Ảnh hưởng của khói bụi nhà máy xi măng xuân thành đến môi trường sống và sức khỏe người dân thôn bồng lạng, xã thanh nghị huyện, thanh liêm, tỉnh hà nam - Pdf 14

MỤC LỤC
PHẦN I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
I. Lí do chọn đề tài.
Thế kỉ 21, Việt Nam đang từng bước phát triển thành nước công nghiệp hóa- hiện đại
hóa. Hàng loạt các khu công nghiệp, nhà máy được hình thành quanh các bờ kênh, con sông
ngoại ô thành phố. Nhất là khi kinh tế đất nước càng phát triển cở sở vật chất hạ tầng cũng phát
triển kéo theo nhu cầu về vật liệu xây dựng càng lớn. Lúc này, môi trường sống của chúng ta
đang bị de dọa bởi sự ô nhiễm trầm trọng và không mấy ai nhận rõ điều này. Đây là mật vấn đề
nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay. Vấn đề này ngày càng trầm trọng
đe dọa trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện
tại và tương lai.
Là một bộ phận quan trọng trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất
xi măng đã phát triển từ rất sớm và ngày càng được đầu tư công nghệ hiện đại, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu cho xã hội. Tuy nhiên, ở một số vùng hiện nay, việc
sản xuất xi măng vẫn còn áp dụng công nghệ lò đứng (là công nghệ cũ và lạc hậu), một cộng
nghệ phát thải khói bụi trực tiếp ra không khí mà không qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường sống
tại vùng đồng thời để lại những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe của con người và xã hội. Gần đây,
các công ty xi măng mọc lên rất nhiều ở các địa phương và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Và nổi bật, đầu năm 2014 một vụ việc mới xảy ra tại thôn Bồng Lạng, xã Thanh Nghị, huyện
Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam - vụ việc hàng trăm người dân trong vùng vì bức xúc trước tình trạng
môi trường địa phương bị ô nhiễm và sức khỏe người dân trong vùng bị đe dọa nghiêm trọng đã
đem quan tài đến trước cổng nhà máy xi măng Xuân Thành để phản đối, yêu cầu cách giải quyết.
Để mọi người thấy rõ được nguyên nhân của vụ việc này nhóm chúng tôi chọn đề tài “Ảnh
hưởng của khói bụi nhà máy xi măng Xuân Thành đến môi trường sống và sức khỏe người
dân thôn Bồng Lạng, xã Thanh Nghị huyện, Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Kinh tế môi trường K54 Page 1
 Tìm hiểu về thực trạng và mức độ ảnh hưởng do hoạt động nhà máy xi măng đến môi
trường sống của dân cư.
 Nguyên nhân và hậu quả của hoạt động sản xuất xi măng.
 Đề xuất một số giải pháp để cải thiện môi trường.

• Ô nhiễm môi trường sống.
Ô nhiễm môi trường sống là làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn
môi trường.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng
lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe, đến sự phát triển sinh vật hoặc
làm suy giảm chất lượng môi trường, Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí
(khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn), chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý sinh học và các
dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là ô nhiễm nếu trong đó hàm lương, nồng độ hoặc
cường độ các tác nhân trân đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật
liệu.
• Các dạng ô nhiễm môi trường sống.
Ô nhiễm môi trường nước: Ô nhiễm nước là sự thay đổi xấu đi các tính chất vật lý – hóa học –
sinh học của nước, với sự xuất hiện của các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên
độc hại với con người và sinh vật.
Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra
lưu vực các con song mà chưa qua xử lý đúng mức, các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu
ngấm vào nguồn nước ngầm và các ao hồ, nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven
sông.
Ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí là sự có mặt của một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch và gây sự tỏa mùi, gây mùi
khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi… Hàng năm, con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than
đa, dầu mỏ, khí đốt, đồng thời cũng thải vào môi trường một lượng khí thải lớn khác nhau như:
chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các khí độc hại tăng
lên nhanh chóng.
Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn là nhưng âm thanh có cường độn và tần số khác nhau, sắp xếp không
có trật tự, gây cảm giác khó chụi đến người nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và nghỉ ngơi
Kinh tế môi trường K54 Page 3
của con người. Hay là những âm thanh phát ra không đúng lúc không đúng nơi, âm thanh phát ra
với cường độ lớn, vượt qua mức độ chịu đựng của con người.

