Tiểu luận môn học: " Phân tích một vụ việc thực tiễn về hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh" - Pdf 11

Tiểu luận môn học
Đề tài: “Phân tích một vụ việc thực tiễn về
hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh
không lành mạnh”
1
MỤC LỤC
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 3
I. Khái quát chung về hành vi cạnh tranh không lành mạnh và khuyến mại nhằm cạnh tranh
không lành mạnh 3
1. Khái niệm, đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh 3
1.1. Khái niệm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh 3
1.2. Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh: 3
2. Khái niệm, các hình thức khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh và xử lí vi
phạm 5
2.1. Khái niệm khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh 5
2.2. Các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh 5
2.3. Xử lí vi phạm đối với hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh 7
II. Phân tích vụ việc thực tiễn về hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh 8
1. Tóm tắt vụ việc Bột nêm massan: 8
2. Phân tích vụ việc 9
III. Thực tiễn và kiến nghị về khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh 11
1. Thực tiễn hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh của các doanh
nghiệp ở nước ta hiện nay 11
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ: 18
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thực tiễn thương mại hiện nay, khuyến mại là biện pháp cạnh tranh quen
thuộc để thu hút khách hàng. Với nhiều hình thức khuyến mại có thể lựa chọn,
doanh nghiệp có thể thu hút số lượng lớn khách hàng trong thời gian ngắn. Tuy
nhiên, chính vì tác động lớn như vậy nên đôi khi khuyến mại có thể đem lại những
tác động đột ngột không có lợi cho thị trường, pháp luật vẫn giữ một số cơ chế kiểm
soát hoạt động này đó là quy định về khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

thể kinh doanh trên thị trường thực hiện, nhằm mục đích lợi nhuận.
- Chủ thể kinh doanh trên thị trường chủ yếu là các doanh nghiệp theo nghĩa
rộng, bao gồm mọi tổ chức hay cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm lợi nhuận một
cách thường xuyên và chuyên nghiệp . Trên phạm vi rộng, các quy định về cạnh
3
tranh không lành mạnh còn có thể áp dụng đối với hành vi của các nhóm doanh
nghiệp hoạt động có tổ chức (hiệp hội) và các cá nhân hành nghề tự do ( bác sĩ, luật
sư, kiến trúc sư,…).
- Trên thị trường cạnh tranh, mỗi hành vi kinh doanh của mỗi doanh nghiệp
cũng chính là hành vi cạnh tranh trong tương quan với các doanh nghiệp khác. Để
thu được lợi nhuận, doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh với các đối thủ hoạt động
trong cùng ngành, lĩnh vực nhằm giành giật, thu hút khách hàng về phía mình. Do
đó, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều có thể bị xem xét về tính chính đáng, phù
hợp với thông lệ hay đạo đức kinh doanh và pháp luật về cạnh tranh không lành
mạnh có thể can thiệp vào nhiều hoạt động khác nhau của đời sống kinh tế.
Thứ hai, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi có tính chất đối lập, đi
ngược lại các thông lệ tốt, các nguyên tắc đạo đức kinh doanh. Các thông lệ tốt ( tập
quán kinh doanh) là các biện pháp dự phòng để áp dụng cho những trường hợp pháp
luật chưa quy định về một hành vi cụ thể nhưng khi hành vi này được thực hiện đã
xâm hại đến quyền cạnh tranh của các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác, quyền lợi
hợp pháp của người tiêu dùng. Bên vi phạm thực hiện hành vi với lỗi cố ý, mặc dù
biết hoặc buộc phải biết đến các thông lệ, chuẩn mực đặt ra đối với hoạt động kinh
doanh của mình nhưng vẫn cố tình vi phạm.
Thứ ba, hành vi cạnh tranh bị kết luận là không lành mạnh và cần phải ngăn
chặn khi nó gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho các đối tượng khác. Hậu
quả của hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ gây thiệt hại cho các tổ chức, cá
nhân kinh doanh khác hoặc cho người tiêu dùng , xâm hại đến trật tự quản lí cạnh
tranh của nhà nước mà không làm cản trở, sai lệch hay giảm tình trạng cạnh tranh
của thị trường như hành vi hạn chế cạnh tranh. Tùy thuộc vào pháp luật mỗi quốc
gia cũng như quan điểm của các cơ quan xử lí sẽ có các cách thức nhìn nhận khác

