Nghiên cứu, đánh giá điều kiện địa chất, kiến tạo và các yếu tố liên quan đến tai biến địa chất, môi trường dọc một số đoạn trên tuyến đường hồ chí minh - Pdf 13

Bộ tài nguyên và môi trờng
Viện nghiên cứu địa chất và khoáng sản
W X

Báo cáo
Nghiên cứu, đánh giá điều kiện địa chất,
kiến tạo và các yếu tố liên quan đến tai biến
địa chất, môi trờng dọc một số đoạn trên
tuyến đờng Hồ Chí Minh

Chủ nhiệm đề tài: Trần Tân Văn 5915
24/6/2006
Hà Nội, 2005
Tp th tỏc gi: Trn Tõn Vn (Ch nhim),
on Th Anh, Nguyn Tin Hoan,
N
guyn Xuõn Giỏp, Thỏi Duy K,
m
N
gc, Th Yn Ngc, Nguyn Vn
Tớnh, Lng Th Tut, Hong Anh Vit. 1
MỤC LỤC
Trang
Quyết định phê duyệt Đề án của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
3
Nhận xét báo cáo 8
Bản thẩm định báo cáo 16
Quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt Đề án kèm danh sách Hội đồng
xét duyệt Đề án
22
Biên bản Hội nghị xét duyệt Báo cáo kèm danh sách Hội đồng xét duyệt
Báo cáo
24
Quyết định phê duyệt Báo cáo 28
Mở đầu 29

hóa môi trường đất, các biểu hiện tai biến địa chất khác )
2162
Chương 5. Đề xuất các biện pháp phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại
do tai biến địa chất, môi trường
227
5.1. Kiến nghị và giới thiệu một số biện pháp giảm nhẹ trượt lở taluy
đường
227
5.2. Kiến nghị một số biện pháp giảm nhẹ lũ bùn đá, lũ quét, úng ngập… 240
Chương 6. Kinh tế - Kế hoạch 242
Kết luận 265
Danh mục tài liệu tham khảo 269

Trung Bộ mà còn đối với toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Các kết quả điều tra địa chất
cơ bản từ trước đến nay đ
ã góp phần vạch định tuyến đường này. Việc thi công xây
dựng và vận hành tuyến đường này đồng thời cũng mở ra một loạt các vấn đề về địa
chất - tài nguyên và môi trường, đòi hỏi sự tham gia kịp thời của ngành Địa chất và
các ngành liên quan. Nội dung các vấn đề đó là:
a) Tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua vùng địa hình đồi núi hiểm trở phía Tây
Việt Nam, là nơi trước kia công tác khảo sát, điề
u tra địa chất còn ở các mức độ
khác nhau. Do vậy, một số phân vị địa chất cần được xem xét lại về khối lượng,
tuổi, ranh giới, quan hệ trên dưới, nguồn gốc, lịch sử phát triển, quan hệ giữa chúng
với các hoạt động magma xâm nhập - phun trào v.v
b) Tuyến đường Hồ Chí Minh còn cắt qua một loạt đới cấu trúc - kiến tạo
khác nhau như đới Hoành Sơn, đới Long Đại, đớ
i A Vương - Sê Kông, đới Khâm
Đức, đới Pô Kô và đới Ngọc Linh. Đây chính là một mặt cắt địa chất điển hình có
thể giúp chúng ta tìm hiểu thêm về lịch sử phát triển và quan hệ tương tác giữa các
đới cấu trúc - kiến tạo nêu trên.
c) Những kết quả mới nhất về địa chất - kiến tạo chắc chắn sẽ đem lại những
hiểu biết mới về tài nguyên đất, nướ
c và các loại hình khoáng sản có triển vọng khác
ở miền Tây Trung Bộ. Đặc biệt, việc mở ra tuyến đường Hồ Chí Minh và hệ thống
các đường nhánh, cùng hàng loạt các khu vực tập trung dân cư, phát triển kinh tế
trọng điểm v.v đã đặt ra những yêu cầu mới về đánh giá, quy hoạch, sử dụng hợp
lý tài nguyên đất, nước, vật liệu xây dựng v.v cần được đáp ứng kịp thời.
d) M
ặt khác, việc mở ra tuyến đường Hồ Chí Minh và hệ thống các đường
nhánh, cùng các khu vực tập trung dân cư, phát triển kinh tế trọng điểm v.v lại
khởi đầu cho một loạt các vấn đề khác về bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai,
trong đó có các TBĐC. Nhiều đoạn của tuyến đường Hồ Chí Minh cắt qua hoặc

