đánh giá thực trạng hoạt động xây dựng mô hình trình diễn của trạm khuyến nông huyện bắc quang tỉnh hà giang - Pdf 23

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
Bắc Quang là huyện miền núi vùng thấp và là cửa ngõ phía Tây Nam
của Tỉnh Hà Giang nằm trên quốc lộ 2 cách thị xã Hà Giang 60 km về phía
Bắc. Phía Đông giáp huyện Hàm Yên, huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang;
phía Nam giáp huyện Lục Yên – Yên Bái; phía Tây giáp với huyện Quang
Bình – Hà Giang và phía Bắc giáp với huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì tỉnh
Hà Giang. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 110.095 ha (chiếm 21 % diện tích
tự nhiên toàn tỉnh). Dân số 106.317 người (với 18 dân tộc) bao gồm 23 đơn vị
hành chính của 23 xã, thị trấn. Quỹ đất sử dụng cho sản xuất nông lâm nghiệp
83.962 ha, có độ phì tầng canh tác dày rất thuận lợi cho sự phát triển của cây
trồng ngắn ngày, những cây có giá trị hàng hoá cao như cây ăn quả có múi,
chè, các cây nguyên liệu giấy, các cây đặc sản Trong những năm gần đây,
giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện đã tăng lên đáng kể, sản xuất
lương thực và số lượng đầu gia súc, gia cầm không ngừng tăng lên qua các
năm. Cơ cấu cây trồng vật nuôi đang chuyển dịch theo chiều hướng hợp lý
và thâm canh cao, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, sử
dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần xoá đói giảm
nghèo.
Có được những kết quả trên là nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát xao của
UBND huyện, mà trực tiếp là phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
trong đó có sự đóng góp không nhỏ của trạm Khuyến nông huyện. Trạm
Khuyến nông huyện Bắc Quang có đội ngũ cán bộ khuyến nông có chuyên
môn, nghiệp vụ; năng động sáng tạo và nhiệt tình trong công việc. Trong
những năm qua, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện Bắc Quang và
trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang, trạm Khuyến nông huyện Bắc Quang
đã triển khai thực hiện nhiều chương trình khuyến nông của Trung ương,
tỉnh và địa phương. Kết quả của việc thực hiện các chương trình Khuyến
nông này đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao năng xuất, chất lượng
cây trồng, vật nuôi; thay đổi tập quán canh tác; chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật nuôi theo hướng ngày càng hợp lý và thâm canh cao; nâng cao

Mục tiêu tổng quát của đề tài là cho biết thực trạng hoạt động xây
dựng mô hình trình diễn của trạm Khuyến nông huyện Bắc Quang tỉnh Hà
Giang trong 3 năm 2008 - 2010
2
Mục tiêu cụ thể là:
- Xác định kết quả đạt được của hoạt động xây dựng mô hình trình
diễn của trạm Khuyến nông Bắc Quang.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của hoạt động xây dựng mô
hình trình diễn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xây
dựng các mô hình trình diễn.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong trường,
ứng dụng kiến thức đó vào thực tiễn.
- Rèn luyện các kỹ năng thu thập xử lý số liệu, viết báo cáo.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đánh giá một cách tổng quát thực trạng thực trạng hoạt động xây
dựng mô hình trình diễn của trạm khuyến nông huyện Bắc Quang do đó có
thể làm tài liệu tham khảo cho Trạm Khuyến nông, Phòng NN & PTNT trong
việc rà soát bố trí các mô hình trình diễn trên địa bàn huyện và làm tài liệu
cho các khoá học tiếp theo.
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Từ thế kỷ XX đến nay loài người đã đạt được nhiều thành tựu khoa
học to lớn về các lĩnh vực công nghiệp, tin học, điện tử và công nghệ sinh
học…đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy
nhiên, loài người vẫn từng ngày phải đương đầu với những khó khăn do
chính con người gây nên như: ô nhiễm môi trường sinh thái, tình trạng chặt

