giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công nghệ bắc hà - Pdf 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ LAN
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ BẮC HÀ
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM VĂN HÙNG

HÀ NỘI – 2013
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong
luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học
vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Lan
i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện Luận văn tôi đã nhận được nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ, góp ý của nhiều tập thể và cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết cho tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Phạm Văn
Hùng, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi về kiến thức cũng như
phương pháp nghiên cứu, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện Luận văn.

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 4
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO 4
2.1. Cơ sở lý luận 4
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chất lượng và chất lượng đào tạo 4
2.1.2. Nội dung nghiên cứu chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng 11
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo 13
2.1.4. Các chủ trương chính sách của Giáo dục - Đào tạo về chất lượng đào tạo 21
2.1.5. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo 25
2.2. Cơ sở thực tiễn đào tạo hệ cao đẳng ở Trung quốc và Việt Nam 27
2.2.1. Trung Quốc 27
iii
2.2.2. Việt Nam 30
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 34
3.1.1. Lịch sử phát triển của Trường 34
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trường 35
3.1.3. Cơ cấu tổ chức và quản lý 36
3.1.4. Điều kiện kinh tế kỹ thuật 38
3.1.5. Kết quả đào tạo 39
3.1.6. Những thuận lợi và khó khăn của Nhà trường 39
3.2. Phương pháp nghiên cứu 41
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 41
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu 42
3.2.3. Phương pháp phân tích 42
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 43
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
4.1. Thực trạng đào tạo của trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà 44
4.1.1. Ngành nghề và hình thức đào tạo 44

STT Tên bảng Trang
Bảng 3.1: Cơ sở vật chất trang thiết bị của Nhà trường 39
Bảng 3.1. Mẫu điều tra 42
Bảng 4.1. Số lượng ngành nghề đào tạo của trường CNBH Bắc Hà 44
Bảng 4.2. Các hình thức đào tạo của trường CĐCN Bắc Hà 46
Bảng 4.3. Số chương trình và học phần của các chuyên ngành đào tạo 47
Bảng 4.4: Thực trạng nhà làm việc, phòng học và xưởng thực hành 49
Bảng 4.5: Thực trạng ký túc xá và bếp ăn tập thể tính đến 01/01/2013 50
Bảng 4.6: Thực trạng thiết bị và máy móc của Nhà trường tính đến 1/1/2013. . .51
Bảng 4.7: Cơ cấu, trình độ đội ngũ giáo viên trong 3 năm 2010 – 2012 52
Bảng 4.8: Thực trạng công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ
Cán bộ - Giáo viên 55
Bảng 4.9. Những thành tích đạt được của cán bộ, giáo viên 55
Bảng 4.10: Kết quả học tập năm thứ nhất của SVCĐ khóa 5, 6, 7 58
Bảng 4.11: Kết quả học tập năm thứ 2, thứ 3 của SVCĐ khóa 5 59
Bảng 4.12: Kết quả học tập của HS TCCN khóa 2, 3 60
Bảng 4.13. Kết quả tham gia và dự thi học sinh giỏi 62
Bảng 4.14: Kết quả phân loại đạo đức, thi tốt nghiệp 63
Bảng 4.15: Bảng tổng hợp việc làm của HSSV tốt nghiệp khóa 3,4,5 64
Bảng 4.16: Khả năng sử dụng kỹ năng nghề nghiệp 66
Bảng 4.17: Cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà trường 67
Bảng 4.18: Cơ sở xây dựng chương trình đào tạo của Nhà trường 69
Bảng 4.19: Chất lượng chương trình đào tạo của Nhà trường 70
Bảng 4.20: Ý kiến người sử dụng lao động 71
Bảng 4.21: Cơ cấu giáo viên theo độ tuổi (đến thời điểm 01/01/2013) 75
vi
Bảng 4.22: Chất lượng giảng viên 76
Bảng 4.23: Chương trình đào tạo của Nhà trường 78
Bảng 4.24: Cơ sở vật chất của Nhà trường 79
Bảng 4.25. Kế hoạch đào tạo của Nhà trường 81

