94 Quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst và Young Việt Nam thực hiện - Pdf 21

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
LỜI NÓI ĐẦU
Kiểm toán BCTC của một doanh nghiệp là công việc đòi hỏi tính khoa học cao,
bởi lẽ BCTC được hình thành nên từ các khoản mục, lồng trong đó còn là mối quan hệ
hữu cơ giữa các tài khoản, từ đó phản ánh bộ mặt của một doanh nghiệp cho nên để đưa
ra ý kiến trung thực và hợp lý về BCTC trong báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải
khẳng định được tính trung thực, hợp lý của từng nhân tố cấu thành của BCTC. Lẽ
đương nhiên, công việc này có thể có những cách tiếp cận khác nhau, song mục đích
cuối cùng đó là khẳng định tính trung thực và hợp lý của tổng thể thông qua việc đảm
bảo đặc tính này ở cấp bộ phận. Thời gian thực tập tại công ty TNHH Ernst & Young
Việt Nam đã cho em cơ hội để tiếp cận việc thực hiện quy trình kiểm toán hoàn chỉnh
tại một số khách hàng kiểm toán, có thể nói một cuộc kiểm toán chính là công trình của
đoàn kiểm toán, tuy nhiên, để đảm bảo tính chi tiết và cụ thể trong việc nghiên cứu về
công tác kiểm toán, em xin được phép chỉ tập trung vào một phần hành kiểm toán, như
là một nhân tố cấu thành trong một cuộc kiểm toán.
Chu trình tiền lương và nhân viên là một chu trình không thể thiếu trong hoạt
động của bất cứ doanh nghiệp nào, đó không chỉ đơn thuần là nghĩa vụ đãi ngộ của
doanh nghiệp đối với nhân viên mà còn ứng với cách thức ghi nhận chi phí, ảnh hưởng
đến việc hình thành kết quả lãi lỗ của doanh nghiệp, nói một cách khác, chu trình này
không chỉ liên quan đến bảng cân đối kế toán mà còn ảnh hưởng đến con số trên báo cáo
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, kiểm toán viên từ đó có thể đưa ra
những khuyến nghị để giúp doanh nghiệp có thể hướng tới hoàn thiện hệ thống tuyển
chọn về nhân sự, cũng như cách thức hạch toán và quản lý về lương của doanh nghiệp.
Chính vì tính chất quan trọng đó, khoản mục liên quan đến bảng lương được coi là một
khoản mục khó, đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ không chỉ đứng riêng ở góc độ về tính trung
thực số liệu mà còn xem xét đến tính logic khi đối chiếu với các phần hành khác có liên
quan. Nhận thấy được tính phức tạp của phần hành này, em đã cố gắng tham khảo các
Phạm Thùy Trang 1 Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
tài liệu kiểm toán của công ty, cũng như tham vấn từ các anh chị đã từng tham gia thực
hiện phần hành này để có thêm được những hiểu biết về các công việc cụ thể cũng như

Khi tiến hành kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên theo các thủ tục được
thiết kế sẵn của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam.
Trong kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên, cụ thể các mục tiêu kiểm toán
được xác định như sau:
Mục tiêu kiểm toán chung: Khẳng định tính trung thực hợp lý của các nghiệp vụ
liên quan đến tiền lương và nhân viên, phù hợp với nguyên tắc và chế độ kế toán hiện
hành, để có đủ bằng chứng kết luận về con số của các khoản mục phải trả liên quan đến
tiền lương trên BCTC của đơn vị.
Phạm Thùy Trang 3 Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên của công ty TNHH Ernst &
Young Việt Nam
Mục tiêu kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên
Mục tiêu về tài chính (Cơ sở dẫn liệu)
• Tính hiện hữu, tính trọn vẹn, tính đo lường của chi phí tiền lương.
• Tính trọn vẹn, tính định giá, tính quyền và nghĩa vụ của số dư cuối kỳ phải trả lương nhân viên và các khoản
trích theo lương.
Mục tiêu về thực hiện (Thời gian/Chi phí/Chất lượng)
• Tính toán chi phí tiền lương một cách chính xác.
Mục tiêu về tuân thủ
• Tuân thủ theo Luật Lao động và những văn bản luật có liên quan liên quan đến việc chi trả lương của Chính phủ
Việt Nam.