học tập, các lớp tập huấn hay hội nghị đầu bờ nhằm chuyển giao các tiến bộ
kỹ thuật vào sản xuất theo cách "nông dân tự chuyển giao cho nông dân".
Nghiên cứu về phương pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tại 13 tỉnh
miền núi phía Bắc cho thấy: xây dựng mô hình trình diễn là phương pháp
chính để chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho người dân (93,3% số cơ quan
và dự án áp dụng). Và đây là phương pháp rất thành công, nhất là với vùng
đồng bào các dân tộc thiểu số. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, hầu hết
4
cán bộ và nông dân được phỏng vấn ở 13 tỉnh đều cho rằng: mô hình trình
diễn là rất quan trọng vì:
(1) Nông dân chỉ làm theo khi họ thấy được kết quả.
(2) Mô hình là nhằm để khẳng định tính phù hợp của tiến bộ kỹ thuật
tại địa phương.
Muốn phát triển được một nền nông nghiệp nhanh và bền vững, trước
hết phải biết dựa vào lợi thế của từng vùng, phải khai thác hợp lý có hiệu
quả các nguồn lợi tài nguyên khí hậu, đất đai, lao động tại chỗ… Vì vậy việc
xây dựng các mô hình thử nghiệm được xem là cần thiết và được nhiều nhà
khoa học, chương trình, tổ chức trên thế giới cũng như trong nước quan tâm.
2.1.1. Khái niệm mô hình
Mô hình hoặc hình mẫu theo nghĩa rộng: thường là hình của một vật
thể để tham khảo hay làm theo. Mô hình là sự trừu tượng hoá hay đơn giản
hoá hệ thống. Trên thực tế hệ thống rất phức tạp, mô hình đơn giản hơn hệ
thống, nhưng phải đảm bảo có các thuộc tính, chức năng quan trọng của hệ
thống (không nhất thiết phải phản ánh tất cả các đặc điểm của hệ thống). Nói
cách khác mô hình là phương tiện để tách ra khỏi hệ thống hoạt động khách
quan nào đấy cần nghiên cứu. Trong mô hình mà nhất thiết phản ánh tất cả
các đặc điểm của hệ thống, đó là sự trừu tượng hoá.
Trong thực tế, để khái quát hoá các sự vật, hiện tượng, các quá trình,
các mối quan hệ hay một ý tưởng nào đó, người ta thường thể hiện dưới
dạng mô hình. Có nhiều loại mô hình khác nhau, mỗi loại mô hình chỉ đặc

giúp ta lựa chọn quyết định tốt nhất về quản ký hệ thống, giúp ta chọn
phương pháp tốt nhất để điều khiển hệ thống.
Việc thực hiện mô hình giúp cho nhà khoa học cùng người nông dân
có thể đánh giá được sự phù hợp và khả năng nhân rộng của mô hình cây
trồng vật nuôi tại một khu vực nào đó. Từ đó đưa ra được quyết định tốt nhất
nhằm đem lại lợi ích tối đa cho nông dân, phát huy hiệu quả những gì nông
dân đã có.
2.1.3. Các bước xây dựng mô hình trình diễn
Quá trình xây dựng mô hình gồm 7 bước với sự tham gia tích cực của
người dân vào tất cả các hoạt động của mô hình. Tuy nhiên hình thức và
mức độ tham gia ở mỗi bước có khác nhau. Tiến trình xây dựng mô hình có
thể tóm tắt như sau:
6
Bước 1: Đánh giá sự cần thiết phải xây dựng mô hình tại địa phương
- Thành phần tham gia: Rất rộng rãi, bao gồm nhiều tầng lớp (lãnh đạo
địa phương, cán bộ kỹ thuật và nông dân; các nhóm đối tượng khác nhau tại
cộng đồng (giàu, nghèo, già, trẻ); giới (nam, nữ), Ban quản lý dự án
- Nội dung:
Đánh giá thực trạng về kinh tế - xã hội của địa phương.
Tình hình sản xuất có liên quan tới việc xây dựng mô hình:
(1) Các phương pháp canh tác đang áp dụng
(2) Các khó khăn trong sản xuất
(3) Các khó khăn trong việc áp dụng các kỹ thuật tiến bộ
(4) Các kinh nghiệm của địa phương
- Công cụ sử dụng để đánh giá:
Thu thập các số liệu thứ cấp
Phỏng vấn cá nhân, nhóm
Họp dân
Ghi chú: Thông qua các nội dung trên mà đánh giá được sự cần thiết phải
xây dựng mô hình, nghĩa là trả lời được các câu hỏi sau:

kỹ thuật tiến bộ được chuyển giao.
- Ký kết hợp đồng trách nhiệm với các hộ đã được chọn.
- Chọn điểm để xây dựng mô hình: cần chọn địa điểm phù hợp, có
tính đại diện để nhân rộng, dễ dàng cho việc tổ chức các buổi hội thảo, tập
huấn tại mô hình, đồng thời có thể thu hút nhiều người xem nhất.
- Cách tiến hành:
Họp dân để bình bầu theo tiêu chuẩn.
Đi thực địa để chọn địa điểm.
Bước 4: Xây dựng kế hoạch và các nội dung hoạt động
- Mục đích: Quyết định về nội dung và tiến trình thực hiện.
- Thành phần tham gia: tổ kỹ thuật và các hộ thực hiện mô hình.
- Cán bộ kỹ thuật giúp dân lựa chọn được các giải pháp kỹ thuật thích
hợp để giải quyết các vấn đề đã được xác định.
- Kế hoạch và nội dung hoạt động được xác định dựa trên: Hiện trạng,
mục tiêu và nhu cầu của dân đối với việc chuyển giao kỹ thuật mới.
- Dân tham gia lập kế hoạch hoạt động cụ thể như sau:
Thời gian: Khi nào bắt đầu, thực hiện, kết thúc, đánh giá,
Khối lượng công việc cụ thể cho từng hoạt động
8
Xác định rõ nguồn lực của hộ và hỗ trợ của dự án
Bước 5: Tổ chức thực hiện mô hình và giám sát đánh giá định kỳ
- Chỉ đạo để thực hiện theo kế hoạch đã đề ra
- Tổ chức tập huấn. Những lưu ý khi tập huấn:
Từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
Nội dung phù hợp với nhu cầu của dân, dễ hiểu.
Chỉ tập huấn nội dung mới khi nông dân đã làm tốt các nội
dung đã được tập huấn trước.
Dùng nhiều tranh ảnh, hình vẽ, băng hình.
Tập huấn ngoài đồng ruộng, trên mô hình.
- Hỗ trợ kỹ thuật sau tập huấn: Thường xuyên kiểm tra, theo dõi để:

vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm,
Về xã hội: Xem xét về khả năng tạo việc làm và nâng cao thu nhập,
những đóng góp trong việc nâng cao kiến thức và nhận thức của người dân
trong sản xuất, sự thay đổi về tập quán canh tác (từ lạc hậu sang áp dụng
các kỹ thuật tiến bộ mới, ).
Về môi trường: Sự đóng góp của kỹ thuật mới trong việc bảo vệ môi
trường sinh thái (do canh tác hợp lý và có kỹ thuật), có gây ô nhiễm môi
trường không.
Tính bền vững: Xem xét về thái độ và cách ứng xử của người dân với
các kỹ thuật mới, bao nhiêu hộ trong địa phương có thể áp dụng được các kỹ
thuật này?
- Cách tiến hành:
Kiểm tra tại thực địa.
Tổ chức hội thảo để tổng kết.
Bước 7: Tổ chức nhân rộng
- Tổ chức các hội nghị đầu bờ, tham quan, học tập.
- Giúp đỡ cho chủ hộ các nội dung để chia sẻ kinh nghiệm.
- Dùng phương thức "nông dân chuyển giao cho nông dân".
2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá
Khi đánh giá về các mô hình ta có thể dựa vào một số chỉ tiêu sau:
Năng xuất, tổng sản lượng, tổng giá trị, giá thành, thu nhập và mức lãi của
các sản phẩm sản xuất ra. Tuỳ loại cây trồng, vật nuôi mà có các chỉ tiêu
đánh giá khác nhau. Tuy nhiên việc đánh giá này là rất phức tạp cần phải có
nhiều thời gian.
10
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Ở Liên Xô (cũ) các nhà sinh thái học nghiên cứu nhiều mô hình cơ
cấu cây trồng áp dụng cho nhiều vùng trồng bông Tasken với mô hình có
chu kỳ 5:1 (5 năm trồng bông, 1 năm trồng cây khác).

