skkn sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên thpt trần phú - Pdf 25

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Trường THPT TRẦN PHÚ
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
Người thực hiện: Hà Xuân Văn
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: 
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học: 2010-2011
BM 01-Bia SKKN
Công tác bồi dưỡng giáo viên ở trường THPT Trần Phú/ Hà Xuân Văn
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Hà Xuân Văn
2. Ngày tháng năm sinh: 17-8-1962
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Xã Suối Tre, TX Long Khánh, tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại:0613726311 (CQ)/0613726632(NR); ĐTDĐ: 0988863905
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: P.Hiệu trưởng
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Trần Phú, TX Long Khánh, Đồng Nai
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học Sư phạm

xây dựng và phát triển đất nước, Đảng, Quốc hội, Chính phủ luôn luôn có sự
quan tâm chỉ đạo sâu sát đối với ngành:
- Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành ngày
15/6/2004 đã thể hiện quan điểm hết sức coi trọng vấn đề nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để thực hiện hiệu quả những yêu
cầu và nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo, đáp ứng sự nghiệp
phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Nghị quyết Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 về đổi mới chương trình giáo dục
phổ thông.
- Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam về
Giáo dục – Đào tạo
- Luật Giáo dục 2007 và Pháp lệnh công chức năm 2010 đều nêu rõ công
chức được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ.
- Năm học 2010-2011 là năm thực hiện thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT
về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.
Để đáp ứng được các tiêu chuẩn và tiêu chí của quy định chuẩn nghề nghiệp
giáo viên thì công tác bồi dưỡng giáo viên lại càng phải được chú trọng.
2. Lý do chủ quan:
3
BM03-TMSKKN
Công tác bồi dưỡng giáo viên ở trường THPT Trần Phú/ Hà Xuân Văn
Trường THPT Trần Phú được thành lập từ năm học 2006-2007, đóng
chân trên địa bàn xã Suối Tre - một xã vùng ven của Thị xã Long Khánh. Dân
cư địa phương chủ yếu là công nhân cao su và nông dân làm rẫy, mật độ dân cư
khá thưa thớt. Mặc dù nằm ngay trên Quốc lộ 1A nhưng vị trí của trường không
thuận lợi cho việc giao thông, trên tuyến đường này thường xuyên xảy ra các tai
nạn giao thông.
Trường mới thành lập nên cơ sở vật chất, phòng ốc khá thoáng mát và
tương đối đầy đủ về các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy - học. Tuy nhiên một

3 Hoá học 5 4 3 1 1
4 Sinh học 2 0 1 1
5 Công nghệ 1 1 1
6 Tin học 3 1 2
7 Ngữ Văn 6 6 2 4
8 Lịch sử 3 3 1 1 1
9 Địa lý 2 2 2
10 GDCD 2 2 1 1
11 Tiếng Anh 6 5 2 2 1 1
12 TD-QP 4 0 3 1
Tổng
cộng
45 23 27 11 7 1 3
Một thực trạng xảy ra hằng năm ở trường THPT Trần Phú là đội ngũ giáo
viên không những trẻ về tuổi đời, tuổi nghề mà còn không ổn định. Số giáo viên
sau một số năm giảng dạy đã có kinh nghiệm thì xin chuyển đi, thay vào đó là số
giáo viên trẻ, mới ra trường.
4
Công tác bồi dưỡng giáo viên ở trường THPT Trần Phú/ Hà Xuân Văn
Mặc dù nhà nước có quy định và chế độ cho những giáo viên đang tập sự
và giáo viên hướng dẫn tập sự nhưng giáo viên hướng dẫn tập sự chỉ làm cho có
lệ hoặc hoặc không thường xuyên. Sau một năm hết tập sự thì giáo viên trẻ đó tự
xoay sở, nếu có tâm huyết thì tiếp tục tìm tòi, tự bồi dưỡng, nếu không có tâm
huyết thì coi như đã xong thủ tục tập sự, tự bằng lòng với những gì mình đang
có.
Với kinh nghiệm tích luỹ được, tôi xác định rằng công tác bồi dưỡng đội
ngũ giáo viên trong nhà trường đóng một vai trò hết sức quan trọng, là giải pháp
chiến lược có tính đột phá. Chất lượng giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng giáo dục của nhà trường. Với tình hình thực tế của nhà trường về đội ngũ
giáo viên, tình hình chất lượng học sinh. Với mong muốn sử dụng kiến thức lý

