Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ xuân 2009 tại htx kim long- t.p huế - Pdf 22

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam, một nước mà gần 80% dân số tham gia sản xuất nông nghiệp
đang trên đà hội nhập và phát triển. Cùng với những thay đổi nhanh chóng của
thế giới thì Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Sự phát triển vượt bậc
của những thành tựu khoa học kỹ thuật đang đặt ra cho con người nhiều thách
thức, trong số đó nổi cộm hiện nay là vấn đề ô nhiễm môi trường,chiến tranh
thiên tai và đặc biệt là gia tăng dân số. Trước vấn đề đó đã đặt ra những khó
khăn trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực và an ninh lương thực. Để có biện
pháp giải quyết những vấn đề nói trên không còn cách nào khác là phải tăng vụ,
đầu tư thâm canh, dùng giống mới chất lượng cao, trong đó biện pháp dùng phân
hoá học đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tăng năng suất cây trồng. Bên
cạnh việc dùng phân đa lượng để bón cho cây trồng thì hiện nay nhiều nước trên
thế giới trong đó có Việt Nam đã sử dụng phân bón lá để bổ sung thêm dinh
dưỡng giúp tăng nhanh năng suất cây trồng.
Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây họ đậu, cây công nghiệp, cây lấy dầu có
giá trị kinh tế cao. Hiện nay lạc đứng thứ 2 sau đậu tương về sản lượng và diện
tích gieo trồng.
Lạc là nguồn nguyên liệu quan trọng hàng năm cung cấp cho ngành công
nghiệp thực phẩm.Trong sản xuất thì mỗi hecta trồng lạc có thể để lại cho đất
40-80 kg đạm, đồng thời lượng lá rụng và thân lá dùng làm nguồn phân hữu cơ
tốt có hàm lượng NPK tương đương với phân chuồng. Vì vậy lạc là một loại cây
trồng luân canh xen canh cải tạo đất tốt.
Ở Việt Nam lạc được coi là cây trồng đóng vai trò chủ đạo và chiếm vị trí
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cho đến nay lạc được trồng phổ biến
khắp cả nước nhưng năng suất lại chênh lệch khá lớn giữa các vùng.Nhìn chung
năng suất lạc nước ta vẫn còn thấp so với tiềm năng của nó điều đó được chứng
minh là trong hơn 25 quốc gia trồng lạc ở Châu Á, Việt Nam đứng thứ 5 về sản
lượng nhưng năng suất vẫn còn thấp.
Thực tế cho thấy nếu trên diện tích rộng hàng chục ha, gieo trồng giống
mới có kỹ thuật tiên tiến thì năng suất sẽ cao hơn nhiều so với trồng đại trà, điều

sinh trưởng,phát triển và năng suất lạc từ đó xác định loại phân nào có hiệu quả
nhất đối với cây lạc nhằm khuyến cáo sử dụng rộng rãi trong sản xuất đem lại
hiệu quả kinh tế cao cho những hộ trồng lạc ở Thừa Thiên Huế nói riêng và cả
nước nói chung.
2
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN DỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Mối quan hệ đất - cây trồng - phân bón
Quan hệ đất- cây trồng - phân bón là mối quan hệ biện chứng tác động
qua lại lẫn nhau và được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:
Đất
Phân bón Cây trồng
Đất là môi trường sống , nơi tổng hợp các chất dinh dưỡng cần thiết cho
cây trồng.Cây trồng cung cấp một lượng lớn sinh khối từ thân, rễ, lá…tạo nên
một tầng thảm mục trên bề mặt đất. Đây là nguồn phân bón hữu cơ hết sức quan
trọng giúp tăng độ phì nhiêu đất.Chính vì vậy mà cây trồng có thể sinh trưởng
phát triển được trên đất mà không cần bón phân.
Cây trồng có thể duy trì quá trình sinh trưởng phát triển của mình nhờ sự
cung cấp dinh dưỡng từ đất mà không cần phân bón.Tuy nhiên để đạt năng suất
cao, ổn định, chất lượng nông sản tốt thì bên cạnh các yếu tố như khí hậu, thời
tiết, giống, kỹ thuật thâm canh…Chúng ta cần phải thêm các loại phân vô cơ
nhằm hỗ trợ các phân bón hữu cơ.
2.2. Bón phân cân đối và hợp lý
2.2.1. Khái niệm về bón phân cân đối và hợp lý
*Bón phân cân đối:
Là việc cung cấp đầy đủ các nguyên tố với tỷ lệ thích hợp trong từng vùng
sinh thái nhất định để đạt được năng suất cao nhất.
Bón phân cân đối phải đảm bảo các yếu tố dinh dưỡng cân đối:
Cân đối giữa các nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lượng.
Cân đối giữa hàm lượng vô cơ và hữu cơ.

