KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC THẠNH PHÚ – BẾN TRE - Pdf 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************
VÕ MAI HUỲNH
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
ĐẤT NGẬP NƯỚC THẠNH PHÚ – BẾN TRE
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************
VÕ MAI HUỲNH
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
ĐẤT NGẬP NƯỚC THẠNH PHÚ – BẾN TRE
Chuyên ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS. NGÔ AN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012
2
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY
  
VO MAI HUYNH
SURVEYING AND EVALUATION OF POTENTIAL DEVELOPMEN
ECOLOGICAL TOURISM IN NATURE CONSERVATION AREA
WETLANDS THANH PHU DISTRICT, BEN TRE PROVINCE

và giá trị lịch sử của Khu Bảo Tồn.
- Kết quả điều tra xã hội học từ KBTTN ĐNN Thạnh Phú
- Kết quả phân tích SWOT về tiềm năng phát triển DLST của KBTTN
ĐNN Thạnh Phú
- Kết quả về các loại hình và sản phẩm du lịch, các tuyến điểm du lịch sinh
thái trong và ngoài Khu Bảo Tồn.
5
SUMMARY
The theme of "Surveying and evaluating the potentials of development
ecotourism in nature reserve wetland area Thanh Phu district- Ben tre province"
was conducted at the Nature Conservation Area Wetland Thanh Phu district - Ben
Tre province, from May 2012 to June 2012.
Results:
- Results about land, the land used for reservation.
- Result about natural conditions, economic - social, dynamic resource -
plants and historical value of the reserve.
- Results of the Survey from the sociological wetland nature reserve Thanh
Phu.
- SWOT analysis of the potential eco-tourism development of natural
protected wetlands areas in Thanh Phu.
- The results of various types and tourism products, the eco-tourism
destinations in and outside the Conservation Area.
6
MỤC LỤC
TÊN ĐỀ MỤC TRANG
Tựa luận văn tiếng việt i
Tựa luận văn tiếng anh ii
Lời cảm ơn iii
Tóm tắt iv
Summary v

3.3.3 Phương pháp ma trận SWOT 15
3.3.4 Phương pháp điều tra xã hội học 15
3.3.5 Phương pháp bản đồ 16
3.3.6 Phương pháp phân tích tổng hợp 16
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 17
4.1 Một số hoạt động liên quan công tác bảo tồn của KBTTN ĐNN Thạnh Phú 17
4.1.1 Hiện trạng rừng và đất đai 17
4.1.2 Các phân khu chức năng của KBT có liên quan đến bảo tồn và phát triển
DLST 19
4.1.3 Tình hình hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, hoạt động
tham quan du lịch 21
4.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý 22
4.2 Tài nguyên DLST của KNTTN ĐNN Thạnh Phú 24
4.2.1 Tài nguyên Thực vật và những loài thực vật tiêu biểu của vùng ĐNN 24
4.2.2 Tài nguyên Động vật và những loài động vật tiêu biểu của vùng ĐNN 29
4.2.3 Cảnh quan, tài nguyên văn hóa và các giá trị lịch sử của KBT 35
4.3 Kết quả điều tra xã hội học về phát triển DLST ở KBTTN ĐNN Thạnh Phú 36
4.3.1 Kết quả điều tra cán bộ Ban quản lý KBTTN ĐNN Thạnh Phú 36
4.3.2 Kết quả điều tra các hộ dân sinh sống trong KBT 37
8
4.3.3 Kết quả điều tra cộng đồng địa phương 38
4.4 Kết quả phân tích SWOT về tiềm năng phát triển DLST của KBTTN ĐNN
Thạnh Phú 39
4.4.1 Điểm mạnh 39
4.4.2 Điểm yếu 41
4.4.3 Cơ hội 41
4.4.4 Thách thức 42
4.4.5 Tích hợp các giải pháp phát triển DLST tại KBTTN ĐNN Thạnh Phú 44
4.4.5.1 Những giải pháp ưu tiên nhất 44

10
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ĐNN : Đất ngập nước.
KBT : Khu bảo tồn.
KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên.
HST : Hệ sinh thái.
LNT : Lâm ngư trường.
RNM : Rừng ngập mặn.
RNN : Rừng ngập nước.
BQL : Ban quản lý.
DL : Du lịch.
LN : Lâm nghiệp.
DLST : Du lịch sinh thái.
BTTN : Bảo tồn thiên nhiên.
ESCAP : Kinh tế và xã hội cho Ủy Ban Châu Á và Thái Bình Dương
(Economi and Social Commission For Asia And Pacific).
WWF : Quỹ Quốc tế bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (World Wildlife Fund).
IUCN : Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (International Union for
conservation of Nature).
11
DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH TRANG
Hình 2.1: Bản đồ vị trí huyện Thạnh Phú – Tỉnh Bến Tre 8
Hình 2.2: Bản đồ vị trí KBTTN Đất Ngập Nước Thạnh Phú 8
Hình 4.1: Trồng cây đước 22
Hình 4.2: Trồng cây Phi lao 22
Hình 4.3: Bảng cấm lửa trong rừng phi lao 22
Hình 4.4: Bảng nội quy rừng đã bị tróc sơn 22
Hình 4.5: Nơi làm việc của BQL rừng phòng hộ và đặc dụng Bến Tre 23
Hình 4.6: Một góc của KBT 23

