Nghiên cứu chấn thương xuyên nhãn cầu có dị vật nội nhãn tại bệnh viện mắt trung ương trong 5 năm (2003 2007) - Pdf 19

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương xuyên nhãn cầu có DVNN là một vết thương hở có khả
năng gây mù lòa cao [3], đây là một cấp cứu trong nhãn khoa mà thái độ xử trí
ban đầu quyết định rất nhiều tới khả năng bảo tồn nhãn cầu cũng như hồi phục
chức năng thị giác cho bệnh nhân. Bên cạnh đặc điểm chung của một CTXNC
bao gồm tổn thương các tổ chức nội nhãn như: mống mắt, thể mi, thể thuỷ tinh,
dịch kính, hắc võng mạc và nguy cơ nhiễm khuẩn cao do vết thương hở, nó còn
có đặc điểm riêng, đó là sự tồn tại của dị vật trong nhãn cầu; đây chính là tác
nhân gây ra các tổn thương nội nhãn tùy theo kích thước, hình dạng và vị trí
của dị vật trong mắt. Ngoài yếu tố làm tăng khả năng nhiễm khuẩn, những dị
vật nếu là kim loại còn gây nên bệnh cảnh nhiễm kim loại trong mắt, nếu không
điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc bên trong của nhãn cầu và gây ra
giảm thị lực trầm trọng. Do đó việc lấy được DVNN, phục hồi cấu trúc giải
phẫu của nhãn cầu cũng như điều trị các biến chứng do dị vật gây nên đòi hỏi
thái độ xử trí cấp bách và thận trọng [12].
Theo Đỗ Như Hơn và Nguyễn Quốc Anh, tại Bệnh viện mắt Trung ương
(1/1996 - 6/2000) số bệnh nhân CTXNC có DVNN chiếm 4,12 % tổng số bệnh
nhân chấn thương mắt [8]. Theo Shoheilian M và cộng sự 90 % DVNN là kim
loại trong đó có 55 % - 80 % là có từ tính [46]. Tùy theo tác nhân và hoàn cảnh
chấn thương, dị vật có thể nằm ở bất kỳ vị trí nào trong nhãn cầu, theo Lit ES
[40] dị vật nằm trong dịch kính là 61 %, trong võng mạc là 19 % và trong tiền
phòng hay thuỷ tinh thể là 20 %.
1
Việt nam là nước đang phát triển, trong những năm vừa qua cùng với sự
phát triển về kinh tế xã hội, chấn thương mắt cũng có xu hướng tăng lên trong
lao động sản xuất và sinh hoạt trong đó có CTXNC có DVNN. Đi đôi với sự
phát triển về kinh tế, các trang thiết bị máy móc phục vụ cho chẩn đoán và điều
trị, các kỹ thuật mới được nghiên cứu và áp dụng đã góp phần tăng hiệu quả
của chẩn đoán và điều trị DVNN cũng như xử lý các biến chứng do dị vật gây
ra, cải thiện thị lực cho người bệnh.
Trên thế giới cũng như ở Việt nam đã có rất nhiều các công trình nghiên

biểu mô, lớp Bowman, nhu mô, màng Descemet, lớp nội mô, Khi tổn thương
vượt quá lớp Bowman sẽ để lại sẹo giác mạc vĩnh viễn [1].
1.1.2. Củng mạc
Củng mạc là một sợi mô xơ rất dai, màu trắng chiếm 4/5 sau của nhãn
cầu. Củng mạc dày nhất ở cực sau, mỏng nhất ở chỗ bám của các cơ trực, phía
trước tiếp nối với giác mạc, phía sau giới hạn lỗ ra của thị thần kinh, mặt trong
tiếp giáp với hắc mạc, mặt ngoài tiếp giáp với bao Tenon và kết mạc.
Mạch máu: Củng mạc rất ít mạch máu, việc nuôi dưỡng chủ yếu là dựa
vào thẩm thấu từ các phần lân cận.
Thần kinh chi phối cho củng mạc là các nhánh của dây thần kinh mi ngắn
và mi dài [1], [2].
1.1.3. Hắc mạc
Hắc mạc là một màng liên khá kết lỏng lẻo có chứa nhiều mạch máu và
những sắc tố đen, nằm giữa võng mạc ở trong và củng mạc ở ngoài; phía trước
được giới hạn bởi Ora serrata; phía sau hắc mạc kết thúc ở quanh thị thần kinh
và dính chặt vào gai thị. Các lớp ngoài của võng mạc do các lớp mao mạch hắc
4
mạc nuôi dưỡng nên tổn thương hắc mạc sẽ ảnh hưởng tới chức năng võng
mạc, gây tổn thương thứ phát trên võng mạc [1], [2].
1.1.4. Võng mạc
Võng mạc là lớp màng mỏng có nguồn gốc thần kinh, nằm trong lòng
hắc mạc, bao mặt trong phần sau nhãn cầu, gồm 10 lớp chia thành 2 phần lớn:
- Phần ngoài cùng là biểu mô sắc tố
- Phần trong gồm 9 lớp còn lại, các lớp này không dính với biểu mô
sắc tố mà chỉ tiếp giáp về mặt giải phẫu, do đó khi bị chấn thương chúng dễ bị
tách rời tạo thành bong võng mạc. Võng mạc được nuôi dưỡng nhờ thẩm thấu
từ mạch máu hắc mạc và động mạch trung tâm võng mạc [1], [2].
1.1.5. Thể thuỷ tinh
Thể thủy tinh là một thấu kính trong suốt 2 mặt lồi, được treo cố định
vào vùng thể mi nhờ các dây chằng Zinn, độ dầy thể thủy tinh khoảng 4mm,

