Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long - Pdf 12

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Logistics là dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng đối với khâu sản xuất
và kinh doanh của nhiều ngành nghề và cả nền kinh tế của một đất nước. Sự
phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất,
kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng. Chính
vì vậy logistics được coi là tâm điểm của sự phát triển kinh tế, thương mại tại
nhiều nước. Đây là lĩnh vực “hái ra tiền” mà nhiều doanh nghiệp, tập đoàn
nhắm tới. Mặc dù đã rất phổ biến trên thế giới, tuy nhiên, tại Việt Nam đây lại
là một mảng thị trường khá là mới mẻ. Thống kê cho thấy, hiện nay dịch vụ
logistics của Việt Nam chiếm khoảng 15 - 20% GDP trong khi ở các nước
phát triển là 8 - 10%. Đây là một con số quá hấp dẫn đối với các doanh
nghiệp và đó cũng là lý do mà số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dịch vụ
này ở Việt Nam ngày một lớn.
Công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long là công ty hoạt động trong lĩnh
vực cung cấp dịch vụ Logistics tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Sau
gần 15 năm hoạt động công ty đã thu được những thành quả nhất định, có một
thị phần riêng cho mình và được khách hàng tín nhiệm. Nhưng hiện nay do số
doanh nghiệp tham gia vào thị trường này ngày càng nhiều nên công ty cũng
gặp phải những sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Vì vậy sau một thời
gian thực tập tại công ty em đã chọn đề tài "Nâng cao sức cạnh tranh dịch
vụ logistics của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long" làm đề tài chuyên đề
thực tập tốt nghiệp của mình. Lựa chọn đề tài này, em mong muốn được đóng
góp những ý kiến của mình nhằm nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics
của công ty giúp công ty phát triển hơn nữa.
Trần Thị Thái Thuỳ - Lớp: QTKDQT 48B
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ

Công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long (tên giao dịch quốc tế là Dragon
Logistisc Co.,Ltd) viết tắt là DRACO được thành lập ngày 19 tháng 10 năm
1996 theo Giấy phép Đầu tư số 012023000070 do Ban Quản lý các khu công
nghiệp và chế xuất Hà Nội cấp.
Là liên doanh giữa các đối tác Nhật Bản (Sumitomo Corp., một trong
các tập đoàn thương mại hàng đầu trên thế giới và Suzyuo & Co.,Ltd chuyên
gia trong lĩnh vực vận chuyển có mạng lưới đại lý trên khắp toàn cầu) và các
đối tác Việt Nam (Công ty cổ phần Dịch vụ Vận tải Trung ương-VINAFCO và
Công ty điện tử Hà nội - HANEL- trực thuộc Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà
nội), DRACO phát huy được thế mạnh của các bên đối tác trong liên doanh để
hỗ trợ cho sự phát triển không ngừng của Công ty vì mục tiêu cung cấp một
cách hoàn hảo các dịch vụ giao nhận tại Việt Nam và quốc tế.
Công ty tiếp vận Thăng Long được thành lập với tổng số vốn đầu tư
9.290.000USD trong đó vốn pháp định là 4.000.000USD, vốn vay là
5.290.000USD. Trong đó:
• HANEL đóng góp 400.000USD chiếm 10% vốn pháp định của
Công ty.
• VINAFCO đóng góp 1.000.000 USD chiếm 25% vốn pháp định của
Công ty.
Trần Thị Thái Thuỳ - Lớp: QTKDQT 48B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• SUZUYO đóng góp 1.240.000USD, chiếm 31% vốn pháp định của
Công ty.
• SUMITOMO đóng góp 1.360.000USD, chiếm 34% vốn pháp định
của Công ty.
1.1.2. Lĩnh vực hoạt động
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty gồm có:
• Xây dựng, điều hành trung tâm tiếp vận/ kho ngoại quan
• Điều hành & cung cấp dịch vụ kho bãi container

