Quyết định Phê duyệt Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử tỉnh Nghệ An giai đoạn 2009-2010 - Pdf 14

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH NGHỆ AN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 2213/QĐ-UBND.TrT Vinh, ngày 22 tháng 5 năm 2009
QUYẾT ĐỊNH
V/v Phê duyệt Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2009 - 2010
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2005 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển Thương
mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010;
Thực hiện Công văn số 4137/BCT ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Bộ
Công thương về việc kế hoạch triển khai Thương mại điện tử;
Xét đề nghị của Sở Công thương tại Văn bản số 117/SCT-KH.TH ngày
10 tháng 02 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2009 - 2010 (có Kế hoạch chi tiết kèm theo)
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch đã được duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công thương, Kế hoạch
và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các đơn vị liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Đức Phớc
UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH NGHỆ AN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH NGHỆ AN

Công nghệ thông tin tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2009 - 2010
1. Thực trạng ứng dụng Internet và TMĐT trên địa bàn Nghệ An:
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An các cấp, các ngành, đặc biệt là các doanh
nghiệp đã tích cực đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT. Nhờ vậy hạ tầng
viễn thông và CNTT của tỉnh đã có bước phát triển khá, đã cáp quang hoá được
100% các tuyến truyền dẫn chính trên toàn tỉnh, và một số mạng cáp quang
xương cá với trên 1.200 km cáp quang phục vụ cho việc truyền dữ liệu tốc độ
cao, 23 trạm ADSL phục vụ cho Internet tốc độ cao trên toàn tỉnh, đầu tư một
hệ thống mạng cáp đồng rộng khắp về tận thôn bản. Tính đến tháng 5/2008 tổng
số thuê bao trên toàn tỉnh đạt 16.256 thuê bao. Thuê bao Internet quy đổi ước
đạt 273.740 thuê bao, mật độ đạt 8,78 thuê bao/100 dân. Đặc biệt đã xây dựng
được một hệ thống mạng WAN trải khắp tới tất cả huyện, thành, thị có tốc độ
đường truyền 2Mb với công nghệ hiện đại.
Theo số liệu khảo sát, điều tra trên địa bàn tỉnh hiện có 83,2% doanh
nghiệp có mạng máy tính, trong số đó có 91% doanh nghiệp đã có kết nối
Internet. Và đặc biệt đối với các doanh nghiệp CNTT - truyền thông thì có tới
98% doanh nghiệp có kết nối internet, chỉ có 5% doanh nghiệp có nhân viên
chuyên trách về CNTT. Việc ứng dụng CNTT ở một số doanh nghiệp đã đưa lại
hiệu quả cao phục vụ tích cực cho hoạt động điều hành, quản lý và phát triển
sản xuất kinh doanh. Điển hình là các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có nhu
cầu hội nhập cao như bưu chính, viễn thông, CNTT, thuế, hải quan, ngân hàng,
hàng không, dầu khí, điện lực, vận tải biển, xây lắp, xây dựng, các công ty liên
doanh với nước ngoài, cơ sở sản xuất có thiết bị công nghệ hiện đại gắn với tự
động hoá,... đã có những bước tiến nhảy vọt trong ứng dụng và phát triển CNTT
để tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh quảng bá thương hiệu, sản
phẩm, nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp vẫn còn một số
tồn tại: vấn đề nhận thức về vai trò của CNTT-TT trong hoạt động SX-KD của

- Nâng cao chất lượng: nhờ TMĐT doanh nghiệp có thể nắm bắt tốt hơn,
nhanh hơn nhu cầu khách hàng, học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp
thành công và từ đó cải tiến mẫu mã sản phẩm, đưa ra được những sản phẩm
đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, ngoài các lợi ích trên chúng ta còn
nhận thấy sự cần thiết của TMĐT trên một số khía cạnh sau:
- Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hạn chế
nguồn lực. TMĐT là công cụ tốt giúp tiết kiệm các nguồn lực như: nhân lực, tài
chính, văn phòng, thời gian ...
- Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nếu ứng dụng
TMĐT tốt, doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, nắm bắt thông
tin, tiếp cận thị trường, mở rộng quan hệ với khu vực và thế giới.
Nhận thức được tầm quan trọng của TMĐT đối với các doanh nghiệp đặc
biệt là trong quá trình hội nhập như ngày nay, các doanh nghiệp đã từng bước
có những bước đi tích cực trong việc ứng dụng TMĐT vào trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh của mình. Tuy nhiên trên thực tế tình hình ứng dụng TMĐT
trong các doanh nghiệp vẫn còn khá nhỏ lẻ, chưa áp dụng trên quy mô lớn và
chưa có hiệu ứng lan truyền cao.
Trong ứng dụng TMĐT vào trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu thì vẫn
còn ở giai đoạn đầu tiên của quá trình triển khai. Hiện nay một số ít các doanh
nghiệp có website tuy nhiên hầu hết các trang web của doanh nghiệp là các
trang web tĩnh, ít được cập nhật chủ yếu là đăng tải các thông tin giới thiệu
doanh nghiệp chứ chưa tiến hành giao dịch được. Trình độ hạn chế của người sử
dụng cùng với thói quen kinh doanh cũ khiến cho việc ứng dụng TMĐT trong
xúc tiến thương mại xét trên bình diện chung của các doanh nghiệp Nghệ An
còn khá nhiều bất cập.
TMĐT có tốc độ phát triển rất nhanh vì thế tuy đi sau nhưng doanh
nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận các thành tựu tiên tiến và có nhiều sự lựa chọn
trong ứng dụng TMĐT của mình đảm bảo hiệu quả cao.
Qua phân tích trên có thể nhận thấy TMĐT có một vai trò to lớn đối với

222/2005/QĐ-TTg ngày 15/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ:
- Khoảng 60% doanh nghiệp có quy mô lớn tiến hành giao dịch TMĐT
loại hình doanh nghiệp với doanh nghiệp;


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status