nguồn nước ngầm khá dồi dào và đang được các xã khai thác xử lý phục vụ cho sinh hoạt như
Kiện Khê, Thanh Nguyên, Liêm Sơn Ngoài ra, sông Đáy và sông Châu Giang cũng là nguồn
nước tới phong phú cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Với tài nguyên đá vôi tương đối lớn, huyện Thanh Liêm đã được chọn là nơi xây dựng
nhà máy xi măng….Nhà máy được đạt trên địa bàn thôn Bồng Lạng, xã Thanh Nghị thuộc huyện
Thanh Liêm.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, vào những năm 2004-2008, thôn Bồng Lạng có đến 4 nhà
máy xi măng được phê duyệt đi vào hoạt động và ngày đêm xả khói, đó là: Xuân Thành, Hoàng
Long, Thanh Liêm, Tràng An. Tuy nhiên, hiện chỉ có hai nhà máy hoạt động thường xuyên là
Xuân Thành và Hoàng Long và Thành Thắng( trước là Xi măng Thanh Liêm).
Với thôn nhỏ, diện tích chỉ chừng 1,1 km
2
, với 900 hộ/3000 nhân khẩu như thôn Bồng
Lạng thì việc 3 nhà máy cùng lúc nhả khói là việc “quá tải”. Bằng chứng là môi trường ở đây bị
ô nhiễm nghiêm trọng. Nhà cửa cây cối, vật dụng sinh hoạt của người dân luôn trong tình trạng
bị ám bụi trắng xóa. Khói bụi đã “hành hạ” cuộc sống của người dân hàng chục năm qua.
Kinh tế môi trường K54 Page 5
1. Nhà máy xi măng Xuân Thành
Nhà máy Xi Măng Xuân Thành được xây dựng trên địa phận xã Thanh Nghị – huyện
Thanh Liêm – tỉnh Hà Nam. Nguồn nguyên liệu đá vôi dồi dào, chất lượng tốt ngay bên cạnh nhà
máy, cùng với nguyên liệu đất sét cách nhà máy 5km tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất. Nhà
máy cách quốc lộ 1A 1km và với hệ thống Sông Đáy nằm dọc theo chiều dài nhà máy đã tạo nên
những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho giao thông đường bộ và đường thủy để sản phẩm của
nhà máy cung cấp đến các tỉnh thành trong cả nước.
Dây chuyền công nghệ sản xuất của Công ty được thiết kế và xây dựng theo công nghệ
sản xuất xi măng phương pháp khô với hệ thống lò nung clinker hiện đại tháp trao đổi nhiệt 5
tầng – Can xi no, công suất 2500 tấn Clanhke/ngày. Dây chuyền sản xuất đồng bộ, tự động hoá
cao với hệ thống điều khiển trung tâm có khả năng cho ra sản phẩm chất lượng cao, ổn định,
mức tiêu hao nhiên liệu, điện năng phù hợp.
Hệ thống điều khiển tự động – DCS hiện đại và tự động điều khiển và giám sát toàn bộ

Cũng vào thời điểm này suốt hiện 2 đoạn clip độ dài gần 5 phút được đưa lên mạng xã
hội với nôi dung:”người dan Bồng Lạng đấu tranh vì bị ô nhiễm môi trường. Clip tố cáo công ty
Xuân Thành gây ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe người dân.
Rằng: nhà máy xi măng Xuân Thành đã về đây hoạt động từ nhiều năm nay.Từ khi nhà máy hoạt
động đến nay nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm không thể sử dụng cây cối bị chết hoặc sống còi
cọc.
Ngoài ra, bãi rác thải của khu dân cư bị nhà máy lấy mất nên toàn bộ rác thải không có
nơi tập kết.
Kinh tế môi trường K54 Page 7
Nhiều người dân còn đem cả băng rôn khẩu hiệu, ảnh người dân bị đánh chảy máu, trưng
diện tại hiện trường để cho mọi người chứng kiến. Trước đó, nhiều người dân phản ánh rằng,
nhiều lần họ đã đứng ra ngăn cản và phản đối nhà máy xi măng Xuân Thành về hành vi gây ô
nhiễm môi trường.
Tuy nhiên trong lúc phản đối, một số người dân đã bị các đối tượng lạ mặt (được cho là
côn đồ do được thuê về -PV) đến uy hiếp và đánh đập, gây thương tích.

