Nâng cao chất lượng và số lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam thời gian tới - Pdf 20

Lời mở đầu
Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Chủ trương này được khẳng định trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII và trong nghị quyết 01NQ/TW của Bộ Chính trị với mục tiêu chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH hướng về xuất khẩu. Để thực hiện chủ trương
của Đảng cùng với việc đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước và giúp Việt Nam bắt kịp được với tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập, chúng
ta cần phải tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu.
Hiện nay EU đã và đang là đối tác quan trọng, một thị trường lớn có khả năng tiêu
thụ nhiều hàng hoá, sản phẩm của Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam cũng chính là những mặt hàng mà thị trường này có nhu cầu nhập khẩu
hàng năm với khối lượng như giầy dép, thuỷ hải sản, cà phê… Trong đó mặt hàng
cà phê là một trong những mặt hàng nông sản quan trọng nhất được bán rộng rãi
trên thị trường EU. Khả năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam vượt xa hai loại đồ
uống là chè và ca cao. Vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá nói chung và đẩy mạnh
xuất khẩu cà phê nói riêng vào thị trường EU là một việc làm cấp thiết đối với nước
ta hiện nay. Tuy nhiên để làm được điều này Việt Nam cần tập trung nghiên cứu tìm
cách giải quyết các vướng mắc, cản trở hoạt động xuất khẩu sang EU và tìm ra các
giải pháp căn bản để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xuất khẩu cà phê vào thị trường EU trong
thời gian thực tập tại Tổng công ty cà phê Việt Nam được sự giúp đỡ nhiệt tình của
ban lãnh đạo công ty đặc biệt là Ban Kinh doanh tổng hợp cùng với sự hướng dẫn
tận tình của tiến sĩ Ngô Xuân Bình tôi xin chọn đề tài: "Một số giải pháp đẩy mạnh
xuất khẩu cà phê vào thị trường EU của Tổng công ty cà phê Việt Nam" làm đề tài
cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu: Trên góc độ lý thuyết luận văn phân tích vai trò của việc
xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tế quốc dân. Trên góc độ thực tiễn, luận văn
những mặt làm được và chưa làm được của việc xuất khẩu cà phê của Tổng công ty
cà phê Việt Nam và đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này.
Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, luận văn đã
vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê tổng hợp,

trong nền kinh tế quốc dân.
1.2. Chủng loại cà phê ở Việt Nam
Như chúng ta đã biết trên thế giới có hơn 70 loại cà phê khác nhau nhưng người ta
chủ yếu gieo trồng 2 nhóm cà phê chính là cà phê vối (Robusta), cà phê chè
(Arabica) nhờ vào ưu điểm về năng xuất và chất lượng ngoài ra còn dựa vào đặc
điểm thích nghi của từng loại cây.
* Cà phê vối thích hợp với khí hậu khô ráo, nắng ấm, nhiệt độ thích hợp nhất là 24-
26 0 C, độ cao khoảng 600-2000m, mật độ từ 1200 -1500 cây/ha. Cà phê Robusta
có hình quả trứng hoặc hình tròn, quả chín có màu thẫm, vỏ cứng và thường chín từ
tháng 2. Đặc biệt cây cà phê này không ra hoa kết quả tại các mắt của cành. Nhân
hơi tròn, to ngang, vỏ lụa màu ánh lâu bạc. Loại cà phê này được trồng nhiều nhất ở
Châu Phi và Châu á trong đó Việt Nam và Indonesia là hai nước sản xuất cà phê lớn
nhất thế giới.
* Cà phê Arabica ưa khí hậu mát mẻ có khả năng chịu rét, thường được trồng ở độ
cao trên dưới 200m. Arabica có nhiều tàn lá, hình trứng hoặc hình lưỡi mác. Quả
của loại cà phê chè có hình quả trứng hoặc hình tròn, có màu đỏ tươi, một số giống
khi chín có màu vàng. Loai cà phê này chủ yếu trồng ở Brazin và Colombia với mùi
thơm được nhiều nước ưa chuộng.
ở Việt Nam cà phê vối được trồng tuyệt đại đa số ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Đây là hai vùng chủ lực sản xuất cà phê của cả nước với năng suất khá cao (trên 1,6
tấn nhân /ha) chất lượng tốt, với diện tích 443.000 ha, chiếm 86% diện tích cả nước.
Cà phê chè lại thích hợp với các vùng núi trung du phía bắc, tập trung ở Sơn La, Lai
Châu, Thanh Hoá, Nghệ An, quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Diện tích cà phê chè cả
nước năm 2003 là 30.000 ha. Cà phê chè có chất lượng hơn nhưng hay bị sâu bệnh
và khả năng thích nghi kém hơn vì vậy năng suất cũng thấp hơn khoảng 0,9-
1,2tấn/ha.
1.3. Lợi thế so sánh trong sản xuất, xuất khẩu cà phê ở Việt Nam
1.3.1. Lợi thế so sánh trong sản xuất cà phê.
- Lợi thế về điều kiện tự nhiên.
Nước Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, trải dài theo phương