vận Thăng Long tại Đồng Nai với tổng diện tích trên 20.000m2 trong tháng 7
năm 2007.
Văn phòng Chi cục Hải quan khu công nghiệp Bắc Thăng Long được
thành lập trong khu vực Trung tâm tiếp vận Thăng Long, trong đó có địa điểm
làm thủ tục Hải quan ngoài cửa khẩu với diện tích trên 2.000m2 đã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thông quan hàng hoá ra vào khu công nghiệp.
Hiện tại, ngoài trụ sở chính của Công ty đặt tại Lô E - 4A Khu công
nghiệp Thăng Long - Đông Anh - Hà Nội, Công ty có các chi nhánh tại Hải
Phòng, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và các văn phòng đại diện tại 33C Cát
Linh-Hà Nội, cảng Cái Lân-tỉnh Quảng Ninh và TP Đà Nẵng. Thêm vào đó,
bằng việc phối hợp chặt chẽ với tập đoàn Sumitomo và các Công ty con của
nó là mạng lưới Sumisho Global Logistics và Công ty Suzuyo với các đại lý
Trần Thị Thái Thuỳ - Lớp: QTKDQT 48B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chỉ định UPS, DRACO có thể cung cấp cho các khách hàng dịch vụ giao
nhận, vận chuyển trên khắp toàn cầu.
1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý và chức năng nhiệm vụ các phòng ban
1.2.1. Cơ cấu bộ máy
Sơ đồ tổ chức ( Hình 1.1)
Công ty áp dụng mô hình quản lý trực tuyến – chức năng, các quyết
định được đưa từ trên xuống. Đặc điểm của mô hình này là ở các bộ phận
lãnh đạo cấp trên và một số cấp trung gian, có những người lãnh đạo là các
chuyên gia trên từng lĩnh vực, các bộ phận điều hành, các nhân viên chỉ có
một người lãnh đạo trực tiếp. Mô hình này có ưu điểm là gắn việc sử dụng
chuyên gia ở các bộ phận chức năng với hệ thống trực tuyến vẫn giữ được
tính thống nhất và quản trị ở một mức nhất định. Nhưng nó có nhược điểm là
chi phí kinh doanh quá lớn, đòi hỏi hệ thống thông tin nội bộ tốt, linh hoạt
nếu muốn hiệu quả trong hoạt động quản trị và hoạt động kinh doanh.
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

HO ANG DINH LA P
FFIA Dept
Led. By
MR.
NG UY E N MINH CHINH
HCM & DN BR
MANAGER
MR.
NG UY E N CHI THIEN
Accounting / AMD
Domestics
Transportation
Led. By Mr.Son
Operation Dept
Led. by Mr.Hai
Security
Office driver
Operation
Cai lan Office
Trucking
team
Maintainer
Reception and ISO &
safety secretary
Human resource
IT
Insurance
Office Driver team
Security
Cleaner

Operation
Led. By Mr. Hai
HCM & DN B R D.
MA NA G ER
MR.PHUONG DANG QUANG HUY
Agent sectio n
Trucking team
HCM BRANCH
DN BRANCH
Warehousin g
Marke ting
Ma rketing
Trailer team
Maintenance
Sub-contractor
Forklift
Worker
Bonded WH
Normal WH
Forklift
Worker
Hình 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
Trần Thị Thái Thuỳ - Lớp: QTKDQT 48B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Quản lý về mặt kế toán tài sản của công ty.
- Trợ giúp công tác kiểm toán.
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Phòng kế toán
• Thực hiện công tác tài chính kế toán của công ty theo quy định của

• Điều hành hoạt động kho, bãi hàng hoá bao gồm cả kho Ngoại quan
và bãi container rỗng
• Làm các thủ tục Hải quan cho hàng hoá xuất, nhập kho Ngoại quan
• Điều hành hoạt động của đội xe tải tại Hà nội
• Kết hợp bố trí, điều hành các xe tải của của các chi nhánh công ty khi
trả, nhận hàng tại Hà nội
• Thực hiện, điều phối các hoạt động đóng gói hàng hoá, kể cả hàng cá
nhân, các hợp đồng lắp đặt máy móc thiết bị
• Tìm kiếm thầu phụ và đề xuất với Ban Giám đốc về việc sử dụng các
thầu phụ chuyên nghiệp, kiẻm soát hoạt động của thầu phụ theo đúng
các hợp đồng đã ký.
• Cung cấp thông tin cho Ban Giám đốc và phòng Marketing các khách
hàng mới tiềm năng.
Trần Thị Thái Thuỳ - Lớp: QTKDQT 48B
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Lập báo cáo hàng tháng về kho, bãi, vận tải, xếp dỡ, đóng gói, lắp đặt
theo quy định của công ty và yêu cầu của khách hàng.
• Phối hợp với các phòng ban có liên quan để giải quyết các vướng mắc
phát sinh trong quá trình thực hiện dịch vụ.
• Kiểm tra, kiểm soát và thực hiện thanh quyết toán đầy đủ các chi phí
hàng tháng, kể cả các chi phí cho thầu phụ.
• Đào tạo nhân viên mới của phòng theo các quy trình của công ty.
• Tư vấn cho khách hàng trong phạm vi dịch vụ công ty cung cấp.
• Tham gia, áp dụng hệ thống ISO 9001:2000 vào quá trình thực hịên
các nhiệm vụ được giao
Phòng giao nhận và đại lí vận tải quốc tế
- Thực hiện toàn bộ các công việc về làm thủ tục hải quan và giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu theo yêu cầu của khách hàng và trong phạm
vi dịch vụ của công ty cung cấp.

