Báo cáo nghiên cứu khoa học " NHỮNG BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG HÀNH TRÌNH THƠ HÀN MẶC TỬ " - Pdf 14



49
NHỮNG BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG
HÀNH TRÌNH THƠ HÀN MẶC TỬ
Đặng Thị Ngọc Phượng
Trường THCS Nguyễn Tri Phương,Huế

"Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi
xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình"
(Chế Lan Viên)

Có thể nói rằng từ năm 1932 đến năm 1945 là thời kỳ hoàng kim, thời kỳ
ánh sáng của văn học Việt Nam nhất là trong lĩnh vực thi ca. Với một thời gian
ngắn ngủi hơn 10 năm, thi ca Việt Nam đã làm trọn một chuyến đi kéo dài 100
năm của thi ca Pháp. Mặc dù ai cũng biết Thơ Mới đã chịu ảnh hưởng của
phương Tây, nhất là nước Pháp rất nhiều.
Các nhà thơ Việt Nam ở thời kỳ này mỗi người một phong cách đều tìm
cho mình một mảnh vườn sáng tạo để gieo trồng và gặt lấy những hoa trái riêng.
Song chỉ một mình Hàn Mặc Tử là hiện tượng duy nhất. Ở giai đoạn cổ điển, ông
có Lệ Thanh thi tập, sang giai đoạn lãng mạn ông có Gái quê, đến tượng trưng
và siêu thực ông có Đau thương và một phần Xuân như ý. Giai đoạn sau cùng,
ông lại quay về cổ điển nhưng là tân cổ điển, ông có Thượng Thanh khí và
Cẩm châu duyên. Có thể nói, thơ ông là một hành trình nghệ thuật khép kín 50
giống như một vòng tròn. Cuối vòng tròn lại gặp điểm xuất phát nhưng nghệ
thuật của ông ở giai đoạn tân cổ điển này có các chiều kích cao hơn, xa hơn, rộng
hơn và sâu hơn.
Cuộc sống của nhà thơ là một cuộc vật lộn suốt đời với bệnh tật hiểm

lẽo suốt xương da". Ngay cả trong bài thơ Trăng mà đương thời Xuân Diệu rất
tự hào coi đó là đỉnh cao của nghệ thuật tu từ mở đầu bằng hai câu:
Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá
Ánh sáng tuôn đầy các lối đi
Hoặc: Bâng khuâng chân tiếc dậm lên vàng
Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang
cũng chỉ gây được một cảm giác bâng khuâng nhẹ nhàng cho người đọc. Hai câu
thơ hay nhất của bài thơ này: "Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá! Hai người
nhưng chẳng bớt bơ vơ" thì hiệu quả được đẩy lên cao hơn. Đúng là trăng trong
thơ Xuân Diệu chỉ là "vừa đủ sáng" để sương gió "nương theo". Dù nó có "lạnh
buốt", dù nó có "nhập vào dây cung nguyệt lạn" hoặc "Sao vàng lẻ một trăng
riêng chiếc" để thi nhân có thể "Hớp bóng trăng đầy miệng nhỏ xinh xinh" nó
cũng không gây được ngạc nhiên hoặc cảm giác mãnh liệt cho người đọc. Biểu
tượng nàng Trăng của Xuân Diệu nặng về phong cách lãng mạn, trực tiếp miêu
tả đối tượng để bày tỏ ý nghĩ nội tâm mang nhiều cảm xúc hơn là cảm giác.
Ngược lại, vị giáo chủ của Thánh đường thơ Trăng Hàn Mặc Tử đưa
chúng ta vào bầu trời đầy ấn tượng bằng "gợi cảm chứ không phải truyền cảm"
[1, 215] với một trường liên tưởng kỳ diệu: lúc sợ sệt, lúc kinh ngạc và choáng 52
ngợp mê man trước những hình ảnh dị thường. Ngay từ giai đoạn đầu tiên mới
làm thơ ở Lệ Thanh thi tập, Hàn Mặc Tử đã loé lên những tia sáng khác lạ
khiến mọi người phải ngỡ ngàng:"Hé cửa nhìn trăng, trăng tái mặt" hay "Bóng
nguyệt leo song sờ sẫm gối" và:
Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi
Hoa lá ngây tình không muốn động
Lòng em hồi hộp, chị Hằng ơi.
(Bẽn lẽn)