2. Mục tiêu, nhiệm vụ
- Khảo sát lập mặt cắt cấu trúc địa chất dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, thu
thập tập hợp mẫu các loại (trầm tích, magma, biến chất và di tích cổ sinh )
- Nghiên cứu bổ sung và đánh giá hiện trạng tai biến địa chất - môi trường (nứt
đất, trượt lở
đất v.v ) và đề xuất các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.
Phạm vi công tác: Dọc một số đoạn trên tuyến đường Hồ Chí Minh thuộc địa
phận 8 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên -
Huế, Quảng Nam và Kon Tum, trọng tâm là nhánh mở mới Tây Trường Sơn từ Khe
Gát (Quảng Bình) đến Hướng Hoá (Quảng Trị) dài 300km; A Roàng (Thừa Thiên -
Huế) - Thạnh Mỹ (Quảng Nam) dài 100km và các vùng tập trung dân cư. Chi
ều
rộng hành lang 10km (mỗi bên 5km).
3. Tổ chức và nhân lực thực hiện Đề án
3.1. Tổ chức và nhân lực :
Theo Đề cương nghiên cứu, Phòng Nghiên cứu Kiến tạo - Địa mạo là đơn vị
chịu trách nhiệm thực hiện Đề án. Ngoài ra, phối hợp với một số phòng chuyên môn
của Viện thực hiện các chuyên đề và mời một số cộng tác viên trong và ngoài nước
tham gia. Các thành viên trong Đề án đảm nhận những công việc sau:
- Khảo sát lập các mặt cắt địa chất - cấu trúc, các đới đứt gãy v.v
- Điều tra tai biến địa chất, địa hoá môi trường, kiểm toán ổn định mái dốc,
đề xuất thiết kế mái dốc và các biện pháp gia cố giảm nhẹ hậu quả trượt lở.
- Tổng hợp khoáng sản (nhiệm vụ này về sau đã được cắt giảm do không đủ
kinh phí).
- Tham gia chuyên đề địa vật lý.
- Tham gia chuyên đề
nghiên cứu địa chất cơ bản như cổ sinh - địa tầng, trầm
tích luận, thạch luận các đá magma, biến chất và tuổi tuyệt đối.
- Tham gia chuyên đề vỏ phong hoá.


nhiệm điều phối, phân tích mẫu và viết Báo cáo Kinh tế.
5. KS. Đỗ Thị Yến Ngọc: Khảo sát nghiên cứu cấu trúc địa chất, xử lý kết
quả đo khe nứt của toàn bộ Đề án. Sửa chữa và hoàn thiện Báo cáo tổng kết.
6. KS. Lương Thị Tuất: Tổng hợp tài liệu, khảo sát nghiên cứu đị
a chất và
TBĐC. Sửa chữa và hoàn thiện Báo cáo tổng kết.
7. KS. Hoàng Anh Việt và KS. Đoàn Thế Anh: Tổng hợp tài liệu, khảo sát
nghiên cứu địa chất, TBĐC, số hóa toàn bộ các bản đồ của Đề án. 32
8. KS. Nguyễn Tiến Hoan: Khảo sát nghiên cứu địa chất - TBĐC, tổng hợp
kết quả phân tích mẫu.
Tham gia thực hiện và cố vấn cho Đề án còn có các đồng nghiệp Phạm Đức
Lương, Nguyễn Linh Ngọc, Nguyễn Hữu Hùng, Trần Ngọc Thái, Phạm Bình, Phạm
Khả Tùy, Tăng Đình Nam, Nguyễn Duy Bình, Nguyễn Đức Chiến, Phùng Quang
Huy, Nguyễn Văn Khoa , Nguyễn Văn Tình, Nguyễn Thanh Tùng, Lê Xuân Vinh,
Nguyễn Thế Vấn, Nguyễn Văn V
ượng và một số cán bộ khoa học khác với các
chuyên môn khác nhau.
3.2. Tiến độ thi công
Đề án đã tiến hành thi công trong 2 giai đoạn lớn như sau:
Giai đoạn 1
: tháng 11/2003 đến tháng 12 năm 2004.
- Công tác văn phòng: tiến hành thu thập tài liệu, xử lý, tổng hợp các tài liệu
hiện có.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về TBĐC.
- Phân tích, giải đoán ảnh viễn thám, thành lập các sơ đồ DEM, độ dốc sườn
v.v phục vụ cho công tác khảo sát thực địa.
- Tiến hành 2 đợt thực địa chính và 1 đợt thực địa khảo sát bổ sung, tổng

