Giải pháp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai đến năm 2020 - Pdf 23

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ KIM HOA
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÁT XÁT
TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Thái nguyên – 2012

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong
luận văn này là hoàn toàn trung thực và chƣa công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu khoa học nào.
Các thông tin trích dẫn, tài liệu tham khảo sử dụng để hoàn thành luận văn
đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Trần Thị Kim Hoa

iii
MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng biểu vi
Danh mục sơ đồ, hình vẽ vii
MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của Luận văn 3
5. Bố cục của luận văn 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm nông thôn 4
1.1.2. Khái niệm phát triển nông thôn 5
1.1.3. Khái niệm và đặc điểm nông thôn mới 7
1.1.4. Phân biệt nông thôn và nông thôn mới 8
1.1.5. Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới 10

chính trị và trật tự an toàn xã hội 77
4.3. Các giải pháp 79
4.4. Một số kiến nghị 82
KẾT LUẬN 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCĐ
: Ban chỉ đạo
BHXH
: Bảo hiểm xã hội
BQL
: Ban quản lí
CNH-HĐH
: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CSHT
: Cơ sở hạ tầng
HTX
: Hợp tác xã
KT-XH
: Kinh tế xã hội
MTQG
: Mục tiêu quốc gia
NN&PTNT
: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NTM

Bảng 2.1: Thông tin chung 3 xã nghiên cứu 32
Bảng 3.1: Dân số và lao động huyện Bát Xát 36
Bảng 3.2: Cơ cấu vốn huy động cho xây dựng NTM tại 3 xã điểm đến tháng
12/2011 43
Bảng 3.3: Kết quả huy động các nguồn lực ở xã Quang Kim đến tháng 12/2011 45
Bảng 3.4: Kết quả huy động các nguồn lực ở xã Trịnh Tƣờng đến tháng 12/2011 46
Bảng 3.5: Kết quả huy động các nguồn lực ở xã Cốc San đến tháng 12/2011 47
Bảng 3.6: Kết quả thực hiện các nội dung tại 3 xã đến tháng 12 năm 2011 48
Bảng 3.7: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu của 3 xã đến 31 tháng 12
năm 2011 49
Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới tại
3 xã đến tháng 12 năm 2011 50
Bảng 3.9: Hiện trạng nhà văn hóa các thôn xã Cốc San 63
Bảng 3.10: Ý kiến đánh giá của cán bộ đoàn thể xã, thôn về sự tham gia của cộng
đồng trong xây dựng NTM (n= 52) 67
Bảng 3.11: Ý kiến của cán bộ xã, thôn về khó khăn trong huy động nguồn lực đóng
góp bằng tiền (n= 52) 67

vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Biểu đồ 3.1: Biểu diễn cơ cấu vốn huy động cho xây dựng NTM tại 3 xã điểm đến
tháng 12/2011 44
Biểu đồ 3.2 : Biểu diễn kết quả huy động các nguồn lực ở xã Quang Kim đến tháng
12/2011 45
Biểu đồ 3.3: Biểu diễn kết quả huy động các nguồn lực ở xã Trịnh Tƣờng đến tháng
12/2011 46
Biểu đồ 3.4: Biểu diễn kết quả huy động các nguồn lực ở xã Cốc San đến tháng
12/2011 47


vật chất và tinh thần của ngƣời dân nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhất là
vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn
và thành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc.

2
Do đó đòi hỏi phải có sự đột phá trên tất các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã
hội, môi trƣờng nhằm phát triển nông thôn bền vững, nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của dân cƣ nông thôn. Ngày 4/6/2010 Thủ tƣớng Chính phủ ban hành
Quyết định số 800/QĐ-TTg về Phê duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
Mặc dù là một huyện miền núi, vùng cao, biên giới, nhiều dân tộc Bát xát đã
tích cực triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM). Huyện uỷ Bát Xát đã
ban hành Nghị quyết về xây dựng nông thôn mới; thành lập Ban chỉ đạo xây dựng
nông thôn mới từ cấp huyện đến cấp xã và triển khai các nội dung về xây dựng
NTM, tuy nhiên kết quả còn ở mức khiêm tốn.
Nhằm góp phần tích cực tìm ra các giải pháp tốt nhất trong điều kiện thực tế
của huyện để phục vụ việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát, việc
nghiên cứu đề tài: “Giải pháp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai đến năm 2020” là cần thiết trong giai đoạn
hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới ở
huyện Bát Xát của tỉnh Lào Cai, đƣa ra các giải pháp thực hiện và nâng cao hiệu
quả thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai
đến năm 2020.
2.2. Mục tiêu cụ thể
o Đánh giá tổng quan thực trạng xây dựng NTM huyện Bát Xát.
o Đánh giá đƣợc những thuận lợi, khó khăn trong xây dựng nông thôn mới
của huyện Bát Xát.

