skkn đổỉ mới phương pháp dạy- học tiết “bài tập vật lý” nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh trường thpt như thanh - Pdf 18


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NHƯ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỤC LỤC

Trang

A. PHẦN MỞ
ĐẦU 1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ
TÀI 1
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ
TÀI 2
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN
CỨU 2
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN
CỨU 2
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 2
B. NỘI
DUNG 3
Chương 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên
cứu 3
Chương 2: Vai trò và ý nghĩa của bài tập vật lý trong quá trình
dạy học 3
Chương 3: Thực trạng của đề tài nghiên
cứu 6
Chương 4: Biện pháp, giải pháp để thực hiện đề
tài 7


tra kiến thức và kỹ năng của học sinh. Vì vậy, bài tập vật lý có ý nghĩa
hết sức quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học vật lý ở trường
phổ thông. Ngoài ra, bài tập vật lý còn giúp học sinh vận dụng được
những kiến thức vật lý đã học vào việc giải quyết những tình huống cụ
thể trong đời sống, kỹ thuật làm cho bộ môn trở nên lôi cuốn, hấp dẫn
các em hơn.
Tuy nhiên, trong thực tế, khi đọc một bài tập Vật Lý, nhiều học
sinh không biết nên bắt đầu từ đâu để có phương án thích hợp tìm ra kết
quả. Một trong những nguyên nhân quan trọng là các tiết “Bài tập” trong
chương trình vật lý phổ thông chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức,
thể hiện trong các tài liệu thiết kế giáo án, qua quá trình chuẩn bị và lên
lớp của giáo viên, sự chuẩn bị và thái độ học tập tiết bài tập của học sinh.
Với mong muốn tìm được một giải pháp nhằm khắc phục phần nào
những khó khăn và hạn chế của việc dạy - học tiết “Bài tập vật lý” ở
trường THPT Như Thanh, giúp giáo viên có thể định hướng học sinh học
tiết bài tập vật lý một cách tích cực, hiệu quả, lôi cuốn được nhiều học
sinh tham gia vào quá trình giải bài tập, tôi chọn đề tài: “Đổi mới

phương pháp dạy - học tiết “Bài tập vật lý” nhằm phát huy tính tích
cực hoạt động của học sinh trường THPT Như Thanh”.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Giúp giáo viên và học sinh thấy được tầm quan trọng của tiết “Bài
tập” trong việc dạy - học Vật lý ở trường THPT.
- Tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả dạy - học tiết “ Bài tập” trong
chương trình Vật lý phổ thông theo hướng phát huy tính tích cực hoạt
động của học sinh.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu cơ sở lý luận chung của bài tập vật lý và các bước giải
bài tập vật lý ở trường phổ thông.
- Đề ra giải pháp cho việc dạy tiết “Bài tập” trong chương trình vật


-Bước 1: Tìm hiểu đề bài: Nghiên cứu kỹ đề bài, tóm tắt đề bằng
các ký hiệu toán học (đổi các đơn vị cần thiết).
-Bước 2: Xác lập các mối liên hệ: Phân tích dữ liệu và tìm thêm dữ
liệu trong kho tri thức liên quan, xây dựng các bài toán trung gian theo
hệ thống, dẫn đến việc đáp ứng yêu cầu chung của bài. Cụ thể là phân
tích từ những đại lượng phải tìm, đi ngược lại xem xét những kiến thức
nào liên quan đến nó, trong những kiến thức này tìm con đường nào gần
nhất đến dữ kiện đã cho. Kết quả là xây dựng được sơ đồ định hướng tư
duy cho mỗi bài tập và trình bày lời giải.
-Bước 3: Giải bài tập, tìm ra kết quả.
-Bước 4: Kiểm tra xác nhận kết quả: Kiểm tra kết quả tính toán đã
chính xác chưa, đã giải quyết hết yêu cầu bài toán đặt ra chưa, kết quả
thu được có phù hợp thực tế không và kiểm tra thứ nguyên của các đại
lượng vật lý đã tìm.
Ghi chú: Đối với bài tập vật lý trắc nghiệm khách quan thì các
bước thực hiện vẫn như trên, riêng bước thực hiện lời giải thì được làm ở
giấy nháp, còn kết quả lời giải là việc chọn ra câu đúng và đánh dấu vào
đó.
Trên đây là các bước chung để giải một bài tập vật lý, trong giờ
“Bài tập”, giáo viên phải thường xuyên và dần dần giúp học sinh nắm
được và vận dụng chúng trong quá trình làm bài tập vật lý. Tuy nhiên,
đây chỉ là sự hướng dẫn rất khái quát và trong nhiều trường hợp học sinh
vẫn không thể giải được bài tập. Do vậy, người giáo viên cần hướng dẫn

học sinh phân tích phương pháp giải bài tập đó, chỉ ra được cấu trúc các
thao tác, hành động cần thiết vừa có tác dụng phát huy tính tích cực hoạt
động nhận thức của học sinh, vừa giúp học sinh dễ dàng tìm ra cách giải
bài tập, tức là, giáo viên phải hướng dẫn học sinh lập được một bản chỉ
dẫn việc thực hiện các hành động, các thao tác cần thiết để giải bài tập đó