Những hình ảnh minh chứng cho việc nhà máy xi măng Xuân Thành thuê côn đồ đánh
dân dẫn đến thương tích nghiêm trọng

• Về việc này, ông Nhữ Xuân Thứ, Chủ tịch UBND xã Thanh Nghị cho
biết: Ngay sau khi xảy ra vụ việc, các cơ quan chức năng trong tỉnh đã có mặt tại địa bàn
để cùng chính quyền địa phương và doanh nghiệp giải quyết. Cho đến chiều 2-1-2014
Kinh tế môi trường K54 Page 8
người dân xã Thanh Nghị đã giải tán khỏi khu vực trước cổng Nhà máy xi măng Xuân
Thành, sau khi những yêu cầu của họ được đáp ứng. Tuy nhiên, ông Thứ cũng cho biết
thêm: Tham gia lưu thông ở tuyến đường này không chỉ có xe của Nhà máy Xuân Thành,
mà còn có một số doanh nghiệp khác cũng tham gia sản xuất xi măng và khai thác vật
liệu xây dựng. Lượng xe tải của mỗi đơn vị này lên hàng trăm, thậm chí vài trăm chiếc
lưu thông qua lại hàng nghìn lượt trên đường mỗi ngày cũng là một nguyên nhân làm cho
bầu không khí ô nhiễm bụi trầm trọng thêm.

nhiều thành phần có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, theo
hướng CNH- HĐH đất nước, Việt Nam đã bước sang một thời kì phát triển mạnh mẽ. Cơ
sở hạ tầng, khoa học kĩ thuật được nâng cao, bổ trợ cho nó là sự phát triển của ngành vật
liệu xây dựng. Với đặc điểm có nhiều núi đá vôi, lao động dồi dào, giao thông đi lại
thuận tiện, gần những trung tâm phát triển của miền Bắc thì Hà Nam là lựa chọn được các
tập đoàn xi măng lớn nhỏ kì vọng. Và bất kì ai tìm hiểu về vấn đề này cũng phải sửng sốt
khi chỉ trong một thôn Bồng Lạng nhỏ của xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà
Nam lại có tới 3 nhà máy xi măng đang ngày đêm hoạt động hơn chục năm nay. Từ khi
có những nhà máy này, người dân trong độ tuổi lao động có công việc ổn định, tăng thu
nhập để nuôi gia đình mà không phải đi làm ăn xa xứ. Bà con cũng giảm được chi phí đi
lại, thông thương hai bên song dễ dàng hơn, khi nhà máy xi măng Hoàng Long khánh
thành cây cầu đầu tiên nơi đây năm 2005 và Xuân Thành khánh thành cây cầu mới khanh
trang hơn năm 2013, bên cạnh chiếc cầu cũ. Dân cư làng Kênh (đối diện làng Bồng Lạng)
cũng từ đó mà phát triển các bến cảng, buôn bán cát, đá, gạch, xi măng cho các công trình
xây dựng ở thập phương. Đưa GDP bình quân/ người và đời sống nhân dân xã Thanh
Nghị nói riêng và tỉnh Hà Nam nói chung được nâng cao, nộp vào ngân sách nhà nước
mỗi năm hàng tỉ đồng.
Bên cạnh những lợi ích thu được về kinh tế thì những hệ lụy về vấn đề môi trường
và sức khỏe con người do tác động của quá trình sản xuất đang khiến người dân nơi đây
bức xúc, lo lắng. Sự can thiệp của chính quyền các cấp cũng như sự thay đổi công nghệ
của nhà máy xi măng dường như chỉ đối phó và lấp liếm vấn đề nên vẫn khiến dư luận
xôn xao, người dân bức xúc. Gần đây nhất, truyền thông trong nước ngày 2/1/2014 cũng
đưa tin vụ việc người dân nơi đây đã nhiều ngày đem quan tài, treo cờ, kê đá chặn trước
cổng vào nhà máy xi măng yêu cầu các bên liên quan giải quyết tình trạng ô nhiễm trầm
trọng hiện nay.
Với một làng nhỏ như Bồng Lạng thì đầu làng là nhà máy xi măng Xuân Thành,
cuối làng là nhà máy xi măng Thành Thắng, sau làng là nhà máy xi măng Hoàng Long là
Kinh tế môi trường K54 Page 10
một điều “quá sức” với con người, môi trường và cả động thực vật nơi đây. Khiến không
khí, nước nơi đây bị ô nhiễm trầm trọng.