Theo Phan Dẫn và cộng sự để xuyên thủng thành nhãn cầu, dị vật phải
có đủ quán tính và năng lượng, vì vậy hầu hết các DVNN phần sau đều là
những mảnh kim loại [2]; tác nhân thực vật như mảnh gỗ ít khi vào tới phần sau
và thường chỉ vào phần trước; tác nhân có nguồn gốc động vật như lông súc vật
thường hay đi theo các dị vật thì mới vào tới bán phần sau [2], [3].
Dị vật nội nhãn phần sau khi đi qua đường củng mạc thường vẫn còn
quán tính, khi dị vật xuyên qua giác mạc, một phần quán tính bị mất qua tiền
phòng, mống mắt hay thể thuỷ tinh trước khi đến phần sau.
Tổn hại nhãn cầu do DVNN gây ra thường do 2 cơ chế:
6
* Chấn thương xuyên gây biến chứng.
* Tổn thương do bản thân DVNN gây ra như viêm nội nhãn do vi khuẩn,
nhiễm độc hay các phản ứng viêm khác.
Phản ứng của nhãn cầu với DVNN tùy thuộc vào hình dạng, thành phần
và vị trí của nó trong nhãn cầu. Dị vật càng lớn, hình thù càng góc cạnh và càng
gồ ghề thì càng gây tổn hại ban đầu và phản ứng tổ chức càng nặng. Tổ chức
càng nhiều mạch máu thì hoạt động chuyển hóa càng cao, khả năng dung nạp
càng thấp. Thành phần DVNN cũng là yếu tố quan trọng quyết định phản ứng
của nhãn cầu, dị vật trơ như: vàng, bạc, platin và một số chất liệu như đá, thủy
tinh, mảnh nhựa thì dung nạp tốt hơn, theo Lin HC và cộng sự (2006) [39]
mảnh nhựa có thể tồn tại trong mắt tới 30 năm. Dị vật kim loại do hiện tượng
điện phân gây tan rã kim loại hay phản ứng với các chất dịch nội nhãn có thể
gây tổn hại nhãn cầu nặng [2], [3].
1.3.1. Đặc điểm tổn thương nhãn cầu đi kèm
1.3.1.1. Tổn thương giác mạc–củng mạc
Dị vật có thể đi qua giác mạc, củng mạc hoặc vùng rìa vào trong nội
nhãn, theo Menon AA [41] tổn thương giác mạc do dị vật chiếm 60 %.
Với các dị vật to thì tổn thương giác mạc tương đối rõ ràng.
Với các dị vật nhỏ thì khi đi qua giác mạc, do giác mạc là tổ chức đàn hồi
nên lỗ thủng giác mạc dễ được bịt nhanh chóng. Trong trường hợp này ở những