trường.
2.3. Định luật yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất cây trồng
Năm 1840, Liebig phát hiện ra yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất
cây trồng. Nội dung định luật như sau: “Năng suất cây trồng tỷ lệ với nguyên
tố khoáng có tỷ lệ thấp nhất so với yêu cầu của cây trồng”.
Khi cây trồng không thể phát triển hoặc phát triển không bình thường thì
cây trồng đó không cho năng suất hoặc năng suất thấp hơn so với bình thường,
hoặc không đạt chỉ tiêu về chất lượng (protein, đườngs vi lượng ) ta nói rằng
trong đất có yếu tố hạn chế. Sự thiếu hụt một nguyên tố khoáng sớm muộn cũng
dẫn tới yếu tố hạn chế.
4
Việt Nam là quốc gia nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nên đất
thường bị chua, thiếu lân, kali, magie và lưu huỳnh ở những vùng đất ẩm. Đất
thường có khả năng hấp thu và lưu trữ chất dinh dưỡng thấp, thiếu đạm, các
chất hữu cơ chóng bị vô cơ hóa[4]. Mặt khác, hơn một nửa diện tích đất trồng
trọt có hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp và nhiều yếu tố hạn chế cần khắc
phục như: độ chua, hàm lượng nhôm, độ mặn và kiềm cũng như khả năng giữ
chất dinh dưỡng kém.
Trong số các thiếu hụt về dinh dưỡng trong đất Việt Nam, lớn nhất và quan
trọng nhất là thiếu hụt về đạm, lân, kali. Đây cũng là những chất dinh dưỡng
mà cây trồng hấp thụ với lượng lớn nhất. Trong các vùng đất chua phèn, đất
trũng thiếu lân trầm trọng; đất bạc màu, đất xám thiếu đạm, lân và kali. Đất
đỏ bazan, đất cát biển thì sự thiếu hụt lưu huỳnh trở nên quan trọng. Về vi
lượng có một số các yếu tố đáng chú ý, theo Phạm Đình Thái phân tích 216
mẫu đất, 92 mẫu cây cho thấy đa số đất Việt Nam nghèo nguyên tố vi lượng,
tình trạng cân bằng âm trong đất ở mức trầm trọng.
5
Bảng 1: Nguyên tố dinh dưỡng thiếu hụt hoặc dư thừa ở những
nhóm đất chính trên thế giới
Nhóm đất Thiếu hụt Dư thừa