- Năng suất cà phê: Cà phê Việt Nam có năng suất khá cao: Nếu như năng suất cà
phê bình quân trên thế giới là 0.55 tạ/ ha, Châu á là 0.77 tạ/ ha thì ở Việt Nam đạt
tới 1.2- 1.3 tấn/ ha. Từ năm 2000- 2004, năng suất bình quân đạt 2 tấn/ ha, có năm
đạt 2,4 tấn/ ha. Năng suất cao này chính là do Việt Nam có nhiều giống tốt, có các
yếu tố thuận lợi về đất đai khí hậu, đặc biệt người Việt Nam có kinh nghiệm lâu
năm trong việc gieo trồng cà phê.
- Người dân Việt Nam có đức tính chịu khó cần cù, có tinh thần học hỏi tiếp thu
khoa học công nghệ để áp dụng vào trồng và chế biến cà phê xuất khẩu. Điều này
cũng là lợi thế trong việc tạo ra một nguồn hàng cho cà phê xuất khẩu.
- Cà phê Việt Nam có hương vị tự nhiên ngon. Cà phê Việt Nam được trồng trên
vùng cao nguyên, núi cao có khí hậu, đất đai phù hợp. Điều kiện này tao cho cà phê
Việt Nam có hương vị riêng, đặc biệt mà các quốc gia khác không có được. Điều
này là một lợi thế lớn của Việt Nam vì cà phê là thứ đồ uống dùng để thưởng thức,
đôi khi còn thể hiện đẳng cấp của con người trong xã hội vì vậy hương vị cà phê
luôn là một yếu tố lôi cuốn khách hàng, đặc biệt là khách hàng khó tính.
- Một trong những lợi thế thuộc về chủ quan là do đường lối đổi mới kinh tế của
Đảng và Nhà Nước Việt Nam đã tạo môi trường thuận lợi để phát triển sản xuất cây
cà phê. Nghị uyết 09/2000/ NQ/ CP của chính phủ xác định quy hoạch và định
hướng phát triển cây cà phê nước ta đến năm 2010. Vì thế từ năm 2003, sản xuất cà
phê nhất thiết theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước cả về diện tích, giống, sản
lượng, chất lượng khắc phục được tình trạng tự phát duy ý trí chạy theo phong trào.
Vì thế đã khuyến khích các hộ nông dân yên tâm trồng cây cà phê. Ngoài ra, Nhà
nước còn có chính sách hỗ trợ về giá khi giá cà phê của thị trường thế giới xuống
thấp.
1.3.2. Lợi thế so sánh trong xuất khẩu cà phê
- Chiến lược của nhà nước: trong những năm 2003- 2010 nhà nước đã xây dựng
hoàn thiện các chiến lược mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong
đó cà phê được xem xét là mặt hàng chủ lực số 1. Vị trí đó được xuất phát từ lợi thế
đất đai, khí hậu, kinh nghiệm sản xuất của nông dân. Lợi thế này kết hợp với chế độ
chính trị, xã hội ổn định, cơ chế chính sách thời kỳ đổi mới đã được khẳng định