Kinh tế môi trường K54 Page 11
hoạt chủ yếu bằng nước mưa hứng được và nước sông Đáy. Bột đá xi măng tích tụ trong
không trung, trên mái nhà và cây cối, khi có mưa người dân nơi đây không thể hứng nước
mưa để sinh hoạt ngay được và phải để cho lớp nước đầu đó trôi đi khoảng nửa tiếng sau.
Vào mùa khô, tình trạng không có nước sạch sinh hoạt diễn ra thường xuyên hơn. Ngoài
ra, quá trình rửa đá và xả phế thải của nhà máy xi măng Xuân Thành ra ngay con sông
Đáy cũng gây ô nhiễm nước nghiêm trọng. Lâu ngày tích tụ lại trong nước những cặn bã
của xi măng khiến người dân mắc phải những bệnh về da và mắt. Lo lắng cho sức khỏe
của gia đình mình, nhiều người dân phải bỏ chi phí khoảng 4 triệu mua máy lọc nước.
Toàn bộ những thiệt hại mà người dân phải chịu từ quá trình sản xuất của nhà máy đã
không được tính vào chi phí của nhà máy xi măng.
Ô nhiễm đất cũng là ô nhiễm mà người dân nơi đây bị ảnh hưởng từ nhà máy xi
măng. Bột xi măng tích tụ trên đất, khiến đất cằn cỗi, người dân không thể canh tác tốt
được, cây trồng vẫn sống nhưng năng suất giảm hẳn.
Ngoài ra, nhà máy xi măng về xây dựng và hoạt động tại thôn Bồng Lạng đã thu
mua gần hết những cánh đồng canh tác của người dân. Tập đoàn Xuân Thành còn được
cấp phép san lấp những cánh rừng sau làng, những ngọn đồi trồng chè và sắn gắn bó với
người dân. Những phụ nữ quen làm nông không có việc làm, môi trường thì ô nhiễm, cây
xanh thì ngày một ít dần do ô nhiễm không khí và đất cùng với việc san rừng của Xuân
Thành.
Dù bị ảnh hưởng nặng nề suốt bao nhiêu nhiêu năm nay, người dân thôn Bồng
Lạng vẫn chưa hề được hưởng đền bù do ô nhiễm xả thải của xi măng Xuân Thành, cũng
như những xi măng khác. Chính quyền địa phương các cấp cũng chưa đưa ra câu trả lời
thích đáng cũng như có biện pháp triệt để, dù người dân bao lần đệ đơn. Như vậy, hoạt
động sản xuất của xi măng Xuân Thành đã gây ra những ngoại ứng cho người dân địa
phương tới thất bại thị trường và không thể đạt được hiệu quả Pareto.
2. Kết quả điều tra.
2.1. Nhìn nhận chung.
Bảng 1: Đánh giá của người dân về hoạt động của các nhà máy xi măng ảnh hưởng
tới môi trường (100 mẫu)

nhà máy xi măng
Ảnh hưởng Số người lựa
chọn
Tỉ lệ(%)
Gây ô nhiểm môi
trường
94 94
Làm xấu cảnh quan 68 6
Khó khăn trong giao 46 46
Kinh tế môi trường K54 Page 13
thông, đi lại
Tác động xấu tới sức
khỏe
73 73
Khác 13 13