năng suất thấp nhất thế giới.[22].
Phân hóa học là sản phẩm của công nghệ khai khoáng cung cấp dinh
dưỡng thiết yếu cho cây trồng đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất
nếu biết sử dụng hợp lý.Sử dụng phân hoá học cũng là con đường ngắn nhất
cải thiện vấn đề nghiêm trọng là nạn đói và thiêú lương thực thường xuyên
xảy ra ở một số nước kém phát triển. Theo tính toán của FAO năng suất lúa
của Châu Á phải đạt bình quân 3,2 tấn/ha năm 2010 và 4,75 tấn/ha năm 2030
mới đảm bảo nhu cầu lương thực tối thiểu cho người dân. Như vậy ở Châu Á
với khả năng sử dụng phân bón như hiện nay của các nước đang phát triển
trong vùng này thì số lượng phân bón để đạt năng suất 3,5 tấn/ha ngũ cốc vào
năm 2010 là 230 kg (N + P
2
O
5
+ K
2
O)/ha, 5,5 tấn/ha vào năm 2003 là 475 kg
(N + P
2
O
5
+ K
2
O)/ha.Với những nước đang phát triển thì ít hơn 160 kg/ha để
đạt 3,5 tấn/ha và 380 kg/ha để đạt năng suất 5,5 tấn/ha[7].
Gần đây ở một số nước phát triển các nhà xã hội học và các nhà môi
trường đang kêu gọi dụng rộng rãi nông nghiệp hữu cơ vì họ coi đây là giải
pháp cân đối dinh dưỡng tối ưu,vừa đảm bảo tăng năng suất vừa an toàn môi
trường sinh thái.Tuy nhiên thực tế đã chứng minh phân hữu cơ chỉ bổ sung
dinh dưỡng và cải thiện đất chứ không thể thay thế phân vô cơ được[1]. Thực

năm 2006, các nhà máy đã sản xuất và tiêu thụ trên 1,7 triệu tấn phân bón
tổng hợp, vi sinh , tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2005.
Tuy nhiên với việc sử dụng phân bón như vậy nhưng trong khi các
nước phát triển, việc sử dụng phân bón có chiều hướng đi xuống thì tại các
nước đang phát triển lại chiều hướng tăng mạnh, trong đó có Việt Nam. So
với các nước sử dụng nhiều phân bón trên thế giới, Việt Nam mới sử dụng
phân bón ở mức 2%. Tuy nhiên mức này lại chiếm một nguồn đầu vào khá
lớn đối với sản xuất nông nghiệp.
Theo các chuyên gia cho biết từ nay đến hết 2010, mỗi năm Việt Nam
sẽ phải nhập khoảng trên 500 nghìn tấn phân bón như: DAP, lân, kali và việc
nhập khẩu chỉ có khả năng chấm dứt vào năm 2020 khi các nhà máy trong
nước sản xuất đủ lượng phân bón theo nhu cầu của thị trườn.[29].
Là nước nhập khẩu phân bón với lượng tương đối lớn nhưng bên cạnh
đó vẫn còn tồn tại tình trạng nông dân sử dụng phân bón lãng phí. Điều này
do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng
này là do trình độ nông dân còn nhiều hạn chế, do quan niệm tập quán canh
tác và hơn thế nữa do chưa hiểu hết tác dụng to lớn của việc bón phân cân đối
và hợp lý chính vì vậy mà hiệu suất sử dụng phân bón hiện nay rất thấp, phân
8
đạm đạt mức 35-40%, phân lân và kali đạt mức 50%. Như vậy chỉ tính riêng
phân urê,hàng năm chúng ta bón khoảng 2 triệu tấn thì hao tổn khoảng 1,2-1,3
triệu tấn. Do vậy chỉ cần tăng hệ số sử dụng thêm 5% thì hàng năm chúng ta
tiết kiệm được ít nhất 100000 tấn urê[5].
Sử dụng phân hoá học hiện nay ở Việt Nam có thể chia thành 4 giai
đoạn:
- Từ năm 1961 - 1970: Giai đoạn này sử dụng phân hoá học còn thấp.
Tổng số NPK bón cho một ha là 30 kg nguyên chất. Hiệu suất phân đạm cũng
như phân lân chưa cao. Hiệu suất 1kg P
2
O