thuật của từng giống cây trồng, vật nuôi khi đưa vào áp dụng trong thực tiễn
sản xuất. Chính vì vậy, từ việc áp dụng thực hiện các mô hình, có thể rút ra
chính xác là mô hình này có thể nhân ra diện rộng hay loại bỏ, hoặc thuận
lợi cho việc lập kế hoạch phân vùng thâm canh cây trồng, và phát triển quy
mô đầu tư cho chăn nuôi.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.2.1. Xây dựng mô hình trình diễn
Đây là một trong những nội dung hoạt động công tác khuyến nông -
khuyến lâm, đã xây dựng được 18.000 mô hình trình diễn theo chương trình
mục tiêu trọng điểm của 17 chương trình khuyến nông được Chính phủ phê
duyệt như:
- Chương trình khuyến nông phát triển lúa lai được đánh giá là một
trong những chương trình khuyến nông thành công, đem lại hiệu quả kinh tế
cao. Với quy trình kỹ thuật cao, công nghệ mới, trong khi đó trình độ nông
dân Việt Nam còn rất thấp, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, nhưng biết đầu tư
đúng mức, biết tổ chức hợp lý, có phương pháp khuyến nông đúng vẫn thành
công. Từ chỗ nông dân chưa biết về kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa lai, đến
nay nông dân đã làm chủ được quy trình kỹ thuật, năng suất bước đầu đạt từ
0,4 tấn/ha năm 1994 lên 2,5 tấn/ha năm 2001.
- Chương trình phát triển ngô lai. Từ chỗ hàng năm phải nhập nội hạt
giống ngô lai, đến nay Việt Nam đã tự túc được hoàn toàn hạt giống ngô lai,
đưa diện tích ngô lai cả nước trên 75% tổng diện tích ngô, góp phần nâng
cao năng suất và sản lượng ngô.
- Chương trình chuyển đổi cơ cấu mùa vụ. Đến nay đã có trên 500.000
ha chuyển đổi cơ cấu mùa vụ theo chế độ canh tác mới, đem lại hiệu quả
kinh tế cao, có những nơi 1 ha có thể thu được 60 – 90 triệu đồng/năm.
12
- Chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trở thành mục tiêu chiến
lược phát triển của nhà nước.
- Chương trình khuyến nông cải tạo đàn bò vàng – phát triển chăn nuôi