Trong đó, cụ thể:
Tính trọn vẹn: Những khoản phải trả công nhân viên phát sinh trong kỳ đã được
hạch toán đầy đủ trên sổ sách kế toán của đơn vị.
Tính hiện hữu: Số dư phải trả công nhân viên, tức con số được trình bày trên
BCTC là có thực, là kết quả của các nghiệp vụ thực tế đã phát sinh trong niên độ tài
chính.
Tính phân loại và trình bày: Việc hạch toán chi phí vào khoản phải trả công nhân

là kiểm toán viên phải tìm hiểu được đặc điểm kế toán của đơn vị được kiểm toán để
nắm bắt được rủi ro tiềm tàng cũng như rủi ro kiểm soát đối với chu trình này. Từ đó,
kiểm toán viên có thể khoanh vùng và tập trung, chú ý đến những phần mà theo nhận
định có thể sai phạm.
Khi tiến hành xem xét cách thức vận hành của một hệ thống, mà ở đây được đề
cập đến là chu trình nhân viên, kiểm toán viên phải tìm hiểu về chính sách chi phối hoạt
động của hệ thống, từ chính sách của Nhà nước cho đến những quy định có tính tổ chức
của doanh nghiệp bằng cách xem xét hệ thống thông tư, văn bản tính và trích lập lương
được đơn vị sử dụng và tính cập nhật của các văn bản này (mức trợ cấp thất nghiệp…),
ví dụ như trong thời gian gần đây, việc doanh nghiệp cũng như cá nhân phải đóng thêm
bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp cho người lao động cũng như họ phải trích thêm từ lương
Phạm Thùy Trang 5 Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
của mình để chi trả cho loại bảo hiểm bảo vệ quyền lợi người lao động này. Từ đó, nhận
định về tính cập nhật thông tin và thực hiện thông tư, như quyết định về tăng mức lương
cơ bản của Nhà nước, các thông tư hướng dẫn về thuế, như thuế thu nhập doanh nghiệp
và đặc biệt trong thời gian gần đây khi có những điều chỉnh về thuế thu nhập cá nhân thì
vấn đề này đang hết sức được quan tâm và các cuộc kiểm toán cũng chú trọng hơn đến
việc thực hiện thể hiện tính cập nhật và sự hiểu biết của doanh nghiệp đối với thông tư.
Đối với những chính sách quy định ở đơn vị, kiểm toán viên phải đánh giá được tính
tuân thủ luật, tính hợp lý, tính hiệu quả của quy định, liệu quy định có gây cản trở cho
việc hạch toán, thực hiện các chế độ đãi ngộ dành cho nhân viên hay không.
Khi đảm bảo được nền tảng hạch toán của chu trình, kiểm toán viên phải đi sâu
vào soát xét tính hiệu lực của chính sách trong việc thực hiện, được thể hiện ở công tác
tổ chức kế toán. Bắt đầu từ những thông tin tổng quan về người tiến hành thực hiện các
công đoạn thuộc quy trình, từ đó có kết luận về tính phân công, phân nhiệm và phân
cách trách nhiệm, cũng như khả năng sai sót, gian lận có thể xảy ra từ tính chất tổ chức
kế toán này.
Đi sâu hơn vào công tác tổ chức kế toán tiền lương và nhân viên, kiểm toán viên
có thể xem xét hình thức kiểm soát hồ sơ nhân viên để chi trả lương, việc cập nhật danh