theo yêu cầu.
- Soạn thảo các nội quy, quy chế của công ty.
- Tham gia, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo quy định.
- Các công việc khác: hỗ trợ các phòng xin giấy phép đăng kiểm xe,
một số giấy phép khác cho các phương tiện vận tải; quản lý hoạt động
của trạm cấp nhiện liệu, xưởng sửa chữa.
- Một số công việc khác khi được ban giám đốc yêu cầu
Trần Thị Thái Thuỳ - Lớp: QTKDQT 48B
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.3. Điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty
Công ty có đội xe với trên 200 xe tải, xe hạng nặng, xe chuyên dùng và
các thiết bị xếp dỡ hiện đại. Đội ngũ nhân viên trên 500 người với trên 200
nhân viên có trình độ từ cao đẳng trở lên. Công ty đã đi vào sử dụng Trung
tâm Tiếp vận Thăng Long tại Hà Nội với tổng diện tích 50.000 m2, trong đó
có kho hàng hiện đại rộng 15.000 m2, Kho ngoại quan rộng 5.040 m2 và Bãi
Công-te-nơ rộng 15.000 m2. Công ty cũng đã đi vào sử dụng Trung tâm tiếp
vận Thăng Long tại Đồng Nai với tổng diện tích trên 20.000m2 trong tháng 7
năm 2007.
Văn phòng Chi cục Hải quan khu công nghiệp Bắc Thăng long đợc
thành lập trong khu vực Trung tâm tiếp vận Thăng Long, trong đó có địa điểm
làm thủ tục Hải quan ngoài cửa khẩu với diện tích trên 2.000m2 đã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thông quan hàng hoá ra vào khu công nghiệp.
Công ty cũng đảm bảo cung cấp, duy trì & phát triển hệ thống trang
thiết bị, cơ sở hạ tầng để thực hiện, duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ mà
Công ty cung cấp, nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Cơ sở hạ tầng
của công ty bao gồm:
• Đội xe container, xe tải
• Các xe chuyên dụng như xe chuyên chở ôtô và xe máy (Car carrier,
motor bike carrier)

tâm bão khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ nhưng ngành logistics Việt Nam vẫn
Trần Thị Thái Thuỳ - Lớp: QTKDQT 48B
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão đó, tỉ lệ xuất nhập khẩu đều giảm mạnh
kéo theo ngành logistics cũng suy giảm. Vì vậy khối lượng hàng hóa giao
nhận của công ty cũng giảm theo, nhưng tỉ lệ giảm này cũng không đáng kể.
Điều này cho thấy hoạt động
Trần Thị Thái Thuỳ - Lớp: QTKDQT 48B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 2.1: Khối lượng hàng hóa giao nhận giai đoạn 2006-2010
Đơn vị tính: tấn
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009
Giao nhận hàng
xuất
Cont 20F (số cont) 1600 1973 2549 2383
Mức tăng tuyệt đối - 373 576 -166
Tốc độ tăng (%) - 23,31 29,19 -6.51
Cont 40F (số cont) 14000 17846 24987 23654
Mức tăng tuyệt đối - 3846 7141 1333
Tốc độ tăng (%) - 27,47 40,01 -5,33
Khối lượng hàng
(tấn)
25000 32933 45743 42189
Mức tăng tuyệt đối - 7933 12810 -3554
Tốc độ tăng (%) - 31,73 38,9 -7,78
Giao nhận hàng