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận xây dựng nông thôn mới chính là việc nghiên cứu đặc điểm và
chức năng của nông thôn mới cũng nhƣ động lực và hình thái tổ chức của nó.
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm nông thôn
1.1.1.1. Khái niệm
Các quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển đều phân các vùng lãnh
thổ của mình thành 2 khu vực hành chính là thành thị và nông thôn. Hiện nay còn
có nhiều quan điểm khác nhau để phân biệt nông thôn với thành thị. Có quan điểm
cho rằng chỉ cần dựa vào trình độ phát triển cơ sở hạ tầng. Quan điểm khác lại cho
rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trƣờng, phát triển hàng hóa để xác
định vùng nông thôn. Với mỗi quan điểm khác nhau lại có những khái niệm khác
nhau về nông thôn. Khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tƣơng đối và luôn biến
động theo thời gian để phản ánh biến đổi về kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên thế
giới. Trong điều kiện Việt Nam có thể hiểu:
“Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó chủ yếu là lao
động nông nghiệp, hoạt động kinh tế phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Có vai
trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước (nông thôn là nơi
cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống của người dân, cung cấp nguyên liệu
cho công nghiệp và xuất khẩu, cung cấp hàng hóa cho xuất khẩu, cung cấp lao
động cho công nghiệp và thành thị, là thị trường rộng lớn để tiêu thụ những sản
phẩm của công nghiệp và dịch vụ)”(Vũ Trọng Bình, 2008).
1.1.1.2. Đặc điểm nông thôn
- Nông thôn là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng chủ yếu là
nông dân; là vùng sản xuất nông nghiệp là cơ bản, ngoài ra còn có các hoạt động
sản xuất và phi sản xuất khác phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp và cho nông dân.

5


6
Một số quan điểm khác cho rằng, phát triển nông thôn là hoạt động nhằm
nâng cao vị thế về kinh tế và xã hội cho nông dân thông qua việc sử dụng có hiệu
quả cao các nguồn lực của địa phƣơng bao gồm nhân lực, vật lực và tài lực.
Trong điều kiện của Việt Nam, tổng hợp quan điểm từ các chiến lƣợc phát
triển kinh tế xã hội của chính phủ, thuật ngữ ngày có thể hiểu nhƣ sau: Phát triển
nông thôn là một quá trình cải thiện có chú ý một cách bền vững về kinh tế, văn
hóa, xã hội và môi trƣờng, nhằm nâng cao chất lƣợng sống của cƣ dân nông thôn.
Quá trình này, trƣớc hết là do chính ngƣời dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực
của Nhà nƣớc và các tổ chức khác (Vũ Trọng Bình, 2008).
1.1.2.2. Những hợp phần cơ bản của nông thôn
- Chủ thể nông thôn: Trƣớc hết, ngƣời dân đƣợc xác định là chủ thể nông
thôn. Ngƣời dân với đa dạng về thành phần và sắc tộc, tôn giáo. Tuy nhiên nét đặc
trƣng cơ bản có thể thấy ở đây là chủ thể (ngƣời dân) nông thôn có lực lƣợng lao
động nông nghiệp chiếm một tỷ lệ lớn và đƣợc coi là lực lƣợng nòng cốt của chủ
thể nông thôn Việt Nam.
Xét về góc độ quan hệ gắn kết ảnh hƣởng lẫn nhau chủ thể nông thôn tồn tại ở
nhiều hình thể, cấp độ, vai trò khác nhau nhƣ: Cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng.
Cá nhân hay thành viên của chủ thể nông thôn với những nhu cầu, nguyện
vọng, năng lực và ứng xử khác nhau, tùy thuộc vào đặc tính riêng từng ngƣời. Có
thể nói rằng chủ thể nông thôn là các cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng của dân
cƣ trong đó nông dân chiếm một tỷ lệ đáng kể và đóng vai trò chủ đạo.
- Các hoạt động kinh tế: bao gồm các hoạt động sản xuất nông nghiệp, sản xuất
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, các hoạt động thƣơng mại, dịch vụ.
- Các tổ chức: Bao gồm nhiều loại hình cả chính thống và phi chính thống
nhƣ các tổ chức chính quyền ở địa phƣơng, các tổ chức kinh tế, các đoàn thể quần
chúng…
- Cơ sở hạ tầng nông thôn: Bao gồm đƣờng giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ
thống thông tin liên lạc, trƣờng học… Những cơ sở này phục vụ đắc lực đời sống