thưởng
Tiền phụ
cấp
Bảo hiểm
-Y tế
-Xã hội
-Thất
nghiệp
-KPCĐ
Doanh
nghiệp
Người
lao động
Thuế thu
nhập cá
nhân
Doanh nghiệp thu hộ cơ quan
Thuế
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
hàng và quản lý doanh nghiệp để có được con số phản ánh trung thực tình hình hoạt
động kinh doanh của đơn vị (lãi, lỗ).
Từ đó, kiểm toán viên phải xác định được tính trung thực, hợp lý của các khoản
mục tương ứng trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) cũng như các khoản
trích thuế thu nhập cá nhân với những đối tượng được cơ quan Thuế quy định.
Kiểm toán viên cần quan tâm đến việc thực hiện chi trả lương để đảm bảo tiêu chí
của phần hành này là đúng người-đúng thời gian-đúng lượng. Nghĩa là kiểm toán viên
phải xem xét các giấy tờ, thủ tục từ thông lệ quy định của công ty (ngày trả lương, mức
thưởng, phương thức thanh toán,…) cho đến việc thực hiện trong thực tế thông qua các
giấy tờ kế toán (bảng tính lương, bảng chi trả lương, chữ ký của những người có thẩm
quyền, chữ ký ký nhận của nhân viên), ngoài ra còn cần phải chú ý đến việc xử lý các

cho toàn bộ BCTC, còn đối với cá thể phần hành tiền lương và nhân viên, công việc cụ
thể được thực hiện để đạt được mục đích tìm hiểu về:
Đặc điểm về quy mô nhân sự của khách hàng
Tìm hiểu quy mô nhân sự của khách hàng là bước đầu tiên để xác định tính trọng
yếu của khoản mục phải trả công nhân viên trên bảng cân đối kế toán, cũng như khả
năng sai phạm khi hạch toán của kế toán. Trong cuộc kiểm toán cho công ty TNHH
ABC cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2009, kiểm toán viên đã tiến
hành yêu cầu cung cấp thông tin và tài liệu thống kê từ phía phòng nhân sự để nắm được
số nhân viên của công ty, bước nàu có thể giúp kiểm toán viên thực hiện thủ tục ước
lượng từ một tháng lương đến cả năm và xác định mức thu nhập trung bình để xem xét
về tính hợp lý của con số trong phần thủ tục phân tích sẽ được thực hiện trong giai đoạn
sau. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, tìm hiểu đặc điểm quy mô nhân sự cho phép kiểm toán
viên biết được mức độ phức tạp của các nghiệp vụ liên quan, tính trọng yếu của khoản
mục, từ đó có những quyết định trong phân công nhiệm vụ cho thành viên thuộc đoàn
kiểm toán. Công ty TNHH ABC là một công ty có lượng công nhân và nhân viên hành
chính lớn, trong năm 2009 có biến đổi lớn về nhân sự (từ 251 tại tháng 1 lên đến 580 vào
tháng 12) vì có hình thành thêm nhà máy mới.
Phạm Thùy Trang 9 Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bảng 1.2 Thống kê về số nhân viên trong 12 tháng trong năm 2009 của công ty
TNHH ABC
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Số nhân
viên
(người)
251 253 307 307 317 318 360 511 572 575 576 580
Tìm hiểu về tổ chức phòng ban, tổ chức sản xuất, bố trí nhân sự
Sau khi tìm hiểu về quy mô nhân sự, kiểm toán viên đã có cái nhìn tổng thể về
đơn vị, ngay sau đó, kiểm toán viên đã tiến hành tìm hiểu chi tiết hơn về việc tổ chức
phòng ban, bố trí tổ chức sản xuất, phân chia nhân sự ứng với việc đặt mã TK để dễ

