XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH HƯNG YÊN HIỆN NAY - Pdf 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
NGUYỄN THỊ THIỀU HƯƠNG
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Ở TỈNH HƯNG YÊN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
HÀ NỘI – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
NGUYỄN THỊ THIỀU HƯƠNG
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Ở TỈNH HƯNG YÊN HIỆN NAY
Ngành: Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước
Mã số: 60310203
LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. Nguyễn Minh Phương
HÀ NỘI - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Những kết
luận trong luận văn chưa từng công bố trong bất cứ công trình nào.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Thiều Hương
3
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Nhà nước ta hiện nay.
Sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong điều
kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, phát triển kinh tế thị trường và
hội nhập quốc tế đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã trong sạch,
vững mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hội nghị lần thứ 5,
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã xác định:
Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động
nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
1
công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân,
không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội ngũ, chăm lo
công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính
sách đối với cán bộ cơ sở” [17, tr 167].
Pháp lệnh Cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2003 và Nghị định
số 114/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/10/2003 về cán bộ, công chức
xã, phường, thị trấn đã tạo cơ sở pháp luật cho việc kiện toàn và phát triển đội
ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo hướng chính quy và chuyên nghiệp hóa.
Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số 92/2009/NĐ-
CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối
với CB,CC ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã, các chức danh công chức cấp xã gồm:
+ Trưởng Công an;
+ Chỉ huy trưởng Quân sự;
+ Văn phòng - thống kê;
+ Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn)
hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
+ Tài chính - kế toán;
+ Tư pháp - hộ tịch;
+ Văn hoá - xã hội.
Đội ngũ công chức cấp xã có chức trách tham mưu, đề xuất các biện

truy tố trước pháp luật gây tổn hại không nhỏ đến uy tín và làm giảm sút
lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhà nước, đội ngũ
công chức cấp xã đang bộc lộ một số hạn chế về trình độ, năng lực tham mưu
cho UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước và trực
tiếp cung ứng các dịch vụ công cho người dân, tổ chức trên địa bàn.
3
Xuất phát từ vai trò và thực trạng của đội ngũ công chức cấp xã nêu
trên đòi hỏi phải nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định các giải
pháp thích hợp xây dựng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Hưng Yên đáp ứng
được yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, góp phần thúc đẩy quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn mới ở địa
phương. Với những lý do đó, học viên mạnh dạn lựa chọn vấn đề “Xây dựng
đội ngũ công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở
tỉnh Hưng Yên hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, với
mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã
của tỉnh nhà.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, trong đó
có công chức cấp xã là chủ đề tài có tính thời sự và đã nhận được sự quan tâm
nghiên cứu trên các phương diện khác nhau của nhiều nhà khoa học, nhà quản
lý, hoạch định chính sách và hoạt động thực tiễn. Đến nay đã có nhiều công trình
được công bố dưới dạng sách, đề tài khoa học, bài báo đăng tạp chí, như:
- Sách: Hệ thống chính trị cơ sở - Thực trạng và một số giải pháp đổi mới.
Viện Nghiên cứu Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ. Nxb. Chính trị quốc
gia. 2004.
- Sách: Cơ sở khoa học xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. TS. Thang
Văn Phúc và TS. Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên), Nxb. Chính trị quốc
gia, 2005.
- Sách: Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp xã