có một vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân.
2.1. Vị trí của cà phê đối với ngành nông nghiệp nước ta.
- Ngành cà phê góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong ngành nông nghiệp
nước ta. Nếu như trước kia Việt Nam là một đất nước được biết đến với sản phẩm là
lúa gạo thì ngày nay Việt Nam còn được biết đến với một mặt hàng nữa đó chính là
cà phê. Điều này không chỉ giúp cho người dân đa dạng được cơ cấu cây trồng
trong ngành nông nghiệp mà còn đa dạng hoá được các mặt hàng trong việc xuất
khẩu nông sản của Việt Nam.
- Đa dạng hoá các dịch vụ kinh doanh trong ngành nông nghiệp: hoạt động sản xuất
cà phê gắn liền với hoạt động chế biến cà phê. Vì thế kéo theo một loạt các dịch vụ
của sản xuất nông nghiệp phát triển như: dịch vụ nghiên cứu giống cây trồng, dịch
vụ cung cấp thuốc trừ sâu, phân bón, dịch vụ cung cấp máy móc thiết bị cho phơi
sấy chế biến cà phê, dịch vụ bao gói, dịch vụ tư vấn xuất khẩu…
- Phân bổ lại nguồn lao động trong nền nông nghiệp. Nền nông nghiệp nước ta
trước kia chủ yếu là lao động phục vụ cho ngành trồng lúa nước. Đây là lao động
mang tính chất thời vụ vì thế có một lượng lao động dư thừa khá lớn trong thời kỳ
nông nhàn. Ngành cà phê phát triển kéo theo một lượng lao động khá lớn phục vụ
cho nó. Với quy mô diện tích cà phê ngày càng mở rộng thì càng cần một đội ngũ
lao động lớn. Điều này tạo cho người dân các vùng miền núi cũng như các vùng
đồng bằng chuyên canh lúa có việc làm thường xuyên, tạo thêm thu nhập cho họ,
hạn chế được các tệ nạn xã hội.
- Hạn chế được các vùng đất bị bỏ hoang: Vì đặc điểm của cây cà phê là thích hợp
với những cao nguyên, đồi núi cao nơi đây chưa được khai thác triệt để… Vì vậy đã
hạn chế được các vùng đất bỏ hoang, phủ xanh đất trống đồi trọc.
2.2. Vị trí ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân
- Ngành cà phê góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế: ngành cà phê gắn với cả
một quá trình khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng. Điều này kéo theo theo một loạt
các ngành kinh tế phát triển như ngành xây dựng các cơ sở để nghiên cứu giống,
ngành thuỷ lợi, ngành giao thông, ngành chế tạo máy móc, Vì thế đẩy mạnh qúa
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng nơi có cây cà phê phát triển. Điều này

quốc gia phải tìm cho mình những mặt hàng xuất khẩu có lợi thế nhất, đem lại lợi
ích cao nhất. Vì thế mỗi quốc gia phải xây dựng cho mình chính sách mặt hàng xuất
khẩu chủ lực. Nắm bắt được điều này, Việt Nam cũng đã xây dựng cho mình chính
sách mặt hàng xuất khẩu chủ lực riêng. Những mặt hàng này sẽ tạo cho Việt Nam
nguồn thu ngân sách chủ yếu. Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
Hàng năm ngành cà phê đã đóng góp một kim ngạch khá lớn cho ngân sách nhà
nước. Kim ngạch thu được từ hoạt động xuất khẩu cà phê vào khoảng 1-1,2 tỷ USD,
chiếm khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong giai đoạn đầu của quá trình
CNH-HĐH đất nước ta cần một nguồn vốn khá lớn để đầu tư xây dựng cơ bản,
nhập khẩu máy móc, công nghệ từ nước ngoài. Nguồn vốn thu từ xuất khẩu cà phê
sẽ đóng góp một phần nào đó để tăng khả năng nhập khẩu phục vụ cho nhu cầu
nhập khẩu phuc vụ cho tiến trình CNH-HĐH đất nước.
3.1.2. Xuất khẩu cà phê góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản
xuất phát triển
Việt Nam có lợi thế rất lớn trong việc sản xuất cà phê. Hàng năm Việt Nam sản xuất
ra một khối lượng lớn cà phê. Tuy nhiên tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam là rất
thấp. Vì thế thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Ngày nay
cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới thay đổi mạnh mẽ đó là thành quả của
cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là
tất yếu đối với nước ta.
* Có 2 cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế:
Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ nhưng sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá
nhu cầu tiêu thụ nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát
triển như nước ta, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng. Nếu chỉ thụ động chờ
ở sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp.
Sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế rất chậm chạp.
Hai là, coi thị trường và đặc biệt thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức
sản xuất. Quan điểm này xuất phát từ nhu cầu thế giới để tổ chức sản xuất. Điều này