Từ kết quả trên cho thấy, môi trường sống của người dân trong vùng phải chịu những
ảnh hưởng trầm trọng từ hoạt động của nhà máy xi măng, 94% người được hỏi cho rằng hoạt
động của nhà máy xi măng khiến môi trường bị ô nhiễm, 73% cho rằng hoạt động của nhà máy
xi măng gây nên hoặc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tật của họ. Tiếp theo là ảnh hưởng tới
cảnh quan(68%) và gây khó khăn trong đi lại(46%).
Các số liệu trên đã cho thấy những ảnh hưởng của nhà máy xi măng là như thế nào,
trong đó “khói bụi” chính là nguyên nhân gây ra hậu quả nhất. Đây cũng là yếu tố có phạm vi
ảnh hưởng rộng do dễ phân tán và bị các yếu tố tự nhiên tác động đến như gió, mưa. Hơn nữa,
khói bụi cũng là yếu tố góp mặt ở mọi biểu hiện ảnh hưởng đến môi trường. Trong khi đó, mức
độ ảnh hưởng giao thông đi lại mặc dù được khá nhiều người lựa chọn, nhưng mức ảnh hưởng
lại chỉ đứng thứ 3. Điều này gắn với vị trí nhà dân và tầm ảnh hưởng của nhà máy, khi người dân
ở gần nhà máy, mức độ ảnh hưởng nặng nề hơn, nên họ thường phải đối mặt với nhiều hình thức
ảnh hưởng khác nhau.
2.2 . Ảnh hưởng của việc hoạt động xả thải của nhà máy xi măng tới môi trường sống.

bụi(94%), tiếp theo là nước thải(56%), tiếng ồn(51%), mùi hôi thối(43%) và cuối cùng là các
nguyên nhân khác bao gồm sỉ than, vật liệu rơi chiếm 3%.
Để làm rõ và phân tích cụ thể vấn đề được đặt ra, cần phải làm rõ mức độ ảnh hưởng
của nhà máy xi măng đến từng thành phần của ô nhiễm môi trường:
• Ô nhiễm môi trường không khí.
Với sự ảnh hưởng rất lớn từ khói bụi cũng với các yếu tố khác, môi trường không khí
trong vùng được người dân đánh giá là rất trầm trọng. Từ bảng 4 cho thấy 90% tỉ lệ người lựa
chọn cho rằng, không khí trong vùng họ sinh sống đang bị ô nhiễm trầm trọng.
Một thực tế là nếu đứng ở một vị trí không khuất tầm nhìn, thì dù đứng cách cả khu
vực này cả chục km, vẫn có thể nhìn thấy những cột khói cùng một khoảng trẳng bởi khói xi
Kinh tế môi trường K54 Page 15
măng bao trùm. Nếu đến sát với địa bàn, có thể thấy được một loại mùi hắc hắc trộn lẫn với mùi
clinker tuy không nặng mùi nhưng gây ra cảm giác rất khó chịu.
Ngoài hiện tượng có thể dễ dàng quan sát, còn có những hiện tượng khác, nhưng
phải trải qua những khoảng thời gian nhất định mới có thể nhận ra được. Một trong những hiện
tượng đó chính là sự ngột ngạt khi trời oi nóng hay hiện tượng khói không tan do trời lặng gió,
khi không khí có độ ẩm cao.
Mặt khác, khi được hỏi về mức độ ảnh hưởng của không khí tới môi trường sống, thu
được kết quả sau:
Biều đồ thể hiện cơ cấu đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm
không khí tới đời sống
Qua biểu đồ cho thấy, có đến 100% người dân cho rằng, ô nhiễm không khí có ảnh
hưởng đến cuộc sống của họ nhưng với mức độ khác nhau. Trong đó, tỉ lệ lựa chọn câu trả lời là
ảnh hưởng rất nhiều lớn nhất với 63%, tiếp theo là ảnh hưởng nhiều là 31% và ảnh hưởng ít là
6%.
Tóm lại với việc xả khí thải, nước thải cùng với khói bụi từ các phương tiện cơ giới
làm việc trong nhà máy đã khiến bầu không khí nơi đây ô nhiễm trầm trọng.
• Ô nhiễm môi trường nước.
Nhiều đời nay, người dân tại xã Thanh Nghị đã quen sử dụng nước mưa cho sinh
hoạt, ăn uống. Nguồn nước ngọt đồng thời cũng là yếu tố quan trọng trong công tác sản xuất, do