Hình 4.36: Đoạn đường trên quốc lộ 57 chưa hoàn thành xong 41
Hình 4.37, 4.38: Khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn 47
Hình 4.39: Di tích đường Hồ Chí Minh trên biển 47
Hình 4.40: Nhà cổ của gia tộc họ Huỳnh 50
Hình 4.41: Đền thờ cá ông 50
Hình 4.42: Bánh dừa Giồng Luông 50
Hình 4.43: Sản xuất lu ở Hòa Lợi 50
Hình 4.44: Nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa 51
Hình 4.45: Các loại hải sản 51
Hình 4.46: Khu di tích lịch sử Đồng Khởi Bến Tre 52
Hình 4.47: Một số hàng thủ công mỹ nghệ làm từ dừa 52
Hình 4.48: Đền thờ cụ Nguyễn Đình Chiểu 52
Hình 4.49: Sân chim Vàm Hồ 52
Hình 4.50: Sơ đồ kết nối DL giữa KBT và các điểm DL khác trong tỉnh Bến Tre 52
Hình 4.51: Sơ đồ kết nối du lịch giữa KBTTN ĐNN Thạnh Phú
với các tỉnh khác 53
13
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
BẢNG TRANG
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động du lịch 2007 – 2010 11
Bảng 2.2: Chỉ tiêu tổng doanh thu và khách DL năm 2011 – 2015 12
Bảng 4.1: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2011 huyện Thạnh Phú theo ba
loại rừng 18
Bảng 4.2: Cơ cấu tổ chức quản lý trên địa bàn huyện Thạnh Phú 23
Bảng 4.3: Một số loài động vật hiếm và có nguy cơ bị đe dọa 30
Bảng 4.4: Bảng tóm tắt ma trận SWOT 43
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ đánh giá về khả năng phát triển du lịch sinh thái ở KBTTN
ĐNN Thạnh Phú 37
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ về phương tiện giúp người dân hiểu về DLST 37
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ thể hiện mong muốn của người dân khi phát triển DLST tại

góp phần tích cực vào việc phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội
nói chung. Do đó mà ngày nay tiềm năng phát triển du lịch sinh thái là rất lớn và
ngày càng được các cá nhân và tổ chức quan tâm.
Ở Bến Tre, sau khi hoàn thành việc xây dựng cầu Rạch Miểu và cầu Hàm
Luông, tạo thuận tiện cho việc giao thông, cũng góp phần không nhỏ cho việc thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Bến Tre và Tiền Giang. Trong đó có đóng góp
cho việc du lịch, hoạt động du lịch sinh thái miệt vườn và sông nước là một lợi thế
của các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, trong đó có Bến Tre. Các khu du lịch sinh
thái đã và đang phát triển sẽ là lựa chọn của nhiều người.
Khu bảo tồn thiên nhiên đấp ngập nước Thạnh Phú là một khu vực nằm
trong vùng cửa sông Cửu Long. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở khu vực này, đã trở
thành vùng đất ngập nước có vai trò hết sức quan trọng, ngoài việc cung cấp gỗ, củi,
đặc biệt có chức năng chống xói lở, cân bằng sinh thái cửa sông, còn có tác dụng
bảo vệ đa dạng sinh học, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất của
nhân dân vùng ven biển, cung cấp nguồn giống, động thực vật và là nơi cư trú kiếm
ăn của các loài sinh vật biển. Đây là nơi có thể phát triển hoạt động du lịch sinh
thái, và để góp phần vào hoạt động du lịch của tỉnh Bến Tre nói riêng cả nước nói
chung, đề tài tốt nghiệp “ KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẤT NGẬP
NƯỚC THẠNH PHÚ – BẾN TRE”, sẽ đóng góp một phần nào đó vào hoạt động
du lịch.
16
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Khái niệm về DLST
Du lịch sinh thái ( Ecotourism) là một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau
từ những góc độ khác nhau.
- Du lịch sinh thái Hector Ceballos-lascurain đưa ra năm 1987: “DLST là du
lịch đến những khu vực thiên nhiên còn ít bị thay đổi với những mục đích đặc biệt:

hướng các hoạt động này nhằm phục vụ mục đích bảo vệ tài nguyên,
sử dụng tài nguyên bền vững.
+ DLST có thể là phương cách đem lại nguồn thu nhập cho khu BTTN
và cộng đồng địa phương.
2.2 Tổng quan về Đất ngập nước
2.2.1 Các định nghĩa về ĐNN
ĐNN rất đa dạng, có mặt khắp mọi nơi và là cấu thành quan trọng của các
cảnh quan trên mọi miền của thế giới. Qua các nghiên cứu, các nhà khoa học về
ĐNN đã xác định được những điểm chung của ĐNN thuộc các loại hình khác nhau,
đó là chúng đều có nước nông hoặc đất bão hòa nước, tồn trữ các chất hữu cơ thực
vật phân hủy chậm và nuôi dưỡng rất nhiều loài động vật, thực vật thích ứng với
điều kiện bảo hòa nước.
Tùy thuộc vào sự khác nhau về loại hình, phân bố cùng với những mục đích
sử dụng khác nhau mà người ta định nghĩa về ĐNN khác nhau. Cho đến nay có trên
50 định nghĩa về ĐNN. Dù vậy, có thể chia các định nghĩa theo hai nhóm chính.
Một nhóm theo định nghĩa rộng và một nhóm theo định nghĩa hẹp.
Theo công ước RAMSAR, 1971 (công ước về các vùng ĐNN có tầm quan
trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước – Convention on
18
wetland of international importance, especially as waterfowl habitat), ĐNN được
định nghĩa là: “các vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước tự nhiên hay nhân tạo,
có nước thường xuyên hay tạm thời, nước đứng hay nước chảy, nước ngọt, nước lợ
hay nước mặn, kể cả các vùng nước ven biển có độ sâu không quá 6m khi thủy triều
thấp đều là các vùng đất ngập nước” (Điều 1.1. công ước ramsar).
Theo các nhà khoa học Australia: “ĐNN là những vùng đầm lầy, bãi lầy than
bùn, tự nhiên hoặc nhân tạo, thường xuyên, theo mùa hoặc theo chu kì, nước tĩnh
hoặc nước chảy, nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn, bao gồm cả những bài lầy và
những khu rừng ngập mặn lộ ra khi thủy triều thấp”.
Dù theo định nghĩa nào thì nước – chế độ thủy văn vẫn là yếu tố tự nhiên
quyết định và đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định, duy trì và quản lý

trị đó được thể hiện qua đời sống tâm linh, các lễ hội truyền thống,… Thường nơi
nào có giá trị đa dạng sinh học cao thì đó cũng là nơi tập trung nhiều dân cư bản
địa. Vì vậy, bảo vệ đa dạng sinh học của các hệ sinh thái ĐNN cũng là bảo vệ
những giá trị văn hóa truyền thống.
(Nguồn Nguyễn Lân Hùng Sơn. Đa dạng sinh học đất ngập nước Khu Bảo Tồn
Thiên Nhiên Đất Ngập Nước Vân long. Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm.)
 Tóm lại:
Từ những chức năng trên, ta thấy rằng việc phát triển Du lịch tại những vùng
Đất ngập nước thực sự rất có tiềm năng. Không những đa dạng về loài động thực
vật mà các sản phẩm từ hoạt động sản xuất của người dân sinh sống trong vùng Đất
ngập nước cũng rất phong phú, đi kèm theo đó là các hoạt động về đời sống văn
hóa. Với nguồn tài nguyên sẵn có có thể tạo ra nhiều sản phẩm du lịch thu hút
khách du lịch trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái là rất thích hợp để bảo
vệ những vùng đất ngập nước và góp phần giáo dục cho mọi người hiểu vai trò
quan trọng của ĐNN trong việc điều hòa khí hậu: nhiều vùng ĐNN có giá trị đa
dạng sinh học cao đã được quy hoạch thành các Khu dữ trữ sinh quyển, Vườn quốc
gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, đồng thời phát triển du lịch sinh thái thu hút ngày
20
một nhiều khách du lịch tới tham quan. Khách du lịch sẽ thích thú khi nghe tiếng
con nước, Ngắm đàn cò trở về trong hoàng hôn, tận hưởng không gian yên bình
giữa rừng mắm, rừng đước…
Không phải vùng đất ngập nước nào, khu rừng ngập mặn nào cũng có thể
đưa vào khai thác du lịch. Tuy nhiên, với yêu cầu mới trong phát triển du lịch hiện
nay, rõ ràng rừng ngập mặn cần được xem là tài nguyên du lịch, bởi không chỉ làm
nên những điểm du lịch thú vị, mà qua đó gửi thông điệp đến cộng đồng cùng bảo
vệ rừng ngập mặn trước những biến đổi khí hậu ngày càng sâu sắc.
2.3 Khái quát về KBTTN ĐNN Thạnh Phú – Bến Tre
2.3.1 Vị trí địa lý
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú nằm trong khu vực có tọa