thuật công nghệ từ thế giới bên ngoài vào việt Nam. Khi xuất khẩu cà phê thì sẽ tạo
cho Việt Nam nắm bắt được công nghệ tiên tiến của thế giới để áp dụng vào nước
mình. Như công nghệ chế biến cà phê xuất khẩu, công nghệ, phơi sấy, bảo quản sau
thu hoạch cà phê, ngoài ra còn học hỏi được kinh nghiệm quản lý từ quốc gia khác.
Như vậy sẽ nâng cao được năng lực sản xuất trong nước để phú hợp với trình độ
của thế giới.
- Thông qua xuất khẩu, cà phê Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thế
giới, về giá cả chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản
xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi với thị trường. Sản xuất cà phê đáp
ứng nhu cầu thị trường, khi đó muốn đứng vững thị trường buộc các doang nghiệp
xuất khẩu cà phê phải làm sao để hạ giá thành, nâng cao chất lượng để đánh bật đối
thủ cạnh tranh.
- Xuất khẩu cà phê đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công
nghệ sản xuất kinh doanh thúc đẩy sản xuất và mở rộng thị trường. Thị phần luôn là
mục tiêu của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vì thế buộc các doanh nghiệp phải
tích cực trong việc đổi mới công nghệ, quảng cáo và xâm nhập vào trường thế giới.
3.1.3. Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải
thiện đời sống nhân dân.
Sản xuất cà phê xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu
nhập cao và thường xuyên. Với một đất nước có 80 triệu dân, lực lượng người trong
tuổi lao động khá cao chiếm khoảng 50% thì việc phát triển cà phê sẽ góp phần thu
hút một đội ngũ lao động rất lớn làm giảm gánh nặng về thất nghiệp cho đất nước.
Giúp người dân ổn định đời sống giảm các tệ nạn xã hội. Đồng thời giúp người dân
có thu nhập cao đây là điều kiện để họ tiếp thu khoa học công nghệ kỹ thuật, hoà
nhập được với sự phát triển của thế giới.
3.1.4. Xuất khẩu cà phê là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối
ngoại của nước ta.
Xuất khẩu là hoạt động đổi buôn bán với nước ngoài do đó khi xuất khẩu sẽ có điều
kiện giúp cho quốc gia đó có được nhiều mối quan hệ với các nước khác. Hiện nay
ta đã xuất khẩu cà phê vào 53 quốc gia trên thế giới, điều này giúp cho Việt Nam có