tấn)
1371,2 728,6 534,0
2633,8
Tỷ lệ
N:P:K
1 0,516 0,378
2005
Nhu cầu
(10
3
tấn)
1504,0 813,0 598,0
2915,0
Tỷ lệ
N:P:K
1 0,541 0,398
2010
Nhu cầu
(10
3
tấn)
1627,0 892,0 669,0
3118,0
Tỷ lệ
N:P:K
1 0,548 0,411
2.5. Cơ sở lý luận của đề tài
2.5.1. Vai trò của cây lạc
Lạc là cây trồng có giá trị kinh tế nhiều mặt bởi nó là cây họ đậu ngắn
ngày, các chất dinh dưỡng trong hạt khá đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng và

quả và thân lá là 192 kg N, 48 kg P
2
O
5
, 80 kg K
2
O, 79 kg CaO. Ngoài ra, cây
còn cần rất nhiều các nguyên tố trung lượng và vi lượng khác như magiê, lưu
huỳnh, đồng, kẽm, bo, molypđen, mangan, sắt…
Như vậy, nếu xét về tỷ lệ phân bón đa lượng cho cây, thì lạc có nhu
cầu tỷ lệ N:P
2
O
5
:K
2
O là xấp xỉ 4-1-2. Tuy nhiên, trên thực tế, bón phân cho
lạc thì lượng đạm cần bón được hạ thấp rất nhiều, do đặc điểm tự tổng hợp
đạm khí trời nhờ vi khuẩn cộng sinh. Lượng canxi cây cần và lấy đi từ đất
cũng tương đương lượng kali, do vậy, cần chú ý đặc điểm này. Lượng magiê
cây hút cũng tương đương hoặc cao hơn lượng canxi. Ngoài ra, cây lạc cũng
rất cần lưu huỳnh như những cây lấy dầu khác[28].
Đạm (N): Lạc có nhu cầu cao về đạm song nhờ hệ thống nốt sần ở bộ rễ
cung cấp một lượng đạm đáng kể. Tuy nhiên, nốt sần của cây chỉ hình thành
sau khi cây mọc 1 tuần, hơn nữa, hệ vi sinh vật trong nốt sần có nhu cầu sử
dụng phân đạm để phát triển nên cần bón lót đạm và bón thúc sớm để lạc phát
11
triển ngay từ đầu và tạo nhiều nốt sần hữu hiệu. Trên các chân đất bạc màu,
nghèo dinh dưỡng nếu không bón phân đạm thì hệ vi sinh vật cộng sinh ở nốt
sần phát triển kém vì vậy năng suất sẽ thấp. Thiếu đạm, thân lá có màu xanh

Ra hoa 42 39 28 48 53
Quả chín 48 51 53 41 27
(Nguồn :IFA - Longanathan & Krishnamoorthy, 1997)
2.5.3. Cơ sở của việc bón phân qua lá
2.5.3.1. Các yếu tố cản trở sự hút dinh dưỡng của các tế bào lông hút
Trong thực tế ta thấy rằng nếu đất bị dí chặt, mặt đất bị đóng váng, đất
chứa nhiều chất hữu cơ chưa phân huỷ, trong đất tích tụ các chất độc đối với
hô hấp của rễ , đất phèn , mặn ngập úng lâu ngày có thể gây ra hô hấp yếm
khí dẫn đến cản trở sự hút dinh dưỡng của rễ và người ta gọi đây là hiện
tượng “nghẹt rễ”.
Ở các điều kiện gây ra nghẹt rễ cho cây, dù trong đất có thừa chất dinh
dưỡng cây cũng chỉ hút dược một phần. Khả năng lựa chọn "hút theo nhu
cầu" của cây bị phá hủy.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hút dinh dưỡng của cây gồm:
*Dinh dưỡng trong đất: Các chất dinh dưỡng ở trong đất không phải
chất nào cũng ở dạng “dễ tiêu”, vì vậy rễ cây cũng không thể hút được một số
chất dinh dưỡng này, mặc dù cây đang rất cần. Có rất nhiều hiện tượng xảy ra
hàng ngày hàng giờ trong đất làm cho các chất dinh dưỡng trở nên khó tiêu,
hoặc bị mất đi.
Lân dễ bị các nguyên tố như nhôm, sắt kết tủa, ở vùng đất chua phèn
làm cho cây luôn bị thiếu lân. Kali dễ bị rửa trôi do nước mưa, nước tưới. Urê
bón và đất nhanh chóng bị các vi sinh vật trong đất chuyển hóa thành dạng
đạm nitrat. Ở dạng này, đạm dễ bị rửa trôi hoặc bị chuyển hóa tiếp thành nitơ
phân tử và bay vào khí quyển. Vi sinh vật và cỏ dại cũng cạnh tranh dữ dội
với cây trồng để hút dinh dưỡng. Một gam đất có hàng tỷ vi khuẩn, nấm
chúng hút chất dinh dưỡng và chỉ khi chúng chết đi mới hoàn trả lại các chất
này cho vùng rễ.
13
*Đất: cây cần đất để sống nhưng chúng ta biết rằng trong một gram đất
có chứa hàng tỷ vi sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau và các động vật hạ