Ban giám đốc
Phòng tổ chức
Bộ phận sản xuất Phòng vật tư
Khu chế biến
Bộ phận kho vận
Lò than cốc 7, 8 Khu tuyển than
Phòng kế toán
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Mặt khác, đối với chi trả lương qua hệ thống TK ngân hàng, kiểm toán viên phải
tiến hành đối chiếu việc lập bảng lương tương ứng với quản lý số TK của từng cá nhân,
thông qua đó có thể kiểm tra thông qua sổ phụ của ngân hàng, được coi như là bằng
chứng về nhận tiền lương của nhân viên công ty.
Tại công ty TNHH ABC, tiền lương theo tháng được chia làm 2 kỳ để nhân viên
nhận trong tháng, kỳ một vào giữa tháng (ngày 15) và kỳ 2 vào đầu tháng sau. Tiền
lương được chi trả theo hình thức chi trả trực tiếp, tức bằng tiền mặt thông qua thủ quỹ
của đơn vị.
Ở bước này, nhân viên kiểm toán cập nhật hệ thống tài khoản hạch toán và quy
trình hướng dẫn hạch toán ở đơn vị.
Tài khoản được sử dụng để hạch toán chu trình tiền lương và nhân viên:
TK 3341: Phải trả công nhân viên, TK này không chi tiết ra cho từng bộ phận,
nghĩa là không có sự tương ứng giữa phân chia TK chi phí phát sinh về nhân viên đối
ứng với TK phải trả.
TK 3382: TK KPCĐ
TK 3383: TK BHXH
TK 3384: TK BHYT
TK 3385: TK BHTN
Tài khoản hạch toán chi phí liên đới với các TK phải trả công nhân viên và các
khoản phải trích theo lương
TK 62211: Hạch toán chi phí tiền lương của công nhân xưởng than cốc 7 và 8
TK 62213: Hạch toán chi phí tiền lương của công nhân tuyển than

5% 82.896.642 VNĐ
Phạm Thùy Trang 13 Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bảng 1.3 Các nghiệp vụ liên quan đến phần hành tính lương tại công ty TNHH ABC
STT Miêu tả những thay đổi trọng yếu đối với chu trình
Miêu tả ứng dụng
Công nghệ thông tin vào
những bước trọng yếu thuộc
chu trình
1 Tuyển dụng hoặc cho thôi việc được phê duyệt
Giám đốc hoạt động
2 Mức lương được kiểm tra và phê duyệt
Giám đốc hoạt động
3 Thẻ hoặc báo cáo chấm công được chuẩn bị và thông tin
được nhập vào hệ thống bảng lương
Chương trình ghi nhận số
lượng sản phẩm hoàn thành
của nhân viên
4 Thẻ thời gian được kiểm tra và phê duyệt
Bộ phận nhân sự
5 Tính toán bảng lương sử dụng mức lương được lưu
trong hồ sơ nhân viên
Kế toán lương

6
Bảng tính lương được chuẩn bị
Kế toán lương
7 Bảng lương được phê duyệt
Kế toán trưởng, Giám đốc
hoạt động

xác định chu trình xử lý số liệu, lên sổ là đúng với bản chất nghiệp
vụ và đúng kỳ.
1/2/2010
c. Lưu ý những ngoại lệ đối với thủ tục cũng như hệ thống
kiểm soát của Công ty.
1/2/2010
d. Nếu chúng tôi xác định mức rủi ro kiểm soát theo kế
hoạch ít hơn mức tối đa hoặc chúng tôi tiến hành kiểm toán liên kết,
thì chúng tôi đã xác định chất lượng của bằng chứng thu được trong
quá trình thực hiện thủ tục “từ đầu đến cuối” phù hợp với việc xác
định tính hiệu lực của thiết kế hệ thủ tục kiểm soát và xác định thủ
tục kiểm soát có được tiến hành hay không.
1/2/2010
e. Sử dụng cùng một nguồn tài liệu và công nghệ thông
tin mà nhân viên của khách hàng sử dụng trong việc xử lý các
nghiệp vụ.
1/2/2010
f. Những câu hỏi của chúng tôi đối với nhân viên của
Công ty bao gồm những câu hỏi mang tính chất hướng theo để xác
định được những lỗ hổng trong kiểm soát hoặc dấu vết của gian lận.
1/2/2010
g. Khi chúng tôi xác định những thay đổi lớn trong việc
thực hiện xử lý nghiệp vụ, chúng tôi xác định bản chất của thay đổi
để xem xét việc thực hiện thủ tục “từ đầu đến cuối” đối với cả
nghiệp vụ được xử lý trước và sau thay đổi này.
1/2/2010
Xác định rủi ro kiểm toán kết hợp
Phạm Thùy Trang 15 Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Giai đoạn tìm hiểu khách hàng giúp cho kiểm toán viên có được đánh giá ban đầu