33
- Hoàn thiện Báo cáo tổng kết, trình duyệt.
- Hội thảo khoa học 01 lần về nội dung của Báo cáo tổng kết như các vấn đề
địa chất cơ bản, TBĐC và bố cục của báo cáo.
Năm 2004, tổng cộng đã tiến hành 3 đợt thực địa, gồm 2 đợt chính và một
đợt đột xuất:
Đợt 1
: từ ngày 21/3/2004 đến ngày 21/5/2004 dọc tuyến đường Hồ Chí Minh
đoạn từ Ngọc Hồi (Kon Tum) qua Khâm Đức (Phước Sơn), Thạnh Mỹ (Nam
Giang), Hiên (Đông Giang) đến hết địa phận tỉnh Quảng Nam.
Đợt 2
: từ ngày 17/6/2004 đến 16/8/2004 dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn
từ A Roằng qua A Lưới (Thừa Thiên - Huế), Đăk Rông - Hướng Hoá (Quảng Trị),
đèo Tăng Ký - U Bò - Minh Hoá (Quảng Bình) và dọc thung lũng sông Rào Nậy
(Hương Khê - Vũ Quang, Hà Tĩnh).
Đợt 3
: từ ngày 12/10/2004 đến 18/10/2004 dọc tuyến đường Hồ Chí Minh
đoạn cầu Đăk Rông. Khảo sát đột xuất, bổ sung điểm trượt lở trong đá vôi đầu cầu
phía Nam và một số điểm sụt karst ngầm khu vực thôn Chân Ro, xã Đăk Rông.
Năm 2005, đã tiến hành 1 đợt thực địa kiểm tra kết hợp một số hành trình khảo
sát bổ sung từ ngày 24/2/2005 đến ngày 6/4/2005 dọc tuyến đường Hồ Chí Minh.
V
ề công tác tổ chức thi công các bước thực địa
- Công tác đo xạ môi trường được Phòng Nghiên cứu Địa vật lý của Viện
thực hiện theo phiếu giao việc riêng. TS. Tăng Đình Nam cùng các cộng sự đã tiến
hành khảo sát thực địa dọc tuyến đường thuộc phạm vi các tỉnh Kon Tum, Quảng
Nam, Thừa Thiên - Huế đến Hà Tĩnh, chi tiết hoá một số khu vực như Đăk Glei,
Khâm Đức, Thạnh M
ỹ, A Lưới và Hương Khê - Vũ Quang. Công tác địa vật lý đã
triển khai đo theo một số tuyến trong phạm vi hành lang 4km (phù hợp với quy