- Có khi thấy dải dịch kính đông đặc cho thấy đường đi của dị vật trong
buồng dịch kính hoặc dị vật lơ lửng trong dịch kính [3], [16].
Theo Motwane SA và cộng sự [43] dị vật trong dịch kính chiếm 40 %
DVNN. Còn theo Karel I và cộng sự [37] tỉ lê xuất huyết dịch kính là 50 %.
8
1.3.1.6. Hắc võng mạc
Các tổn thương có thể phát hiện khi khám lâm sàng gồm có:
- Xuất huyết võng mạc.
- Rách hắc võng mạc.
- Bong võng mạc.
- Bong hắc mạc.
Các tổn thương này có thể đơn độc hoặc phối hợp với nhau. Đặc biệt có
thể quan sát được vị trí của dị vật cắm vào võng mạc, nếu dị vật là kim loại thì
thấy dị vật như một chấm sáng ở võng mạc.
1.3.2. Các biến chứng của dị vật nội nhãn
Chấn thương xuyên nhãn cầu có DVNN là một vết thương hở do đó các
tác nhân gây bệnh có thể qua vết thương vào trong nhãn cầu. Mặt khác dị vật
vào trong nội nhãn có thể kèm theo lông súc vật, thực vật, bùn đất là những thứ
có nhiều vi sinh vật gây bệnh tồn tại nên khả năng nhiễm trùng là rất lớn. Theo
Nguyễn Thị Thu Yên và cộng sự [21] có 12.65 % VMNN do DVNN gây ra
trong VMNN sau CTXNC; còn theo Waheed NK [51] thì tỉ lệ VMNN trong
CTXNC có DVNN khoảng từ 1,3 % đến 61 % tùy từng nghiên cứu. Bên cạnh
đó DVNN còn có thể làm rách võng mạc, xuất hyết dịch kính, biến đổi cấu trúc
dịch kính, gây hiện tượng tăng sinh dịch kính – võng mạc, làm co kéo võng
mạc và hậu quả cuối cùng bong võng mạc.
Các dị vật kim loại như sắt, đồng ngoài khả năng gây nhiễm trùng còn
gây hiện tượng nhiễm kim loại gây nhiều biến chứng về sau. Hiện tượng nhiễm
sắt có thể xuất hiện sau 1 - 2 tháng, hiện tượng nhiễm đồng thì chậm hơn, sau 1
-2 năm [12], [13], [14].
1.3.2.1. Viêm nội nhãn

màng tế bào dẫn tới thoái hóa tế bào, các tổn hại bao gồm:
+ Mống mắt: Màu nâu sẫm hơn so với mắt không nhiễm sắt. Đồng tử
thường giãn nhẹ và không phản xạ với ánh sáng, mất phản xạ co khi điều tiết.
+ Thể thủy tinh: Lắng đọng sắt trong các tế bào biểu mô của bao trước
tạo thành nhiều chấm màu nâu nhạt hay những chấm rỉ sắt. Cuối cùng toàn bộ
thể thuỷ tinh có thể có màu vàng sẫm với những rỉ sắt lớn có màu nâu.
+ Võng mạc: Thoái hóa sắc tố tiến triển từ chu biên và lan tỏa dần ra
toàn bộ hậu cực gây thu hẹp thị trường đồng tâm, các mạch máu võng mạc có
thể bị xơ hóa, theo thời gian, các biến đổi sắc tố xảy ra ở vùng hoàng điểm.
+ Glôcôm: Glôcôm góc mở mãn tính là biến chứng đôi khi gặp trong
nhiễm sắt do thâm nhiễm ion sắt vào vùng bè.
+ Điện võng mạc: Trong nhiễm độc sắt tổn hại trên điện võng mạc
thường xuất hiện sớm hơn so với biểu hiện trên lâm sàng với biểu hiện giảm
biên độ sóng b. Nếu sóng b giảm 50 % thì có khả năng hồi phục, những trường
hợp nặng hơn thì không có khả năng hồi phục [
2
], [
13
], [
16
], [
40
].
1.3.2.3. Nhiễm đồng
Đồng hay hợp kim của nó là dị vật không từ tính hiếm gặp chỉ chiếm 5
% các trường hợp dị vật kim loại [16], chấn thương này hay gặp trong các vụ
nổ. Nếu dị vật có hàm lượng đồng cao (>85 %) hay là đồng nguyên chất thường
gây phản ứng viêm nặng, nếu không được điều trị có thể dẫn đến teo nhãn cầu.
Yếu tố quan trọng quyết định phản ứng viêm là vị trí của dị vật trong nhãn cầu,
mức độ phân rã hóa học và phản ứng tổ chức, nếu dị vật nằm trong thể thuỷ