Biên hiện nay., Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
- Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Thị Phương Thảo (2010): Chất
lượng cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh Tuyên Quang, Học viện Chính trị -
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
5
- Luận văn thạc sĩ hành chính công của Trần Minh Lý (2010): Nâng
cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã ở tỉnh Đồng Tháp, Học
viện Hành chính
Một số bài viết, bài nghiên cứu về đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở
đăng trên các Tạp chí như Tạp chí Cộng sản, Tổ chức Nhà nước, Quản lý Nhà
nước như: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền cơ sở - Vấn đề và giải
pháp, Tạp chí Cộng sản, tháng 7/2002; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
xã, phường trong giai đoạn hiện nay –Tạp chí Tổ chức nhà nước, 3/2005; Góp
phần hoàn thiện chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã – Tạp chí Tổ
chức Nhà nước. Số 5/2009; Cơ sở khoa học xây dựng, hoàn thiện chính sách,
chế độ đối với cán bộ, công chức cơ sở”. Tạp chí Cộng sản. Chuyên đề cơ sở.
Số 6/2009; Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức xã góp phần phát
triển nông nghiệp bền vững - Tạp chí Tổ chức Nhà nước. Số 9/2011; Vai trò
của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn trong thời kỳ đổi mới. Tạp
chí Tổ chức Nhà nước. Số 10/2011.
Như vậy, có thể thấy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đánh giá
thực trạng và đề xuất quan điểm, giải pháp kiện toàn, đổi mới tổ chức, hoạt
động chính quyền cấp xã và giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã, nhưng chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu chuyên biệt về cán
bộ, công chức cấp xã nói chung và công chức cấp xã ở tỉnh Hưng Yên nói
riêng. Hơn nữa phần lớn những công trình này đều được thực hiện trước khi
Luật Cán bộ, công chức có hiệu lực. Vì vậy, việc chọn nghiên cứu đề tài này
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức cơ sở của tỉnh Hưng Yên hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

pháp luật của Nhà nước ta về công tác cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ
công chức cấp xã nói riêng.
7
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện bởi phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp cụ thể như: phân tích và
tổng hợp, lịch sử và lôgic, thống kê, so sánh… để phân tích và làm sáng tỏ
vấn đề nghiên cứu.
6. Đóng góp khoa học của luận văn
- Góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng đội
ngũ công chức cấp xã.
- Đề xuất quan điểm và các giải pháp phù hợp, có tính khả thi nhằm
xây dựng đội ngũ công chức cấp xã của tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu cải
cách hành chính nhà nước ở tỉnh Hưng Yên.
7. Ý nghĩa của luận văn
- Những kết luận và giải pháp rút ra từ luận văn có thể làm tài liệu tham
khảo cho việc xây dựng, hoạch định chính sách tạo nguồn, tuyển dụng, sử
dụng, đào tạo, bồi dưỡng và đãi ngộ công chức cấp xã ở Hưng Yên.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo
trong nghiên cứu và giảng dạy ở Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi
dưỡng chính trị huyện, thành phố của tỉnh Hưng Yên.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên
cứu liên quan sau này.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương.
8
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC
CẤP XÃ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân
dân mà không phải là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân
quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không
phải là sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo,
quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự
nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà
nước; …[ 30, tr 8 ]
Theo Điều 61 của Luật Cán bộ, công chức và Nghị định số
92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một
số chế độ, chính sách đối với CBCC ở xã, phường, thị trấn và những người
hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, CBCC cấp xã gồm:
- Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau:
+ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND;
+ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
+ Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam;
+ Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị
trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân
Việt Nam);
10
+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
- Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
+ Trưởng Công an;
+ Chỉ huy trưởng quân sự;
+ Văn phòng - Thống kê;
+ Địa chính - Xây dựng - Đô thị và môi trường (đối với phường, thị
trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);

xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác cán bộ gắn với đổi
mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Ở nước ta, chính quyền cấp xã có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng
không chỉ trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước mà còn là yếu tố chi phối
mạnh mẽ đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các cộng đồng dân
cư và toàn thể người dân trong xã; là mắt xích quan trọng trong cơ chế thực
hiện quyền lực nhân dân. Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và
Nhà nước đều được thực hiện ở cấp xã. Với vị trí là cấp cơ sở, vai trò của
công chức cấp xã được thể hiện qua các mối quan hệ: với đường lối, chính
sách và pháp luật; với bộ máy chính quyền; với chức trách thực thi công vụ và
với quần chúng nhân dân, cụ thể ở các điểm cơ bản sau:
- Quan hệ giữa chính sách, pháp luật với công chức cấp xã là mối quan
hệ nhân - quả. Công chức cấp xã có phẩm chất và năng lực tốt mới có thể cụ
thể hóa, bổ sung hoàn chính chính sách và tổ chức thực hiện tốt pháp luật.
Nếu công chức cấp xã không vững mạnh thì cho dù đường lối, chính sách có
đúng đắn cũng khó biến thành hiện thực. Như vậy, công chức cấp xã góp
phần quyết định sự thành bại của đường lối và chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước.
12
- Công chức cấp xã là những người trực tiếp đem chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành; đồng
thời nắm bắt tình hình triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và
chính sách, pháp luật của Nhà nước phản ánh cho Đảng và Nhà nước để có sự
điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho đúng và phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, vị trí,
vai trò của công chức cấp xã là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ và quần chúng
nhân dân.
- Công chức cấp xã là nhân tố chủ yếu, mang tính “động” nhất ở cơ sở,
tuy nhiên công chức cấp xã lại chịu sự chi phối, ràng buộc của tổ chức. Chức
năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã yêu cầu các chức danh
công chức cấp xã phải hoạt động theo những nguyên tắc và khuôn khổ nhất

người gần dân nhất; hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với nhân dân, giải quyết các
thủ tục hành chính, cung cấp các dịch vụ công cho nhân dân. Đồng thời họ
tiếp nhận, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân lên cấp trên, kịp thời
nắm bắt và tham mưu với các cấp để kịp thời điều chỉnh các chủ trương,
chính sách cho phù hợp, sát thực, hiệu quả.
- Công chức cấp xã được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, có trình
độ, năng lực không đồng đều, mặt bằng chung còn khá thấp. Đặc biệt ở một
số địa phương vẫn còn không ít công chức cấp xã chưa đạt chuẩn về trình độ
đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, nhất là đối với những công chức cao tuổi. Một
bộ phận công chức cấp xã ý thức chính trị, đạo đức công vụ còn hạn chế, chưa
thực sự tâm huyết với công việc, thiếu chủ động trong học tập, rèn luyện để
nâng cao trình độ, năng lực công tác, chưa thực sự lắng nghe và kịp thời giải
quyết các nguyện vọng chính đáng của nhân dân, thậm chí có những biểu hiện
14
suy thoái về đạo đức công vụ, gây khó khăn, phiền hà cho người dân hoặc lợi
dụng hoạt động công vụ để trục lợi cá nhân, vi phạm pháp luật
- Tính chuyên nghiệp, chuyên môn hoá trong hoạt động thực thi công
vụ của công chức cấp xã chưa cao. Phần lớn công chức cấp xã là người sinh
sống tại địa phương nên có ưu điểm là am hiểu về văn hoá, phong tục, tập
quán và tâm lý, tình cảm của người dân, thuận lợi trong việc tổ chức, vận
động nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước và các quy định của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, cũng
chính vì là người địa phương nên công chức cấp xã bị chi phối bởi nhiều mối
quan hệ tình cảm dòng tộc, "trong họ ngoài làng", tạo nên lối làm việc "duy
tình", chủ quan cá nhân, giải quyết công việc bằng kinh nghiệm, ảnh hưởng
đến hiệu lực, hiệu quả thực thi công vụ của chính quyền cơ sở. Ngược lại,
những công chức cấp xã không phải là người địa phương, ít bị chi phối bởi
các mối quan hệ tình cảm lại thiếu sự am hiểu về văn hoá, con người ở cơ sở.
Hơn nữa, do tư tưởng cục bộ, địa phương của CB,CC và nhân dân còn khá
phổ biến, nên không thực sự ủng hộ, hợp tác đối với những công chức cấp xã

