pháp luật việt nam và một số quốc gia trên thế giới về trách nhiệm bồi thường của nhà nước - Pdf 24

Pháp luật Việt Nam và một số quốc gia trên
thế giới về trách nhiệm bồi thường
của nhà nước Hoàng Xuân Hoan Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Luật: 60 38 60
Người hướng dẫn : TS. Trần Minh Ngọc
Năm bảo vệ: 2013
99 tr .

Abstract. Tìm hiểu sơ lược về sự hình thành chế định trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước của một số nước trên thế giới và Việt Nam. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật hiện
hành của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Trình bày, phân tích và
so sánh một số chế định cơ bản trong pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước của một số quốc gia trên thế giới. Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
pháp luật của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Keywords.Luật Quốc tế; Pháp luật Việt Nam; Trách nhiệm bồi thường của nhà nước;
Luật Hiến pháp
Content.
Nhà nước với tư cách là một chủ thể công quyền duy nhất trong xã hội, được
hình thành từ nhân dân và thực hiện quyền điều hành, quản lý xã hội trong đó có
nhiệm vụ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi những quyền
và lợi ích hợp pháp này bị xâm phạm. Quá trình Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của mình thông qua hành vi của đội ngũ công chức thì một điều tất yếu là có thể
gây thiệt hại cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Trong xã hội ngày nay, lẽ đương nhiên,
khi xảy ra thiệt hại thì phải đặt ra vấn đề bồi thường nhưng phạm vi, phương thức và

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước, có thể nhận thấy rằng Luật “dường như chưa đi vào cuộc sống” do những vướng
mắc, bất cập từ bản thân những quy định nội tại của Luật. Điều này có nguyên nhân
xuất phát từ việc đây là đạo luật chuyên biệt đầu tiên của nước ta điều chỉnh về vấn đề
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, trong quá trình xây dựng luật không thể không
tránh khỏi những thiếu sót nhất định về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn dẫn đến một
số nội dung chưa hoàn thiện. Chính vì vậy, tác giả đã chon đề tài nghiên cứu “Pháp
luật Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới về trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước”.
Mục đích nghiên cứu đề tài trước hết là phân tích, so sánh và lý giải để làm sáng
tỏ về mặt lý luận và thực tiễn ở Việt Nam cũng như một số quốc gia trên thế giới
những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, từ đó đưa ra cái nhìn
tổng thể, những luận điểm riêng biệt và đề xuất những giải pháp đối với việc hoàn
thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước ở Việt Nam.
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu có một số chuyên đề nghiên cứu và bài
viết liên quan đến nội dung của đề tài như: Luận án Tiến sỹ của tác giả Lê Mai Anh:
“Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra”.
Nội dung của Luận án đề cập đến nhiều vấn đề có tính tham khảo quan trọng cho việc
thực hiện đề tài nghiên cứu của tác giả như: đặc điểm, nội dung, bản chất của trách
nhiệm Nhà nước trong việc bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan
tiến hành tố tụng gây ra khi tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Ngoài ra
còn có nhiều chuyên đề, bài viết, bài nghiên cứu của một số tác giả làm công tác xây
dựng pháp luật với nội dung đề cập đến nhiều vấn đề cơ bản phục vụ cho quá trình xây
dựng Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cũng là những tài liệu nghiên cứu
quan trọng được tác giả lựa chọn tham khảo khi thực hiện đề tài nghiên cứu.
Ngoài các phần: Mở đầu; Kết luận; Lời cam đoan; Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của Luận văn được chia thành 3 Chương:
Chương 1: Khái quát về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Chương 2: Pháp luật Việt Nam trong mối tương quan với pháp luật một số quốc
gia trên thế giới về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

14. Hiến pháp Việt Nam năm 1959.
15. Hiến pháp Việt Nam năm 1980.
16. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (đã sửa đổi, bổ sung).
17. Trần Thị Hiền (2006), Bàn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước khi
công chức thi hành công vụ gây thiệt hại trong lĩnh vực hành pháp, Hội thảo
“Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn
phòng Quốc hội.
18. Dương Đăng Huệ (2006), Thực trạng pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại
do cán bộ, công chức nhà nước gây ra và một số vấn đề cơ bản của dự án Luật
Bồi thường nhà nước tại Việt Nam, Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội.
19. Inosentius Samsul (2006), Khung pháp lý về trách nhiệm nhà nước ở nước cộng
hoà Inđônêsia, Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội.
20. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước Việt Nam (2009).
21. Ngô Đức Mạnh (2006), Báo cáo dẫn đề Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội.
22. Nhà Pháp luật Việt Pháp (2006), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
(Bản dịch từ tài liệu tiếng pháp), Hà Nội.
23. Nghị định số 47/CP ngày 03.5.1997 về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do
công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố
tụng gây ra.
24. Nghị quyết số 08 -NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị.
25. Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong
hoạt động tố tụng hình sự gây ra.
26. Nguyễn Như Phát (2006), Mấy vấn đề lý thuyết về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại của Nhà nước, Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội.
27. Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh (2008), “Pháp luật về bồi thường nhà nước

UBTVQH11 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền
trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra.
36. Nguyễn Thanh Tịnh (2006), “Bàn về sự cần thiết quy định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của Nhà nước tại Việt Nam”, Tạp chí dân chủ và pháp luật.
37. Nguyễn Trọng Tỵ (2006), “Suy nghĩ về Nghị quyết số 388”, Tạp chí dân chủ và
pháp luật.
38. Đặng Thanh Tùng (2006), Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do cán bộ,
công chức trong bộ máy hành chính gây ra và hướng hoàn thiện, Hội thảo “Pháp
luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng
Quốc hội.
39. Trần Văn Trung (2006), Thực tiễn áp dụng Nghị quyết số 388 về bồi thường thiệt
hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự của ngành kiểm sát và một số kiến
nghị, đề xuất, Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội.
40. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nhà
xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
41. Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nhà xuất bản từ
điển bách khoa, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội.
42. Viện khoa học pháp lý (2001), “Bồi thường thiệt hại do bị bắt giữ, xét xử oan sai ở
Việt Nam và một số nước trên thế giới”. Thông tin khoa học pháp lý, (Số 2).
43. Chu Thị Trang Vân (2006), “Giải pháp cho một dự án Luật về bồi thường oan, sai
trong tư pháp hình sự”, Nghiên cứu lập pháp.
44. Nguyễn Thị Thu Vân (2008), “Chế định trách nhiệm bồi thường nhà nước trong
pháp luật Cộng hòa Pháp”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề pháp luật
bồi thường nhà nước.
45. Cao Đăng Vinh (2008), “Tìm hiểu pháp luật bồi thường nhà nước ở Canada”, Tạp
chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề pháp luật bồi thường nhà nước.
Nguyễn Như Ý (1998), Đại Từ Điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản văn hóa thông tin,
Hà Nội.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status