một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi bò của nông hộ ở xã cam thành huyện cam lộ tỉnh quảng trị - Pdf 13

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cam Lộ là huyện thuộc vùng gò đồi, có nhiều lợi thế trong việc phát triển
chăn nuôi gia súc, đặc biệt là chăn nuôi trâu bò. Tuy nhiên trước đây, phần lớn
bà con nông dân trong huyện chăn nuôi theo hình thức quảng canh, chăn thả tự
do nên hiệu quả mang lại không cao, thiếu kinh nghiệm và kiến thức, chưa áp
dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình chăn nuôi nên hiệu quả đạt được còn
thấp Hơn nữa tình trạng trâu bò thả rông đã phá hoại nhiều loại cây trồng và hoa
màu của bà con nông dân, nhất là rừng trồng và cây cao su. Bên cạnh đó việc
kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc rất khó và dễ lây lan trên diện rộng.
Để khắc phục tình trạng đó, từ năm 2004 đến nay, trạm Khuyến nông, Hội
nông dân huyện Cam Lộ và các chương trình dự án đã triển khai mô hình trồng
cỏ nuôi bò theo hướng thâm canh và được đông đảo hội viên hưởng ứng tích
cực. Từ mô hình này đã giúp cho nhiều hội viên mở ra hướng đi mới làm ăn, xoá
đói giảm nghèo [18].
Điển hình trong phong trào này là ở những địa phương thuộc vùng gò đồi
như Cam Thành, Cam Chính, Cam Nghĩa. Nhiều hộ gia đình đã có thu nhập
hàng chục triệu đồng mỗi năm từ mô hình trồng cỏ nuôi bò, đặc biệt có nhiều hộ
đã vươn lên thoát nghèo [9].
Tuy nhiên, trên thực tế việc ứng dụng các mô hình được như mong muốn ,
do vậy ở địa phương các xã trên vẫn tồn tại nhiều phương thức chăn nuôi bò
khác nhau, do việc quyết định phương thức nuôi khác nhau ở các nông hộ.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu “Một số
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi bò của nông
hộ ở xã Cam Thành huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị”.
1
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi bò ở xã Cam Thành, huyện Cam lộ,
Quảng Trị.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phương thức nuôi bò của nông hộ ở
xã Cam Thành.

đó nếu hộ nông dân đó thiếu nguồn lực trên. Và khi so sánh giữa hai nhóm hộ có
điều kiện nguồn lực khác nhau thì hộ nào có nguồn lực tốt hơn sẽ có khả năng
lĩnh hội cũng như quá trình chuyển giao thuận lợi hơn.
2. Vị trí, vai trò của ngành chăn nuôi bò
Từ xa xưa, con người đã biết thuần hoá và nuôi dưỡng các loài động vật
hoang dã, trong đó có trâu bò, để phục cho các lợi ích khác nhau. Cùng với sự
tiến hoá xã hội loài người, chăn nuôi trâu bò ngày càng phát triển và đa dạng về
quy mô, chủng loại, phương thức. Ngày nay, chăn nuôi bò chiếm một vị trí hết
sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong ngành chăn nuôi
nói riêng bởi các lợi ịch thiết thực mà nó mang lại. Cũng giống như các loài nhai
lại khác như dê, cừu, trâu bò có khả năng sử dụng và chuyển hoá thức ăn xanh (
các loài rau, cỏ tự nhiên, cỏ trồng ), các phế phụ phẩm công nông nghiệp ( rơm
lúa, bã sắn, ngọn mía, bẹ và lá ngô, dây khoai lang ) có giá trị hàng hoá rất thấp
hoặc thậm chí không có giá trị hàng hoá, thành năng lượng sức kéo, thịt sữa -
nguồn dinh dưỡng quý giá cho con người, Bò có khả năng sử dụng, đồng hoá các
chất chưa nitơ phi prôtêin như urê, amoniac và biến chúng thành prôtêin của cơ
thể. Sở dĩ bò có khả năng này là nhờ cấu tạo dạ dày 4 túi, trong đó có dạ cỏ rất
phát triển với hệ sinh vật rất phong phú.
Chăn nuôi bò giúp khai thác tối ưu các nguồn lợi tự nhiên (đồng bãi chăn
thả) và nguồn lợi con người (lao động phụ, dư thừa) trong một khu vực hay một
vùng nào đó, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thiết thực.
3
 Chăn nuôi bò giúp cung cấp thịt, sữa cho nhu cầu con người.
Thịt bò được xếp vào nhóm “thịt đỏ”, có giá trị dinh dưỡng cao. Từ thịt bò
người ta có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon, bổ. Chính vì vậy, trên thị trường,
thịt bò luôn đắt hơn các loại gia súc khác như lợn, dê
Giá trị dinh dưỡng của thịt chủ yếu là nguồn prôtêin. Đó là loại prôtêin
hoàn thiện, chứa tất cả các axít amin cần thiết cho cơ thể. Thịt bò cũng chứa các
thành phần khác, trong đó có mỡ. Chính mỡ trong thịt làm cho nó vừa có giá trị
năng lượng cao vừa góp phần tăng hương vị thơm ngon của thịt.