đảm nhiệm trong báo cáo bước II vào tháng 12/2004.
Cho đến đầu tháng 4/2005, tất cả các công tác khảo sát thực địa của Đề án đã
kết thúc tốt đẹp và chính thức bước vào làm báo cáo tổng kế
t.
4. Các phương pháp chủ yếu thực hiện Đề án
- Thu thập, tổng hợp các tài liệu địa chất, tai biến địa chất, môi trường hiện có.
- Lộ trình địa chất bổ sung lập các mặt cắt cấu trúc địa chất.
- Địa hoá môi trường.
- Địa vật lý (đo gamma môi trường).
- Lấy và phân tích các loại mẫu.
- Phân tích ảnh vệ tinh, ảnh máy bay để bổ sung cho các tài liệu địa chất hiện có.
- Nghiên cứu, t
ổng hợp các tài liệu hiện có, bổ sung các kết quả nghiên cứu
ngoài thực địa cũng như công tác văn phòng để thành lập các sơ đồ địa chất, các
mặt cắt địa chất, sơ đồ hiện trạng và phân vùng dự báo TBĐC tỷ lệ 1:500.000 cho
toàn vùng nghiên cứu và tỷ lệ 1:50.000 cho 3 vùng nghiên cứu chi tiết.
5. Khối lượng công việc theo Đề cương và thực tế thực hiện
Khối lượng công việc theo
Đề cương và thực tế thực hiện sẽ được trình bày
cụ thể trong chương 6: Kinh tế - Kế hoạch.
6. Các sản phẩm giao nộp
- Sơ đồ địa chất hành lang đường Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/500.000 đã chỉnh lý
trên cơ sở tổng hợp các tài liệu địa chất hiện có tỷ lệ 1/500.000, 1/200.000, 1/50.000
và tài liệu thu thập được qua các đợt khảo sát bổ sung.
- Sơ đồ địa chất t
ỷ lệ 1/50.000 các khu vực nghiên cứu chi tiết (Vũ Quang -
Hương Khê, Hiên - Thạnh Mỹ và Khâm Đức).
- Sơ đồ hiện trạng và phân vùng dự báo TBĐC tỷ lệ 1/500.000 hành lang
đường Hồ Chí Minh.
- Sơ đồ hiện trạng và phân vùng dự báo TBĐC tỷ lệ 1/50.000 các diện tích

lập và được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 789/TTg ngày 24/9/1997.
Ngày 3/2/2000, ngay sau trận mưa lũ lịch sử cuối năm 1999, làm ngừng trệ giao
thông Bắc Nam trong nhiều ngày, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số
18/2000/QĐ-TTg về việc đầu tư
“Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh”.
Để có cơ sở cho việc tổ chức phân bố, sắp xếp lại hệ thống các đô thị, các
điểm dân cư và các khu chức năng chuyên ngành khác như công nghiệp, du lịch,
dịch vụ thương mại, văn hoá lịch sử v.v cũng như tổ chức khai thác không gian
cảnh quan, bảo vệ bền vững môi trường dọc tuyến đường, ngày 8/12/2000, Chính
phủ đ
ã có văn bản số 1130/CP-CN về việc triển khai các dự án quy hoạch xây dựng
dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, trong đó giao cho Bộ Xây dựng lập “Định hướng
quy hoạch chung xây dựng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh”, đồng thời chỉ đạo các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tuyến đường đi qua lập các đồ án quy
hoạch chung các đô thị, các khu dân cư, các khu công nghiệp, các khu tái định cư và
các công trình khác dọ
c tuyến đường thuộc địa phận mình quản lý.
Định hướng quy hoạch chung toàn tuyến đường Hồ Chí Minh được Viện
Quy hoạch Đô thị Nông thôn (Bộ Xây dựng) nghiên cứu trên chiều dài khoảng
1.800km từ Hoà Lạc (Hà Tây, điểm cuối của đường cao tốc Láng - Hoà Lạc) tới
Ngã tư Bình Phước (Thành phố Hồ Chí Minh, điểm giao cắt giữa QL13 với xa lộ
Đại Hàn) với chiều rộng lớn nhất củ
a hành lang hai bên đường là 2km.
Đường Hồ Chí Minh, với mặt cắt ngang từng đoạn 2 - 8 làn xe, rộng 40 -
100m, được chia thành các đoạn có hướng tuyến cơ bản bám theo các quốc lộ 21A,
15A, 14B, 14 và 13, cụ thể như sau:
- Đoạn 1: từ Hoà Lạc đến Khe Cô (ranh giới Nghệ An - Hà Tĩnh), dài
378km, qua các địa danh: Hòa Lạc, Cầu Sỏi (Hoà Bình), Ngọc Lạc (Thanh Hoá),
Làng Tra, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Khai Sơn, Thanh Thuỷ (Nghệ An).
- Đoạn 2: từ Khe Cô theo QL15A đến Km 622 (ranh gi

Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh giai đoạ
n 1 đã được phê duyệt
tại Quyết định số 18/2000/QĐ-TTg ngày 3/2/2000 với lý trình tuyến có thay đổi so
với quy hoạch:
- Đoạn Hoà Lạc - Khe Gát, theo quy hoạch, qua các địa danh: Hoà Lạc,
Ngọc Lạc, Tân Kỳ, Tân Ấp, Khe Ve, Khe Gát.
- Đoạn Khe Gát - Thạnh Mỹ, đường Hồ Chí Minh chia thành 2 nhánh:
* Nhánh 1
: Dài 364km, được gọi là nhánh Đông Trường Sơn, cách QL1A
khoảng 10 - 15km, theo quy hoạch, qua các địa danh: Khe Gát, Bùng, Cam Lộ, Phà
Tuần, Hải Vân, Hà Nha, Thạnh Mỹ.
* Nhánh 2
: dài 514km, được gọi là nhánh Tây Trường Sơn, qua các địa
danh: Khe Gát, Đèo U Bò, Ngã ba Dân Chủ, Khe Sanh, theo QL9 tới Đăk Rông - A
Lưới, Hiên - Thạnh Mỹ.
- Đoạn Thạnh Mỹ - Ngã tư Bình Phước, đường Hồ Chí Minh đi theo quy
hoạch, qua các địa danh: Thạnh Mỹ, Ngọc Hồi, Kon Tum, Pleiku, Buôn Mê Thuột,
Đăk Nông, Chơn Thành, Ngã tư Bình Phước.
class="bi xf y138 w9 h18"

39
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ - NHÂN VĂN
Tuyến đường Hồ Chí Minh và hành lang của nó trong phạm vi nghiên cứu đi
qua các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên -
Huế, Quảng Nam và Kon Tum, tổng diện tích khoảng 12.000km
2

Lượng mưa năm trung bình nhiều năm (X
o
) phân bố rất không đều, phụ
thuộc nhiều vào địa hình và vị trí địa lý, biến đổi trong phạm vi từ 1.500mm đến
hơn 4.000mm. Các trung tâm mưa lớn (X
o
> 3.000mm) đều xuất hiện ở sườn núi
cao đón gió mùa ẩm như trung tâm mưa Trà My ở phía tây nam Quảng Nam, trung
tâm mưa Bạch Mã, trung tâm mưa ở dãy Hoành Sơn (đèo Ngang). Đặc biệt, trung
tâm mưa Bạch Mã có thể trên 4.000mm, lượng mưa năm ở Bạch Mã có khi lên tới
hơn 8.000mm (năm 1998).
Lượng mưa phân phối không đều trong năm và chia ra làm 2 mùa: mùa mưa
và mùa khô. Mùa mưa xuất hiện không đồng thời trong vùng, muộn và ngắn hơn so
với Bắc Bộ
và phần phía bắc của Bắc Trung Bộ. Mùa mưa đến sớm nhất ở khu vực
phía tây Trường Sơn (Khe Sanh, A Lưới), kéo dài từ tháng V đến tháng XI.
Phần lớn các nơi trong vùng có mùa mưa từ tháng IX (một số nơi ở bắc đèo
Hải Vân bắt đầu từ tháng VIII) đến tháng XII. Ngoài ra, những đợt mưa do gió mùa
tây nam gây nên "mưa tiểu mãn" thường làm cho lượng mưa của tháng V và VI
tăng lên trên 100mm, sau đó lượng mưa lại giả
m vào các tháng VII, VIII. Chỉ từ

40
tháng IX, khi các hình thế thời tiết gây mưa như bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ
nhiệt đới, không khí lạnh v.v hoạt động ở ven biển Miền Trung thì lượng mưa mới
tăng lên đáng kể và mới thực sự bắt đầu vào mùa mưa. Tháng X (hoặc tháng XI) ở
phía nam là tháng có lượng mưa trung bình tháng lớn nhất (300 - 900mm). Lượng