ích chung của xã hội.
2.2.2.2. Tập huấn, đào tạo cho nông dân
- Đây là một trong những nội dung quan trọng trong tiến trình xây
dựng mô hình trình diễn, nó đáp ứng được 2 yêu cầu là giải quyết được
những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất và bồi dưỡng kiến thức cho
nông dân. Trong gần 9 năm hoạt động, đã tổ chức được 100.000 lớp tập
huấn kỹ thuật cho 5,5 triệu lượt người tham gia với các nội dung: nghiệp vụ
công tác khuyến nông, tập huấn kỹ thuật, tập huấn nghề mới… Thông qua
huấn luyện, đào tạo đã có hàng vạn nông dân có việc làm mới, nhiều nông
dân thông qua tập huấn kỹ thuật có thể áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
mà không cần có sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, dân trí được nâng cao
một bước.
2.2.2.3. Hội thảo, tham quan
Qua các điểm trình diễn đạt kết quả tốt, tổ chức khuyến nông các cấp
tổ chức hội thảo, tham quan với hai nội dung:
- Nông dân tự báo cáo kết quả thu được từ mô hình trình diễn, rút kinh
nghiệm thực tế, cùng nhau thảo luận, bàn bạc để đánh giá kết quả và hiệu
quả của mô hình, bàn biện pháp triển khai ra diện rộng.
- Tập hợp những đề xuất, những phát sinh mới về kỹ thuật mà các cơ
quan nghiên cứu, các nhà khoa học chưa nghiên cứu, chưa có kết luận chính
xác và vướng mắc của nông dân để phản ảnh lại với cơ quan nghiên cứu để
họ định hướng trong việc nghiên cứu cho phù hợp với sản xuất, đáp ứng nhu
cầu của nông dân.
Phần 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là hoạt động xây dựng các mô hình trình diễn
kỹ thuật của trạm Khuyến nông Bắc Quang.
14
- Đề tài nghiên cứu về mô hình trình diễn kỹ thuật trên 4 lĩnh vực

- Quan sát thực tế tại hiện trường kết quả của các mô hình này.
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu,
chúng tôi tiến hành tổng hợp và phân tích.
- Số liệu thu thập được trong các phiếu điều tra tổng hợp theo từng nội
dung.
- Xử lý thông tin định tính: Các số liệu thu thập được biểu thị thông qua
phương pháp phân tích tổng hợp.
- Xử lý thông tin định lượng thu thập được từ các tài liệu thống kê, báo
cáo, quan sát, phỏng vấn.
- Tất cả các số liệu sau đó được xử lý trên phần mềm Excel.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của huyện Bắc Quang- Hà Giang
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Bắc Quang là huyện miền núi vùng thấp và là cửa ngõ phía Nam của
Tỉnh Hà Giang.
Có tọa độ địa lý:
+ Vĩ bắc: 22
0
10 – 22
0
36'25''
+ Phía Bắc giáp với huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Xí Mần tỉnh Hà
Giang
+ Phía Nam giáp huyện Lục Yên – Yên Bái
+ Phía Tây giáp với huyện Quang Bình – Hà Giang
+ Phía Đông giáp huyện Hàm Yên, huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên
Quang

ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió Tây nên trong năm thường có
hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 10
- Mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau
Bắc Quang được mệnh danh là Rốn mưa của miền Bắc, là một trong
những vùng có số ngày mưa nhiều nhất ở Việt Nam, khoảng từ 180 – 200
ngày/năm. Do địa hình núi cao, mùa mưa kéo dài, lượng mưa lớn, nên
khu vực ven suối thường bị lũ quét, và sạt đường làm cản trở ách tắc
giao thông đi lại, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống của
người dân trong huyện.
18
Bảng 4.1: Bảng tổng hợp khí hậu huyện Bắc Quang năm 2010
Tháng
Nhiệt độ
(
o
C)
Số giờ nắng
(h)
Lượng mưa
(mm)
Độ ẩm
(%)
1 15,2 44 49,1 89
2 20,1 97 128,7 85
3 20,6 51 91,0 89
4 22,4 76 161,1 86
5 25,8 166 426,4 82
6 28,7 174 1197,4 85
7 29,1 120 1087,7 88

- Hướng gió thịnh hành: Gió đông bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau,
gió đông nam từ tháng 5 đến tháng 9. Sương muối thường xuất hiện vào
tháng 12 và tháng 1 hàng năm cũng gây khó khăn cho vụ đông xuân.
Tổng số giờ nắng khá cao, mùa đông nắng ít gay gắt, mùa hè thường nắng
gắt, bình quân số giờ nắng trong năm biến động từ 1100 – 1500 giờ/năm.
20
Bảng 4.2 Tình hình sử dụng đất của huyện của huyện Bắc Quang trong
3 năm 2008 - 2010
STT Hạng mục 2008 2009 2010
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích đất
TN
110.095 100 110.095 100 110.095 100
I Đất NN 83.321.0
4
75,68 83.974,8 76,3 84.572,56 76,8
1 Đất SXNN 17.976,37 21,57 19.065,11 22,7 20.852,3
1
23,77