Chính phủ, 2010).
Nông thôn mới trƣớc hết là một vùng nông thôn chứ không phải đô thị. Bởi nó
vẫn mang những nét đặc trƣng vốn có của nông thôn truyền thống, cả về quan hệ sản

8
xuất và lực lƣợng sản xuất, cả về hình thái bên trong và bên ngoài (về cơ sở hạ tầng, về
quy hoạch bố trí nhà ở, hình thức nhà ở, đƣờng làng ngõ xóm… và về quan hệ xóm
giềng, về phong cách sống của ngƣời dân nông thôn). Tuy nhiên nông thôn mới là
vùng nông thôn có những nét hiện đại mà nông thôn truyền thống không có đƣợc. Đó
là việc canh tác theo kiểu hiện đại, sử dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại vào trong
sản xuất nông nghiệp. Nông thôn mới ngoài sản xuất nông nghiệp còn phải phát triển
mạnh các ngành sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và các ngành thƣơng mại,
dịch vụ, du lịch… Ngoài sự thay đổi về mặt kinh tế, ở vùng nông thôn mới đời sống
văn hóa tinh thần của ngƣời dân cũng đƣợc nâng cao. Quyền tự do dân chủ của ngƣời
dân đƣợc phát huy cao độ, ngƣời dân đƣợc tham gia vào quá trình lập và đề ra các quy
hoạch, đƣợc đóng góp ý kiến vào việc xây dựng và phát triển địa phƣơng.
1.1.3.2. Đặc điểm nông thôn mới
- Có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội hiện đại.
- Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp
với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; trong đó công nghiệp dịch vụ chiếm tỷ
trọng lớn.
- Xã hội nông thôn ổn định, đời sống vật chất văn hóa tinh thần của ngƣời
dân đƣợc nâng cao, thu nhập tăng, tỷ lệ hộ nghèo thấp.
- Vừa mang tính hiện đại nhƣng cũng giữ đƣợc bản sắc văn hóa dân tộc.
- Dân trí đƣợc nâng cao, trình độ lao động ngày càng tiến bộ.
- Môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ.
- Hệ thống chính trị ở nông thôn dƣới sự lãnh đạo của Đảng đƣợc tăng
cƣờng. (Thủ tƣớng Chính phủ, 2010).
1.1.4. Phân biệt nông thôn và nông thôn mới
Về cơ bản nông thôn và nông thôn mới không khác nhau nhƣng xét trên những

cơ cấu tổ chức mang tính đặc thù của xã hội nông thôn chính là nhân tố quyết định
nền văn hoá mang đậm màu sắc Việt Nam. Quy tắc hành vi của xã hội là những
phong tục tập quán đã đƣợc hình thành từ lâu đời, ở đó con ngƣời đối xử tin cậy lẫn
nhau trên quy phạm phong tục tập quán đó. Ở đó quan hệ huyết thống là mối quan
hệ quan trọng nhất. Chính các tập thể nông dân cùng huyết thống đã giúp họ khắc
phục đƣợc những nhƣợc điểm của kinh tế tiểu nông, giúp bà con nông dân chống

