp tiến hành trao đổi chất. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay môi trường
biến động rất nhanh chóng theo nhiều chiều hướng và tốc độ khác nhau vì vậy
doanh nghiệp cần thiết phải nghiên cứu và đưa ra các phương thức kinh doanh
hiệu quả. Vì vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với doanh nghiệp, quyết định sự sống còn, đem lại lợi ích cho
doanh nghiệp đồng thời cũng đem lại lợi ích cho nền kinh tế thể hiện qua các
vai trò cơ bản :
• Hiệu quả kinh doanh là cơ sở đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
• Hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh và tiến bộ trong
kinh doanh.
• Hiệu quả kinh doanh góp phần nâng cao đời sống của cán bộ công
nhân viên trong doanh nghiệp, từ đó cũng đóng góp vào sự phát triển
chung của nền kinh tế.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp :
Doanh nghiệp khi thành lập đã chịu sự chi phối, ảnh hưởng của rất
nhiều nhân tố. Xét trong phạm vi nghiên cứu của đề tài và đơn vị kinh doanh
thực tế phân tích mà cụ thể ở đây là doanh nghiệp hoạt động đặc thù trong
lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nhà hàng - khách sạn thì vấn đề hiệu quả kinh
doanh chịu tác động của các nhóm nhân tố cơ bản sau :
1.4.1. Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô :
Chuyên đề tốt nghiệp

Môi trường vĩ mô là mội trường bao gồm các yếu tố, các lực lượng
mang tính chất xã hội rộng lớn, có tác động ảnh hưởng tới các quyết định
kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nhóm nhân tố mà từng doanh nghiệp
không thể kiểm soát và thay đổi được. Sau đây là một số nhân tố thuộc môi
trường vĩ mô các tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:
1.4.1.1. Môi trường chính trị - pháp luật

thống.
 Phong tục tập quán.
 Các giá trị văn hoá thứ phát du nhập từ các nền văn hoá khác.
 Các xu hướng tiêu dùng mới.
 Sự khác nhau trong văn hoá của các vùng, miền.
 Sự ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân người tiêu dùng…
1.4.1.4. Môi trường tự nhiên và hạ tầng cơ sở vật chất xã hội
Môi trường tự nhiên bao gồm hệ thống các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng
nhiều mặt tới các nguồn lực đầu vào cần thiết cho các hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
 Sự thiếu hụt nguyên liệu thô, nhiên liệu là vấn đề nóng hiện nay dẫn
đến sự gia tăng chi phí ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Chuyên đề tốt nghiệp

 Các vấn đề duy trì và bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái,
bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản,…
 Vấn đề ô nhiễm môi trường, bảo vệ cảnh quan, thắng cảnh, vấn đề
thiếu tài nguyên, lãng phí tài nguyên,…
Hạ tầng cơ sở vật chất xã hội cũng có nhiều ảnh hưởng tới hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
 Hệ thống giao thông vận tải (đường, phương tiện, nhà ga, bến đỗ,…)
còn yếu kém, chưa đồng bộ và không đáp kịp cho sự phát triển của nền
kinh tế.
 Hệ thống thông tin (bưu điện, điện thoại, viễn thông,…) có sự phát
triển mạnh mẽ góp hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của nền kinh tế nói
chung và doanh nghiệp nói riêng.
 Hệ thống cơ sở vật chất như bến cảng, nhà kho, cửa hàng cung ứng
xăng dầu, điện nước,… đều có sự phát triển nhưng chưa khai thác hết
tiềm năng và chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển…
1.4.2. Nhóm nhân tố thuộc môi trường vi mô:

vụ cũng như các chính sách ưu đãi kèm theo.
 Thái độ của các nhà cung ứng đối với doanh nghiệp và đối thủ cạnh
tranh.
 Uy tín và khả năng thay thế
Chuyên đề tốt nghiệp

 Sức ảnh hưởng của nhà cung ứng…
1.4.2.3. Khách hàng
Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết
định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp bởi vì khách hàng tạo nên
thị trường, quy mô khách hàng tạo nên quy mô thị trường. Cần quan tâm đến
các yếu tố cơ bản sau của khách hàng:
 Nhu cầu.
 Khả năng thanh toán.
 Xu hướng biến đổi nhu cầu, thị hiếu.
 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua của khách
hàng…
1.4.2.4. Đối thủ cạnh tranh
Trong kinh doanh điều không tránh khỏi là việc có các đối thủ cạnh
tranh, ngành càng có nhiều lợi nhuận thì lại càng có nhiều đối thủ cạnh tranh
và mức độ cạnh tranh càng gay gắt. Doanh nghiệp phải quan tâm đến đối thủ
cạnh tranh của mình:
 Tiềm lực, vị thế của đối thủ cạnh tranh.
 Chính sách, chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh tranh.
 Các mối quan hệ của đối thủ cạnh tranh…
1.5. Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:
Như đã nói ở trên, vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng mà mọi doanh nghiệp đều
phải quan tâm. Theo đó, doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, phân tích,
Chuyên đề tốt nghiệp