+ Đất nuôi trồng thủy sản: Là một huyện miền núi có mạng lưới sông suối
rất tốt cho việc tận dụng nguồn nước để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản
nhưng lại không được chú trọng phát triển thể hiên qua diện tích chỉ có
569ha chiếm 0,7%.
- Đất phi nông nghiệp chiếm 4,76% (năm 2010). Trong đó:
+ Đất ở: Do dân số tăng, nhu cầu về nhà ở cũng tăng theo gây ảnh hưởng
không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội củ toàn huyện. Nhu cầu về nhà ở
tăng trong khi đó đất đai luôn cố định, để đáp ứng nhu cầu về đất ở ngày
càng tăng thì phải cắt giảm một số loại đất khác để chuyển đổi sang đất làm
nhà. Cụ thể: Năm 2008 diện tích đất ở là 1.051,68ha, năm 2009 là
1.168,73ha tăng 117,05ha, đến năm 2010 diện tích tăng lên 1.187.17ha.
+ Đất chuyên dùng: Chiếm tỷ lệ không nhỏ so với tổng diên tích đất phi
nông nghiệp. Loại đất này đang có chiều hướng tăng chủ yếu phục vụ cho
các ngành phi nông nghiệp.
- Đất chưa sử dụng: diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn nhiều nhưng
chue yếu là đất đồi núi đá, còn đất đồng bằng và đất mặt nước chiếm tỷ lệ
nhỏ. Tuy nhiên diện tích của các loại đất này đang có chiều hướng giảm
trong những năm gần đây. Điều đó chứng tỏ rằng diện tích đất này đang dần
22
được khai thác và đưa vào sử dụng phù hợp với điều kiện và đòi hỏi của xã
hội.
4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
* Kinh tế
Nền kinh tế của huyện được đánh giá là năng động và phát triển nhất trong
các huyện ở Hà Giang với nhiều tiềm năng và lợi thế mạnh. Về công nghiệp: chủ
yếu là xây dựng, ước tính chiếm khoảng 31% kinh ngạch đạt doanh thu 333 tỷ
đồng / năm. Bên cạnh đó Nông lâm nghiệp, thuỷ sản cũng đạt 365 tỷ đồng /
năm, ước tính chiếm 34,0 % tỷ trọng kinh tế. Ngoài ra, Bắc Quang rất có thế
mạnh trong thương mại - dịch vụ, du lịch với đó hệ thống các khách sạn, nhà
nghỉ rất tiện nghi phục vụ tốt nhu cầu tham quan ăn nghỉ của du khách.

Số
lượng

cấu
(%)
Số
lượng

cấu
(%)
Số
lượng
1. Tổng số nhân khẩu
- Nhân khẩu NN
- Nhân khẩu phi NN
Người
Người
Người
2. Tổng số hộ
- Hộ nông nghiệp
- Hộ phi nông nghiệp
Hộ
Hộ
Hộ
3. Tổng số lao động
- Lao động NN
- Lao động phi NN




Tổng GTSX
nông nghiệp
1. Trồng trọt
2. Chăn nuôi
3. Dịch vụ NN
* Tình hình sản xuất ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Quang.
Đất đai ở Bắc Quang rất màu mỡ, thích hợp trồng cây nguyên liệu giấy,
chè, cây dược liệu, cây ăn quả (diện tích cam ở Bắc Quang chiếm khoảng
75% diện tích trồng cam của tỉnh Hà Giang), lúa chất lượng cao, lạc, đậu
tương, sắn và chăn nuôi đại gia súc như: trâu, bò, dê
25

Trích đoạn CỦA CÁC MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN Đối với cán bộ khuyến nông MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN Các giải pháp về kỹ thuật Phát triển và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status