14
2.5.4.Vai trò của phân bón lá đối với cây trồng
Cũng giống như những loại phân bón nói chung, phân bón lá cung cấp
dinh dưỡng cho cây trồng, ngoài ra còn có những vai trò và ưu điểm mà các
loại phân bón khác không có được, đó là:
+ Đáp ứng nhanh nhu cầu dinh dưỡng của cây, giúp cây mau chóng
phục hồi.
+ Giúp cây sinh trưởng phát triển ổn định, chắc khỏe, ít sâu bệnh,
chống được các điều kiện bất thuận (ngập úng, hạn, mặn, phèn, ) và cho năng
suất cao.
+ Phân bón lá ít bị mất đi so với phân bón qua rễ, nên hiệu quả sử dụng
phân bón cao hơn.
+ Tăng chất lượng nông sản và giá trị thương phẩm.
+ Có thể sử dụng khắc phục tình trạng thiếu dinh dưỡng của cây khi bộ
rễ gặp trở ngại.
2.5.5. Phân loại các loại phân bón lá
Các chế phẩm phân bón lá trên thị trường hiện nay rất phong phú. Tuy
nhiên có thể chia các chế phẩm phân bón lá ra làm 3 nhóm:
+ Nhóm chỉ có các yếu tố đa lượng và vi lượng phối hợp hoặc riêng rẽ.
+ Nhóm có thêm các chất kích thích sinh trưởng nhằm thúc đẩy sinh
trưởng hoặc thúc đẩy ra hoa tạo quả, giảm tỷ lệ rụng quả, thúc đẩy quá trình
chín, làm nhanh ra rễ.
+ Nhóm có các loại thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh được pha trộn
theo tỷ lệ thích hợp.
2.5.6. Các biện pháp để nâng cao hiệu quả của phân bón lá
Để sử dụng phân bón lá có hiệu quả cao phải:
+ Chọn đúng loại phân thích hợp: Từng loại cây trồng cần phải có loại
phân bón lá riêng. Ví dụ muốn kích thích cây ra hoa trái mùa, kích thích đâm
chồi, chín sớm, thì phải lựa chọn đúng loại kích thích sinh trưởng phù hợp
cho từng loại cây cụ thể.

4
Cl (Amonclorua) 2 – 3
Lân
NH
4
HPO
4
(MAP) 2 – 3
H
3
PO
4
(Axit photphoric) 1,5 – 2,5
Dạng DAP, MAP như trên 2 – 3
Kali
KNO
3
(Kalinitrat) 3 – 5
K
2
SO
4
(Kalisunphat) 3 – 5
KCl (Kaliclorua) 3 – 5
Canxi
CaCl
2
(Canxiclorua) 3 – 6
Ca(NO
3