sở vật chất, trang thiết bị máy móc cũng như trình độ nghiệp vụ, tinh thần
trách nhiệm và sự nhiệt tình của công nhân viên ở đây) nhờ xây dựng được kế
hoạch, chiến lược đúng đắn trong suốt quá trình hoạt động của mình.
2.1.2. Khối lượng hàng giao nhận theo phương thức vận tải
Công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long chủ yếu tập trung vào giao nhận
theo ba phương thức vận tải chủ yếu là đường biển, đường không và đường
bộ. Đây cũng là ba phương thức vận tải chủ yếu của nước ta do điều kiện tự
nhiên về vị trí địa lí mang lại.
Qua bảng 2.2 ta thấy, khối lượng hàng hóa giao nhận bằng đường biển
luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng khối lượng hàng hóa giao nhận của
Công ty, trung bình khoảng 60-70% khối lượng hàng hóa được giao nhận.
Điều này cũng phù hợp với thực tế giao nhận hàng hóa ở Việt Nam, bởi vì
trong chuyên chở hàng hóa quốc tế thì vận tải biển đóng vai trò quan trọng
nhất. Vận tải đường biển có năng lực vận chuyển lớn vì phương tiện trong vận
tải biển là các tàu có sức chở rất lớn, lại có thể chạy nhiều tàu trong cùng một
thời gian trên cùng một tuyến đường. Vận tải biển thích hợp cho hầu hết các
loại hàng hóa, đặc biệt thích hợp và hiệu quả trong việc chuyên chở các loại
hàng hóa rời, có khối lượng lớn và giá trị thấp. Mặt khác, trong phương thức
vận tải biển thì giá thành rất thấp, vào loại thấp nhất trong các phương thức
vận tải.
2.1.3. Kết quả kinh doanh của công ty
Gần 15 năm hoạt động, công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long đã khẳng
định được sự tồn tại và phát triển của mình bằng những thành quả đã đạt
Trần Thị Thái Thuỳ - Lớp: QTKDQT 48B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
được. Điều đó thể hiện ở kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đều tăng
lên qua các năm.
Bảng 2.2. Khối lượng hàng hóa giao nhận theo phương thức vận tải giai đoạn
2006 – 2009

GN hàng không (Tấn)
4200 4615 9,88 4947 7,19 5043 1,94
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long
Số liệu trong bảng 2.3 cho thấy: Doanh thu của công ty đạt mức khá cao
và tăng dần trong những năm tiếp theo, cụ thể là năm 2007 tăng 14,03% so với
năm 2006, năm 2008 tăng 26,13% so với năm 2007, năm 2009 tăng 0,97% so
với năm 2008 tương ứng với tỉ lệ tăng chi phí là 12,77%; 23,26%; 33,29%.
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2006-2009
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009 So sánh (%)
07/06 08/07 09/08
Tổng DT 308647 351938 443913 448237 14,03 26,13 0,97
Tổng CP 146740 165489 203983 271891 12,77 23,26 33,29
Tổng LNST 28997 31245 44685 43039 7,75 43,01 -3,68
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long
Trần Thị Thái Thuỳ - Lớp: QTKDQT 48B
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Như vậy ta có thể thấy tỉ lệ tăng doanh thu các năm hầu như đều cao
hơn tỉ lệ tăng chi phí, trừ năm 2009. Điều này được đánh giá là tốt đối với sự
phát triển của công ty. Từ việc tăng doanh thu, lợi nhuận sau thuế cũng tăng
lên: năm 2007 tăng 7,75% so với năm 2006, năm 2008 tăng 43,01% so với
năm 2007, riêng năm 2009 thì bị giảm đi 3,68%, do tỉ lệ chi phí năm 2009
quá cao đã kéo theo lợi nhuận giảm.
2.2. Các chỉ tiêu phản ánh sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty
TNHH Tiếp vận Thăng Long
2.2.1. Chỉ tiêu thị phần dịch vụ
Khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp là khả năng duy trì và phát

Bảng 2.5: Lợi nhuận của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long và các đối thủ
cạnh tranh.
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Công ty
2007 2008 2009
2008/2007(%
)
2009/2008(%)
Dragon 31245 44685 43039 43,01 -3,68
Yusen 28230 45187 47655 60,06 5,46
Nippon 28598 38932 37019 36,13 -4,9
Nguồn: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh - Công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long
Logistics là ngành đang rất phát triển hiện nay ở Việt Nam, nhu cầu sử
dụng dịch vụ ngày càng cao. Điều đó cũng phản ánh lợi nhuận của 3 công ty
đều tăng, tuy nhiên năm 2009 giảm một phần nhỏ so với năm trước, điều này
là do sự khủng hoảng kinh tế vào năm 2009. Qua bảng ta thấy lợi nhuận hay tỉ
lệ tăng lợi nhuận của Dragon đều kém so với Yusen, công ty cần có biện pháp
để nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh dịch vụ logistics của mình.
Trần Thị Thái Thuỳ - Lớp: QTKDQT 48B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 2.6: Tỉ suất lợi nhuận của Dragon và các đối thủ cạnh tranh 2009
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Tự tổng hợp
Ta thấy, tỉ suất lợi nhuận của công ty đều thấp hơn hẳn so với 2 đối thủ
cạnh tranh, điều này là do tốc độ tăng lợi nhuận của công ty không theo kịp
với tốc độ tăng chi phí, do chi phí cao làm doanh thu cũng cao nhưng lợi
nhuận lại không tăng lên quá nhanh. Công ty cần có các chính sách giảm giá
dịch vụ của mình để nâng cao sức canh tranh dịch vụ của công ty hơn nữa.

20

Trích đoạn Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ dịch vụ logistics. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status