ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG, MINH BẠCH THÔNG TIN (TRỤ CỘT 3) TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM - Pdf 11



BÀI TIỂU LUẬN
Môn: Đánh giá hệ thống Ngân hàng Việt Nam NHÓM 37:
1. Lê Mỹ Oanh K094040585
2. Dương Thị Tú Trinh K094040625
3. Nguyễn Thị Trúc Vy K094040642 TP. Hồ Chí Minh , 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH
VỀ KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG, MINH BẠCH THÔNG
TIN (TRỤ CỘT 3) TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN

ngân hàng 30
Đánh giá hệ thống NHTM Việt Nam
2013

3 3.2 Thực hiện bổ sung báo cáo vốn chủ sở hữu 31
3.3 Quy định chặt chẽ và chi tiết về việc thực hiện các báo cáo tài chính 32
3.4 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý trong việc đánh giá mức độ an toàn của
các TCTD 33
3.5 Xây dựng hệ thống thông tin 34
3.6 Phát triển đội ngũ giám sát ngân hàng 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đánh giá hệ thống NHTM Việt Nam
2013

4

2013

5 quốc gia cũng như trên toàn hệ thống. Để đạt được mục tiêu đề ra, năm 1988, Ủy ban
đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà nó được đề cập như là Hiệp ước
vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel I.

Basel I là điểm ngoặt quan trọng khi lần đầu tiên có sự nghiên cứu và đưa vào
như một khung đo lường chung rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%.

Với nổ lực liên tục của mình, những nguyên tắc giám sát của Ủy ban Basel ngày
càng được phát triển rộng rãi và được nhiều nước trên thế giới đưa vào áp dụng như
một nguyên tắc cốt lõi trong công tác giám sát. Vào năm 1977, Ủy ban Basel đã phát
triển một tập hợp “ Các nguyên tắc nồng cốt cho việc giám sát hoạt động ngân hàng
hiệu quả” mà nó cung cấp một khuôn khổ cho hệ thống giám sát hiệu quả. Lần lượt
cùng với những thay đổi, sửa đổi, bổ sung sau này cho phù hợp với điều kiện thực tế,
có thể nói những nguyên tắc giám sát của Basel đã trở thành tiêu chuẩn giám sát rộng
rãi trên toàn cầu. Tiếp sau Basel I là một sự tiến bộ, một đại cải cách khi Basel II được
phát triển từ những nghiên cứu khiếm khuyết của hệ thống Basel I. Hiện nay, Hiệp
ước mới nhất là Basel III đã được đề cập phát triển với cuộc khủng hoảng tài chính,
chủ yếu tập trung vào các rủi ro tín dụng.

Hiện nay, với trình độ cũng như là điều kiện thị trường vẫn còn gặp phải nhiều
khó khăn, Việt Nam vẫn còn đang trong quá trình thực hiện Basel II. Vì thế, với đề tài
này, nhóm chúng tôi xin được đánh giá hệ thống ngân hàng Việt Nam thông qua hệ
thống tiêu chuẩn vốn Basel II.
+ Các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn của họ
theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn
đó.
Đánh giá hệ thống NHTM Việt Nam
2013

7
+ Các giám sát viên nên rà soát và đánh giá lại quy trình đánh giá về mức vốn nội bộ
cũng như về các chiến lược của ngân hàng. Họ cũng phải có khả năng giám sát và
đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu. Theo đó, giám sát viên nên thực hiện một số
hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này.

+ Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu
theo quy định.

+ Giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng
không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức
nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu.

Nguyên tắc thứ ba: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích
đáng theo nguyên tắc thị trường (Cột trụ 3). Với cột trụ này, Basel II đưa ra một danh
sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về
cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm
của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp và quy trình
đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.

Trụ cột 3- Kỷ luật thị trường và tính minh bạch thông tin bổ sung cho các yêu

Basel. Hiện nay, tại Việt Nam, các tiêu chuẩn của Basel sẽ được áp dụng thông qua
các quy định, thông tư do NHNN ban hành.