biến dạng hay có lỗ thủng chứng tỏ có dị vật đi qua. Khi dị vật nằm trong thể thuỷ
tinh, ở giai đoạn đầu thể thuỷ tinh thường vẫn còn trong mặc dù bao trước bị rách
[2], [16].
1.4.2.2. Dị vật nội nhãn phần sau nhãn cầu
Cần phải khám cẩn thận toàn diện tất cả những trường hợp chấn thương
xuyên nhãn cầu, soi đáy mắt ngay khi thể thuỷ tinh và dịch kính còn trong, khi
đó có thể phát hiện được dị vật lơ lửng trong dịch kính hoặc nằm trên võng
mạc. Khi các môi trường trong suốt bị tổn thương thì soi đáy mắt không thực
hiện được, việc phát hiện DVNN dựa vào các khám nghiệm bổ xung như siêu
âm, X quang.
1.4.3. Siêu âm và X quang
Hầu hết DVNN đều được phát hiện dựa vào siêu âm và chụp X quang.
1.4.3.1. Phương pháp X quang
* Đối với dị vật phần trước nhãn cầu
- Phương pháp chụp điện không xương Vogt: Phương pháp này có giá trị
để thăm dò các dị vật ở phần trước nhãn cầu, kể cả các dị vật có kích thước nhỏ
và độ cản quang thấp.
* Đối với dị vật phần sau nhãn cầu
Được yêu cầu trong các trường hợp nghi ngờ có DVNN, phần lớn các dị
vật được phát hiện và định vị bằng X quang, chụp X quang nhằm hai mục đích:
♦ Khẳng định sự tồn tại của dị vật trong nhãn cầu
♦ Xác định vị trí của dị vật trong nhãn cầu
13
A. Khẳng định có dị vật trong nhãn cầu
Tiến hành chụp X quang tiêu chuẩn 2 mắt ở 2 tư thế; một chụp thẳng
theo tư thế kinh điển Blondeau (mũi, cằm, kính ảnh) và một chụp nghiêng. Kỹ
thuật này cho phép phát hiện các dị vật kim loại kích thước khoảng 1mm (trừ
nhôm). Một số hợp kim có độ cản quang yếu hơn và thủy tinh thường không
thấy qua tia [16].
B. Xác định vị trí dị vật trong nhãn cầu

nhìn thấy hình ảnh của dị vật dù tính chất của dị vật thế nào, thậm chí loại trong
suốt với tia X, xác định được kích thước của dị vật. Tuy nhiên khi kích thước dị
vật qua nhỏ dưới 0,75mm, dị vật nghiêng so với tia siêu âm hoặc nằm trong cục
máu thì kết quả có thể sai lệch. Ngoài ra siêu âm còn có thể quan sát tình trạng
của dịch kính và hắc võng mạc. Như vậy siêu âm là phương tiện tốt để khám
DVNN, đặc biệt là dị vật phần sau nhãn cầu [15], [16]. Theo nghiên cứu của
Elvanney AM [35] thì tỉ lệ xác định dị vật bằng siêu âm là 93 % trong khi bằng
chụp X quang là 40 %.
1.4.3.3. Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) và cộng hưởng từ (MRI)
Đây là những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến nhất hiện nay có thể
phát hiện các DVNN có kích thước nhỏ và cả các dị vật không phải kim loại
mà X quang thông thường và siêu âm không phát hiện ra được [54].
Ngoài ra trong những trường hợp nghi nhiễm đồng hoăc sắt lâu ngày có
thể xét nghiệm định lượng đồng, sắt trong thủy dịch, nếu tỉ lệ đồng cao hơn
12mg % hoặc tỉ lệ sắt cao hơn 20mg % cho phép khẳng định có DVNN [16].
1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỊ VẬT
NỘI NHÃN
15
1.5.1. Các phương pháp điều trị dị vật nội nhãn
1.5.1.1. Dị vật phần trước nhãn cầu
A. Đối với các dị vật ở tiền phòng, mống mắt.
Các dị vật ở vị trí này dù có từ tính hay không đều phải cấp cứu lấy ra
sau khi dùng thuốc làm co đồng tử, có nhiều phương pháp kỹ thuật tạo đường
rạch để lấy dị vật, có thể chia thành 3 nhóm:
♦ Đường rạch ngay trên giác mạc.
♦ Đường rạch theo vùng rìa như trong phẫu thuật thể thủy tinh.
♦ Đường rạch có vạt củng mạc như trong phẫu thật cắt bè [16].
Tạo đường rạch dựa vào vị trí và kích thước của dị vật hoặc các tổn
thương nội nhãn khác đi kèm. Nếu dị vật là kim loại có từ tính thì có thể lấy bằng
nam châm. Nếu dị vật không từ tính có thể dùng panh để gắp ra. Nếu dị vật kẹt ở