Sơ đồ 2.2: Quan hệ giữa mục tiêu và CL đào tạo 26
2.2. Cơ sở thực tiễn đào tạo hệ cao đẳng ở Trung quốc và Việt Nam 27
2.2.1. Trung Quốc 27
2.2.2. Việt Nam 30
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 34
3.1.1. Lịch sử phát triển của Trường 34
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trường 35
3.1.3. Cơ cấu tổ chức và quản lý 36
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ của Trường Cao đẳng 38
Công nghệ Bắc Hà 38
3.1.4. Điều kiện kinh tế kỹ thuật 38
3.1.5. Kết quả đào tạo 39
3.1.6. Những thuận lợi và khó khăn của Nhà trường 39
3.2. Phương pháp nghiên cứu 41
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 41
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu 42
3.2.3. Phương pháp phân tích 42
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 43
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
4.1. Thực trạng đào tạo của trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà 44
4.1.1. Ngành nghề và hình thức đào tạo 44
Sơ đồ 4.1. Tính liên thông các hệ, ngành đào tạo của trường CĐCN Bắc
Hà 45
4.1.2. Nội dung và chương trình đào tạo 46
4.1.3. Điều kiện đào tạo 48
4.1.4. Kết quả đào tạo và việc làm của học sinh sinh viên 57
ix
4.2. Đánh giá chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà 65
4.2.1. Ý kiến đánh giá của học sinh, sinh viên 65

ĐH Đại học
ĐG Đánh giá
ĐGCLGD Đánh giá chất lượng giáo dục
ĐT Đào tạo
ĐVT Đơn vị tính
GV Giáo viên
HSSV Học sinh, sinh viên
NCKH Nghiên cứu khoa học
PGS.TS Phó giáo sư. Tiến sĩ
SVCĐ Sinh viên Cao đẳng
TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
TL Tỷ lệ
xii
1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thế kỷ 21 đánh dấu quá trình hội nhập và toàn cầu hóa mạnh mẽ của các quốc
gia trên thế giới, trong đó có sự phát triển nhanh của nền kinh tế tri thức. Mỗi quốc
gia đều tìm cho mình con đường phát triển riêng dựa trên khai thác lợi thế như:
Nguồn nhân lực, khoa học công nghệ…Trong đó, sự phát triển của giáo dục, khoa
học công nghệ là động lực then chốt cho sự phát triển nhanh, bền vững của mỗi quốc
gia. Thực tế cho thấy, lợi thế sẽ thuộc về quốc gia, tổ chức có chất lượng nguồn nhân
lực tốt, sở hữu công nghệ tiên tiến, hiện đại và phù hợp với nhu cầu xã hội.
Trong những năm qua, giáo dục Việt Nam đã có nhiều thành tích nhưng cũng
bộc lộ những hạn chế và bất cập, tình trạng thừa thầy, thiếu thợ khá phổ biến làm
cho cơ cấu bị mất cân đối; chất lượng lao động không qua đào tạo không đáp ứng
được nhu cầu; các trường chỉ tập trung vào việc hoàn thiện kỹ năng cứng cho người
học trong đó kỹ năng mềm lại không được chú trọng. Thực tế đã có nhiều hội thảo
được tổ chức trong thời gian qua nhằm đánh giá thực trạng chất lượng giáo dục và
tìm ra giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và tìm ra giải pháp góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo. Hội thảo "Nhân tài với thịnh suy đất nước" do

năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, làm cho nền kinh tế, xã hội phát triển.
ngược lại chất lượng đào tạo không tốt (có nghĩa là học sinh, sinh viên tốt nghiệp có
trình độ chuyên môn không vững vàng, có phẩm chất đạo đức chưa tốt, tỷ lệ có việc
làm thấp, tỷ lệ làm việc đúng nghề thấp) khi đó học sinh, sinh viên đến học ở trường
giảm xuống, xét về mặt vi mô làm cho quy mô đào tạo của Trường giảm. thu nhập
của cán bộ công nhân viên thấp; về mặt vĩ mô đã đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực
kém, xã hội có đội ngũ quản lý, đội ngũ lao động kém, tạo ra năng suất thấp, chất
lượng sản phẩm thấp làm cho nền kinh tế, xã hội kém phát triển.
Chương trình đào tạo chưa hợp lý giữa lý thuyết và thực hành. Chương trình
đào tạo còn nặng về lý thuyết chiếm khoảng 70% số tiết, thực hành thì ít chiếm
khoảng 30% số tiết về một số môn học chuyên ngành. Đó là sự mất cân đối trong
chương trình đào tạo của nhà trường, học sinh, sinh viên sau khi ra trường sẽ thiếu
kỹ năng làm việc thực hành ở các nhà máy. Trong khi đó lại không vận dụng được
2
hết lý thuyết được học và thực tế sản xuất dẫn đến tình trạng thừa thầy và thiếu thợ.
Sinh viên ra trường vẫn chưa bắt kịp và làm quen với kỹ thuật mới của các
doanh nghiệp, tỷ lệ sinh viên làm được việc về kiến thức chuyên môn kém đa số
vừa làm vừa học kinh nghiệm của các đồng nghiệp; mặt khác sẽ không được làm
theo ý nguyện làm việc làm việc đúng chuyên ngành, đa số làm trái ngành trái nghề.
Các doanh nghiệp thường xuyên thay đổi mô hình sản xuất hoặc mua những máy
móc có trang thiết bị hiện đại vào làm việc để theo kịp cơ chế của thị trường nên
nhiều sinh viên rất lúng túng, thiếu hiểu biết về chuyên môn không thể làm được
việc như các doanh nghiệp mong đợi ở họ.
Các doanh nghiệp nhận sinh viên về làm việc hầu như họ phải tiến hành đào
tạo lại hoặc đào tạo bổ sung tay nghề, đào tạo bổ sung kỹ năng thực hành tại các
doanh nghiệp từ 3 đến 6 tháng vì trình độ tay nghề của các sinh viên còn kém, còn
chậm, còn chưa thích nghi được với môi trường mới, phong cách làm việc, áp lực
công việc.
Xuất phát từ thực tế trên tôi thấy cần thiết phải nghiên cứu đề tài: "Giải pháp
nâng cao chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà ".