40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 về đổi mới chương trình giáo dục
phổ thông.
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam về Giáo
dục – Đào tạo và Thông báo số 242-TB/TW của Bộ Chính Trị ngày 15/4/2009
về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), phương hướng phát
triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020
Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ban hành Nghị quyết chuyên đề
“Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bậc Trung học phổ thông đến năm
2010”. UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và ban hành Quyết định
số 1792/QĐ-UBND ngày 22/6/2007 về việc tổ chức triển khai kế hoạch xây
dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Để đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, cùng với sự hội nhập quốc tế của Việt Nam, chúng ta cần phải
có con người có tri thức, năng động, nhạy bén, tự chủ. Để có được những phẩm
chất này thì yêu cầu đặt ra đối với ngành giáo dục là phải đổi mới phương pháp
giảng dạy, lấy học sinh làm trung tâm. Muốn vậy người thầy giáo cần phải có
một nhận thức mới, một tầm cao mới, ngoài kiến thức còn phải là người hướng
dẫn, tổ chức, đạo diễn.
Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, đặc biệt sự bùng nổ
của công nghệ thông tin đã tạo cho học sinh có nhiều kênh thông tin để lĩnh hội
kiến thức, do đó người giáo viên nếu không bồi dưỡng để nâng cao trình độ của
bản thân sẽ trở thành người lạc hậu, thụ động trước học sinh.
Trong nhà trường, đội ngũ giáo viên là lực lượng cực kỳ quan trọng, không
có gì có thể thay thế được. Một nhà trường có thể được đầu tư trang thiết bị đầy
đủ, hiện đại nhưng không có sự đầu tư về yếu tố con người thì nhà trường đó
vẫn không thể phát triển được, dẫn đến lãng phí vô ích. Như vậy, giáo viên là
lực lương then chốt quyết định sự thành trong quá trình giáo dục cũng như chất
lượng giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì cần phải đặt công tác
bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ lên hàng đầu, xem đây là một hoạt
động quan trọng phải tiến hành thường xuyên, liên tục.

4 Sinh học 2 1 1
5 Công nghệ 1 1
6 Tin học 2 1 1
7 Ngữ Văn 6 1 1 2 2
8 Lịch sử 3 1 2
9 Địa lý 2 2
10 GDCD 2 1 1
11 Tiếng Anh 6 1 1 3 2
12 TD-QP 4 1 1 2
Tổng 45 8 9 16 12
Như đã trình bày ở trên, trong những năm qua đội ngũ giáo viên của nhà
trường có tỷ lệ trẻ khá cao, luôn có sự chuyển đi, chuyển đến nên không có tính
ổn định, bên cạnh đó việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chưa được nhà trường
quan tâm đúng mức, nhìn bề ngoài thì thấy đồng đều vì ai cũng được đào tạo từ
các trường đại học, có nghiệp vụ sư phạm nhưng thực chất bên trong còn nhiều
điều bất ổn: Đội ngũ giáo viên giỏi chiếm tỷ lệ thấp, công tác chủ nhiệm non
yếu, việc soạn, giảng còn nhiều lúng túng, số giáo viên có nguyện vọng học trên
đại học còn manh muốn, tự phát, thiếu kế hoạch.
7
Công tác bồi dưỡng giáo viên ở trường THPT Trần Phú/ Hà Xuân Văn
Nhu cầu bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là một nhiệm vụ cấp bách và cũng
mang tính chiến lược lâu dài trước yêu cầu đổi mới giáo dục, đáp ứng yêu cầu
phát triển của xã hội và hội nhập Quốc tế. Trong quá trình đổi mới nội dung và
phương pháp bồi dưỡng giáo viên các cấp, qua nghiên cứu khoa học và thực
tiễn, các nhà chuyên môn đã đúc kết được một số nguyên tắc và coi như là sự
vận dụng nguyên lý giáo dục của Đảng trong nhà trường. Những nguyên tắc đó
là:
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa bồi dưỡng chính trị đạo đức với
chuyên môn nghiệp vụ vá các nhiệm vụ đạt ra từ thực tiễn.
- Trong thời đại của nền văn minh tri thức, hoạt động bồi dưỡng không bao