(Nguồn: Witter, 1967)
16
2.6. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.6.1.Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Theo số liệu của FAO thì hiện nay có trên 100 nước trồng lạc từ 40 vĩ
độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam với diện tích 23,38 triệu ha và sản lượng đạt 34,85
triệu tấn (năm 2007)[28].
Trong các niên vụ gần đây diễn biến về năng suất sản lượng lạc của
một số nước trên thế giới được trình bày ở bảng 5:
Bảng 5: Diện tích năng suất sản lượng lạc trên thế giới từ 2005 - 2007
Nước
Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn)
2005 2006 2007 2005 2006 2007 2005 2006 2007
Thế giới 23,61 22,36 23,38 1,61 1,55 1,49 38,09 34,47 34,85
Ấn Độ 6,73 5,64 6,70 1,18 0,87 0,98 7,99 4,91 6,60
Trung Quốc 4,68 4,72 4,69 3,07 3,12 2,79 14,39 14,73 13,09
Nigieria 2,18 2,22 2,23 1,59 1,72 1,72 3,48 3,82 3,83
Indonexia 0,72 0,71 0,70 2, 04 2,08 2,10 1,46 1,47 1,47
Mỹ 0,66 0,49 0,48 3,35 3,22 3,51 2,21 1,57 1,69
Xenegan 0,77 0,59 0,60 0,91 0,77 0,70 0,70 0,46 0,43
Xu Đăng 0,96 0,96 0,92 0,54 0,38 0,50 0,52 0,36 0,46
Myanma 0,65 0,65 0,66 1,40 1,40 1,50 0,91 0,91 1,00
Cammơrun 0,31 0,31 0,30 0,76 0,53 0,53 0,23 0,16 0,16
Việt Nam 0,27 0,25 0,25 1,81 1,86 1,98 0,49 0,46 0,51
(Nguồn: FAOSTAT ,2009)
Cây lạc được trồng tập trung ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Trong
đó, châu Á có diện tích trồng lạc lớn nhất chiếm 63,17%; châu Phi chiếm
30,8%; châu Mỹ chiếm 5,8% diện tích trồng lạc trên thế giới. Qua số liệu
bảng 5 ta thấy Ấn độ là nước đứng đầu thế giới về diện tích trồng lạc là 6,70
triệu ha (năm 2007) có giảm so với năm 2005 và tăng so với năm 2006. Sản

1999 247,6 12,8 318,1
2000 249,9 14,5 355,3
2001 244,6 14,8 363,1
2002 246,7 16,2 400,4
2003 243,8 16,7 406,2
2004 263,7 17,8 469,0
2005 269,6 18,1 489,3
2006 249,3 18,6 464,8
2007 254,6 19,8 505,0
(Nguồn : Niên giám thống kê, 2008)
18
Qua bảng 6 cho thấy: Trong vòng 10 năm qua diện tích, năng suất, sản
lượng của cả nước đã tăng lên.Tuy nhiên so với mức sản lượng tăng lên khá
cao từ 351,3 nghìn tấn năm 1997 tăng lên 505,0 nghìn tấn năm 2007thì diện
tích mở rộng thêm nhưng tăng không đáng kể, trong vòng 10 năm chỉ tăng
thêm được 1,1 nghìn ha.
Từ năm 1998 - 2001 năng suất lạc không tăng, đến năm 2002 mới tăng
thêm (đạt 16,2 tạ/ha), năm 2007 đạt 19,8 tạ/ha.
Như đã nói ở trên diện tích trồng lạc ở nước ta trong những năm gần
đây không mở rộng nhiều nhưng do áp dụng được các tiến bộ kỹ thuật nên
sản lượng lạc đã tăng lên nhiều.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy: trên diện tích rộng hàng chục
hecta gieo trồng giống mới và biện pháp canh tác tiên tiến, năng suất lạc có
thể đạt từ 4-5 tấn/ha, gấp 3 lần so với năng suất bình quân trong sản xuất đại
trà[3,8]. Từ đó cho thấy tiềm năng để nâng cao năng suất lạc ở nước ta còn
rất lớn. Chính vì vậy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật một cách rỗng rãi trong sản
xuất, tạo điều kiện để mọi người dân có thể tiếp thu một cách nhanh chóng
nhằm góp phần đưa năng suất lạc của Việt Nam sánh kịp với các nước bạn và
trên hết là nâng cao được đời sống cho nhân dân.
2.6.3. Tình hình sản xuất lạc Thừa Thiên Huế