2.4. Đặc điểm thảm thực vật
Vùng nghiên cứu có thảm thực vật khá biến động theo độ cao địa hình, chất
đất, khí hậu và các tác động nhân sinh. Đặc điểm chung của vùng nghiên cứu là
rừng có khá nhiều ki
ểu như rừng nhiệt đới nóng ẩm cây xanh quanh năm, rừng nhiệt
đới nóng ẩm rụng lá theo mùa, rừng nhiệt đới khô với các trảng cây to, cây bụi, cỏ
cao. Các số liệu thống kê cho thấy rừng chiếm khoảng 30 - 35% diện tích tự nhiên
của vùng nghiên cứu, trong đó rừng đặc dụng và rừng phòng hộ chiếm khoảng 50 -
52% diện tích rừng. Mặt khác, lại có tới 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng
phục hồ
i, khả năng điều tiết nước kém.
Tài nguyên rừng trước kia được coi như rất phong phú với nhiều hệ động
thực vật quý hiếm, nhưng hiện nay đang ở mức báo động do sức ép dân số và phát
triển kinh tế. Qua các đợt khảo sát thực địa cho thấy tài nguyên rừng đang bị tàn phá

41
nặng nề. Nhiều khu rừng trước đây phát triển rất tốt nhưng nay đã trở thành những
khu đồi trọc, đất đai bị bạc màu và xói lở gây nguy hiểm cho hệ sinh thái nói chung
và khu vực đồng bằng phía đông nói riêng.
2.5. Hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Về tài nguyên khoáng sản, vùng nghiên cứu cũng đa dạng với đủ các nhóm
kim loại đen, mầu, vật liệu xây dựng, trang trí. Đặc bi
ệt có các khoáng sản quý như
vàng, uran Tuy nhiên, nạn khai thác khoáng sản trái phép, bừa bãi, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường sinh thái đang nổi lên rất nhức nhối.
Hệ thống đường xá trong vùng còn kém phát triển. Ở phía tây Quảng Bình,
đường Hồ Chí Minh thậm chí mở qua cả những nơi chưa có đường mòn. Kinh tế -

7 Quảng Nam 3 38.390 4 4 33 8
8 Kon Tum 5 92.270 5 1 4 25 5
Công nghiệp chưa phát triển, quy mô còn nhỏ, trình độ chưa cao. Một vài
khu công nghiệp được thống kê trong bảng 2.2. Quy hoạch đô thị dọc tuyến đường
và đánh giá quỹ đất xây dựng tiềm năng một số tỉnh dọc tuyến đường Hồ Chí Minh
được trình bày trong bảng 2.3.
Về hệ thống cấp nước và tiêu thoát nước: Hầu hết các thị trấn, đô thị, khu
công nghiệp dọc tuyến đườ
ng chưa có hệ thống cấp nước tập trung mà chỉ sử dụng
trực tiếp nước giếng, nước sông suối làm nước sinh hoạt, chưa có hệ thống thoát
nước, xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện. Tiềm năng và chất
lượng nước ngầm dọc hành lang tuyến đường chưa rõ. Dự kiến nguồn nước cấp cho
các đô thị dọc tuyến
đường được nêu trong bảng 2.4.

42
Bảng 2.2. Một số khu công nghiệp thuộc các tỉnh dọc tuyến đường
Hồ Chí Minh từ Thanh Hoá đến Kon Tum.
TT Khu công nghiệp Địa điểm Tính chất
1 Lam Sơn Thanh Hóa Đường, giấy, chế biến nông sản.
2 Nghĩa Đàn Nghệ An Khai khoáng, ch
ế
bi
ế
n nông lâm sản, vật liệu xây dựng
3 Hoà Bình và Kon Tum Kon Tum May mặc, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản.
4 Đăk Hà KonTum Vật liệu xây dựng, cao su, chế biến nông lâm sản.