chế. Chính những điều này đã tạo ra những áp lực rất lớn cho công chức cấp
xã, đồng thời dễ nẩy sinh tiêu cực, ảnh hưởng đến việc nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ công chức và chất lượng, hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thực thi
công vụ của chính quyền cơ sở.
- Công chức cấp xã là những người trực tiếp thực hiện và đảm bảo cho
việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Cấp xã
là cấp trực tiếp quản lý hành chính nhà nước ở cơ sở và giải quyết nhiều vấn
đề liên quan đến người dân từ mặt pháp lý đến đời sống dân sinh, từ an ninh
trật tự, giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo. Điều này đòi hỏi công chức cấp
16
xã phải có sự am hiểu về pháp luật, về văn hoá, phong tục tập quán, tâm lý
nhân dân và đặc biệt là phải thực hiện tốt công tác dân vận, tổ chức tốt việc
hoà giải giải quyết các vụ việc ở cơ sở, không để các vụ việc kéo dài, vượt
cấp gây bức xúc trong nhân dân.
- Hoạt động thực thi công vụ của công chức cấp xã có nhiều điểm khác
biệt với công chức hành chính nhà nước.
+ Hoạt động thực thi công vụ của công chức cấp xã có tính đặc thù
nhất định vì vừa phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật, vừa
phải phù hợp với thực tiễn ở địa phương, đảm bảo hợp lý - hợp tình, phù hợp
giữa ý Đảng - lòng dân. Công chức cấp xã khi thực thi công vụ không những
chỉ căn cứ vào pháp luật và các quy định của cấp trên mà còn phải căn cứ vào
tình hình, điều kiện thực tế ở cơ sở. Do đối tượng tiếp xúc, làm việc của công
chức cấp xã rất đa dạng, phức tạp, nhiều thành phần lứa tuổi, trình độ nhận
thức hiểu biết khác nhau nên khi thực thi công vụ, công chức cấp xã không
thể cứng nhắc thực hiện một cách máy móc các quy định của pháp luật nhưng
cũng không thể làm trái các quy định của pháp luật, vi phạm các nguyên tắc
hoạt động công vụ. Do đó đòi hỏi công chức cấp xã phải có những “kỹ năng
mềm”, có “năng lực thực tiễn” để đủ sức xử lý được các tình huống phát sinh
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Hoạt động thực thi công vụ của công chức cấp xã ít mang tính lý

Các đặc điểm của công chức cấp xã và tính đặc thù trong hoạt động
công vụ của công chức cấp xã có tác động nhất định đến xây dựng đội ngũ
công chức cấp xã ở nước ta hiện nay.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã và chức trách,
nhiệm vụ của các chức danh công chức cấp xã
18
1.1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã
Trong hệ thống hành chính nước ta, chính quyền cấp xã là chính quyền
cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã.
Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể quản
lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng,
kinh tế, văn hóa, xã hội ở cơ sở, đảm bảo các chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, nâng cao mọi mặt đời sống
của nhân dân. Sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả của
chính quyền cấp xã đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản lý nhà
nước và cung cấp dịch vụ công phục vụ nhân dân.
Chính quyền cấp xã là cấp chính quyền gần dân nhất, là cầu nối trực
tiếp giữa hệ thống chính quyền cấp trên với nhân dân, hàng ngày tiếp xúc,
nắm bắt và phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Cấp xã có vai trò rất
quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn
dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển
kinh tế- xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư.
Chính quyền cấp xã bao gồm HĐND và UBND, thực hiện quyền lực
nhà nước ở địa phương, có chức năng thay mặt nhân dân địa phương, căn cứ
vào nguyện vọng của nhân dân địa phương, quyết định và tổ chức thực hiện
những vấn đề có liên quan đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh,
quốc phòng và đời sống của nhân dân địa phương, theo Hiến pháp, pháp luật
và các quyết định của chính quyền cấp trên. Trong đó:
- Hội đồng nhân dân cấp xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa

chuyên môn thuộc biên chế của UBND cấp xã, có trách nhiệm tham mưu,
giúp UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công
20

Trích đoạn Yờu cầu cải cỏch hành chớnh nhà nước đối với xõy dựng đội ngũ cụng chức cấp xó Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định Về tỡnh hỡnh kinh tế văn hoỏ – xó hộ Khỏi quỏt quỏ trỡnh xõy dựng đội ngũ cụng chức cấp xó từ năm 2003 đến năm
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status