2006 4700 18,6 8800
2007 4763 20,0 9549
(Nguồn : Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế, 2008)
Qua số liệu bảng 7 ta thấy: Diện tích trồng lạc ở Thừa Thiên Huế có xu
hướng ngày càng mở rộng, trong vòng 10 năm từ năm 1997 là 3800 ha đến
năm 2007 là 4763 ha với sản lượng tăng từ 5700 tấn lên 9549 tấn. Diện tích
trồng lạc tăng từ 3800 ha lên 4100 ha. Cụ thể, về sản lượng tăng từ 5700 tấn
lên 5800 tấn từ năm 1997 - 1999. Riêng từ năm 1999 - 2000 thì cả về diện
tích lẫn sản lượng đều giảm. Tuy nhiên từ năm 2001 - 2004 thì cả về diện tích
lẫn sản lượng lạc lại có xu hướng tăng lên. Và diện tích đến năm 2005 - 2007
lại giảm trở lại song sản lượng tăng lên từ 8400 tấn lên 9549 tấn. Nhìn chung,
mặc dù diện tích trồng lạc của tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng được mở rộng
nhưng năng suất chưa cao. Năng suất bình quân vẫn còn thấp do nhiều
nguyên nhân nhưng chủ yếu là do trình độ thâm canh còn hạn chế, sản xuất
chưa tập trung, chưa có quy trình kỹ thuật phù hợp cho từng địa phương, việc
áp dụng những tiến bộ kỹ thuật còn chưa phổ biến. Bên cạnh đó, việc sử dụng
giống cũ, mất sức sống và đặc biệt là nông dân chưa chú ý đến việc bón phân
cân đối và hợp lý cũng là một trong những yếu tố góp phần ảnh hưởng đến
năng suất và sản lượng lạc trên địa bàn tỉnh.
20
2.7. Những nghiên cứu về phân bón lá trên thế giới và ở Việt Nam
2.7.1. Những nghiên cứu về phân bón lá trên thế giới
Lạc là loài cây trồng rất khó dự đoán về năng suất vì bộ phận thu hoạch
chính của lạc là quả lạc nằm bên dưới mặt đất. Để góp phần nâng cao năng
suất lạc, các nghiên cứu về phân bón đã đạt được những thành tựu đáng kể
đặc biệt là các nghiên cứu về phân bón lá.
Phân bón lá được phát hiện tại Viện đại học Michigan từ năm 1954
nhưng mãi đến thập niên 70 - 80 các nhà khoa học nhiều nơi, nhiều nước mới
xác nhận là bón phân qua lá hiệu lực cao hơn, nhanh hơn, kinh tế hơn và tránh
được nạn hoá chất làm ô nhiễm, chai cứng đất đai. Sau đó các cơ quan nguyên