13 Xuân Trường + +
14 Xuân Quý + +
II. Nghệ An
1 Tân Kỳ, Thị trấn huyện Tân Kỳ + +

2 Thái Hoà, Thị trấn huyện Nghĩa Đàn + +

3 Hạnh Lâm, Huyện Thanh Chương + +

4 Lạt, Huyện Tân Kỳ + +

5 Đông Hiếu, Nông trường Đông Hiếu + +

III. Hà Tĩnh
1 Phố Châu, Thị tứ huyện Hương Sơn + + 43
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
2 Hương Khê, Thị tứ huyện Hương Khê + +

3 Nông trường 20/4 + +

4 Vũ Quang, Thị trấn huyện Vũ Quang + +

IV. Quảng Bình
1 Thị trấn nông trường Lệ Ninh + +

Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, nhà tù Lao Bảo (Quảng Trị), Thánh địa Mỹ Sơn
(Quảng Nam), nhà ngục Kon Tum v.v 44
Bảng 2.4. Nguồn cung cấp nước cho các điểm dân cư ở một số tỉnh, thành phố
dọc tuyến đường Hồ Chí Minh
TT Tỉnh Nguồn nước cấp
1 Thanh Hoá
Sông Con, sông Mã, sông Chu, đập Bái Thượng và nước ngầm tại
chỗ như ở đô thị Lam Sơn - Sao Vàng.
2 Nghệ An
Sông Hiếu và các chi lưu như các sông Xao, Vang, Hang v.v , sông
Lam, Giăng và nước ngầm tại các đô thị.
3 Hà Tĩnh
Sông Ngàn Phố, Ngàn Trươi và chi lưu Nậm Trươi, sông Ngàn Sâu,
Rào Trổ và sông Giăng.
4 Quảng Bình
Sông Gianh, Rào Cái và các chi lưu. Nhánh Tây Trường Sơn lấy
nước từ sông Con, sông Long Đại và các chi lưu.
5 Quảng Trị
Nhánh Tây Trường Sơn lấy nước từ sông Cam Lộ, Rào Quán, suối
Huổi Nậm Xe, hồ Khe Sanh, sông Đăk Rông.
6 Thừa Thiên - Huế Nhánh Tây Trường Sơn lấy nước từ các sông Đăk Rông, A Sáp.
7 Quảng Nam Nhánh Tây Trường Sơn lấy nước từ sông Cái, Đăk Mi.
8 Kon Tum Sông Đăk Pơ Kô, sông Krông Pơ Kô, sông Đăk Bla.
Nhận xét chung về đặc diểm tự nhiên - kinh tế - nhân văn vùng nghiên cứu :

thiên nhiên, ô nhiễm và hủy hoại môi trường, gia tăng lũ lụt, xói mòn, xói lở bờ,
trượt lở đất đá v.v và hàng loạt các TBĐC khác.
- Về hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội: Đường Hồ Chí Minh mới mở là cơ
hội đồng thời cũng là thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội dọc tuy
ến
đường này. Việc mở ra tuyến đường Hồ Chí Minh và hệ thống các đường nhánh,
cùng hàng loạt các khu vực tập trung dân cư, phát triển kinh tế trọng điểm đã đặt ra
những yêu cầu mới về đánh giá, quy hoạch, sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước,
vật liệu xây dựng v.v cần được đáp ứng kịp thời. Mật độ dân cư sẽ được thay đổi
với xu hướ
ng tập trung dọc theo tuyến đường, theo các khu công nghiệp, các khu du
lịch và các khu đô thị mới. Do đó, các nhu cầu sinh hoạt như điện, nước, lương
thực, thực phẩm sẽ tăng đột biến đòi hỏi phải có sự phát triển thích ứng và theo một
chiến lược lâu dài và bền vững, phù hợp và bảo vệ môi trường sinh thái chung dọc
tuyến đường. 46

CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT - KIẾN TẠO DỌC MỘT SỐ ĐOẠN
HÀNH LANG ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH
3.1. Địa tầng
Giới Proterozoi
Paleoproterozoi
3.1.1. Hệ tầng Sông Re (PP sr)
Trong phạm vi hành lang đường Hồ Chí Minh qua Ngọc Hồi - Đăk Glei
(Kon Tum), các đá của hệ tầng Sông Re lộ ra trên diện rất hẹp, nằm ở phía đông đứt
gãy Pô Kô, thuộc đới Ngọc Linh (Nguyễn Văn Trang và nnk., 1998). Chúng tiếp
xúc kiến tạo với hệ tầng Khâm Đức (MP kđ) và bị hệ tầng Tắc Pỏ (PP tp) phủ chỉnh