cũng "nhét không vô" cần gì phải "bồi" với "dưỡng". Một số khác hỏi họ có tự
bồi dưỡng hay không thì họ ậm ừ cho qua chuyện.
Khi nghiên cứu về công tác tự bồi dưỡng của giáo viên của Th.S Vũ Thị
Thu Hiền, giảng viên trường Cán bộ quản lý Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh,
tôi thấy những thuận lợi và khó khăn mà tác giả đưa ra cũng rất đúng với nhà
trường chúng tôi, đó là:
* Thuận lợi:
- Đa số CBQL và giáo viên đều nhận thức đúng đắn về hoạt động bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, có
tính tự giác của mỗi giáo viên
- Các cấp quản lý luôn quan tâm và nhà nước có những chính sách ưu đãi
cho công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhà giáo.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ và Internet là phương tiện rút ngắn
thời gian bồi dưỡng của giáo viên.
* Khó khăn:
- Nội dung bồi dưỡng không rõ ràng, chưa có kế hoạch bồi dưỡng, thiếu
thông tin, tài, liệu tham khảo phục vụ cho bồi dưỡng.
- Nhiều giáo viên không sắp xếp được thời gian tham gia các hoạt động
bồi dưỡng
- Thiếu sự định hướng, dẫn dắt, giám sát của Ban giám hiệu nhà trường.
2. Các giải pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên
Căn cứ vào cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn cùng với những nguyên tắc đã
nêu trên. Để công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên thực sự là
nhu cầu của mỗi cá nhân, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, qua đó
đem lại hiệu quả cụ thể, thiết thực tôi đã thực hiện theo các nội dung sau:
2.1 Các bước thực hiện
Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của giáo viên
Đầu năm học nhà trường phát phiếu tham khảo ý kiến của giáo viên về
nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên theo mẫu sau:
9

Số giáo viên
đăng ký
Ghi chú
1
Bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ
(Soạn, giảng, ra đề kiểm tra, chủ nhiệm)
11
2 Bồi dưỡng thi giáo viên giỏi 15
3 Bồi dưỡng Tin học 6
4 Ôn thi Cao học 6
10
Công tác bồi dưỡng giáo viên ở trường THPT Trần Phú/ Hà Xuân Văn
TỔNG CỘNG 38
2.2 Lập bảng phân nhóm bồi dưỡng và tổ chức hoạt động
2.2.1 Nhóm 1: Giáo viên cần bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.
Stt Họ tên Giáo viên Bộ môn Người phụ trách
1 Nguyễn Trung Kiên Toán Nguyễn Ngọc Duật
2 Lê Ngọc Phùng Toán
3 Đoàn Khắc Trung Ninh Toán
4 Lê Thị Nhung Tin Thái Huy Tâm
5 Nguyễn Thị Thuỷ Tiên Tin
6 Đặng Khắc Hạnh Vật lý Trần Ngọc Nhơn
7 Trần Ngọc Hùng Vật lý
8 Trịnh Văn Đức Sinh Nguyễn Thị Phương Dung
9 Nguyễn Thị Hoài Tiếng Anh Nguyễn Thị Thuỳ Dung
10 Lê Thị Loan Tiếng Anh
11 Nguyễn Hoàng Thuận TD-QP Nguyễn Ngọc Ban
Nội dung bồi dưỡng của nhóm 1:
a) Soạn giáo án:
Giáo viên tự nghiên cứu cách thực hiện một giáo án, bao gồm: Hình thức,