NHNN đã ban hành Thông tư số 35/2011/TT-NHNN quy định việc công bố và
cung cấp thông tin bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/04/2012 về công bố định kỳ các
thông tin quan trọng về thực trạng hoạt động của ngành Ngân hàng.
Theo như lý thuyết trụ cột thứ ba thì ta có thể nhận thấy các thông tin các NH
cần công bố bao gồm: Rủi ro chứng khoán nắm giữ; tài trợ cho các khoản mục ngoại
bảng; giải thích cách tính toán tỷ lệ vốn và chi tiết hóa các thành phần của vốn. Số lần
Đánh giá hệ thống NHTM Việt Nam
2013

9 tính vốn trong chu kỳ suy thoái tối thiểu sẽ tương đương với số lần tính vốn tối thiểu.
Điều kiện kinh tế tính toán vốn phải tương ứng điều kiện tính toán vốn tối thiểu.
Trong các giai đoạn chuyển tiếp phải công bố thông tin về vốn. Quy mô và năng lực
tài chính cuả toàn hệ thống được củng cố và tăng trưởng.

- Về vấn đề vốn: NHNN yêu cầu các ngân hàng lớn tham gia mua cổ phần, tham
gia vào quản trị điều hành và cơ cấu lại các khoản mục đầu tư; mua lại hoặc hợp nhất,
sáp nhập nếu cần. NHNN cũng sẽ tham gia giám sát chặt chẽ quá trình này. Theo
Thống đốc NHNN, tái cấu trúc là việc làm tự nguyện của các ngân hàng nhỏ, yếu
kém, nhưng nếu các ngân hàng không thể tự tái cấu trúc thì NHNN sẽ can thiệp và
thậm chí tính đến việc hợp nhất hoặc sáp nhập. Trên thực tế, các ngân hàng nhỏ đều
có một thực trạng chung là có vốn điều lệ dưới mức quy định tối thiểu (3000 tỷ đồng)
vì vậy các ngân hàng này không thể tự mình tái cấu trúc nếu không có sự giúp đỡ từ
bên ngoài. Vì vậy, NHNN cùng với các cơ quan giám sát và theo dõi của cơ quan
quản lý để giúp các ngân hàng nhỏ tìm kiếm các đối tác nâng cao năng lực vốn, năng

định của Basel II. Đánh giá hệ thống NHTM Việt Nam
2013

11
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỶ
LUẬT THỊ TRƯỜNG, MINH BẠCH THÔNG TIN (TRỤ CỘT 3) TRONG
HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
2.1 Thực trạng về mức độ đáp ứng các quy định về kỷ luật thị trường, minh
bạch thông tin (trụ cột 3) trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
Ở Việt Nam, chỉ vài năm gần đây cùng với việc ra đời Basel II, và việc cam kết
thực hiện giám sát ngân hàng theo hiệp ước Basel II năm 2004, chúng ta mới biết đến
kỷ luật thị trường, minh bạch thông tin như là một trong ba trụ cột của hiệp ước Basel
II. Do vậy việc nghiên cứu kỷ luật thị trường ở khía cạnh định tính cũng như định
lượng còn chưa được phát triển.
Quan điểm của người dân về quy tắc Too big to fail ( Ngân hàng lớn không thể
đổ vỡ) ở Việt Nam vẫn đang tồn tại. Vì sự ổn định của xã hội và cả nền kinh tế, Nhà
nước sẽ không thể để cho các NHTM nhà nước sụp đổ. Quan điểm này đã thấm sâu
vào trong suy nghĩ của mọi người, vì vậy loại bảo hiểm tiền gửi hầu như không quan