nhưng sự nghèo đói của ông không phải là nghèo đói bình thường, nó là một thứ
cao sang thanh khiết ở cõi tinh thần.
"Trăng, ánh trăng đã để lại những cảm giác vật chất lên thân xác Hàn
Mặc Tử" [1, 229]. Đúng vậy,cảm giác vật chất hữu cơ của ánh trăng đè nặng lên
thân xác ông, cuộc đời ông, khác với Xuân Diệu khi nhà thơ này thi vị hóa nó thì
ông trần tục hóa nó vì nó biết "Leo song sờ sẫm gối" nó"sóng soãi "lơi lả mơn
trớn vuốt ve, nó trần truồng để "Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe", dù "mới lớn
lên" nó đã biết "thẹn thò" và "thơm như tình ái". Vầng trăng của thơ ông mang
tính hai mặt: vừa vật chất, vừa tinh thần, vừa trần tục lại vừa thiêng liêng."Hàn
Mặc Tử đi trong trăng, há miệng cho máu tung ra làm biển cả, cho hồn văng ra,
và rú lên những tiếng ghê người"[2, 204]. Ông không thể thoát ra khỏi sự ám ảnh
ghê gớm của nó, lúc nó tối tăm, lúc nó chói lòa như hai mặt đối lập của Thiên
đường và Địa ngục. Trong một "Không gian dầy đặc toàn trăng cả/Tôi cũng
trăng mà nàng cũng trăng" (Huyền ảo), ông mặc quần áo bằng một thứ vải 54
trăng, ông ăn trăng, ông uống trăng, ông nuốt trăng, ngậm trăng rồi giao hoan
cùng nó, hóa thân vào nó:
Gió rít tầng cao trăng ngã ngửa
Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô
Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy
Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra
(Say trăng)
Trăng ở đây cũng chính là Hồn và Máu của thi nhân. Hàn Mặc Tử sống
với những cơn đau triền miên khủng khiếp "sượng sần tê điếng", ''Tôi đau vì
rùng rợn đến vô biên", không ai chia sẻ một nỗi đau bệnh hoạn và cô độc kể cả
Thượng đế. Nhiều lúc nhà thơ muốn: "Tôi dìm hồn xuống một vũng trăng
êm/Cho trăng ngập đần lên tới ngực" (Hồn là ai). Thơ ông là những dòng đầy
máu lệ, đầy tiếng thác gào của một cơn thác nước mắt trong suốt tuôn vào gió

Như song lộc triều nguyên ơn phước cả
Dâng cao dâng thần nhạc sáng hơn trăng
Thơm tho bay cho đến cõi Thiên Đàng
(Thánh nữ đồng trinh Maria) 56
rồi "cảm động rưng rưng hai hàng lệ" vì biết ơn đấng tối cao, Đức mẹ và "các vị
rất thánh" đã "giàu đức, giàu muôn hộc từ bi" để nhà thơ vui vẻ "hớp bao nhiêu
khí vị" bởi "Trong miệng ngậm câu ca thần bí /Và trong tay nắm một nạm hào
quang/Tôi no rồi, ơn võ lộ hòa chan" (Thánh nữ đồng trinh Maria). Thi nhân
đã coi mình là một "Thánh thể kết tinh" đã tìm thấy nơi mình đến nên ông đã
thành kính "Cho tôi thắp hai hàng cây bạch lạp/Khói nghiêm trang sẽ dâng lên
tràn ngập/Cả hàn gian, cả màu sắc thiên không" rồi "đê mê nguyền ước":
Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phước
Cho tình tôi nguyên vẹn tợ trăng rằm
Thơ trong trắng như một khối băng tâm
Luôn luôn reo trong hồn, trong mạch máu
(Thánh nữ đồng trinh Maria)
Như vậy, Trăng, Hồn và Máu đã trở thành biểu tượng nghệ thuật bất
biến, thường trực và xuyên suốt trong thơ Hàn Mặc Tử. Từ lúc bắt đầu làm thơ
cho đến những ngày cuối đời ông, biểu tượng này đã theo ông bay lên "Trên
thiên triều ngời chói vạn hào quang".
Trong cuộc đời 28 năm ngắn ngủi, chỉ 12 năm đi với nàng thơ nhưng Hàn
Mặc Tử đã đưa được nàng thơ lên đến tuyệt đỉnh của nghệ thuật. So với những
thi sĩ cùng thời, ông đã trở thành ngọn núi khổng lồ cao sừng sững trên bầu trời
rực rỡ của thi ca và để lại cho đời những kiệt tác rung động lòng người. Tiếc
thay! Tài cao không sống lâu! Nhưng sống như ông, sáng tạo như ông thì chỉ có
ông mới có một sự nghiệp phi thường để hậu thế muôn đời sau luôn kinh ngạc,
ngưỡng mộ và kính phục. Hàn Mặc Tử chính là niềm tự hào của nền văn học

end of his life, the symbols flew with him up to the peak of art.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status