ý kiến của mình cho mọi người thảo luận. Qua đóng góp ý kiến của các giáo
viên giỏi đã đi đến một số thống nhất sau:
+ Nội dung giảng dạy phải bám sát chuẩn kiến thức, tuỳ vào đặc điểm học
sinh mỗi lớp mà giáo viên cân nhắc để phát triển kiến thức phù hợp với trình độ
tiếp thu của các em; đặt ra và trả lời được câu hỏi: "học xong tiết này học sinh
cần nắm được nội dung cốt lõi nào của bài? Làm những gì để học sinh để học
sinh có thể nắm được những điều cốt lõi đó?"
+ Biết dành thời gian hợp lý cho những kiến thức trọng tâm của tiết dạy;
+ Không ghi chép nhiều trên bảng, cũng như không nên cho học sinh chép
nhiều trong tập (vì mọi kiến thức đã có trong SGK). Dạy cho họs sinh biết kết
hợp hài hoà các hoạt động: lắng nghe - tìm tòi, suy gẫm - thảo luận (phát biểu ý
kiến) - ghi chép. Chỉ rõ hoặc gợi ý những nội dung cần học ở nhà.
+ Nói chậm, rõ ràng, lựa chọn hệ thống câu hỏi khéo léo để phát huy được
tính tích cực, chủ động của các đối tượng học sinh;
+ Đa số học sinh trong lớp có lực học yếu, do đó cần phải luyện tập đức
tính kiên nhẫn, tạo ra được không khí nhẹ nhàng, vui vẻ cho tiết học (một chút
hài ước của giáo viên sẽ làm cho học sinh bớt căng thẳng và có hưng phấn hơn
trong học tập).
Sau những hoạt động: soạn giáo án, dự giờ của giáo viên giỏi, những kinh
nghiệm học được từ đồng nghiệp chất lượng tiết dạy của giáo viên có chuyển
biến rõ rệt. Đầu năm tỷ lệ tiết dạy (của nhóm giáo viên này) đạt yêu cầu 65%
12
Công tác bồi dưỡng giáo viên ở trường THPT Trần Phú/ Hà Xuân Văn
khá 35% thì cuối năm xếp loại tiết dạy Giỏi 20%, tiết dạy Khá 55%, tiết dạy Đạt
yêu cầu còn 25%.
d) Soạn đề kiểm tra, chấm bài:
Sau nhiều năm phụ trách chuyên môn tôi nhận thấy giáo viên trẻ thường ra
đề kiểm tra khó hơn, dài hơn, vụn vặt hơn so với những giáo viên đã có kinh
nghiệm giảng dạy. Hệ quả của việc này là điểm bài kiểm tra một tiết của các lớp
không ổn định (do nhà trường tổ chức bốc thăm đề kiểm tra một tiết), Ban giám