Việt Nam, còn cách xa với yêu cầu của thị trường thế giới. Xu hướng chạy theo
năng suất và sản lượng khiến không ít các hộ kinh doanh quan tâm đên chât lượng
cà phê dẫn đến giá cà phê bị thấp hơn rất nhiều cà phê thế giới. Cà phê Việt Nam
nhiều tạp chất, cà phê chưa chín, công nghê phơi sấy bảo quản lạc hậu, dẫn đến nấm
mốclàm giảm chất lượng cà phê. Đặc biệt các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai
thác được lợi thế của cà phê Việt Nam chính là ở hương vị mặt hàng này.
3.2.4. Tổ chức quản lý, thu mua cà phê còn nhiều bất cập. Hiệp hội cà phê chỉ quản
lý được một phần các doanh nghiệp sản xuất cà phê, chủ yếu thuộc tổng công ty cà
phê Việt Nam, còn đại bộ phận cà phê hộ gia đình do tư thương chi phối.
Do những nhược điểm trên nên sức cạnh tranh của cà phê trên thị trường thế
giới còn thấp về chất lượng, giá thành cao, chủng loại sản phẩm còn đơn điệu. Đây
là những thách thức lớn đối với việc xuất khẩu cà phê Việt Nam trong giai đoạn hội
nhập với thị trường thế giới.
II. Vài nét khái quát về thị trường EU
1. Vài nét về quá trình phát triển Liên minh EU
ý tưởng về một Châu Âu thống nhất đã xuất hiện từ rất sớm. Năm 1923 Bá
tước người áo sáng lập ra "Phong trào liên Âu" nhằm đi tới thiết lập " Hợp chủng
quốc Châu Âu" để làm đối trọng với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Năm 1929, Ngoại
trưởng Pháp đưa ra đề án thành lập: Liên minh Châu Âu nhưng đều không thành.
Mốc lịch sử đánh đấu sự hình thành EU lúc đó là bản: "Tuyên bố Schuman" của bộ
trưởng Ngoại giao Pháp vào ngày 9/5/1950 với đề nghị đặt toàn bộ nền sản xuất
than, thép của Cộng hoà liên bang Đức và Pháp dưới một cơ quan quyền lực chung
trong một tổ chức mở cửa để các nước Châu Âu khác cùng tham gia. Do đó Hiệp
ước thành lập cộng đồng than thép Châu Âu đã được ký kết ngày 18/4/1951 . Và
đây là tổ chức tiền thân của EU ngày nay. Ban đầu liên minh Châu Âu gồm 15 quốc
gia độc lập về chính trị. Năm 2004 Liên minh Châu Âu đã trở thành khu vực kinh tế
lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ với 25 thành viên sau khi đã kết nạp thêm 10 thành viên
mới ngày 1/5/2004. Với thị trường trên 455 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) lên tới khoảng 10 nghìn tỷ Euro. Hàng năm EU chiếm 20% thị phần thương
mại thế giới và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo số liệu thống kê của IMF, khối

với chất lượng chứ không phải là giá cả. Vì thế ta làm sao để có các thương hiệu nổi
tiếng cạnh tranh với các thương hiệu nổi tiếng của thế giới như : Nestle, Kraft
Foods, Saralee, Tchibo, P&G Larazza,…
2.1.2. Kênh phân phối:
Hình thức tổ chức phổ biến nhất của các kênh phân phối trên thị trường EU
là theo tập đoàn và không theo tập đoàn.
Kênh phân phối theo tập đoàn có nghĩa là các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu của
tập đoàn chỉ cung cấp hàng hoá cho hệ thống cửa hàng và siêu thị của tập đoàn mà
không cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ của hệ thống khác.
Kênh phân phối không theo tập đoàn thì ngược lại, các nhà sản xuất và nhập khẩu
của tập đoàn này ngoài việc cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn
mình còn cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác và các công ty
bán lẻ độc lập.

Cà phê Việt Nam tham gia thị truờng EU thường theo kênh phân phối không theo
tập đoàn. Vì các doanh nghiệp Việt Nam thường la doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa
có đủ tiềm lực để điều chỉnh cả hệ thống các doanh nghiệp nhập khẩu cà phê của
EU.
2.2. Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng của EU:
Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng rất
được bảo vệ khác hẳn với thị trường các nước đang phát triển. Để đảm bảo quyền
lợi cho người tiêu dùng EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và
có hệ thống báo động giữa các thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản
phẩm ở biên giới. Hiện nay EU có 3 tổ chức định chuẩn: Uỷ ban Châu Âu về định
chuẩn, Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn điện tử, Viện định chuẩn viễn thông Châu
Âu. Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán được ở thị trường này với điều kiện phải
đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật và định chuẩn quốc gia được sử
dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất ra từ các nước có điều kiện
chưa đạt mức an toàn ngang với tiêu chuẩn EU. Để đảm bảo quyền lợi người tiêu
dùng EU tích cục tham gia chống nạn hàng giả bằng cách không cho nhập khẩu