 Nhóm nhân tố tự nhiên
Đó là các yếu tố khách quan thuộc môi trường môi sinh, chúng liên
quan trực tiếp đến khả năng thích ứng và cho năng suất của vật nuôi. Về cơ bản,
con người không thể thay đổi các yếu tố này mà chỉ có nghiên cứu lựa chọn vật
nuôi có khả năng thích ứng tốt với điều kiện tự nhiên cụ thể của địa phương,
đồng thời có biện pháp nhằm lợi dụng các yếu tố có lợi và hạn chế tối đa tác
động bất lợi đối với vật nuôi.
 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
- Chính sách phát triển chăn nuôi của xã: đây là nhân tố mang định hướng
quan trọng, giúp người chăn nuôi có thể có được các hỗ trợ tối ưu từ phía nhà
Nước như hỗ trợ con giống, tập huấn kỹ thuật, cho vay ưu đãi để phát triển chăn
nuôi Về phía người chăn nuôi, cần tìm hiểu, cập nhật các chủ trương phát triển
cụ thể của địa phương để có thể thay đổi cơ cấu chăn nuôi phù hợp và tận dụng
các ưu đãi từ phía chính quyền địa phương.
- Vốn: vốn là yếu tố cần thiết, biểu hiện mức độ đầu tư của chủ thể chăn
nuôi và khả năng thâm canh của họ. Đối với những gia đình có tiềm lực về vốn
lớn, cần thiết lập kế hoạch sản xuất cụ thể nhằm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư.
Đối với những gia đình hạn chế về nguồn vốn tự có, cần khả năng huy động vốn
5
từ nhiều nguồn khác nhau sao cho đáp ứng nhu cầu về vốn và giảm chi phí trả lãi
đến mức thấp nhất.
- Lao động: như đã nêu ở phần trước, chăn nuôi có thể tận dụng được lao
động nhàn rỗi trong gia đình. Tuy nhiên việc tổ chức lao động phù hợp nhằm đạt
hiệu quả sử dụng cao là cần thiết.
- Tổ chức và quản lý sản xuất: yếu tố này thuộc về năng lực của người
chăn nuôi. Việc tổ chức sản xuất là tổng hợp về tổ chức sử dụng vốn, lao động,
tư liệu sản xuất, các yếu tố đầu vào kết hợp với nhu cầu cụ thể của từng vật
nuôi. Người có khả năng quản lý sản xuất, đặc biệt là sản xuất quy mô trang trại
cần tiến hành mở sổ sách ghi chép thu chi và quản lý, theo dõi hằng ngày để có
kịp thời phát hiện những vấn đề nảy sinh và có biện pháp giải quyết tốt nhất.