2, Phân tích các lực tác dụng lên vật: Chỉ rõ các lực và biểu diễn
các lực tác dụng lên vật trên hình vẽ.
3, Viết phương trình định luật II Niutơn cho vật:
amF
hl
=
(*)
4, Chiếu phương trình (*) lên trục Ox: F
hl/Ox
= ma (1).
5, Chiếu phương trình (*) lên phương Oy: Tìm được N (2).
6, Lực ma sát F
ms
= µN (3).
7, Thay (2), (3) vào (1), tính được a và tìm được tính chất của
chuyển động.
Kiểu hướng dẫn theo mẫu có ưu điểm là nó đảm bảo cho học sinh
giải được bài toán đã cho một cách chắc chắn, giúp cho việc rèn luyện kỹ
năng giải bài toán của học sinh có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu việc hướng
dẫn học sinh giải bài toán luôn chỉ áp dụng kiểu hướng dẫn này thì học

sinh chỉ quen chấp hành những hành động đã được chỉ dẫn theo một mẫu
có sẵn. Do đó, ít có tác dụng rèn luyện khả năng tìm tòi, sáng tạo, sự
phát triển tư duy sáng tạo của học sinh bị hạn chế. Để hạn chế yếu điểm
này, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh trình tự giải một loại bài
toán xác định có thể theo các cách sau đây:
* Chỉ dẫn cho học sinh trình tự giải dưới dạng có sẵn qua việc giải
một bài toán mẫu, giáo viên phân tích các phương pháp giải và chỉ dẫn
cho học sinh trình tự giải loại bài toán đó rồi cho học sinh tập áp dụng để
giải các bài toán tiếp theo.

sẵn. Việc hướng dẫn này tạo điều kiện cho học sinh tư duy tích cực, đáp
ứng đòi hỏi phát triển tư duy và phát huy tính tích cực hoạt động cho học
sinh trong quá trình giải bài tập.
c. Định hướng khái quát chương trình hóa.
Định hướng khái quát chương trình hóa cũng là sự hướng dẫn
mang tính chất gợi ý cho học sinh tự tìm cách giải quyết nhưng giúp học

sinh ý thức được đường lối khái quát của việc tìm tòi giải quyết vấn đề
và định hướng được theo các bước dự định hợp lý. Sự định hướng ban
đầu đòi hỏi sự tự lực tìm cách giải quyết của học sinh. Nếu học sinh
không đáp ứng được thì sự giúp đỡ tiếp theo của giáo viên là sự phát
triển định hướng khái quát ban đầu, cụ thể hóa thêm một bước bằng cách
gợi ý thêm cho học sinh để thu hẹp hơn phạm vi tìm tòi, giải quyết cho
vừa sức học sinh. Nếu học sinh vẫn không đủ sức tìm tòi, giải quyết thì
sự hướng dẫn của giáo viên chuyển dần thành hướng dẫn theo mẫu để
đảm bảo cho học sinh hoàn thành được một bước, sau đó tiếp tục yêu cầu
học sinh tự lực tìm cách giải quyết bước tiếp theo. Cứ như vậy cho đến
khi giải quyết được vấn đề đặt ra.
Kiểu hướng dẫn này được áp dụng khi có điều kiện hướng dẫn tiến
trình giải bài toán của học sinh, giúp cho học sinh tự giải được bài toán
đã cho, đồng thời dạy cho học sinh cách suy nghĩ để giải một bài toán.
Kiểu hướng dẫn này có ưu điểm là thực hiện được đồng thời các yêu
cầu:
- Rèn luyện được tư duy của học sinh trong quá trình giải bài toán.
- Đảm bảo cho học sinh giải được bài toán đã cho.
Tuy nhiên kiểu hướng dẫn này đòi hỏi giáo viên phải theo sát tiến
trình hoạt động giải bài tập của học sinh, giáo viên không chỉ đưa ra
những lời hướng dẫn có sẵn mà cần kết hợp được việc định hướng với
việc kiểm tra kết quả hoạt động của học sinh để điều chỉnh sự giúp đỡ
phù hợp với trình độ của học sinh.