Từ biểu đồ có thể thấy, tổng cộng có đến 72% người dân được hỏi cho rằng, tiếng ồn
đang là vấn đề gây nên những ảnh hưởng tiêu cực cho cuộc sống của họ và mức độ ảnh hưởng
tiếng ồn chủ yếu được chọn mức rất nhiểu(35%) và nhiều(22%).
Ngoài ra, chúng ta có thể thấy được sự ảnh hưởng của tiếng ồn do hoạt động nổ mìn,
khai thác đá vôi làm nguyên liệu sản xuất của nhà máy xi măng gây ra.
Từ kết quả thu được đã cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường do tiếng ồn ở đây là một
vấn đề đáng báo động, ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của người dân địa phương.
Kinh tế môi trường K54 Page 17
• Ô nhiễm đất đai
Ô nhiễm đất đai là một trong những hậu quả do ảnh hưởng của nhà máy xi măng.Đất
vườn bị phủ lớp xi măng trắng, cây cối còi cọc, người dân không thể trồng rau quả được do đất
đai bị nhiễm hóa chất,
Dựa trên kết quả thống kê thu thập được về mức độ ảnh hưởng do ô nhiễm đất cho ra kết
quả sau:
Biều đồ thể hiện cơ cấu đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm
đất đai tới đời sống:
Nhìn vào biểu đồ dễ dàng nhận thấy, vấn đề ô nhiễm đất à thấp hơn cả so với các ô nhiễm
khác. Tuy nhiên, với 13% số người tar lời cho rằng đây là vấn đề ảnh hưởng nhiều đến cuộc
sống của họ cũng là một thực trạng cần đáng quan tâm.
2.2.2 Ảnh hưởng tới môi trường xã hội.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Môi trường xã hội định
hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định tạo nên sức mạnh tập thể để
thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống con người khác với các sinh vật khác.
Nói cách khác, môi trường của người dân tại đây bao gồm các điều kiện vật chất, hoàn
cảnh, các đối tượng khác hay các đối tượng nào đó mà chúng bao quanh khách thể này hay các
hoạt động của các khách thể diễn ra trong chúng.
Môi trường xã hội bị ô nhiễm khi các yếu tố, các điều kiện trên bị những ảnh hưởng trên
khiến chúng thay đổi bản chất theo xu hướng tiêu cực.
Là một xã đông dân cư lại nằm sát nhà máy xi măng nên những biểu hiện của ô nhiễm
môi trường xã hội là khá rõ ràng, biểu hiện qua biểu đồ sau:

2.3. Tác động tới sức khỏe người dân.
Kinh tế môi trường K54 Page 19
Sức khỏe bao giờ cũng là tài sản quý giá đối với con người, tuy nhiên, ở một số vùng
dân cư, người dân phải chịu những tác động xấu tới sức khỏe của mình, và mặc dù biết là như
vậy, song nhiều địa phương, những điều kiện môi trường không đảm bảo đang là một nguyên
nhân khiến sức khỏe con người giảm sút.
• Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất
ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất của người dân được thể hiện qua biểu đồ sau:
biểu đồ cơ cấu thể hiện mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe:
Từ biểu đồ cho thấy, mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân các thôn khá lớn.
Trong đó, bênh tật là vấn đề gây ảnh hưởng lớn nhất với tổng cộng 75% người trả lời lựa chọn.
Các ảnh hưởng tiếp theo là gây khó thở do khói bụi 64%, gây mất ngủ do tiếng ồn 51% và gây
khó chịu chiếm 42%.
Ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, người dân mắc các căn bệnh hiểm nghèo ngày
càng tăng cao. Mỗi năm bình quân trong xã có đến năm, sáu chục người chết do mắc các bệnh
hiểm nghèo, đa số là ung thư phổi, vòm họng và các bệnh về hô hấp. Có gia đình thì có cả bố con
đều chết vì bệnh ung thư phổi Đặc biệt trong những năm gần đây, số trẻ em chết vì ung thư gia
tăng đột biến, có những em mới 3 tuổi cũng chết vì ung thư. Trẻ em trong xã thì đứa nào cũng
còi cọc, bụng ỏng, da vàng. Tỉ lệ người tới khám bệnh ung thư ở các bệnh viện lớn gia tăng đột
biến. Chi phí cho một lần đi khám bệnh ung thư vào khoảng 2 tới 3 triệu chưa kể tiền ăn uống, đi
lại,. Tỉ lệ người đến khám và điều trị các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa gia tại trạm y tế gia
tăng qua các năm. Trước khi chưa có nhà máy, tần suât đi khám bệnh của người dân vào khoảng
1-2 lần trong 1 năm, tuy nhiên, khi môi trường bị ô nhiễm do xả thải của nhà máy xi măng, nồng
độ ô nhiễm ngày cang tăng cao dẫn tới tần suất đi khám bệnh trong 1 năm của người dân trong
xã trung bình trong khoảng từ 4-5 lần tùy vào mức độ của căn bệnh, chi phí khám bệnh gia tăng
vì căn bệnh ngày càng hiểm nghèo khiến người dân luôn lo lắng, trạng thái bất an vì tiền đi làm
không đủ cho khám chữa bệnh.
• Ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần
Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không
chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật. Từ những kết quả ở trên cho thấy một thực