động kìm hãm đến các ngành kinh tế khác như: bò phá rẫy, nương trồng trọt của
người dân. Hiện nay cùng với sự phát triển của mặt bằng dân trí, phương thức
này đã bị thu hẹp đáng kể, đặc biệt là sau khi quy định cấm chăn nuôi thả rông
gia súc của nhà nước ban hành.
4.2. Phương thức chăn thả hoàn toàn (CTHT)
Thực chất là phương thức thả rông có sự giám sát của người chăn nuôi.
Đây là sự thay đổi của các hộ nuôi trong quản lý đàn bò của gia đình, hạn chế rũi
ro và gây mất mỹ quan khu dân cư. Chi phí cho chăn nuôi thấp, bao gồm công
chăn dắt và chi phí chuồng trại tạm bợ, vật liệu rẻ tiền mau hỏng như: dây thừng,
cọc tre nhỏ, mái tranh cột nhỏ… Nhờ có sự chăt chẽ của người chăn dắt nên hình
thức này có thể mở rộng phạm vi nuôi, bao gồm vùng sâu vùng xa, vùng trung
du miền núi, vùng ven đô thị, nông thôn… nơi có đồng cỏ tự nhiên đũ cho nhu
cầu của vật nuôi.
4.3 Phương thức bán chăn thả (BCT)
7
Đây là bước chuyển giữa phương thức chăn nuôi quảng canh sang dần đầu
tư thâm canh. Lề lối truyền thống vẫn còn thông qua việc chăn thả bán thời gian.
Thêm vào đó, người chăn nuôi đã chú trọng đến khâu chăm sóc vật nuôi như:
đầu tư xây dựng chuồng trại bán kiên cố, hàng rào, chăm sóc thú y, bổ sung thức
ăn phụ phẩm nông nghiệp như: thân ngô, đọt sắn, dây khoai lang, rơm, bả mía,
xơ mít, các loại quả có nước… Phương thức này thể hiện sự thay đổi phù hợp
với điều kiện mới: công nghiệp, hiện đại hoá gắn với đô thị hoá thành thị và
nông thôn, phạm vi chăn thả thu hẹp. Phương thức chăn nuôi này khá tiến bộ:
một mặt đảm bảo sức sản xuất của vật nuôi, mặt khác tận dụng phế phụ phẩm
trong nông nghiệp, biến quy trình sản xuất nông hộ thành chu trình khép kín,
giảm chi phí chăn nuôi. Tuy nhiên, phương thức này chưa đạt đến trình độ sản
xuất hàng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong điều kiện nông hộ nước
ta giai đoạn 2006 -2008 đây là phương thức các nông hộ áp dụng khá phổ biến
trên mọi miền đất nước.
4.4. Phương thức bán thức bán thâm canh (BTC)

điều kiện sống phù hợp với quy luật của vật nuôi lan rộng. Các trang trại quy mô
lớn xuất hiện, con người kết hợp hợp lý giữa thức ăn tự nhiên và thức ăn chế
biến công nghiệp.
Điển hình nuôi bò hình thức lấy sữa như ở Hà Lan, Newzeland, Úc… Tại
các trang trại này chăn nuôi được tự động hoá hoàn toàn từ khâu sản xuất bao gói
vận chuyển lần thị trường: người dân mua thẻ cung cấp thịt sữa cho chính quyền.
Quy mô nuôi càng lớn thì hộ nuôi mua nhiều thẻ tiêu thụ thịt bò và phụ phẩm từ
bò, dưới sự giám sát quản lý chặt chẻ của chính quyền. Như vậy, quyền lợi người
dân được đảm bảo. Mặt khác, chất lượng bò tiêu thụ đồng đều, độ an toàn cao.
Đến khâu chăn nuôi, hệ thống máng ăn tự động, máy vắt sữa tự động, bình quân
5 phút vắt được sữa cho 100 con bò, hệ thống máy chưng cất sữa, hầm đông lạnh
và bệ sữa tự động, tránh hao tổn đến mức thấp nhất.
9
Đây là phương thức nuôi phù hợp ở các quốc gia phát triển trên thế giới có
cơ sở hạ tầng đảm bảo. Với quy mô hàng vạn con trên một trang trại, chi phí
bình quân trên đầu gia súc được thu nhỏ đáng kể. Do vậy vẫn đảm bảo lợi nhuận
cao cho chủ thể chăn nuôi. Các quốc gia đang phát triển và phát triển ở Châu Á,
Châu Phi, Châu Mỹ Latinh thì chăn nuôi quy mô nhỏ, phân tán trong các nông
hộ là phổ biến
Phương thức và số lượng chăn nuôi đa dạng trên đã đẫy tổng lượng bò
tăng nhanh qua các năm, Tình hình cụ thể như sau:
Tổng lượng bò của thế giới tăng nhanh qua các năm. Trong các châu lục
thì Châu  có trữ lượng bò lớn nhất, chiếm 44% trong tổng đàn của thế giới và
vẫn tiếp tục duy trì quy mô đàn trong suốt giai đoạn 2005 – 2009 và cho đến nay.
Đây là châu lục có diện tích thảo nguyên bao la rộng lớn, thuận lợi cho phát triển
chăn nuôi trâu bò theo hướng du mục.
Bảng2: Tình hình chăn nuôi bò trên thế giới
Châu lục 2005 2006 2007 2008 2009
Châu Phi 120.253,5 125.048,7 132.601,0 134.988,1 136.406,3
Châu Mỹ 322.777,6 322.635,9 321.078,4 334.725,8 351.627,5