giảm chi phí cho việc tìm kiếm thị trường mới. Ngoài ra nếu có được quan hệ tốt
với thị trường truyền thống, sẽ là điều kiện thuận lợi để thâm nhập vào thị trường
mới dẽ dàng hơn.
2.3.2. Chính sách ngoại thương:
Chính sách ngoại thương được xây dựng trên nguyên tắc: Không phân biệt
đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp
dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kỹ
thuật , chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu. Hiện nay Việt Nam chưa gia nhập
WTO nên chưa được hưởng ưu đãi từ tổ chức này. Vì vậy EU vẫn cò những quy
định riêng cho Việt Nam, như quy định hạn ngạch, thuế nhập khẩu cao nên khó
khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt các hàng rào về kỹ thuật, như độ an
toàn thực phẩm, vệ sinh thực phẩm. Đó lá khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu
Việt Nam cần vượt qua.
2.4. Tình hình nhập khẩu của EU trong những năm gần đây
Liên minh EU có nền ngoại thương lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, là thị trường
xuất khẩu lớn nhất và thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới. Hàng năm EU nhập
khẩu một khối lượng từ khắp các nước trên thế giới. Kim ngạch nhập khẩu không
ngừng gia tăng: từ 622,48 tỷ USD năm 1994 lên tới 757,85 tỷ USD năm 1997 và
gần 900 tỷ USD năm 2004. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của EU là nông sản
chiếm 11,79% trong đó có chè, cà phê, gạo, khoáng sản 17,33%, máy móc
24,27%, thiết bị vận tải chiếm trên 8,9%, hoá chất 7,59%, các sản phẩm chế tạo
khác 27,11% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2004 quan hệ kinh tế Việt
Nam- EU tiếp tục phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Tổng kim ngạch buôn bán
hai chiều đạt gần 11 tỷ USD trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang EU chiếm trên
4,5 tỷ USD trong đó cà phê chiếm 10% trong tổng kim ngạch. Dự báo tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- EU năm 2005 đạt 14 tỷ USD tăng 27% so với năm
2004. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU dự báo đạt 6 tỷ USD.
Riêng mặt hàng cà phê , EU nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới như Brazin,
Colombia, Indonesia, Việt Nam . Hàng năm EU nhập khẩu khoảng 24,846 triệu bao
cà phê Robusta, 52,643 triệu bao cà phê Arabica.

hiệu nổi tiếng chất lượng là yếu tố quyết định tiêu dùng đối với phần lớn các mặt
hàng được tiêu dùng trên thị trường này chứ không phải là giá cả. Tuy nhiên
phương thức này không phổ biến với Việt Nam vì hiện nay cà phê Việt Nam chưa
có nhiều thương hiệu nổi tiếng. Nhưng trong mấy năm tới thì Việt Nam cần áp dụng
phương thức này vì nếu được thị trường này chấp nhận thì thương hiệu đó sẽ được
các nước khác trên thế giới công nhân.
- Đầu tư trực tiếp chưa phải là hướng chính để thâm nhập vào thị trường EU của các
doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam trong hiện tại và tương lai vì tiềm năng
kinh tế của các doanh nghiệp còn hạn hẹp. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là
doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính còn quá nhỏ bé, không thể đầu tư tại thị
trường EU được.
Trong thời gian tới một mặt các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam vừa duy
trì xuất khẩu trực tiếp vừa có sự nghiên cứu để lựa chọn phương thức thâm nhập
bằng hình thức liên doanh phù hợp. Do vậy công tác đầu tư cho phát triển thương
hiệu cà phê là hướng đi rất đúng cho ngành cà phê Việt Nam.
4. Những thuận lợi và khó khăn của việc xuất khẩu cà phê vào thị trường EU
4.1. Những thuận lợi
- Liên minh EU là một khối liên kết chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giới hiện
nay. Đây là một khu vực phát triển kinh tế ổn định có đồng tiền riêng khá vững
chắc. Vì thế đây là một thị trường xuất khẩu rộng lớn khá ổn định do đó việc đẩy
mạnh xuất khẩu hàng hoá nói chung và mặt hàng cà phê nói riêng sang khu vực này
các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ có được sự tăng trưởng ổn định về kim
ngạch và thu được nguồn ngoại tệ lớn mà không sợ xảy ra tình trạng khủng hoảng
xuất khẩu.
- EU đang có sự chuyển hướng chiến lược sang Châu á. Việt Nam nằm trong
khu vực này nên có vị trí quan trọng trong chiến lược mới của EU. EU tăng cường
đầu tư và phát triển thương mại với Việt Nam, ngày càng dành ưu đãi cho Việt Nam
trong hợp tác phát triển kinh tế, đây là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status