10
chọi với thiên tai đại hạn. Cũng chính văn hoá quê hƣơng đã sản sinh ra những sản
phẩm văn hoá tinh thần quý báu nhƣ lòng kính lão yêu trẻ, giản dị tiết kiệm, thật thà
đáng tin, yêu quý quê hƣơng…, tất cả đƣợc sản sinh trong hoàn cảnh xã hội nông
thôn đặc thù. Các truyền thống văn hoá quý báu này đòi hỏi phải đƣợc giữ gìn và
phát triển trong một hoàn cảnh đặc thù. Môi trƣờng thành thị là nơi có tính mở cao,
con ngƣời cũng có tính năng động cao, vì thế văn hoá quê hƣơng ở đây sẽ không
còn tính kế tục. Do vậy, chỉ có nông thôn với đặc điểm sản xuất nông nghiệp và tụ
cƣ theo dân tộc mới là môi trƣờng thích hợp nhất để giữ gìn và kế tục văn hoá quê
hƣơng. Việc xây dựng nông thôn mới nếu nhƣ phá vỡ đi các cảnh quan làng xã
mang tính khu vực đã đƣợc hình thành trong lịch sử thì cũng chính là phá vỡ đi sự
hài hoà vốn có của nông thôn, làm mất đi bản sắc làng quê nông thôn. Điều này
không những hạn chế tác dụng của chức năng nông thôn mà còn có tác dụng tiêu
cực đến giữ gìn sinh thái cảnh quan nông thôn và cảnh quan văn hoá truyền thống.
* Chức năng sinh thái
Chức năng này chính là một trong những tiêu chí quan trọng phân biệt giữa
thành thị với nông thôn. Nền văn minh nông nghiệp đƣợc hình thành từ những tích
lũy trong suốt một quá trình lâu dài, từ khi con ngƣời thích ứng với thiên nhiên, lợi
dụng, cải tạo thiên nhiên, cho đến khi phá vỡ tự nhiên dẫn đến phải hứng chịu các
ảnh hƣởng xấu và cuối cùng là tôn trọng tự nhiên. Trong nông thôn truyền thống,
con ngƣời và tự nhiên sinh sống hài hoà với nhau, chức năng ngƣời tôn trọng tự
nhiên, bảo vệ tự nhiên và hình thành nên thói quen làm việc theo quy luật tự nhiên.
Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá khiến con ngƣời ngày càng xa rời tự nhiên,

* Tiêu chí 5: Trƣờng học. Tiêu chí cần xét cụ thể nhƣ sau:
Tỷ lệ trƣờng học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật
chất đạt chuẩn quốc gia.
* Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa. Các tiêu chí cần xét cụ thể nhƣ sau:
- Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL.
- Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ
VH-TT-DL.
* Tiêu chí 7: Chợ. Tiêu chí cần xét cụ thể nhƣ sau:
Chợ phải đạt chuẩn của Bộ Xây dựng.

12
* Tiêu chí 8: Bƣu điện. Các tiêu chí cần xét cụ thể nhƣ sau:
- Có điểm phục vụ bƣu chính viễn thông.
- Có internet đến thôn.
* Tiêu chí 9: Nhà ở dân cƣ. Các tiêu chí cần xét cụ thể nhƣ sau:
- Nhà tạm, nhà dột nát.
- Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng.
* Tiêu chí 10: Thu nhập. Tiêu chí cần xét cụ thể nhƣ sau:
Thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm so với mức bình quân chung của tỉnh,
thành phố.
* Tiêu chí 11: Hộ nghèo. Tiêu chí cần xét cụ thể nhƣ sau:
Tỷ lệ hộ nghèo
* Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động. Tiêu chí cần xét cụ thể nhƣ sau:
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp
* Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất. Tiêu chí cần xét cụ thể nhƣ sau
Có tổ hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.
* Tiêu chí 14: Giáo dục. Các tiêu chí cần xét cụ thể nhƣ sau:
- Phổ cập giáo dục trung học.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đƣợc tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ
túc, học nghề).

1.1.6.1. Địa hình, khí hậu
Địa hình của các xã tƣơng đối phức tạp, khí hậu bất thƣờng hay xảy ra lũ lụt
và mùa mƣa ảnh hƣởng không nhỏ tới tiến độ và chất lƣợng các công trình.
1.1.6.2. Trình độ
Trình độ năng lực quản lý trong điều hành của cán bộ quản lý còn yếu kém,
trình độ dân trí thấp, nhận thức của ngƣời dân trong việc bảo vệ các công trình công
cộng còn hạn chế.
1.1.6.3. Về cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, trang bị chƣa đồng bộ. Vốn đầu tƣ ít và còn chậm.
1.1.6.4. Phong tục tập quán
Đồng bào dân tộc đa phần định cƣ trên các khu vực núi cao, địa hình phức
tạp nên không chú trọng đến nhà ở và vấn đề vệ sinh môi trƣờng, còn tồn tại những