Miền Trung phát triển hơn ở miền Bắc và miền Nam thể hiện ở số lượng đàn bò
qua các năm nó chiếm gần 40% số lượng bò của cả nước nhưng trong những
năm gần đây số lượng bò có giảm so với các năm trước thể hiện rõ ở biểu đồ sau
Bảng 3: Biểu đồ phần trăm của các vùng về chăn nuôi bò qua các năm
từ (2001 – 2008)
11
( Nguồn:Số liệu từ cục thống kê Việt Nam 2009)
12
7. Tình hình đàn bò ở huyện Cam Lộ-tỉnh Quảng Trị
Cam lộ là huyện luôn có số lượng dần bò đưng thứ tự trong 10 huyện thị
của tỉnh theo thống kê từ năm 2000 đến năm 2008 ở bảng sau:
Bảng 4 : Số lượng bò phân theo huyện/thị xã
ĐVT: Con
2000 2005 2006 2007 2008
Tổng số 62662 65938 73772 77457 69086
Phân theo huyện, thị
Đông Hà 1354 1244 1252 1256 1245
Quảng Trị 105 200 192 255 841
Vĩnh Linh 11260 10932 13590 13880 13985
Hướng Hóa 9398 9962 11473 12324 11715
Gio Linh 12552 12872 13400 14095 9810
Đakrông 2934 3915 4016 4012 4520
Cam Lộ 8543 8238 8264 9953 8380
Triệu Phong 10830 11318 12895 12976 12988
Hải Lăng 5686 7257 8690 8690 5586
Cồn Cỏ - - - 16 16
(Nguồn:[ />P=DefaultPageDetail&CatID=219&ChannelID=396&NewsID=742)
Nhìn chung số lượng đàn bò trên trên toàn tỉnh giảm từ năm 2007 đến
2008, riêng huyện Cam Lộ số lượng đàn bò năm 2008 giảm 15.804% so với năm
trước.

 Yếu tố chủ quan
3. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập các số liệu thứ cấp:
Các số liệu được thu thập từ các tài liệu đã công bố như Niên giám thống
kê của các cấp, số liệu tổng hợp điều tra nông nghiệp nông thôn, các tài liệu, báo
cáo của các cơ quan chuyên ngành và của các cấp chính quyền.
Ngoài ra, các báo cáo khoa học và kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả
công bố trên các sách báo, tạp chí chuyên ngành chăn nuôi, nông nghiệp, tài
chính, Website, cũng được sử dụng làm nguồn tài liệu thứ cấp.
- Thu thập số liệu sơ cấp:
Thu thập số liệu sơ cấp bằng bảng hỏi bán cấu trúc. Tổng số hộ điều tra
theo bảng hỏi là 30 hộ, được điều tra 7/ 16 thôn. Sở dĩ chọn như vậy vì những lí
do sau: Địa bàn xã trai dài và rộng nhiều vùng đường xá đi lại khó khăn cách trở,
có nhiều thôn trong xã không nuôi hoặc có số lượng nuôi bò rất ít. Một lí do
quan trọng khác đó là ở xã việc lựa chọn phương thức chăn nuôi mang tính chất
theo thôn đặc trưng, với số lượng hộ nuôi theo phương thức dó chiếm đa số.
+ Tiêu chí chọn mẫu điều tra, nghiên cứu
Đặc điểm hộ chăn nuôi bò tại các điểm nghiên cứu (xã) bao gồm nhiều
loại hộ khác nhau (khá, trung bình, nghèo) với nhiều phương thức chăn nuôi
khác nhau. Việc chọn mẫu điều tra cần phải phải mang tính đại diện cho các loại
hộ và với các điều kiện sản xuất khác nhau. Do vậy, các tiêu chí chọn hộ điều tra
là:
Phải là những hộ có chăn nuôi bò
Có đủ các phương thức chăn nuôi đặc trưng của vùng như: Bán thâm
canh, bán chăn thả và chăn thả hoàn toàn.
15
Bao gồm cả 3 loại hộ: Khá, trung bình, nghèo (các hộ được phân loại
theo tiêu chuẩn mới của Bộ Lao động thương binh và xã hội).
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tình hình cơ bản của xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng

- Phía Tây thuộc tiểu vùng địa hình đồi núi thoải lượn sống, độ cao trung
bình 50- 100m so với mặt nước biển, được hình thành bởi các dải đồi núi và khe
suối liên tiếp nhau, có độ dốc tương đối lớn, bị chia cắt mạnh bởi các dải đồi núi
17
liên tiếp nhau, có độ dốc tương đối lớn và thấp dần từ Tây sang Đông. Tiểu vùng
địa hình này thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.
- Phía Đông thuộc tiểu vùng địa hình bằng, thấp. Đây là địa hình phần lớn
có độ dốc dưới 5
0
. Tiểu vùng này thuận lợi cho việc phát triển da dạng cây trồng
nông nghiệp, nhất là cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày.
1.1.3 Khí hậu
Khí hậu của xã giống khí hậu đặc trưng của tỉnh, lượng mưa trung bình
năm của huyện/vùng là 2400mm với mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3
năm sau và mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 nhiệt độ từ 25
0
C - 35
0
C.
1.1.4 Đất đai và thuỷ văn
- Đất đai: Cam Thành có các loại đất chính sau
+ Đất phù sa: Bao gồm các loại đất phù sa båi ( Pb), phù sa không được
bồi ( P), phù sa Glây ( Pg), phù sa có tầng loang lổ ( Pf) và phù sa ngòi suối,
được phân bố chủ yếu ở vùng ven sông Hiếu. Loại đất nay có tầng canh tác dày,
giàu dinh dưỡng, phần lớn thích hợp với trồng cây lương thực, cây mùa vụ cây
công nghiệp ngắn ngày.
+ Nhóm đất đỏ vàng trên đá Bazan: Bao gồm đất nâu đỏ trên đá
Bazan( FK), đất nâu vàng trên đá Bazan ( Fu), đất nâu vàng trên phù sa cổ( Fp),
đất đỏ vàng trên đá sét( Fs), đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj) và đất vàng trên đá
cát( Fq). Nhóm đất này chủ yếu phân bố ở vùng phía Tây của xã. Loại đất này

Số nhân khẩu trung bình của một hộ gia đình là: 4 người/hộ, mật độ dân
số: 169 người/km
2
, tỉ lệ tăng dân số: 0,960% (Năm 2010), lao động chính của
xã : 2.355 người, lao động phụ: 1.567 người.
1.2.2 Điều kiện kinh tế của xã
19
Điều kiện kinh tế quy định sự phát triển về mọi mặt của xã, mức sống dân
cư và hàng loạt các vấn đề xã hội khác, là cơ sở thực hiện thành công sự công
nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn.
Để thấy được tình hình phát triển kinh tế của người dân trong xã ta xem
xét bảng sau:
Bảng 5: Tình trạng kinh tế đói nghèo của xã năm 2009
Phân loại kinh tế
hộ gia đình theo chỉ
tiêucủa Bộ LĐTBXH
Số lượng hộ Tỉ lệ so với tổng
số hộ gia đình ( %)
Nghèo 221 12,06
Cận nghèo 129 7,04
Trung bình 620 33,84
Khá 862 47,05
Tổng số 1832 100,00
(Nguồn: UBND xã Cam Thành, năm 2011)
Thu nhập bình quân hộ nghèo: Dưới 200.000đ/ tháng/ người (tiêu chí của
Bộ LĐTBXH. Kết quả phân loại hộ năm 2006).
Tỉ lệ hộ còn nghèo của xã vẫn còn khá cao, mặc dù nhiều năm qua đã có
nhiều chương trình dự án về xóa đói giảm nghèo nhưng số lượng hộ nghèo giảm
không đáng kể năm 2009 vẫn còn 12,06%, có lẽ do ở xã có điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây công nghiệp nên tỉ lệ hộ