giảm đi nghiêm trọng.
So sánh 2 thôn ở trên, việc xả thải của nhà máy xi măng cũng ảnh hưởng nghiêm trọng
tới việc buôn bán, kinh doanh của người dân. Người dân ở thông Bồng Lạng nằm sát nhà máy,
Kinh tế môi trường K54 Page 21
tình trạng hàng trăm xe ô tô tải ra vào nhà máy mỗi ngày khiến con đường làng bị cày nát, bụi
bặm khiến người dân không thể kinh doanh, không thể buôn bán. Lúc chưa có nhà máy, các ngã
ba, ngã tư là các nơi tụ tập buôn bán tấp nập, tuy nhiên, khi nhà máy được xây lên, những nơi đó
không thể buôn bán tiếp tục được nữa, làm cho thu nhập của người dân giảm sút, số người mắc
các căn bênh về phổi, hô hấp luôn tăng cao. Và cách đó 600m, thôn Đại Kênh không chịu ảnh
hưởng nặng nề như thôn Bồng Lạng nên việc sản xuất, kinh doanh của người dân ít bị ảnh hưởng
hơn, tình hình sức khỏe của người dân tốt hơn so với thôn Bồng Lạng
Tóm lại, ô nhiễm môi trường và sức khỏe là những vấn đề chịu nhiều ảnh hưởng nhất
do hoạt động của nhà máy xi măng. Không chỉ nhà máy xi măng Xuân Thành nói riêng mà
ngành xi măng ở Việt Nam nói chung, cứ ở đâu có nhà máy xi măng là ở đó hình thành các cụm
dân cư xung quanh, vấn đề quan hệ nhà sản xuất với cộng đồng dân cư trở nên rất quan trọng. Do
đó, ngành xi măng đang góp phần phá vỡ môi trường cảnh quan và ô nhiễm tại các khu dân cư.
Từ những thực tế trên, đòi hỏi ngành xi măng phải có những biện pháp tích cực nhằm sử dụng
hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm nặng lượng và bảo vệ môi truờng.
Kinh tế môi trường K54 Page 22
PHẦN III. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ.
I. Định hướng phát triển ngành sản xuất xi măng tại xã Thanh Nghị, Thanh Liêm,
Hà Nam.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh Hà Nam phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là
ngành công nghiệp có mức tăng trưởng nhanh và phát triển, làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng giá trị công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên, sự phát triển công nghiệp chưa
phải đã đem lại lợi ích cho đa số dân cư. có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, các sản phẩm chủ
yếu là đá, gạch ngói nung, vôi củ…Mặc dù xi măng đang là ngành công nghiệp mũi nhọn của đất
nước nhưng vẫn là ngành có tác động lớn đến môi trường. Hơn thế nữa chi phí vận tải trực tiếp
ảnh hưởng đến giá thành xi măng trên thị trường nên việc xây dựng các nhà máy xi măng và vấn
đề đầu ra cho sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào hạ tầng kỹ thuật.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status