ZnSO
4
0,6% 32 ngày sau gieo cho năng suất 1280 kg quả khô so với 1140
kg/ha ở đối chứng trên đất đen trung bình về kết cấu[7].
21
Tình trạng thiếu Fe, Bo thường hay xảy ra trên ruộng lạc. Khi thiếu Bo
gây ra "quả rỗng". Khi thừa Bo gây ra ngộ độc vì không hấp thụ được Fe.
.Khi thiếu sắt, giải pháp tạm thời là bón sắt dưới dạng Chelat (Har Tzook,
1971) nhưng biện pháp này tốn kém. Phun dung dịch Sunfat ferơ (Sắt II
sunfat + 1% Nitratamon) 40 - 60 ngày sau khi gieo cũng chữa được tình trạng
thiếu sắt (Fe).
Như vậy, qua các nghiên cứu về phân bón lá trên thế giới ta thấy rằng:
Mặc dù đang là phương pháp bổ sung dinh dưỡng nhưng nó đã cung cấp kịp
thời, nhanh chóng chất dinh dưỡng cho lạc, loại bỏ được các bệnh sinh lý do
thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng của đất. Đây là một biện pháp hiệu quả giúp
cho cây trồng hấp thụ các nguyên tố dinh dưỡng tốt hơn.
2.7.2. Những nghiên cứu về phân bón lá ở Việt Nam
Không chỉ trên thế giới mà ở Việt Nam trong thời gian gần đây những
nghiên cứu về phân bón lá cho lạc ngày càng được quan tâm nhiều nhằm đáp
ứng nhu cầu thâm canh để tăng năng suất cho lạc. Từ năm 1995 - 1997, diện
tích lạc có sử dụng phân bón lá tăng từ 17 - 33%.
Mặc dù chỉ cần số lượng ít nhưng các nguyên tố vi lượng không thể
thiếu đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây lạc giúp cho quá trình hình
thành quả lạc được tốt, tỉa quả không bị nứt, hạn chế nấm bệnh xâm nhập.
Thiếu B làm giảm tỉ lệ đậu quả, hạt lép, sức sống hạt giống giảm. Phun dung
dich axit boric có thể làm tăng năng suất 4 - 10%. Sử dụng Sunfat mangan
cũng đã góp phần làm tăng năng suất lạc[3]. Theo thống kê phần lớn đất trồng
lạc ở nước ta đều thiếu molipđen. Khi phun molipden đã tăng năng suất lạc
lên 16%. Hiệu quả của phân vi lượng đến năng suất lạc đã thể hiện rõ khi
phun kết hợp cả Mo, B, Mn với liều lượng một lần phun là 100g

2
O
5
: 2-4%, K
2
O: 18-22%
Các loại khoáng vi lượng
Các Carbohydrates: Acid Alginic, Mannitol, Laminarin
Các chất kích thích sinh trưởng: Cytokinin,Auxin, Gibberllin
Các amino acid (đến đây)
Tỷ lệ pha: 10 gr/16 lít nước.
Nơi sản xuất: Công ty TNHH Thương mại Quốc Bảo L3 - 6 Phùng
Khắc Khoan Quận 1- Tp.Hồ Chí Minh.
* HVP - 1610WP
- Thành phần: N:15%; P
2
O
5
:30%; K
2
O:15%; Mg:0,05%; Cu:0,07%;
Zn:0,06%, Fe:0,15%, Mn:0,05%, Bo:0,02% ; Mo:0,0008%
- Tỷ lệ pha: 10 gr/16 lít nước.
- Nơi sản xuất: Công ty CP dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp TP.Hồ Chí Minh , số
2 đường Tăng Nhơn Phú,P. Phước Long B, Quận 9 - Tp.Hồ Chí Minh.
*ATONIK 1.8 DD
- Thành phần: Hợp chất Nitro thơm
Chất kích thích sinh trưởng Atonik
- Tỷ lệ pha: 150ml/ha ( hoà vào 500 lít nước)
- Nơi sản xuất: Công ty ADC 101 Phan Đình Phùng – T.P Cần Thơ.

+ 60 kg K
2
O +500 kg
vôi)/ha.
*Các loại phân bón lá được phun vào các thời kỳ:
Lúc lạc 5 - 7 lá
Lúc lạc bắt đầu ra hoa
Lúc lạc kết thúc ra hoa đợt 1
Lúc lạc kết thúc ra hoa
*Liều lượng phun:600 lit/ha/1 lần phun
3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 5 công thức, 3 lần nhắc lại, được bố trí theo phương
pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCB).
25

Trích đoạn Sự phát triển của cành lạc Số lá trên thân chính Ảnh hưởng của phân bón lá đến số lượng và khối lượng nốt sần Ảnh hưởng của các loại phân bón đến sự ra hoa của lạc Ảnh hưởng của phân bón lá đến một số chỉ tiêu sinh lý của lạc
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status