- Dịch vụ ngành nghề tiểu thủ công ngiệp:
Các hoạt động thương mại – dịch vụ ngành nghề tiểu thủ công nghiêp có
chiều hướng phát triển tích cực. Trong những năm qua, việc khai thác lợi thế của
21
tuyến đường Quốc lộ 9, Khu vực tân lâm, Trung tâm thị trấn huyện lị Cam Lộ và
Thành phố Đông Hà… đã góp phần thúc đẩy thương mại – dịch vụ và các ngành
nghề tiêu thủ công nghiệp phát triển, góp phần đáng kể vào việc giải quyết việc
làm cho nhiều hộ gia đình và tăng thu nhập kinh tế hộ.
Thu nhập từ các nguồn khác đạt 20 tỉ đồng như hoạt động kinh doanh
buôn bán và chế biến trên địa bàn, đặc biệt là nông sản đã góp phần rất trong
tổng giá trị thu nhập của ngành
* Cơ cấu các nghành trong tổng giá trị
Nhìn vào cơ cấu ngành của một vùng một địa phương ta có thể biết tình
trạng phát triển kinh tế của vùng đó
Biểu đồ 1: Cơ cấu các ngành trong tổng giá sản xuất của xã
(Nguồn: UBND xã Cam Thành, năm 2011)
Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy rằng ở xã thì ngành nông lâm ngư vẫn
là chủ đạo chiếm tỉ trọng lớn, nhưng tỉ lệ chiếm không quá cao chỉ 39,94% hơn
ngành tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ chỉ 7,82% không quá nhiều,
và tỉ lệ cơ cấu các nghành ở xã tương đối bằng nhau, đây là một tín hiệu đáng
mừng chứng tỏ xã Cam Thành đang cân bằng dần cơ cấu các ngành, giảm dần tỉ
22
trọng nông lâm ngư tăng thương mại dịch vụ và công nghiệp, đây là điều mà
không phải địa phương nào cũng làm được.
1.2.3 Cơ sở hạ tầng
- Đường giao thông: địa bàn xã có tuyến đường Quốc lộ 9 đi qua, có ý
nghĩa rất quan trọng về kinh tế - xã hội đối với Huyện nói chung và xã Cam
Thành nói riêng. Ngoài ra còn có các đường liên thôn phục vụ đi lại cho nhân
dân trong sự phát triển kinh tế- xã hội.
- Thuận lợi: Xã có hệ thống kênh mương kiên cố hoá dài 2,5 km lấy nước

2008 2009 2010 2010/2009
SL % SL % SL %
SL
(+/-)
%
(+/-)
1.Tổng đàn
gia súc
5150 100 5408 100 5027 100 -381
- Đàn trâu 150 2.9 133 2.5 96 1.9 -37 -0.6
- Đàn bò 2238 43.5 1973 36.5 1915 38.1 -58 -1.6
- Đàn lợn 2217 43 2870 53.1 2516 50.1 -354 -3
- Dê 545 10.6 432 7.9 500 9.9 +68 +2
2.Tổng đàn
Gia cầm
8000 100 16000 100 2100 100 -790
(Nguồn:UBND xã Cam Thành, 2011)
Qua bảng ta thấy năm 2009 toàn xã có 5150 con gia súc và 16000 gia cầm
thì đến năm 2010 đã giảm về số lượng ở tất cả các loại vật nuôi trong đó giảm
mạnh nhất về số lượng là gia cầm và lợn.
24
Tổng đàn trâu, bò hiện có 2011, trong đó đàn bò là 1973 con tăng so với
năm trước là 58 con, đàn bò tăng cả về số lượng và chất lượng. Qua 3 năm thực
hiện dự án đã có 337 bò cái được phối giống nhân tạo và đã có 175 bê lai được ra
đời đạt chất lượng và phát triển tốt. Năm 2010 đàn bò cái được thụ tinh nhân tạo
là 96 con đạt 115% kế hoạch. Đàn trâu có xu hướng giảm do đồng cỏ chăn nuôi
giảm mạnh để chuyển đổi trồng cây công nghiệp và hình thức thả rong không
người chăn giử nên không kiểm soát được dịch bệnh và thường xảy ra mất mát
khi thả vào rừng.
Đàn lợn hiện có 2516 con, nái có 170 con. Có 15 hộ nuôi lợn theo mô hình


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status