Nguồn: Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI)
Chỉ số minh bạch thông tin của Việt Nam là khá thấp so với các nước trên thế
giới và trong khu vực, đặc biệt hệ thống cung cấp thông tin trên hệ thống tài chính
ngân hàng vẫn còn yếu. Do đó, trong quá trình áp dụng Hiệp ước Basel thì việc thực
hiện trụ cột 3 về minh bạch, công khai thông tin hoạt động ngân hàng để hỗ trợ tốt
cho công tác đáp ứng hiệu quả trụ cột 1 và trụ cột 2 cần phải thực hiện song song.
Những điểm chưa đáp ứng trong việc áp dụng trụ cột 3 Hiệp ước Basel
Thứ nhất, Chưa có chính sách công khai rõ ràng và quy trình đánh giá sự chính
xác trong các báo cáo của ngân hàng. Các thông tin ngân hàng đưa ra trong các báo
cáo của mình khó có thể kiểm tra tính chính xác vì phương pháp và cơ sở hình thành
thông tin không được cung cấp rõ ràng và cụ thể. Một phần nguyên nhân là do các
Năm
Chỉ số minh bạch
Xếp hạng
2000
2.5
76/90 ( quốc gia)
2001
2.6
75/91
2002
2.4
85/102
2003
2.4
100/133
2004
2.6
102/145
2005

ví dụ về số liệu nợ xấu, việc gia tăng nợ xấu cao gần đây nguyên nhân cũng do thiếu
minh bạch trong việc công khai tỷ lệ nợ xấu.
Thực tiễn hoạt động ngành ngân hàng những năm gần đây cho thấy sự giảm sút
chất lượng tín dụng ngày một trầm trọng, khi chỉ trong 9 tháng đầu năm đã tăng tới
66% so với cuối năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống đến cuối tháng 9 là 8.82%
trên tổng dư nợ và ước cả năm vào khoảng 8.5% - 10%
Nợ xấu (NPLs) là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 được quy định tại điều 6
(tiêu chí định lượng) hoặc điều 7(tiêu chí định tính) theo “Quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005. Tiêu chí định tính là tiêu chí được sử dụng
ngay từ khi phê duyệt hồ sơ, còn gọi là bộ xếp hạng tín dụng nội bộ của các TCTD,
tiêu chí định tính phát huy hiệu quả nhiều hơn, giúp cho TCTD có đầy đủ cơ sở để
đánh giá tiềm lực và khả năng thanh toán nợ của khách hàng một cách chính xác và
đầy đủ hơn. Tuy nhiên, tại Việt Nam: Thứ nhất, chưa có một quy chuẩn chung về tiêu
chí định tính, còn gọi là bộ xếp hạng tín dụng nội bộ của các TCTD; Thứ hai, Ngân
hàng Nhà nước vẫn còn quy định khá chung chung, không có các hướng dẫn rõ ràng
về việc áp dụng phương pháp định tính; Thứ ba, việc xây dựng một hệ thống đánh
giá, xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với khách hàng không dễ thực hiện và đòi hỏi phải
tốn nhiều thời gian, công sức; và Thứ tư, việc phân loại nợ theo cả hai phương pháp
có thể đẩy lượng nợ xấu hiện nay lên mức cao hơn, dẫn đến các TCTD phải trích lập
Đánh giá hệ thống NHTM Việt Nam
2013

14 dự phòng nhiều hơn. Vì vậy, vẫn còn ít TCTD thực hiện phân loại nợ theo tiêu chí
định tính, hoặc sử dụng cả 2 phương pháp mặc dù đây là tiêu chí khá toàn diện.
Tùy theo chính sách của ngân hàng mà việc áp dụng phương pháp định lượng
hay định tính hoặc cả hai, nhưng hiện nay đa số các ngân hàng vẫn còn áp dụng
phương pháp định lượng, nhược điểm của phương pháp định lượng là không chủ động