trung bình trở xuống thì bế tắc khi gặp dạng bài tập khác.
- Nhiều giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong lựa chọn và phân
loại bài tập.
3.2 Nguyên nhân, khó khăn chung của thực trạng.
- Tiết bài tập rất khó dạy ở chỗ không có một thiết kế nào cụ thể,
phải tuỳ thuộc vào khả năng tiếp thu của học sinh, của chương trình. Nếu
không xác định đúng mục tiêu rất dễ đi vào sự đơn điệu.
- Về khả năng tư duy của học sinh: một số học sinh quen lối tư duy
cụ thể, ít tư duy lôgic, trình độ tư duy trừu tượng chậm; khi gặp một sự
vật, hiện tượng nào đó thường chỉ chú ý đến bề ngoài. Các em chưa có
thói quen lao động trí óc, ngại suy nghĩ, gặp những tình huống khó
thường trông chờ sự hướng dẫn của giáo viên.
- Hệ thống sách tham khảo tràn lan khiến các em không biết chọn
lựa tài liệu phù hợp.Chương 4: Biện pháp, giải pháp để thực hiện đề tài.
Theo quan điểm của tôi, tiết bài tập vật lý không phải là tiết học để
giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập lấy điểm mà là tiết dạy để
giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp giải các dạng bài tập vật lý
có liên quan đến phần kiến thức đã học ở các tiết lý thuyết trước đó.
Muốn phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy
- học tiết bài tập, giáo viên vật lý cần phải căn cứ vào nội dung, mục
đích, phương tiện dạy học và trình độ của học sinh mà lựa chọn loại bài
tập, cách hướng dẫn, giúp đỡ để học sinh giải bài tập thành công và tạo
điều kiện cho họ nắm được các phương pháp giải. Vì vậy, giáo viên cần
thực hiện tốt và chú ý phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh ở tất
cả các công đoạn sau đây:
a. Chuẩn bị bài tập:
Để có một tiết dạy tốt cần có sự chuẩn bị bài tập thật chu đáo.

năng cần vận dụng, số lượng các đại lượng cho biết và các đại lượng cần
phải tìm… các bài tập này phải vừa sức và phù hợp với từng đối tượng
các lớp.
- Mỗi bài tập phải là một mắt xích trong hệ thống bài tập, đóng góp
vào việc củng cố, hoàn thiện và mở rộng kiến thức cho học sinh. Giúp
học sinh nắm được phương pháp giải các bài tập điển hình.
- Hệ thống bài tập được chọn giải giúp học sinh nắm được phương
pháp giải từng loại bài tập cụ thể và “bao” được phương pháp giải nhiều

bài tập trong sách giáo khoa để sau khi giải bài tập này học sinh có thể
giải được các bài tập trong sách mà trước đó các em còn lúng túng hoặc
chưa giải được. Nếu hệ thống bài tập trong sách giáo khoa đã tốt thì lấy
ngay bài tập trong sách.
- Để kích thích hứng thú, một điều quan trọng của tính tích cực
của học sinh nên chọn những bài tập có những nội dung thực tế, đó là
những bài tập liên quan trực tiếp đến đời sống, kỹ thuật sản xuất và lao
động của học sinh.
- Cũng cần chọn những bài tập nâng cao, mở rộng một vấn đề,
khía cạnh nào đó trong phạm vi kiến thức đã học, những bài tập mang
yếu tố nghiên cứu, nhằm giúp học sinh khá, giỏi phát triển tư duy đồng
thời phát huy tính tích cực, sáng tạo. Đó là những bài tập muốn giải được
học sinh phải suy nghĩ, phân tích tỉ mỉ, cẩn thận chứ không thể áp dụng
một cách máy móc các công thức vật lý.
- Chuẩn bị phiếu học tập (nếu cần) để kiểm tra, củng cố sự tiếp thu
của học sinh; thống kê những những thiếu sót, rút kinh nghiệm cho các
tiết sau.
Từ những yêu cầu đó, cần cho học sinh bắt đầu việc giải bài tập về
một đề tài bằng những bài tập định tính hay bài tập tính toán tập dượt các
bài tập cơ bản, tối thiểu ứng với từng kiến thức cơ bản. Sau đó mới đến
các bài tập tính toán tổng hợp, bài tập đồ thị, bài tập thí nghiệm và những