Tiến hành
thủ tục
kiểm soát
toàn phần
1.3.2 Thực hiện kiểm toán
1.3.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Thử nghiệm kiểm soát là một trong những công việc được thực hiện để khẳng
định tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Thử nghiệm này chỉ được
áp dụng khi kiểm toán viên có sự tin cậy cao vào hệ thống của đơn vị. Như thế, thử
nghiệm này sẽ không được áp dụng đối với đơn vị có hệ thống kiểm soát nội bộ được
đánh giá là yếu- tức không thể tin tưởng để dựa vào đó thực hiện kiểm toán
Xem xét và đánh giá tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ
Phạm Thùy Trang 16 Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Tìm hiểu quy trình về tiền lương nhân viên bằng cách chọn ra 2 nhân viên của
công ty TNHH ABC, truy xuất các tài liệu đi từ hợp đồng lao động, bảng chấm công,
bảng tính lương, giấy tờ nghỉ (nghỉ thai sản, nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ hết nguyên vật
liệu,…) đến giấy tờ thanh toán lương.
Công ty TNHH ABC là khách hàng kiểm toán năm thứ ba của công ty, trong cuộc
kiểm toán gần đây, kiểm toán viên đã đánh giá hệ thống kiểm soát của ABC là có hiệu
lực, vì thế trong cuộc kiểm toán cho năm tài chính 2009, kiểm toán viên quyết định tiếp
tục thực hiện thử nghiệm kiểm soát.
Nếu có ngoại lệ khác với đánh giá ban đầu, phải tăng cương thử nghiệm cơ bản.
Thử nghiệm kiểm soát thường được tiến hành trong giai đoạn kiểm toán giữa kỳ,
cụ thể trong giai đoạn này, kiểm toán viên sử dụng đến những kỹ thuật kiểm toán, đó là:
Điều tra
Quan sát
Phỏng vấn
Thực hiện lại
Tiến hành thủ tục phân tích