ngoài, nếu không thì phải rạch hắc mạc. Sau khi lấy dị vật thì khâu đóng củng
mạc lại [2], [16], [40].
♦ Cách lấy gián tiếp: Cách lấy này là áp đầu nam châm lên vùng pars
plana cách xa dị vật. Phương pháp này được thực hiện khi dị vật nằm trong dịch
kính, trên võng mạc mà không có biểu hiện làm thủng võng mạc.
Chọn vị trí trên vùng pars plana ở cùng phía hay đối diện, rạch củng mạc
trên vùng pars plana và điện đông như trong phương pháp lấy dị vật trực tiếp,
đặt đầu nam châm lên vùng pars plana, hướng theo trục và bật điện, cần rạch
hắc mạc để dị vật đi ra. Biến chứng của phương pháp này là tổn hại thể thuỷ
tinh hay võng mạc do dị vật di chuyển trong khi lấy [2], [3], [40].
17
B. Lấy dị vật bằng panh gắp
Von Greafe (1863) là người đầu tiên dùng panh gắp dị vật đồng trong
mắt. Có thể sử dụng các loại panh như panh gắp bao thể thuỷ tinh, panh kẹp
mống mắt hay nội nhãn để gắp dị vật.
♦ Chỉ định ▪ Các dị vật không từ tính có thể soi thấy được.
▪ Các dị vật cắm thành nhãn cầu.
▪ Các dị vật từ tính không lấy được bằng nam châm.
♦ Nhược điểm: Khó tiến hành, tỉ lệ biến chứng cao, không lấy được trong
đa số các trường hợp.
C. Cắt dịch kính phối hợp gắp dị vật qua Pars plana
Cắt dịch kính là kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong suốt thời
gian dài. Năm 1970 Machemer R đã chế tạo ra dụng cụ để cắt dịch kính trên
mắt người, từ đó đến nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, người ta đã chế
tạo ra những máy cắt dịch kính với những tính năng hoàn hảo và cắt dịch kính
đã trở thành kỹ thuật quan trọng trong các phẫu thuật ở bán phần sau, đặc biệt
nó đã được áp dụng điều trị chấn thương xuyên có DVNN phần sau nhãn cầu.
Ở Việt Nam cắt dịch kính lấy dị vật qua pars plana đã được Đỗ Như Hơn
nghiên cứu và áp dụng từ năm 1996 với kết quả tốt [7].
* Ưu điểm:

+ Cố định giá đỡ lăng kính.
+ Mở pars plana ở hai vị trí 2 giờ và 10 giờ để đưa đầu cắt dịch kính và
đèn ánh sáng lạnh vào nội nhãn.
19
+ Cắt dịch kính: Cắt từ trung tâm ra chu biên, cắt từ nơi xa đến nơi gần dị
vật. Cắt sạch các tổ chức máu, mủ, dải tăng sinh co kéo dịch kính võng mạc.
+ Gắp dị vật bằng panh, có thể phối hợp với nam châm nếu dị vật có từ
tính.
+ Nếu dị vật cắm hắc võng mạc thì Laser võng mạc quanh vị trí dị vật.
+ Xử lý các biến chứng nếu có do dị vật gây ra hoặc trong quá trình lấy dị vật.
1.5.2. Kết quả điều trị dị vật nội nhãn
Điều trị CTXNC có DVNN bao gồm đóng vết thương thật kín, phục hồi
lại cấu trúc giải phẫu bình thường của nhãn cầu và lấy được dị vật [2], ngoài ra
cải thiện thị lực và ổn định nhãn áp cũng như xử lý các biến chứng do dị vật
gây ra luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nhãn khoa, là một trong các
tiêu chuẩn để đánh giá kết quả trong điều trị DVNN. Với các dị vật phần trước
nhãn cầu, việc phát hiện và xử trí dị vật tương đối dễ dàng. Đối với dị vật phần
sau nhãn cầu, việc phát hiện và xử lý tương đối phức tạp. Theo Wani VB [
52
] tỉ
lệ lấy thành công dị vật phần sau là 90 %; theo Chiquet C [
30
] tỉ lệ lấy được dị
vật phần sau là 100 % trong đó lấy được lần đầu đạt 79 %. Ở Việt Nam năm
1996 Đỗ Như Hơn [
7
] cắt dịch kính lấy dị vật đạt tỉ lệ thành công 84,2 %, trong
tổng số 19 mắt (7 dị vật có từ tính, 8 không có từ tính, 4 là gỗ và đá), số dị vật
lấy được lần đầu là 9 mắt, số còn lại phải lấy ở các phẫu thuật sau. Theo Đỗ
Đức Thành [