Tuỳ theo điều kiện riêng của mỗi doanh nghiệp mà họ đưa ra các biện
pháp tăng doanh thu cho doanh nghiệp mình một cách hợp lý và hiệu quả.
Đối với doanh nghiệp thương mại thì lĩnh vực kinh doanh hàng hoá và dịch
vụ là lĩnh vực kinh doanh chính vì vậy cần chú trọng tới các biện pháp tập
trung tăng doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ. Với nhóm biện pháp này
có thể thực hiện một số biện pháp cụ thể như:
• Nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ cung ứng.
• Chú trọng nâng cao chất lượng các dich vụ gia tăng, đưa ra các dịch vụ
gia tăng mới để tăng sự thoả mãn của khách hàng
• Tăng cường các hoạt động xúc tiến có hiệu quả như quảng cáo, khuyến
mại, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm,…
Các biện pháp tăng doanh thu chủ yếu tập trung vào việc thu hút khách
hàng, kích thích nhu cầu của khách hàng, khơi gợi các nhu cầu tiềm ẩn hoặc
kích thích các nhu cầu mới của khách hàng nhằm tăng doanh số bán ra, từ đó
tăng doanh thu bán hàng hoặc tăng doanh thu nhờ tăng giá trị của hàng hóa -
dịch vụ cung ứng.
1.5.2. Các biện pháp giảm chi phí
Cùng với việc tăng doanh thu thì các biện pháp giảm chi phí cũng là
nhóm biện pháp đầu tiên được quan tâm để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Một doanh nghiệp có doanh thu cao nhưng sẽ là không đạt được hiệu quả khi
chi phí quá lớn, đôi lúc chi phí quá lớn có thể làm doanh nghiệp rơi vào tình
trạng thua lỗ mặc dù doanh thu rất cao. Vì vậy muốn nâng cao hiệu quả kinh
doanh thì phải tiến hành đồng thời hai nhóm biện pháp tăng doanh thu - giảm
Chuyên đề tốt nghiệp

chi phí hoặc giữ vững doanh thu - giảm chi phí hoặc doanh thu và chi phí
cùng giảm nhưng mức độ giảm chi phí nhiều hơn thì mới đạt được hiệu quả.
Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thương mại thường bao gồm các
bộ phận: chi phí mua hàng, chi phí quản lý, chi nộp thuế và chi mua bảo
hiểm. Giảm chi phí kinh doanh đòi hỏi giảm các khoản mục tạo thành chi phí

vận chuyển;…
Các biện pháp giảm chi phí bảo quản, thu mua, tiêu thụ: tổ chức bộ máy
kinh doanh và mạng lưới kinh doanh có quy mô phù hợp với khối lượng
hàng hóa luân chuyển; tăng cường quản lý và sử dụng tốt tài sản dùng
trong kinh doanh; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới trong bảo
quản hàng hóa; tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ thuật nghiệp
vụ của cán bộ chuyên trách.
Biện pháp giảm chi phí hao hụt hàng hóa: hao hụt hàng hóa có liên quan
đến nhiều khâu, nhiều yếu tố vì vậy để giảm chi phí hao hụt có thể áp
dụng các biện pháp: kiểm tra chặt chẽ số lượng, chất lượng hàng hóa
nhập; có sự phân loại hàng hóa và biện pháp bảo quản thích hợp ngay từ
đầu; xây dựng các định mức hao hụt và quản lý chặt chẽ các khâu, các
yếu tố có liên quan đến hao hụt tự nhiên; tăng cường bồi dưỡng kỹ thuật
bảo quản và tinh thần trách nhiệm của công nhân bảo quản, bảo vệ hàng
hóa.
Biện pháp giảm chi phí quản lý hành chính: Tinh giảm bộ máy quản lý
hành chính và cải tiến bộ máy phù hợp với sự phát triển của công ty;
Chuyên đề tốt nghiệp

giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết, các khoản chi có tính
chất hình thức, phô trương; áp dụng tiến bộ khoa học trong quản lý hành
chính đảm bảo thông tin thông suốt, chính xác.
1.5.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường được phân chia làm hai
nhóm cơ bản là vốn lưu động và vốn cố định. Vốn lưu động là biểu hiện bằng
tiền của tài sản cố định và vốn lưu thông, vốn lưu động dùng trong kinh
doanh thương mại tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và giá trị có
thể trở lai hình thái ban đầu (tiền) sau mỗi vòng chu chuyển của hàng hóa.
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định của doanh nghiệp
thương mại dùng trong kinh doanh, tài sản cố định dùng trong kinh doanh

tài sản cố định cũng là một vấn đề cần quan tâm khi muốn nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn cố định. Tài sản trong doanh nghiệp càng được sử dụng
hợp lý, sử dụng hết công suất cho phép thì hiệu quả mang lại càng cao hay
nói cách khác là doanh nghiệp đã hợp lý nguồn lực.
1.5.4. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
Thực chất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản đã được đề
cập trong các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nhưng nói tóm lại để
có thể nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản thì doanh nghiệp khi lập kế hoạch
mua sắm tài sản cần phải nắm rõ đặc trưng của tài sản như chức năng,công
dụng, bảo quản, cách vận hành, sử dụng… để có kế hoạch sử dụng hợp lý
đảm bảo sử dụng đúng công dụng chức năng, vận hành đúng cách, đúng quy
trình, đúng công suất,…
Chuyên đề tốt nghiệp

1.5.5. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một nguồn lực của doanh nghiệp. Suy cho cùng thì
mọi hoạt động đều do con người thực hiện vì vậy cần phải có chính sách chú
trọng tới nguồn lực này. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực là cơ sở
để thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác. Đây là một phần
trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp đòi hỏi phải có nghệ thuật
và kinh nghiệm quản trị . Tuỳ theo đặc điểm của nguồn nhân lực ở doanh
nghiệp để nhà quản trị có các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn nhân lực. Sau đây là một số biện pháp có thể áp dụng để nâng
cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực:
♦ Tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ có tài năng, trình độ
chuyên môn cao, có kinh nghiệm quản lý và có đạo đức kinh doanh.
♦ Tuyển chọn đội ngũ nhân viên lành nghề, giỏi công tác nghiệp vụ, giỏi
ngoại ngữ và có tinh thần trách nhiệm.
♦ Đưa ra hệ thống chính sách đối với cán bộ công nhân viên chức trong lao
động, các chính sách thưởng phạt phân minh rõ ràng, chính sách thưởng để

Tiền thân là Công ty liên doanh Quốc Tế Mandarin Hà Nội được thành
lập theo Giấy phép đầu tư số 817/GP do Ủy Ban Nhà Nước về Hợp tác và
Đầu tư (nay là Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư) cấp ngày 04/03/1994; đến
18/01/1995 công ty liên doanh Quốc Tế Mandarin Hà Nội chính thức đổi tên
thành Công ty Liên doanh Khách Sạn Vườn Bắc Thủ Đô theo công văn số 06/
UB-QL của Ủy ban Nhà Nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch
Đầu tư ) với thời gian hoạt động là 20 năm kể từ ngày được cấp giấy phép
Đầu tư và có trụ sở tại 48A Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Các bên tham gia công ty liên doanh gồm có:
 Bên Việt Nam : Công ty xây dựng bảo tàng Hồ CHí Minh - một doanh
nghiệp Nhà Nước có địa chỉ tại 5B Ngọc Hà, Hà Nội.
 Bên nước ngoài là TREASURE RESOURCES LTD - một công ty nước
ngoài được thành lập theo Luật của Bristish Virgin Island, có trụ sở tại
1501 Edinburgh Tower, The Landmark, 15 Queen’s Road, Central
Hongkong.
Mục tiêu hoạt động của công ty liên doanh là cải tạo, mở rộng, nâng
cấp tòa nhà 48A Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội thành một khách sạn tiêu chuẩn
quốc tế 3 sao và kinh doanh các dịch vụ khách sạn, văn phòng cho thuê tại
đây.
Ngay sau khi được cấp giấy phép đầu tư, công ty liên doanh đã nhanh
chóng triển khai các công việc cần thiết để đưa công ty liên doanh chính thức
đi vào hoạt động. Đến tháng 5/1995, Công ty liên doanh đi vào vận hành thử
và một tháng sau đó chính thức đi vào hoạt động kinh doanh.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status