nghiệp
* Môi trường kiểm soát
-Tính liêm chính, giá trị đạo đức, và hành xử của các nhà quản trị cấp cao
-Tính chất hoạt động và ý thức kiểm soát của Nhà quản lý
-Sự quan tâm của nhà quản trị đến tính cạnh tranh, khả năng của doanh nghiệp
-Sự tham gia Ban giám đốc và/ hoặc Ủy ban kiểm toán (hay Cơ quan có thẩm quyền
giám sát) vào việc giám sát và điều hành
-Cơ cấu tổ chức và tính phân quyền và trách nhiệm
-Chính sách nguồn nhân lực
* Xác định rủi ro
* Hoạt động kiểm soát, thông tin và liên lạc
* Giám sát
Phần 2 – Xác định khả năng rủi ro của sai phạm trọng yếu do cố tình gian lận
* Thảo luận trong đoàn kiểm toán
* Nhân tố rủi ro liên quan đến gian lận trong BCTC
* Nhân tố rủi ro liên quan đến khả năng biển thủ tài sản
* Kết quả của thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch
* Phỏng vấn các nhà quản trị cấp cao, Ủy ban kiểm toán (hoặc cơ quan có thẩm
quyền), Kiểm toán nội bộ và các thành phần khác
* Các thông tin khác.
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Trên đây là nội dung đầy đủ của thủ tục kiểm soát và xác định rủi ro gian lận, tuy nhiên
đối với từng khách hàng cụ thể, kiểm toán viên chỉ thực hiện một phần nội dung của thủ
tục kiểm toán, nhấn mạnh vào tính trọng yếu và ứng dụng phù hợp với đặc thù của
doanh nghiệp. Cụ thể về chu trình tiền lương và nhân viên, phần thủ tục kiểm soát sẽ
giúp cho kiểm toán viên kết luận về tính hiệu quả trong việc thực hiện tính toán và chi
trả lương cho nhân viên. Có thể nói, thủ tục kiểm soát mang tính hệ thống, mọi thủ tục
cũng như kết luận tương ứng đều phục vụ cho việc đưa ra phương án về thủ tục kiểm
toán cần áp dụng, đối với công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, thể hiện tính thận
trọng nghề nghiệp cao, vì thế khi tiến hành thủ tục kiểm soát, kết luận về hệ thống kiểm

-Chính sách nguồn nhân lực
* Xác định rủi ro
* Hoạt động kiểm soát, thông tin và liên lạc
* Giám sát
Phần 2 – Xác định khả năng rủi ro của sai phạm trọng yếu do cố tình gian lận
* Thảo luận trong đoàn kiểm toán
* Nhân tố rủi ro liên quan đến gian lận trong BCTC
* Nhân tố rủi ro liên quan đến khả năng biển thủ tài sản
* Kết quả của thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch
* Phỏng vấn các nhà quản trị cấp cao, Ủy ban kiểm toán (hoặc cơ quan có thẩm
quyền), Kiểm toán nội bộ và các thành phần khác
* Các thông tin khác.
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
• Nhà quản lý có ra những quyết định phù hợp để phản hồi lại các phòng
ban từ những chính sách và thủ tục được ký duyệt hay từ quy định đạo đức nghề
nghiệp hay không?
• Nhà quản lý có dành sự quan tâm phù hợp đến bộ phận kiểm soát nội bộ,
trong đó bao gồm kiểm soát công nghệ thông tin hay không?
• Có tình trạng một hoặc rất ít người chi phối quyền quản lý mà không có
sự tham khảo hiệu quả từ phía Ban giám đốc hay ủy ban kiểm soát (hoặc bộ phận
có trách nhiệm điều hành) hay không?
• Nhà quản trị có trao đổi với kiểm toán viên về những vấn đề quan trọng
liên quan đến kiểm soát nội bộ và thực hiện kế toán, hay họ thường xuyên có
những bất đồng (hoặc, với cuộc kiểm toán năm đầu, ban giám đốc có mâu thuẫn
với kiểm toán viên tiền nhiệm)?
• Nhân viên kế toán, tài chính và công nghệ thông tin có đủ năng lực và
được đào tạo đầy đủ để xử lý được với những vấn đề phức tạp đặc thù của hoạt
động doanh nghiệp hay không? Những sai sót lặp lại có được khắc phục bằng
việc thay đổi nhân sự hay hệ thống hay không?
• Nhà quản lý có cam kết cung cấp nhân viên kế toán, tài chính, và công