an toàn hoạt động của ngân hàng về mặt định tính.
Hiện nay, hệ thống tài chính đang tồn tại cấu trúc cổ phần chồng chéo giữa các
doanh nghiệp nhà nước, tư nhân với các tổ chức tín dụng. Ví dụ: Masan, HSBC Hàng
không Việt Nam trực tiếp sở hữu lần lượt 19.7%, 19.6% và 2.8% cổ phần của
Techcombank. Công ty chứng khoán ACB và Thăng Long cũng sở hữu lần lượt 3.4%
và 2.6% cổ phần của Techcombank. Vậy ACB và Ngân hàng Quân đội cũng là chủ sở
hữu của Techcombank.
Năm 2010, Vietcombank đã góp vốn vào 5 ngân hàng với tỷ lệ nắm giữ xấp xỉ
hoặc trên mức cổ đông chi phối bao gồm: Eximbank (8,19%), Sài Gòn công thương
(5,29%), Ngân hàng Quân đội (11%), Gia Định (3,83%) và Phương Đông
(4,67%). Eximbank cũng đầu tư dài hạn vào 3 ngân hàng là Nhà Hà Nội (0,15%), Gia
Định (0,87%), Sài Gòn Công thương (0,03%). Cũng trong năm 2010, tỷ lệ đầu tư dài
hạn của Vietinbank vào 2 ngân hàng Sài Gòn Công Thương và Gia Định lần lượt là
11% và 0,69%; Trong năm 2011, ACB quyết định duy trì tỷ lệ cổ phần ở mức từ 5-
11% trong 3 ngân hàng là Việt Á, Đại Á, và Kiên Long với tổng vốn đầu tư khoảng
170 tỷ đồng.
Đánh giá hệ thống NHTM Việt Nam
2013

16 Cấu trúc này cho phép các công ty đảm bảo nguồn tài trợ từ các ngân hàng mà
họ sở hữu cổ phần thông qua việc cho các công ty con của họ để lách các quy định
trong việc cho vay, công tác thẩm định và giám sát lỏng lẻo đối với các khoản vay này
là nguyên nhân của các khoản nợ xấu lớn. Thực tế, trên thị trường có những ngân
hàng cho vay nội bộ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ, đặc biệt khi phần lớn vốn này
lại đầu tư vào các dự án bất động sản. Do vậy, một khi kinh tế, bất động sản gặp khó
khăn thì điều tất yếu nợ xấu sẽ tăng mạnh. Tình trạng tương tự đối với các ngân hàng
nhà nước khi phải cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước và kể cả chính phủ


Hình 2.1 Mô hình cổ phần chéo
Nguồn : Structural Reform for Growth, Equity and National Sovereignty,
Harvard Kennedy school, 2012
Đánh giá hệ thống NHTM Việt Nam
2013

18 Thông tin về vốn chủ sở hữu cũng như vốn an toàn tối thiểu của ngân hàng
không được công bố chi tiết và rõ ràng, khi có sự thay đổi sẽ tác động đến hoạt động,
chức năng của ngân hàng thương mại thì nhà đầu tư và cơ quan quản lý khó có thể
nhận biết và theo dõi.
Ngoài ra, do những vấn đề về sở hữu chéo kéo theo cơ cấu quản lý tại các
NHTM cũng trở nên phức tạp. Sự thiếu rõ ràng và minh bạch trong mối quan hệ giữa
Hội đồng quản trị, Ban điều hành và Ban kiểm soát cũng chưa có được những cơ chế
giải quyết triệt để.
Thứ ba, thiếu thông tin về mô tả rủi ro hoạt động và chính sách quản trị đối với
ngành kinh doanh, nhất là các ngân hàng hoạt động quốc tế.
Rủi ro hoạt động bao gồm :
+ Rủi ro con người : rủi ro liên quan đến mức độ chuyên nghiệp và đạo đức nghề
nghiệp của nhân viên ngân hàng.
+ Rủi ro pháp lý : rủi ro từ sự không rõ ràng của các hoạt động pháp lý hoặc
không rõ ràng trong việc áp dụng và hiểu các hợp đồng, luật hay quy chế.
+ Rủi ro hệ thống : rủi ro có thể xảy ra như nhập dữ liệu sai, kiểm soát thay đổi
kém, kiểm soát dự án kém, lỗi lập trình, lỗi dịch vụ, an ninh hệ thống, sự không phù
hợp của hệ thống.
+ Rủi ro bên ngoài : rủi ro xảy ra ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng.
Tại Việt Nam, hầu như chưa có một vụ việc nào liên quan đến rủi ro hoạt động

tài chính cho khách hàng của mình, thông thường người mua/nhà nhập khẩu hàng hoá
và bên thụ hưởng là người bán/nhà xuất khẩu. Rủi ro tín dụng trong thư tín dụng trả
ngay thường thấp do hàng hoá nhập khẩu được dùng để thế chấp cho loại giao dịch
này.
Đánh giá hệ thống NHTM Việt Nam
2013