] thị lực của bệnh nhân có cải thiện so với lúc vào viện tại
từng thời điểm theo dõi.
Về nhãn áp: >80 % có sự điều chỉnh nhãn áp trong giới hạn bình thường
sau phẫu thuật [
4
], [
5
], [
16
].
Về chức năng giải phẫu của nhãn cầu. Theo Chiquet C [
30
] không có
mắt nào phải khoét bỏ, 7,5 % (3 mắt) bị teo nhãn cầu ở thời điểm theo dõi 19
tháng sau phẫu thuật. Theo Trần Minh Đạt [
4
] không có mắt nào bị khoét bỏ
sau phẫu thuật, 3,33 % (1 mắt) bị teo trong quá trình theo dõi, tuy nhiên trong
báo cáo năm 2008 của Ehlers JP [
34
] tỉ lệ múc nội nhãn trong quá trình theo
dõi sau lấy dị vật là 8,33 %.
1.6. TÌNH HÌNH CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ DỊ VẬT NỘI NHÃN Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về CTXNC có DVNN,
các công trình này tập trung nhiều vào chẩn đoán và phương pháp điều trị, đáng
chú ý là các công trình nghiên cứu của Phan Đức Khâm về hình thái lâm sàng
của CTXNC có DVNN, các phương pháp chẩn đoán, phát hiện, định vị dị vật
trong nhãn cầu, các kỹ thuật xử trí DVNN. Trong những năm gần đây với sự
tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các phương pháp chẩn đoán lâm sàng, cận lâm
sàng cũng như các phương pháp xử trí DVNN, đặc biệt là các DVNN phần sau

có DVNN đã được điều trị tại khoa Chấn thương Bệnh viện Mắt Trung ương
trong thời gian 5 năm từ 01/2003-12/2007.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn BN
- Tất cả các hồ sơ bệnh án được chẩn đoán CTXNC có DVNN đã được
điều trị tại khoa Chấn thương, có hồ sơ lưu tại Bệnh viện Mắt Trung ương.
- Hồ sơ ghi chép đầy đủ rõ ràng, chính xác các thông tin cần nghiên cứu:
+ Tuổi, giới, nguyên nhân chấn thương, thời gian vào viện sau chấn
thương, chẩn đoán và xử trí ở tuyến trước, thị lực và nhãn áp khi vào viện.
+ Các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng.
+ Phương pháp phẫu thuật lấy DVNN, kết quả của các phương pháp
phẫu thuật, các biến chứng trong và sau phẫu thuật.
+ Có nhận xét kết quả điều trị khi ra viện, thị lực, nhãn áp.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Các hồ sơ bệnh án không đủ thông tin để nghiên cứu.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
23
- Loại hình nghiên cứu: Là nghiên cứu mô tả hồi cứu.
2.2.2. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức:
n =
2
2/1
α

Z
2
)1(



vi khám bệnh, kính Volk 90 D, kính 3 mặt gương Goldman, máy soi đáy mắt.
- Kết quả cận lâm sàng
+ Kết quả X quang thông thường hoặc kết quả chụp CT scanner, MRI
+ Kết quả siêu âm ▪ Trục nhãn cầu.
▪ Xác định dị vật trong nội nhãn.
▪ Tình trạng của dịch kính, hắc võng mạc.
+ Kết quả điện VM: mức độ ảnh hưởng của dị vật lên võng mạc.
* Chẩn đoán: Dựa vào các những tiêu chuẩn trên lâm sàng, chụp X
quang và siêu âm, CT scanner.
- Lâm sàng: có đường vào của dị vật, nhìn thấy dị vật.
- Chụp X quang thông thường hoặc CT scanner: có hình ảnh của dị vật
- Siêu âm: có hình ảnh của dị vật
* Các phương pháp điều trị DVNN
- Phẫu thuật cấp cứu: được thực hiện cho những bệnh nhân có vết
thương nhãn cầu cần xử trí như khâu giác mạc, củng mạc
- Phẫu thuật lấy dị vật
▪ Dị vật phần trước nhãn cầu
+ Lấy dị vật bằng panh
+ Lấy dị vật bằng nam châm
+ Lấy dị vât phối hợp lấy thể thuỷ tinh và đặt thể thuỷ tinh nhân tạo
▪ Dị vật phần sau nhãn cầu
25

Trích đoạn Bong võng mạc Xử trí rách, bong võng mạc
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status