trường
hợp này, hoạt động khuyến mại
được
doanh
nghiệp sử dụng làm công cụ để làm cho khách hàng bị nhầm lẫn về hàng hóa, dịch
vụ. Ví
dụ,
doanh nghiệp tặng hàng mẫu cho khách hàng dùng thử với chất
lượng
cao hơn
so
với hàng hóa đang
được
bán trên thị trường.
5
Hai hành vi này được thực hiện với thủ đoạn đưa những thông tin gian dối về
giải
thưởng, không trung thực về hàng hoá, dịch vụ hoặc gây nhầm lẫn để lừa dối
người tiêu dùng. Bản chất
lừa
dối của hành vi khuyến là việc các doanh nghiệp đã
không trung
thực
về các lợi ích mà khách hàng sẽ
được
hưởng hoặc dùng các lợi ích
đó để tạo ra sự
nhận
thức
sai lệch về hàng hoá, dịch vụ của khách hàng.

nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại
khác
nhau trong cùng một
chương
trình khuyến mại. Căn
cứ
vào quy định này,

những yếu tố sau đây cấu thành nên hành vi vi
phạm:
-
Doanh nghiệp tổ chức khuyến mại trong một khu
vực
bao gồm nhiều địa bàn
khác
nhau (doanh nghiệp có thể chia khu vực khuyến mại thành các địa bàn theo
khu vực địa lý, theo tiêu chuẩn thành thị, nông thôn hoặc theo nhóm khách
hàng…;
-
Khách hàng ở các địa bàn trên phải đáp ứng các điều kiện như nhau để
được tham gia vào chương trình khuyến mai (ví dụ khách hàng cần có số lượng
hàng
hóa
tiêu thụ giống
nhau…);
-
Doanh nghiệp đã áp dụng cơ cấu lợi ích khác nhau theo địa bàn. Do đó, dù
đáp
ứng các điều kiện như nhau nhưng các khách hàng ở các địa bàn khác nhau
được hưởng lợi ích khuyến mại không giống nhau.

:
6
-
Hình thức khuyến mại là tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử;
-
Để
được
tặng hànng hóa, khách hàng phải chấp nhận đổi hàng hóa cùng loại
do
doanh nghiệp khác sản xuất mà họ đang sử
dụng.
Ví dụ: doanh nghiệp A và B cùng sản xuất bột giặt, doanh nghiệp A đưa ra
chương trình khuyến mại là tặng bột giặt của doanh nghiệp mình cho khách hàng
dùng thử nhưng khách hàng phải đổi bột giặt do doanh nghiệp khác sản xuất mà họ
đang sử dụng. Hành vi này bị coi là một dạng không lành mạnh bởi

được thực
hiện nhằm xoá bỏ một cách không chính đáng thói quen tiêu dùng
của
khách
hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp khác
e. Các hoạt động khuyến mại khác mà pháp luật có quy định cấm. Đây là quy
định mang tính chất mở và dự liệu của pháp luật cạnh tranh.
2.3. Xử lí vi phạm đối với hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành
mạnh.
Theo quy định Điều 36 Nghị định số 120, doanh nghiệp thực hiện một trong
các hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh sẽ bị phạt tiền. Ngoài
ra doanh nghiệp có hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh còn có
thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục
hậu quả. Cụ thể:

- Buộc cải chính công khai.
II. Phân tích vụ việc thực tiễn về hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh
không lành mạnh
1. Tóm tắt vụ việc Bột nêm massan:
- Chủ thế của hoạt động khuyến mai: Công ty Massan
- Địa điểm xảy ra vụ việc: TP. Hồ Chí Minh.
- Thời gian xảy ra vụ việc: năm 2007
1
Điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 120/2005/NĐ-CP: “Hàng hoá, dịch vụ liên quan là các mặt hàng lương thực, thực phẩm,
trang thiết bị y tế, thuốc phòng và chữa bệnh cho người, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, giống
cây trồng, vật nuôi và các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ”;
8
- Nội dung vụ việc: công ty Massan đưa ra chương trình khuyến mại bột
canh,nhưng để có được gói bột canh của công ty theo chương trình khuyến mại này
thì người tiêu dùng có thể đem gói bột canh dùng dở đến đổi lấy sản phẩm Massan.
- Chủ thể khiếu nại: Công ty Unilever Bestfood đã khiếu nại về chương trình
khuyến mại này tới Sở Thương mại TP.Hồ Chí Minh
- Cơ quan giải quyết: Thanh tra Sở Thương mại TP.Hồ Chí Minh đã lập biên
bản và yêu cầu đình chỉ chương trình khuyến mại
2
.
2. Phân tích vụ việc
Ở vụ việc này chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hành vi của công ty Massan có
dấu hiệu của hành vi khuyến mãi nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định tại
khoản 4 Điều 46 Luật cạnh tranh năm 2004. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi
khuyến mại khuyến mại tặng hàng dùng thử bằng phương thức đổi hàng hóa đều là
hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Như đã phân tích ở trên, để
cấu thành hành vi khuyến mãi nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định tại
khoản 4 Điều 46 Luật cạnh tranh thì hành vi khuyến mãi của công ty Massan phải
thỏa mãn các yếu