sau đây là kết quả khi tiến hành thủ tục kiểm soát với công ty TNHH ABC
• Doanh nghiệp đã có quy định về nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp đối với
nhân viên công ty, và quy định này được theo dõi thường xuyên đối với nhân viên
của doanh nghiệp.
• Doanh nghiệp đã có những miêu tả chi tiết về công việc, hướng dẫn tương
ứng và những cách thức khác để thông báo cho nhân viên về nhiệm vụ của họ.
• Ủy ban kiểm soát của doanh nghiệp đã thể hiện việc giám sát hiệu quả
trong việc thực hiện lập BCTC và báo cáo kế toán quản trị.
• Nhà quản lý có duy trì, giám sát và có biện pháp phù hợp đối với khả
năng gian lận.
• Ban giám đốc đã thiết lập chính sách khuyến khích trình báo những hành
vi sai phạm từ phía nhân viên đồng thời có sự giám sát phù hợp và giải quyết
khiếu nại từ phía nhân viên.
Phạm Thùy Trang 22 Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
• Nhà quản lý có thiết lập quy trình xử lý những khiếu nại về kế toán, hệ
thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin.
• Hoạt động của công ty củng cố thông điệp về chính sách và môi trường
tương ứng.
• Việc thực hiện công việc được định kỳ đánh giá, nhận định đối với mỗi
nhân viên.
• Nhà quản trị chưa có biện pháp khắc phục kịp thời những thiếu sót về
kiểm soát nội bộ.
Thứ hai, trong công đoạn xác định rủi ro
Nhân tố quan tâm
• Quy trình xác định rủi ro có được thiết lập bao gồm ước tính mức ảnh
hưởng của rủi ro hay không?
• Quy trình xác định rủi ro của doanh nghiệp bao gồm việc xác định và tìm
hiểu rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin (ví dụ như tìm hiểu tác
động của doanh nghiệp có được thực hiện trên cơ sở xem xét ảnh hưởng của thất

thích nghi với những thay đổi nói trên.
• Mục tiêu hoạt động phải được vạch ra, so sánh và theo dõi trong toàn
doanh nghiệp.
• Kế hoạch chiến lược được xem xét và thông qua bởi Ban giám đốc.
• Dự toán hoặc dự báo được cập nhật trong suốt năm tài chính để phản ánh
sự thay đổi của các điều kiện môi trường .
Bởi phần hành về lương là một trong những nội dung hoạt động của doanh
nghiệp, vừa liên quan đến nguồn lực con người, liên quan đến sản xuất sản phẩm
dịch vụ và liên quan đến công tác kế toán của đơn vị. Có thể nói đây là một phần
hành có tính xuyên suốt trong doanh nghiệp rất cao, tiến hành thực hiện kiểm soát
nội bộ cho toàn doanh nghiệp cũng đồng thời là tiến hành kiểm soát để xác định
mức tin cậy vào hệ thống của doanh nghiệp trong việc tiến hành thực hiện chu
trình tiền lương và nhân viên.
Những câu hỏi được thiết lập sẵn trong tài liệu hướng dẫn GAM-x của
công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, tuy nhiên khi tiến hành thủ tục kiểm
soát, thông thường kiểm toán viên không sử dụng triệt để và vận dụng những câu
Phạm Thùy Trang 24 Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
hỏi có sẵn này, trên thực tế, đánh giá về hệ thống kiểm soát của đơn vị thường
căn cứ vào kinh nghiệm kiểm toán đối với khách hàng từ năm tài chính trước, qua
kết quả của những sai phạm khi thực hiện kiểm toán chi tiết của năm tài chính
2008. Trong trường hợp công ty TNHH ABC là khách hàng kiểm toán năm thứ 3,
do đó phần lớn căn cứ vào kết quả kiểm toán của năm 2008, các thủ tục kiểm soát
có khuynh hướng thực hiện mang tính hình thức, chính vì lẽ đó, tuy kiểm toán
viên có kết luận là hệ thống kiểm soát hiệu quả nhưng lượng nghiệp vụ kiểm toán
viên tiến hành kiểm tra chi tiết luôn ở mức cao (từ 70% đến 90%). Tuy tăng
cường thử nghiệm cơ bản sẽ đưa ra cho kiểm toán viên bằng chứng thuyết phục,
nhưng kiểm toán viên sẽ không tận dụng được ưu thế của việc thực hiện thủ tục
kiểm soát.
1.3.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status