5 Lê Thị Trang Địa lý
6 Hồ Thị Hợp GDCD
Nhóm này là giáo viên thuộc các bộ môn khoa học xã hội, trước đây rất ít
tiếp cận với máy tính hoặc chỉ sử dụng máy tính để ra đề kiểm tra. Khi nhà
trường đưa ra chỉ tiêu phải có tiết dạy bằng công nghệ thông tin thì nhóm giáo
viên này mới thật sự có nhu cầu bồi dưỡng về tin học.
Kế hoạch bồi dưỡng được lập ra mỗi tuần một buổi (vào chiều thứ 7). Nội
dung bồi dưỡng tập trung vào các phần mềm soạn giáo án. Kiến thức tin học rất
rộng, do đó quan điểm bồi dưỡng cho nhóm này là cần kiến thức nào thì bồi
dưỡng kiến thức đó, lâu dần sẽ có vốn kiến thức tin học để tự mình có thể giải
quyết được.
Bên cạnh tập trung bồi dưỡng tin học cho nhóm giáo viên trên thì các
thành viên phụ trách có nhiệm vụ tìm hiểu các phần mềm hay, thiết thực hoặc
các thủ thuật tin học giới thiệu cho toàn thể giáo viên của nhà trường để mọi
người thử nghiệm và tự nâng cao kỹ năng tin học cho mình.
Kết quả đạt được là các giáo viên trong nhóm cần bồi dưỡng về tin học đã
có thể tự mình tạo được các hiệu ứng trong soạn giáo án điện tử, biết cách chèn
hình ảnh, âm thanh, tìm kiếm tài liệu trên mạng
2.2.3 Nhóm 3: Bồi dưỡng giáo viên giỏi cấp trường, tạo nguồn cho hội thi
giáo viên giỏi cấp tỉnh:
Stt Họ tên Giáo viên Bộ môn Người phụ trách
1 Lương Thị Mỹ Thuỳ Toán Hà Xuân Văn
Nguyễn Ngọc Duật
Nguyễn Thị Phương Dung
2 Đỗ Thị Thuỷ Toán
3 Thái Huy Tâm Tin học
4 Nguyễn Anh Tuân Vật lý
5 Trần Hoài Nam Vật lý
6 Nguyễn Thị Thuỳ Trang Hoá học
7 Huỳnh Thị Xuân Lộc Hoá học

4 Lê Văn Trung Sinh vật
5 Lê Việt Hùng Văn
6 Đinh Thị Thuý Linh Lịch sử
Đây là những giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, ham tìm tòi
nghiên cứu, có khả năng về ngoại ngữ, có điều kiện (hoàn cảnh gia đình, bản
thân) để có thể theo học. Nhóm này được ưu tiên bố trí thời gian ôn thi. Nếu có
vướng mắc công tác nhà trường sẽ sắp xếp hợp lý, đáp ứng yêu cầu của giáo
viên.
Trong số các giáo viên thuộc nhóm trên hiện đã có 3 giáo viên đăng ký ôn
thi tại các trường ĐHSP TP.Hồ Chí Minh và ĐH KHTN TP.Hồ Chí Minh. Có
một giáo viên hiện đang học Thạc sĩ ngành Hoá.
15
Công tác bồi dưỡng giáo viên ở trường THPT Trần Phú/ Hà Xuân Văn
C. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Thực hiện công văn số 1545/SGDĐT-VP về việc đăng ký sáng kiến kinh
nghiệm nên ngay từ đầu năm đề tài này đã được nghiên cứu và tổ chức thực
hiện. Quá trình viết sáng kiến này cũng diễn ra đồng thời với những hoạt động
được trình bày ở trên. Trong các hoạt động này có những hoạt động đã đi vào nề
nếp, có những hoạt động đang bắt đầu, có những hoạt động cần có thời gian dài
hơn mới thấy được kết quả. Ở góc độ khoa học và thực tiễn bước đầu cho thấy
những hoạt động này là đúng hướng, cần phải duy trì, hoàn thiện và phát huy.
Việc tổ chức thực hiện cũng gặp rất nhiều khó khăn do tâm lý ngại ngùng cùa
giáo viên và cũng là lần đầu tiên tổ chức thực hiện nên mọi người chưa quen.
Một khó khăn khác nữa khi thực hiện sáng kiến này là công việc của nhà trường
và của mỗi giáo viên là khá nhiều, phải tốn nhiều công sức để bố trí thời gian
hợp lý, nếu không các hoạt động sẽ chồng chéo lên nhau. Tuy nhiên hoạt động
này đã tìm được sự ủng hộ của chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường và sự đồng
thuận của giáo viên, bên cạnh đó mọi người đều xác định được đây là một hoạt
thường xuyên, liên tục nên sáng kiến này cũng đã thu được những lợi ích thiết
thực. Đó là:

Bảng trên cho thấy so với năm học 2009-2010, năm học 2010-2011 khi tổ
chức bồi dưỡng giáo viên theo đề tài này số lượng giáo viên tham gia bồi dưỡng
tăng 27 người, giáo viên dạy giỏi cấp trường tăng lên 11 người, 100% giáo viên
đã có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; số giáo viên ôn thi
trên chuẩn đã tăng lên 6 (hiện có 1 giáo viên đang học thạc sĩ) và nằm trong quy
hoạch nhân sự của nhà trường.
Bảng 2. Trình độ tay nghề:
Năm học
Số lượng
GV
Trình độ tay nghề
Giỏi
Khá
Đạt
YC
Cấp tỉnh Cấp trường
2009-2010 45 8 9 16 12
2010-2011 46 8 20 13 5
Bảng 3: Chất lượng giáo dục (chỉ thống kê kết quả học sinh lớp 12, do lớp 10,
11 cuối tháng 5/2011 mới có số liệu)
Kết quả xếp loại Học lực (tính theo tỷ lệ %)
Năm học Giỏi Khá Tb Yếu Kém
2009-2010 1,5 19,2 57,1 21,7 0,5
2010-2011 1.7 20,2 60,7 17,4 0
Kết quả xếp loại Hạnh kiểm (tính theo tỷ lệ %)
Năm học Tốt Khá Tb Yếu
2009-2010 47,0 38,9 14,1 0
2010-2011 53,4 39,9 6,7 0
17
Công tác bồi dưỡng giáo viên ở trường THPT Trần Phú/ Hà Xuân Văn

THPT Trần Phú, đã mang lại hiệu quả thiết thực. Công tác bồi dưỡng chuyên
môn cho giáo viên không phải là mới, nhưng để làm cho khoa học, hiệu quả,
mang tính ổn định, theo một kế hoạch đã xây dựng chi tiết thì đây là lần đầu tiên
nhà trường thực hiện. Cũng vì lý do đó đề tài vẫn còn những khiếm khuyết phải
được sữa chữa, điều chỉnh trong những năm tiếp theo để nó được hoàn thiện và
mang lại hiệu quả thiết thực hơn nữa. Mỗi trường có một đặc điểm riêng về đội
ngũ giáo viên, tôi tin rằng những trường những có đặc điểm về đội ngũ gần
18
Công tác bồi dưỡng giáo viên ở trường THPT Trần Phú/ Hà Xuân Văn
giống như trường THPT Trần Phú khi áp dụng đề tài này đều đem lại hiệu quả
thiết thực.
Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên
cần phải:
- Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường phải xác định tầm quan trọng công
tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên từ đó có sự quan tâm, chỉ
đạo thường xuyên.
- Đánh giá đúng vai trò của đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục, chỉ khi đó mới phát huy hết khả năng của họ đóng góp cho sự
nghiệp giáo dục. Đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho
nhân dân và toàn xã hội nhận thức rõ vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
- Làm tốt công tác tư tưởng và tìm được sự đồng thuận của tập thể giáo
viên. Các nội dung bồi dưỡng phải là nhu cầu mà mỗi giáo viên mong muốn có
được. Đặc biệt phải bố trí lịch giảng dạy sao cho giáo viên có thời gian để tham
gia bồi dưỡng.
- Phải xây dựng một kế hoạch khoa học, phù hợp với đặc điểm của nhà
trường. Quá trình thực hiện phải có sự kiểm tra, động viên của ban lãnh đạo nhà
trường.
- Cần đề cao vai trò tự bồi dưỡng - học tập suốt đời của mỗi giáo viên, có
sự khuyến khích biểu dương kịp thời. Hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên

chí "Dạy và học ngày nay" của Trung ương hội khuyến học Việt Nam số
4/2011.
5. Đề án số 09 về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Luật công chức năm 2010.
7. Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về qui định chuẩn nghề nghiêp giáo viên trung học cơ
sở, giáo viên trung học phổ thông
20


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status