Mesoproterozoi
3.1.3. Hệ tầng Khâm Đức (MP kđ
)
Hệ tầng Khâm Đức (Nguyễn Xuân Bao và nnk., 1982) lộ ra khá rộng rãi trên
hành lang đường Hồ Chí Minh từ Ngọc Hồi đến bắc Khâm Đức, thuộc hai đơn vị địa
chất lớn: đới Pô Kô ở phía tây đứt gãy Pô Kô và đới Khâm Đức nằm giữa đứt gãy Tà
Vi - Hưng Nhượng ở phía nam, đứt gãy Tam Kỳ ở phía bắc và đứt gãy Pô Kô ở phía
tây. Các đá của hệ tầng gồm: amphibolit, đá phiến amphibol, đá phiến mica, đá

47

phiến thạch anh - mica, gneis biotit, đá phiến biotit, đá phiến thạch anh - biotit -
silimanit, gneis biotit - silimanit - graphit, đá phiến biotit có granat - disten, gneis
amphibol, lớp mỏng đá hoa calciphyr v.v… Ngoài ra, hệ tầng Khâm Đức còn lộ ra ở
khu vực Thạnh Mỹ và Cầu Xơi (ĐN Bến Giằng khoảng 7km - thuộc đới A Vương -
Sê Kông) với thành phần chủ yếu là đá hoa calciphyr và ít amphibolit ở phần dưới,
được Cát Nguyên Hùng và nnk., (1996) xếp vào hệ tầng Thạnh Mỹ (NP tm). Hệ tầng
Khâm Đức tiế
p xúc kiến tạo với các hệ tầng Sông Re và Tắc Pỏ, bị granitoid của
các phức hệ Chu Lai, Diên Bình, Đại Lộc, Bến Giằng - Quế Sơn, Hải Vân, Đèo Cả,
Bà Nà và cả các đai mạch không rõ tuổi xuyên cắt (hình 3.3; 3.4; 3.5; 3.6; 3.7; 3.8)
và nằm giả chỉnh hợp với các đá siêu mafic phức hệ Hiệp Đức (hình 3.9). Chúng bị
biến chất đến tướng amphibolit, bị migmatit và granit hóa mạnh. Tuổi của hệ tầng
Khâm Đức có nhi
ều giả thiết, nhưng ở đây chúng tôi tạm xếp hệ tầng Khâm Đức
vào tuổi Mesoproterozoi (MP kđ).
Gần đây nhất, trong khuôn khổ của Đề án, trong lớp kẹp đá vôi hoa hóa xen
trong đá phiến thạch anh - biotit (vết lộ 558) ở đèo Lò Xo, phía nam Đăk Man,
huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) Nguyễn Hữu Hùng và nnk., đã phát hiện ra hóa
thạch, được Trần Hữu Dần xác định là di tích Tảo cổ thuộc khoảng tu

3.1.4. Hệ tầng Núi Vú (NP-
ε
1
nv)
Dọc hành lang đường Hồ Chí Minh, hệ tầng Núi Vú (Koliada và nnk., 1990)
lộ ra hạn chế ở Đăk Sa (TN Khâm Đức), phía nam núi Công Sóp (bắc Khâm Đức
khoảng 35km) (hình 3.9) và xã Nhâm (A Lưới). Các đá của hệ tầng gồm: đá phiến
actinolit - epidot, actinolit - clorit v.v…, đặc trưng cho tướng đá phiến lục (Đăk Sa);
đá phiến plagioclas-amphibol, đá phiến plagioclas - epidot xen ít đá phiến thạch anh
- biotit - plagioclas v.v , biến chất đến tướng epidot - amphibolit (núi Công Sóp),
đá hoa, đá phiến thạch anh - mica, quarzit, đá phiến felspat - clorit, đ
á phiến clorit -
actinolit - felspat - epidot (xã Nhâm, huyện A Lưới) v.v…
class="bi xf y138 we h24"


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status