- Giáo viên giải thích thêm một số vấn đề mà học sinh thắc mắc.
- Giáo viên khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát các dạng bài tập
cơ bản.
Hoạt động 2: Hướng dẫn phương pháp giải các dạng bài tập.
Đây là hoạt động trọng tâm và chiếm nhiều thời gian nhất của tiết
học. Hoạt động này đánh giá vai trò hướng dẫn của thầy, quyết định
trong việc phát triển tư duy vật lý, việc nắm được phương pháp, kĩ năng
giải bài tập vật lý và đánh giá tính tích cực hoạt động của học sinh.
Giáo viên nêu đề bài tập và yêu cầu học sinh:
- Tìm hiểu và tóm tắt đầu bài:
* Đọc kỹ đầu bài.
* Ghi các đại lượng đã cho và cái phải tìm bằng các ký hiệu quen
dùng.
* Đổi đơn vị của các đại lượng đã cho về đơn vị phù hợp.
Tìm hiểu đầu bài không phải là đọc đi đọc lại nhiều lần mà phải
hiểu cặn kẽ và có thể phát biểu lại đầu bài một cách ngắn gọn, chính xác
từ đó học sinh có thể tóm tắt đầu bài bằng các kí hiệu hoặc bằng hình vẽ.
- Nhận diện bài tập và những kiến thức cần vận dụng để giải bài tập.

* Yêu cầu học sinh phân tích đề bài: mô tả được hiện tượng, quá
trình Vật lý xảy ra trong đề bài. Nêu được các quy tắc, các định luật chi
phối hiện tượng, quá trình đó tức là tìm ra cách giải quyết bài tập và đề
xuất phương án giải.
* Cho lớp nhận xét, bổ sung phương pháp giải khác (nếu có). Cuối
cùng giáo viên nhận xét, khẳng định lại hướng giải và lập sơ đồ định
hướng tư duy trên bảng (đối với học sinh yếu và trung bình).
Để có thể lôi cuốn cả lớp tích cực, chủ động trong hoạt động này,
giáo viên phải cho cả lớp thảo luận, phân tích đề bài, nghiên cứu các dữ
kiện, các ẩn số, xác lập các mối quan hệ cơ bản để giải bài tập và thống

hướng, hỗ trợ nhiều của giáo viên, mức độ cụ thể của bước này phải tùy
theo năng lực của từng lớp học sinh.
Sau khi đã nắm được phương pháp giải các bài tập cơ bản thì việc
giải các bài tập tương tự nên để học sinh tự giải. Việc tự lực giải bài tập
sẽ giúp học sinh rèn luyện được kỹ năng, kỹ xảo. Trong khi học sinh tự
lực giải các bài tập, giáo viên cần theo dõi, giúp đỡ từng học sinh khi gặp
khó khăn. Sự giúp đỡ này thực hiện bằng cách trao đổi trực tiếp giữa

giáo viên và học sinh nhưng không được làm mất đi tính tự chủ của học
sinh khi được giúp đỡ.
Hoạt động 3: Củng cố, đánh giá. Giao nhiệm vụ về nhà.
- Giáo viên hệ thống lại các dạng bài tập và các kiến thức cần để
giải các bài tập đó, lưu ý các câu trong bài tập vừa giải quyết cùng dạng
với bài tập nào trong sách giáo khoa và yêu cầu học sinh về nhà giải lại
nếu trước đó chưa làm được.
- Tuỳ theo nội dung của kiến thức và thời gian có thể mở rộng thêm
câu hỏi cho học sinh khá, giỏi hoặc cho phiếu học tập kiểm tra sự tiếp
thu của học sinh.
- Nhận xét tiết học, hướng dẫn bài mới.
- Giao bài tập về nhà: Các bài tập được giao về nhà cho học sinh ở
đây là những bài tập tương tự các bài tập đã giải và các bài tập phức hợp
có một vài yếu tố mới lạ, để học sinh có điều kiện giải các bài tập vật lý
một cách tích cực.
Sau đây, tôi xin trình bày ví dụ về cách tổ chức dạy - học của một
tiết “Bài tập” mà tôi đã được đánh giá cao trong kỳ thi giáo viên dạy
giỏi: “BÀI TẬP VỀ GHÉP TỤ ĐIỆN (Vật lý 11NC)” . Giáo án này được
thực hiện ở tiết 11 theo PPCT của SỞ GD và ĐT Thanh Hóa.
BÀI TẬP VỀ GHÉP TỤ ĐIỆN (Vật lý 11NC).
I.MỤC TIÊU:


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status