nghệ Bắc Hà
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Trường
Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà .
- Về không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về nâng cao
chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà và những doanh
nghiệp sử dụng.
- Về thời gian nghiên cứu: Số liệu nghiên cứu được thu thập từ năm 2010 - 2012.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chất lượng và chất lượng đào tạo
4
2.1.1.1. Khái niệm chất lượng
Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng, là một phạm trù phức tạp mà con
người thường hay gặp trong các lĩnh vực hoạt động của mình. Việc phấn đấu nâng
cao chất lượng được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ
cơ sở tham gia hoạt động nào.
Vậy chất lượng là gì? Thuật ngữ "chất lượng" có nhiều quan điểm khác nhau
trong cách tiếp cận và từ đó đưa ra nhiều địnhh nghĩa khác nhau:
Chất lượng là “tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự
việc)… làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác” (Từ điển
tiếng Việt phổ thông, NXB Giáo dục 1998).
Hay: Chất lượng là "cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật" hoặc là "cái
tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia" (Từ điển tiếng Việt
phổ thông, NXB Khoa học xã hội, H.1987).
Hay: Chất lượng là "sự phù hợp với những yêu cầu hay đặc tính nhất định"
(Theo Philip B. Grosby người Mỹ).
Hay: Chất lượng là "tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa
mãn nhu cầu của người sử dụng" (Tiêu chuẩn Pháp - NFX 50 - 109)

nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương tình đào tạo theo các
ngành nghề cụ thể (Trần Khánh Đức – viện nghiên cứu phát triển giáo dục).
Chất lượng giáo dục là chất lượng thực hiện các mục tiêu giáo dục (Lê Đức
Phúc – Viện Khoa học Giáo dục).
Do đó, việc nâng cao chất lượng đào tạo được xem là nhiệm vụ quan trọng
của các cơ sở đào tạo nói chung và các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp
nói riêng.
Các quan niệm về chất lượng đào tạo:
- Chất lượng được đánh giá bằng "đầu vào"
Một số nước phương tây có quan điểm cho rằng "Chất lượng đào tạo phụ
thuộc vào chất lượng hay số lượng các yếu tố đầu vào của cơ sở đào tạo đó". Quan
điểm này được gọi là "quan điểm nguồn lực" có nghĩa là:
"Nguồn lực" = "Chất lượng"
Theo quan điểm này nếu một trường tuyển được học sinh, sinh viên giỏi, có
đội ngũ cán bộ giảng dạy uy tín, có cơ sở vật chất tốt… thì được coi là trường có
chất lượng đào tạo tốt.
Quan điểm này đã bỏ qua quá trình tổ chức và quản lý và đào tạo diễn ra rất
đa dạng và liên tục trong một khoảng thời gian. Sẽ khó giải thích trường hợp một
trường đã có nguồn lực "đầu vào" dồi dào nhưng chất lượng đầu ra hạn chế hoặc
ngược lại. Theo cách đánh giá này, cho rằng dựa vào chất lượng nguồn lực đầu vào
có thể đánh giá được chất lượng đầu ra.
6
- Chất lượng được đánh giá bằng "đầu ra"
"Đầu ra" là kết quả, là sản phẩm của quá trình đào tạo được thể hiện bằng
năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, sự thành thạo trong công việc hay khả năng cung
cấp các dịch vụ của cơ sở đào tạo đó. Có quan điểm cho rằng "đầu ra" của quá trình
đào tạo có tầm quan trọng hơn nhiều so với "đầu vào".
Có thể hiểu là kết quả của quả trình đào tạo và được thể hiện ở các phẩm
chất, giá trị nhân cách, năng lực hành nghề của người tốt ghiệp tương ứng với mục
tiêu đào tạo của từng ngành đào tạo. Với yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị

- Chất lượng được đánh giá bằng “Văn hóa tổ chức riêng”
Quan điểm này cho rằng văn hóa tổ chức riêng có tác dụng hỗ trợ cho quá
trình liên tục cải tiến chất lượng. Vì vậy một trường được đánh giá là có chất lượng
khi nó có được “Văn hóa tổ chức riêng” nhằm mục tiêu là không ngừng nâng cao
chất lượng đào tạo. Quan điểm này bao hàm cả giả thiết về bản chất của chất lượng
và bản chất của tổ chức.
- Chất lượng được đánh giá bằng “Kiểm toán”
Quan điểm này tiếp cận từ các yếu tố bên trong của tổ chức và nguồn thông
tin cung cấp cho việc ra quyết định. Nếu kiểm toán tài chính xem xét các tổ chức có
duy trì chế độ sổ sách tài chính hợp lý hay không, thì kiểm toán chất lượng quan
tâm xem các trường có thu nhập đủ thông tin cần thiết hay không, quá trình thực
hiện các quyết định về chất lượng có hợp lý và hiệu quả không. Quan điểm này cho
rằng, nếu một cá nhân có đủ thông tin cần thiết thì có thể có được các quyết định
chính xác, khi đó chất lượng giáo dục được đánh giá thông qua quá trình thực hiện,
còn “đầu vào” và “đầu ra” chỉ là các yếu tố phụ.
Trên thực tế có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm chất lượng đào tạo,
do khái niệm “chất lượng” được dùng chung cho cả hai quan điểm: Chất lượng
tuyệt đối và chất lượng tương đối, do đó khái niệm chất lượng đào tạo cũng mang
tính trừu tượng.
Với quan niệm chất lượng tuyệt đối thì “chất lượng” được dùng cho những
sản phẩm, những đồ vật hàm chứa trong đó những phẩm chất, những tiêu chuẩn cao
nhất khó có thể vượt qua được. Nó được dùng với nghĩa chất lượng cao, hoặc chất
lượng hàng đầu.
Với quan niệm chất lượng tương đối thì “chất lượng” được dùng để người ta
8
Kết quả đào tạo phù hợp với nhu cầu xã
hội => Đạt chất lượng ngoài
Kết quả đào tạo khớp với mục tiêu đào
tạo => Đạt chất lượng trong
Kết quả đào tạo

lao động, chính sách sử dụng và bố trí công việc của Nhà nước, người sử dụng lao
động. Do đó khả năng thích ứng còn phản ánh cả về hiệu quả đào tạo ngoài xã hội
và thị trường lao động.
2.1.1.4. Khái niệm chất lượng đào tạo của trường cao đẳng
Chất lượng đào tạo trường cao đẳng là sự đáp ứng mục tiêu do nhà trường đề
ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đại học trình độ cao đẳng của Luật
Giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương và của ngành.
Chất lượng đào tạo của trường cao đẳng là kết quả của quá trình đào tạo
được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao
động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương xứng với mục tiêu chương
trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể.
Như vậy khi nói đến chất lượng đào tạo của trường cao đẳng ta vừa nói đến
chất lượng của người học đồng thời cũng phải tính đến chất lượng của hệ thống các
sản phẩm trung gian cấu thành nên sản phẩm cuối cùng đó. Ta vẫn khẳng định chất
lượng của cơ sở vật chất, của trang thiết bị, của đội ngũ những người thầy, của
phương pháp dạy học, chất lượng của mỗi bài học, mỗi hoạt động giáo dục đều
tham gia cấu thành chất lượng đào tạo.
Trong lĩnh vực đào tạo chất lượng đào tạo với đặc trưng sản phẩm là “con
người lao động" có thể là kết quả (đầu ra) của quá trình đào tạo, với yêu cầu đáp
ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, quan niệm về chất lượng đào tạo cao
10
đẳng không chỉ dừng ở kết quả của quá trình đào tạo trong nhà trường với những
điều kiện đảm bảo nhất định như: cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên mà còn phải
tính đến mức độ phù hợp và thích ứng của người tốt nghiệp đối với cơ quan, các tổ
chức sản xuất – dịch vụ, khả năng phát triển nghề nghiệp của bản thân họ trong
tương lai
2.1.2. Nội dung nghiên cứu chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng
2.1.2.1. Đánh giá chất lượng đào tạo của trường
Để đánh giá được chất lượng đào tạo của một trường thì phải dựa vào chuẩn


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status