điều kiện này, đối
tượng được
tham gia khuyến mại chỉ là các khách hàng
đang
giao dịch, đang sử dụng hàng hóa của đối thủ cạnh tranh. Nói cách khác,
bằng hành vi này
Công ty Massan
đã trực tiếp lôi kéo khách hàng đang tiêu thụ sản
phẩm cùng loại của
doanh
nghiệp khác bằng cách tặng hàng hóa cho họ dùng thử
với mong muốn khách
hàng
thay đổi thói quen tiêu dùng. Hành vi này bị coi là một
dạng không lành mạnh bởi

được thực hiện nhằm xoá
bỏ
hình ảnh của doanh
nghiệp khác một cách không chính đáng trong thói quen tiêu dùng đã có của khách
hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp đó
để
tạo thói quen tiêu dùng mới đối
với sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Xử lí vi phạm đối với hành vi của công ty Masan: Do bột canh là thực phẩm
nên đối chiếu với quy định tại Điều 36 của nghị định số 120/2005/ NĐ- CP và điểm
a khoản 2 Điều 10 của Nghị định này thì hành vi khuyến mãi của công ty Massan thì
hành vi khuyến mãi của công ty Massan thuộc trường hợp theo quy định tại điểm a
khoản 2 Điều 36 Nghị định 120/2005/NĐ-CP. Vì vậy Công ty Massan sẽ bị phạt tiền
từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra, công ty Masan còn có thể bị áp

khuyến mại cực kỳ hấp dẫn như: giảm giá từ 40% -50% kèm quà tặng có giá trị; cuối
tuần giá sốc; tri ân khách hàng – mua hàng bốc thăm may mắn,vv Tuy vậy, không
ít doanh nghiệp sử dụng hàng nhái, hàng giả , hàng kém chất lượng để khuyến mại
cho khách hàng.
Theo quy định của pháp luật thì tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến
mại bằng cách giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được
vượt quá 90 (chín mươi) ngày trong một năm; một chương trình khuyến mại không
được vượt quá 45 (bốn mười lăm) ngày. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp khi niêm yết
giá đề là giá được giảm 20% hay 30%, nhưng bảng đó được yết quanh năm, với mức
giá là một con số tuyệt đối không thay đổi. Như vậy giá đó là giá bán thật, không
phải là giá giảm và hành vi này được coi là lừa dối khách hàng.
11
Theo quy định thì mức giảm giá tối đa đối với hàng hoá, dịch vụ được khuyến
mại không được vượt quá 50% giá hàng hoá, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến
mại. Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp, vì muốn bán hàng tồn kho hoặc hết thời
trang, do vậy thực hiện "đại hạ giá" ở mức 60-80%. Hay như việc khuyến mại của
các nhà mạng trước đây, quy định không vượt quá 50%, nhưng vẫn có những
chương trình khuyến mại lên tới 100%, 170%, 200% Lý do họ đưa ra để lách luật
đó là đây chỉ là ưu đãi dành cho khách hàng sử dụng dịch vụ lâu năm…
Có những doanh nghiệp khi thực hiện các chương trình may rủi chưa trung thực
và minh bạch, như yêu cầu khách hàng sưu tập đủ số nắp chai có in hình các bộ phận
chiếc xe đạp để ghép thành chiếc xe sẽ có giải cao nhưng trên thực tế không phát
hành đủ các nắp chai có in hết các bộ phận; hoặc thẻ cào trúng thưởng nhưng không
phát hành thẻ có giải đặc biệt Do dó, có những chương trình khuyến mại được
quảng cáo với giải thưởng rất cao nhưng không có người trúng. Doanh nghiệp "câu"
người tiêu dùng mua nhiều hàng để hy vọng trúng giải nhưng cuối cùng không mất
chi phí giải thưởng cho khách hàng…
2. Kiến nghị hoàn thiện và thực thi pháp luật nhằm hạn chế cạnh tranh
không lành mạnh nói chung và khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
nói riếng.