điều chỉnh ranh giới khu bảo tồn thiên nhiên Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre với tổng diện
tích là 2.584 ha.
- Khu bảo tồn có các phân khu: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, Phân khu
phục hồi sinh thái I, Phân khu phục hồi sinh thái II và Phân khu hành chính dịch vụ.
Hình 2.1: Bản đồ vị trí huyện Thạnh Phú – Tỉnh Bến Tre
(Nguồn: http://www.maps.google.com)
Hình 2.2: Bản đồ vị trí KBTTN Đất Ngập Nước Thạnh Phú
2.3.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội KBTTN ĐNN Thạnh Phú
 Điều kiện tự nhiên: đặc điểm Khí hậu – Địa chất, Thủy văn của KBT như
sau:
22
Vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa riêng biệt
mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau, mưa ít và hầu như không có mưa trong các tháng 1, 2, 3. Các đặc
trưng sau:
- Nhiệt độ bình quân hàng năm là 26,6
o
C, cao nhất 28,4
o
C vào tháng 4 và thấp
nhất 24,3
o
C vào tháng 12. Ẩm độ không khí bình quân 83%.
- Lượng mưa bình quân 1454mm, số ngày mưa 126 ngày/năm, phân bố không
đều giữa các tháng trong năm. Lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa (tháng 5-
10) là 85% và cao nhất tháng 10.
- Độ ẩm tương đối cao nhất từ tháng 8 đến tháng 10 (84%-94%) và thấp nhất từ
tháng 2 đến tháng 3 (65-80%).
- Trong vùng có 2 loại đất chính là đất giồng cát và đất phù sa mặn ngập
triều thường xuyên được gọi là đất mặn dưới rừng ngập mặn. Đất giồng cát phân bố

kinh tế chủ yếu là canh tác nông nghiệp, đánh cá và nghề rừng.
2.4 Hiện trạng hoạt động và định hướng phát triển du lịch chung của Tỉnh Bến
Tre
2.4.1 Hiện trạng hoạt động du lịch của Tỉnh Bến Tre
Là một tỉnh nằm ven biển cuối nguồn sông Cửu Long được hợp thành từ 3
cù lao lớn: Minh, Bảo, An Hóa; do phù sa 4 nhánh sông lớn bồi tụ: sông Tiền, Ba
Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên. Thế mạnh về du lịch của Bến Tre là cảnh sắc thiên
nhiên, sông nước hữu tình, không khí mát mẻ trong lành, yên tĩnh.
Hiện trạng hoạt động của Ngành Du lịch Tỉnh Bến Tre trong những năm qua
có nhiều khởi sắc, nhất là về du lịch sinh thái, với những thuận lợi sẵn có, các địa
điểm du lịch như: Cồn Ốc, Cồn Phụng, Cồn Tiên, Vườn cây trái Cái Mơn,… đã thu
hút một lượng du khách đáng kể, cả trong và ngoài nước. Trong năm 2009 và 2010,
ngành du lịch Bến Tre đã thu hút du khách tăng hàng năm 11,53%. Nếu trong năm
2009, Bến Tre thu hút được 478.061 lượt du khách (khách quốc tế đạt 199.950 lượt,
khách nội địa 278.111 lượt), tăng 15,13% so với năm trước, thì sang năm 2010, tỉnh
24
thu hút được 540.209 lượt (230.125 lượt du khách quốc tế, 310.084 lượt khách nội
địa), tăng 13% so năm 2009 .
(Nguồn: Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Tỉnh Bến Tre, 2011. Đề án phát
triển du lịch Tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2015)
Du khách đến với Bến Tre thường tham quan sông nước miệt vườn, tìm hiểu
đời sống, sinh hoạt của cư dân địa phương. Ngoài việc khai thác loại hình du lịch
sinh thái, các doanh nghiệp du lịch còn tập trung khai thác các địa danh, di tích văn
hóa - lịch sử như: khu di tích Đồng Khởi, lăng Nguyễn Đình Chiểu, khu lưu niệm
Nguyễn Thị Định. Ngoài những dịch vụ truyền thống như du thuyền trên sông, đò
chèo, xe ngựa, tham quan làng quê bằng xe đạp,… các doanh nghiệp còn mở thêm
các dịch vụ du lịch mới như mô tô nước trên sông, tát mương bắt cá, bốc thuốc
nam,… tại các khu du lịch.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động du lịch 2007 – 2010
Đơn vị

còn phải thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp để phát triển cơ sở du lịch và hạ
tầng du lịch.
25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status