20 Xuất phát từ tính chất của các hoạt động ngoại bảng là ngân hàng thu được phí
trong khi không phải sử dụng đến vốn kinh doanh cho nên đã khuyến khích phát triển
các hoạt động ngoại bảng ngày càng phát triển. Tuy nhiên, hoạt động này cũng tiềm
ẩn nhiều rủi ro. Chẳng hạn, trong trường hợp công ty phát hành trái phiếu phá sản thì
ngân hàng phải đứng ra thanh toán toàn bộ gốc và lãi chứng khoán do công ty phát
hành. Trong thực tế, những trường hợp thua lỗ nghiêm trọng trong các hoạt động
ngoại bảng đã trở thành nguyên nhân chính khiến cho ngân hàng có thể phá sản.
Ngày nay, hoạt động ngoại bảng rất phong phú và đa dạng. Trong khi một số
hoạt động ngoại bảng được sử dụng tích cực vào việc phòng ngừa rủi ro lãi suất, rủi ro
ngoại hối và rủi ro tín dụng thì nếu việc quản trị điều hành không hiệu quả hoặc
không đánh giá đúng được tác dụng của các nghiệp vụ ngoại bảng có thể dẫn đến
những tổn thất to lớn.
Thứ năm, minh bạch thông tin liên quan đến rủi ro chứng khoán của ngân hàng.
Thông tin liên quan đến mục đích kinh doanh chứng khoán, mức độ tham gia
vào hoạt động kinh doanh chứng khoán, phương pháp kế toán ghi nhận về hoạt động
chứng khoán, phân loại chứng khoán theo mức độ rủi ro điều chính.
Các định chế thị trường chứng khoán vẫn trong giai đoạn hoàn thiện, suy thoái
kinh tế thế giới năm 2008 đã làm đóng băng nhiếu thị trường hàng hóa, thị trường
chứng khoán cũng rơi vào tình trạng khó khăn, mà ngân hàng đóng vai trò là trung
gian tài chính, việc nắm giữ kinh doanh chứng khoản với rủi ro tăng cao sẽ ảnh hưởng

Giám đốc, Trưởng, Phó Phòng Tín dụng CN Hồng Hà khi lợi dụng chức vụ, quyền hạn
ký khống 8 bảo lãnh không hồ sơ, không hạch toán, không thu phí.

Theo số liệu của Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội, năm 2011, các cơ quan
pháp luật của thành phố đã xử lý 22 vụ tham nhũng thì có tới 10 vụ liên quan đến các
cán bộ ngân hàng, khởi tố 27 bị can là nhân viên các nhà băng.

Đánh giá hệ thống NHTM Việt Nam
2013

22 Thao Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm, trong năm 2010 và 9 tháng đầu
năm 2011, cơ quan này đã xử lý 69 vụ, khởi tố 40 vụ, khởi tố bị can 70 cán bộ ngân
hàng, thiệt hại 8.000 tỷ, thu hồi được có 2.000 tỷ.

Ngân hàng là ngành nghề kinh doanh gắn chặt với tiền, rất nhiều tiền nên bị các
vấn đề đạo đức bủa vây là hiển nhiên. Mấu chốt của vấn đề là kiểm soát, kiềm chế thế
nào các vấn đề này thôi. Tuy nhiên, đây là chuyện không dễ nhất là khi các ngân hàng
Việt Nam còn yếu kém về kiểm soát, chủ quan và dễ dãi trong quản lý. Đặc biệt, mặc
dù đã áp dụng quy định của trụ cột 3 – Basel II trong việc giám sát ngân hàng nhưng
các điều luật vẫn còn chưa quy định rõ ràng, điều đó dẫn đến các cán bộ ngân hàng có
thể lợi dụng khe hở để lách luật, làm sai thông tin.

Hiện nay, tình hình tham ô, chiếm đoạt công quỹ tại các ngân hàng cũng đang là
một vấn đề lớn trong cơ cấu tái cấu trúc của hệ thống ngân hàng Việt Nam, các nhà
quản lý sử dụng các kiến thức chuyên môn của mình để tạo ra các thông tin giả để
chiếm đoạt tài sản. Vì thế, ngoài kĩ năng chuyên môn các nhà quản lý cũng cần nâng
cao đạo đức nghề nghiệp của mình.