Cục quản lý cạnh tranh - một cơ quan Nhà nước - thay mặt Nhà nước thực hiện
quyền lực công, kiếm soát cạnh tranh. Bên bị xâm phạm lợi ích chính là Nhà nước.
Như vậy, sẽ có thể không đảm bảo tính khách quan khi xử lý việc cạnh tranh này.
Thứ hai, cần quy định cụ thể các hành vi được coi là hoạt động khuyến mại
nhằm cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể:
- Cần quy định cụ thể như thế nào được hiểu là “như nhau” theo quy định tại
khoản 3 điều 46 Luật cạnh tranh 2004: “Phân biệt đối xử đối với các khách hành
như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại…”. Đây chỉ là quy định mang tính
định tính chứ không phải là quy định mang tính đinh lượng. Do đó sẽ gây nên những
cách hiểu và áp dụng không đồng nhất trong quá trình xác định hành vi khuyến mại
nhằm cạnh tranh không lành mạnh này trong thực tiễn.
13
- Cần bổ sung thêm “tặng dịch vụ” trong quy định tại khoản 4 điều 46 Luật
cạnh tranh 2004. Theo quy định tại khoản 4 này thì đối tượng của hành vi này chỉ là
hàng hóa. Tuy nhiên trong thực tiễn hiện nay nhiều doanh nghiệp ngoài việc khuyến
mại hàng hóa còn tiến hành cả hoạt động khuyến mại tặng dùng thử đối với dịch vụ
nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Ví dụ: Mobifone có triển khai chương trình đổi
sim theo hình thức khuyến mại từ ngày 1/6/2009 đến ngày 10/6/2009. Tại Hải
Dương, Mobifone thực hiện bán hàng lưu động trên địa bàn xã, thôn với chương
trình “Đổi sim mạng khác lấy sim Mobifone có 230.000 đồng trong tài khoản”.
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại
Luật Cạnh tranh tuy có quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
nhưng chỉ mới điều chỉnh các hành vi này bằng mệnh lệnh hành chính. Vấn đề bồi
thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra không được quy định
cụ thể mà Luật lại dẫn chiếu đến pháp luật dân sự (Điều 117 Luật Cạnh tranh). Như
vậy, vấn đề khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vi cạnh tranh không lành
mạnh sẽ được áp dụng theo các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của
Bộ luật dân sự năm 2005.
Để cho các quy định về bồi thường thiệt hại liên quan đến hành vi cạnh tranh
không lành mạnh triển khai được trong thực tế rất nhiều vấn đề pháp lý được đặt ra

bước đầu có quy định việc xử lý hình sự đối với một số hành vi cạnh tranh không
lành mạnh như tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156, Điều 157, Điều 158), tội
lừa dối khách hàng (Điều 162), tội quảng cáo gian dối (Điều 168).
Tuy nhiên, còn nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh mà pháp luật nhiều
quốc gia quy định là tội phạm mà Bộ luật hình sự của Việt Nam chưa quy định trong
đó có hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh, hoạt động tình báo công nghiệp v.v.
Như vậy, trong thời gian tới, khi nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự
năm 1999, hành vi chiếm đoạt bí mật kinh doanh (nhất là hoạt động tình báo công
nghiệp) cần phải được nghiên cứu để tội phạm hóa và xử lý bằng biện pháp hình sự.
Thêm vào đó, vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân áp dụng cho các doanh
15
nghiệp có hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng nên được nghiên cứu để thể chế
hóa vào trong pháp luật hình sự Việt Nam.
Thứ năm, hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh không lành mạnh
Khoản 1 Điều 115 Luật Cạnh tranh quy định: “Trường hợp không nhất trí với
quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên có
liên quan có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với một phần hoặc tòan bộ nội
dung của quyết định giải quyết khiếu nại ra Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương có thẩm quyền”.
Việc giải quyết đơn kiện tại Toà Hành chính đối với Quyết định giải quyết
khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, trong đó có hành vi cạnh tranh không
lành mạnh được thực hiện theo pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Vấn đề đặt ra là Toà Hành chính sẽ xem xét lại toàn bộ vụ việc từ đầu, xem xét lại cả
nội dung và thủ tục cạnh tranh đã được áp dụng bởi các cơ quan tiến hành tố tụng
cạnh tranh hay chỉ xem xét về mặt hình thức? Giá trị pháp lý của Quyết định giải
quyết khiếu nại của Toà án như thế nào? Quyết định có giá trị chung thẩm như kinh
nghiệm một số quốc gia trên thế giới hay phải tuân thủ đầy đủ thủ tục từ sơ thẩm,
phúc thẩm đến giám đốc thẩm? Điều này cần có văn bản hướng dẫn cụ thể của Toà
án nhân dân tối cao, đặc biệt là cơ chế phối hợp giữa Cơ quan quản lý cạnh tranh với