14
ngôi nhà tạm bợ hoặc đã xuống cấp, nƣớc và rác thải sinh hoạt khu dân cƣ đƣợc
thải trực tiếp ra ngoài môi trƣờng, việc mai táng của đồng bào còn rải rác không tập
trung và khá gần nơi định cƣ. (Vũ Trọng Bình, 2008).
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về nông nghiệp và phát triển
nông thôn
1.2.1.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hàn Quốc nằm trên bán đảo Triều Tiên, một nƣớc từng bị đô hộ từ cuối thế
kỷ 19, xuất phát điểm là một trong những quốc gia nghèo đói. Cuối thập kỷ 60,
GDP bình quân đầu ngƣời chỉ có 85 USD, phần lớn ngƣời dân không đủ ăn, 80%
ngƣời dân nông thôn vẫn không có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, ở trong
những căn nhà lợp bằng lá. Lúc ấy, nền kinh tế của Hàn Quốc phải dựa vào nông
nghiệp trong khi khắp đất nƣớc, lũ lụt và hạn hạn lại xảy ra thƣờng xuyên. Xã hội
Hàn Quốc thời đó là một xã hội thờ ơ, hỗn độn và vô vọng. Mối lo lớn nhất của
Chính phủ là làm sao thoát khỏi đói nghèo.
Từ đó đến nay, phong trào Saemaul Udong đã thu đƣợc những thành tựu rất to

trợ cấp gián tiếp qua lƣu thông thành trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng lƣơng
thực" theo Giáo sƣ -Tiến sỹ Lý Ninh Huy, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển
Nông nghiệp (Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc).
Việc chỉ đạo của Chính phủ trƣớc kia cũng kiểu mệnh lệnh hành chính, nên
việc thực hiện khá miễn cƣỡng. Sau đó, việc thực hiện xây dựng NTM linh hoạt hơn, dựa
trên quy hoạch tổng thể (ngân sách nhà nƣớc và địa phƣơng). Căn cứ tình hình cụ thể ở
các địa phƣơng, đặc điểm tự nhiên, xã hội, để đƣa ra chính sách, biện pháp thích hợp.
Ngân sách nhà nƣớc chủ yếu dùng làm đƣờng, công trình thủy lợi…, một phần dùng để
xây nhà ở cho dân. Đối với nhà ở nông thôn, nếu địa phƣơng nào ngân sách lớn, nông
dân chỉ bỏ ra một phần, còn lại là tiền của ngân sách”.
Theo các nhà khoa học Trung Quốc, vấn đề thu hồi đất nông nghiệp của
nƣớc này đƣợc quy định rất ngặt nghèo. Nếu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phải
đúng với chiến lƣợc lâu dài của vùng đó và phải nằm trong chỉ giới đỏ, đảm bảo cả
nƣớc luôn duy trì 1,8 tỷ mẫu đất nông nghiệp trở lên.

16
Hiện ở Trung Quốc, nhiều địa phƣơng thu hồi đất nông nghiệp để phát triển
công nghiệp, đã phải trả lại cho nông dân sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, nƣớc
này cũng đang nghiên cứu nông dân có thể dùng đất canh tác thế chấp ngân hàng
vay vốn. Đối với những khoản tiền thu đƣợc từ phát triển công nghiệp (sau khi lấy
đất nông nghiệp) đƣợc chuyển về chính quyền thôn xã. Việc lấy đất nông nghiệp có
thể thực hiện theo hình thức đất đổi đất, do chính quyền địa phƣơng thực hiện trong
quy hoạch, tùy thuộc vào chất lƣợng, vị trí đất nhƣ thế nào.
Ông Triệu Vân Kỳ, chuyên gia nghiên cứu Viện Nghiên cứu khoa học Tài
chính (Bộ Tài chính Trung Quốc) cho biết, tài chính hỗ trợ Tam nông tập trung 3
mục tiêu là nông nghiệp gia tăng sản xuất, nông thôn phát triển, và nông dân tăng
thu nhập. Định hƣớng phát triển tài chính hỗ trợ tam nông ở Trung Quốc là nông
nghiệp hiện đại, nông thôn đô thị hóa và nông dân chuyên nghiệp hóa. Trong chính
sách tài chính, để tăng thu nhập cho nông dân, Trung Quốc tăng đầu tƣ hỗ trợ về giá
mua giống, hỗ trợ thu mua lƣơng thực không thấp hơn giá thị trƣờng, mua máy móc


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status