NHNN và việc giải quyết nợ xấu của ngân hàng cho đến tháng 11/2012, NHNN đã
giải quyết 252.000 tỷ đồng nợ được cơ cấu lại, tương ứng 8% dư nợ tín dụng. Cùng
với những nỗ lực của NHNN thì các ngân hàng cũng đã hy sinh ngắn hạn trong việc
giảm lợi nhuận để tăng dự phòng rủi ro và xử lý nợ xấu, đến nay các ngân hàng đã xử
lý được 39.000 tỷ nợ xấu. Chẳng hạn, Vietcombank đã phải trích lập 1.088 tỷ đồng
khiến lợi nhuận quí II/2012 chỉ còn 1.124 tỷ đồng, giảm 10% so với quí II/2011.
Tương tự, Vietinbank đã trích lập dự phòng 1.453 tỷ đồng nên lãi sau thuế quí II/2012
chỉ còn 5.645 tỷ đồng, giảm 70% so với cùng kỳ năm trước. Eximbank và ACB cũng
phải trích lập dự phòng lớn khiến cho lợi nhuận bị suy giảm đáng kể. Việc thực hiện
giải quyết nợ xấu của ngân hàng là đúng đắn và điều này được thể hiện rõ khi chưa có
Đánh giá hệ thống NHTM Việt Nam
2013

24 quyết định, chỉ thị để cơ cấu nợ, khắc phục xử lý nợ xấu, tốc độ tăng của nợ xấu lên
tới 8% - 9% mỗi tháng, nhưng cho đến nay, nợ xấu chỉ tăng trung bình 3% một tháng.
Bên cạnh chủ động xử lý nợ xấu bằng trích lập dự phòng, các NHTM đã tiến hành hỗ
trợ doanh nghiệp và tăng cường quản trị rủi ro tín dụng, mua, bán nợ thông qua công
ty mua, bán nợ của các ngân hàng và công ty mua, bán nợ của Bộ Tài chính.
- Về thanh khoản: Năm 2012, vấn đề thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng
đã được củng cố và ổn định. Ðiều này được thể hiện dựa trên các dấu hiệu sau đây: (i)
Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng khá ổn định và giảm mạnh từ mức trên 20%
xuống còn 10% - 12% tùy thuộc vào kỳ hạn, đặc biệt các giao dịch qua đêm đã tạm
thời lắng dịu; (ii) Không có dấu hiệu sụt giảm tiền gửi trong khi các kênh đầu tư khác
như bất động sản, chứng khoán đang yên ắng; (iii) Thị trường không xuất hiện các
cuộc đua lãi suất huy động tiền gửi công khai.
NHNN đã giảm thiểu được rủi ro thanh khoản của hệ thống bằng cách phối hợp
với các ngân hàng mạnh hơn để cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng yếu hơn.

phần để nâng cao tiêu chuẩn chất lượng ngân hàng. Có thể kể đến một số trường hợp
điển hình sau đây:
+ Ngân hàng ACB đã ký kết biên bản ghi nhớ với ngân hàng Standard Chartered
(SCB nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng VIP và chủ thẻ Visa Platium của ACB.
Theo đó, khách hàng cá nhân của ACB sẽ được hưởng thêm rất nhiều quyền lợi và
dịch vụ của SCB với 9 trung tâm dịch vụ khách hàng ưu tiên tại Malaysia và 3 trung
tâm dịch vụ khách hàng ưu tiên tại Singapore.
+ Ngân hàng BIDV đã ký thỏa thuận hợp tác với hai ngân hàng GPBank và
BacABank trong các lĩnh vực nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, tín dụng, tài trợ
thương mại, thanh toán trong nước và quốc tế, hợp đồng tài trợ, hoạt động ngân hàng
bán lẻ ). BIDV cũng đã ký thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực với SCB.

Trích đoạn Khuyến khích tính chủ động, giám sát và minh bạch thông tin của hệ thống
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status