-Bổ sung biện pháp ngăn chặn hành chính: cần bổ sung thêm biện pháp ngăn
chặn hành chính là: Tạm đình chỉ hoạt động khuyến mại có dấu hiệu cạnh tranh
không lành mạnh. Hoạt động tạm đình chỉ này chỉ được đưa ra trong trường hợp cơ
quan có thẩm quyền xem xét thấy rằng, có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh
trong hoạt động khuyến mại. Đây là biện pháp thực hiện nhằm ngăn cản các bên liên
quan có thể thấy được.
- Bổ sung quy trình điều tra rút gọn: thủ tục rút gọn được phép sử dụng với
những trường hợp vi phạm quả tang, có chứng cứ rõ ràng, tình tiết vụ việc đơn giản.
Thủ này giúp cho cơ quan quản lý cạnh tranh xử lý vụ việc dễ dàng hơn, nhanh
17
chóng hơn, đảm bảo yêu cầu của pháp luật, đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí cho
các bên liên quan.
- Quy định hiệu lực thi hành ngay đối với quyết định xử lý hoạt động khuyến
mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Việc quy định này sẽ có tác dụng ngăn chặn
ngay lập tức các hành vi vi phạm, đảm bảo lợi ích của các bên và cũng tránh trường
hợp có quyết định xử phạt rồi những hành vi vi phạm vẫn ngang nhiên xảy ra.
Thứ hai,cần có các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại.
- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cạnh tranh tới cộng
đồng doạnh nghiệp và người tiêu dùng. Cần phải tuyên truyền sâu rộng pháp luật
cạnh tranh để các doanh nghiệp nắm bắt được. Các doanh nghiệp nhận thức được
pháp luật cạnh tranh sâu sắc sẽ là công cụ hữu hiệu để họ bảo vệ quyền và lợi ích
của chính họ. Bên cạnh đó cũng rất cần tuyên truyền pháp luật cạnh tranh đến với
người tiêu dùng. Người tiêu dùng hiểu biết về pháp luật cạnh tranh để có thể bảo vệ
được quyền và lợi ích chính đáng của họ.
- Nâng cao vai trò chủ động của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội ngành
nghề, xây dựng quy tắc ứng xử trong các ngành, lĩnh vực kinh doanh. Cộng đồng
kinh doanh, hiệp hội ngành nghề có vai trò quan trọng trong việc điều tiết các hoạt
động kinh doanh. Các hiệp đội xây dựng tốt các quy tắc ứng xử, các chuẩn mực của
ngành sẽ tạo điều kiện cho một môi trường kinh doanh lành mạnh. Các hành vi cạnh

hướng dẫn: TS. Lê Đình Vinh , 2009
6. Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại
ở Việt Nam : Khoá luận tốt nghiệp / Đặng Đình Ngọc; Người hướng dẫn: TS.
Nguyễn Thị Vân Anh . - Hà Nội, 2011
7. Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại ở
Việt Nam : Luận văn thạc sĩ luật học / Lê Đăng Khoa; Người hướng dẫn: TS
Nguyễn Thị Dung . - Hà Nội, 2011
8. Web: />manh-o-viet-nam-nhieu-dai-gia-xau-choi.htm
20


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status