Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới cho công ty Lương thực Thực phẩm An Giang - Pdf 25

MỤC LỤC

MỤC LỤC.................................................................................................................Trang i
DANH MỤC BIỂU ĐỒ – SƠ ĐỒ.....................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG – HÌNH.............................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................v
PHỤ LỤC.............................................................................................................................a
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................d
i
DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ

Biểu đồ 4.1. Vai trò hạt gạo để có bửa cơm ngon..............................................................12
Biểu đồ 4.2. Đặc tính của gạo sử dụng...............................................................................12
Biểu đồ 4.3. Xuất xứ gạo sử dụng......................................................................................13
Biểu đồ 4.4. Nguồn thông tin tham khảo............................................................................14
Biểu đồ 4.5. Tiêu chí gạo chất lượng..................................................................................15
Biểu đồ 4.6. Các yếu tố quan tâm ngoài chất lượng...........................................................16
Biểu đồ 4.7. Giá gạo sử dụng..............................................................................................16
Biểu đồ 4.8. Nhận xét giá gạo sử dụng...............................................................................17
Biểu đồ 4.9. Nơi mua gạo...................................................................................................18
Biểu đồ 4.10. Thời điểm mua gạo......................................................................................18
Biểu đồ 4.11. Mua gạo bằng cách nào................................................................................19
Biểu đồ 4.12. Số lượng mua gạo mỗi lần...........................................................................20
Biểu đồ 4.13. Người quyết định mua.................................................................................20
Biểu đồ 4.14. Trường hợp thay đổi loại gạo......................................................................21
Biểu đồ 4.15. Xu hướng sử dụng gạo chất lượng...............................................................22
Biểu đồ 4.16. Xu hướng sử dụng tiếp gạo có xuất xứ của công ty....................................22
Biểu đồ 4.17. Xu hướng mua dùng thử gạo có xuất xứ của công ty..................................23
Sơ đồ 2.1. Quy trình phát triển sản phẩm mới.....................................................................4
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty........................................................................9
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ kênh phân phối của công ty....................................................................26

mới cũng sẽ xuất hiện. Do đó, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải
nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường, bằng cách lập kế
hoạch hay chiến lược phát triển cho chính doanh nghiệp hoặc cho sản phẩm của doanh
nghiệp nhằm để tìm ra một hướng đi riêng có tính cạnh tranh cao.
Như chúng ta đã biết, khi cuộc sống ngày càng phát triển và đời sống của con người
được nâng cao thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được mọi người quan tâm và chú
trọng. Chính vì thế mà nhu cầu của người tiêu dùng về một sản phẩm nào đó trên thị
trường cũng đòi hỏi cao hơn về chất lượng, mẫu mã,… nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm. Cụ thể là, các sản phẩm được đưa vào bày bán ở siêu thị được người tiêu
dùng lựa chọn ngày một nhiều hơn. Đặc biệt là, những sản phẩm cần thiết cho đời sống
hàng ngày như gạo, cá, thịt, trứng,...nhưng gạo được xem là lương thực không thể thiếu
trong mọi gia đình, cho nên người tiêu dùng ngày càng có xu hướng quan tâm nhiều đến
yếu tố chất lượng gạo. Qua đó cho thấy, sản phẩm gạo chất lượng ở thị trường nội địa có
nhiều tiềm năng phát triển, đây là một cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia
sản xuất kinh doanh.
Nhưng làm thế nào để sản phẩm gạo của doanh nghiệp được người tiêu dùng biết
đến và lựa chọn sử dụng? Muốn làm được điều này thì điều trước tiên mà các doanh
nghiệp cần phải thực hiện là tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng về sản phẩm
gạo ra sao? Tiếp đến là xem xét thị trường của sản phẩm gạo có triển vọng phát triển hay
không? Sau khi đã nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và độ lớn của thị
trường thì doanh nghiệp cần phải đánh giá nguồn lực của mình để xem doanh nghiệp có
khả năng sản xuất ra sản phẩm gạo hay cải tiến sản phẩm gạo hiện tại thỏa mãn được nhu
cầu của người tiêu dùng, đồng thời cũng phù hợp với năng lực sở trường của doanh
nghiệp.
Quả thật đây là điều không phải dễ dàng đối với các doanh nghiệp, bởi vì nhu cầu
của người tiêu dùng về một sản phẩm luôn biến đổi và họ trở nên khó tính hơn trong việc
lựa chọn sản phẩm, trong khi đó nguồn lực của doanh nghiệp thì có giới hạn. Tuy nhiên,
để doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả và chiếm lĩnh được
thị trường về sản phẩm thì doanh nghiệp chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu
dùng về sản phẩm.

tài được thu thập từ phòng kinh doanh, phòng tài chính kế toán và phòng tổ chức hành
chính của công ty Lương thực Thực phẩm An Giang. Ngoài ra, còn tham khảo thông tin
qua sách, báo, internet,…
1.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Khi đã hoàn thành việc thu thập dữ liệu, tiếp theo sẽ tiến hành tổng hợp dữ liệu
cần phân tích. Sau đó tùy theo từng dữ liệu mà đưa ra các phương pháp thực hiện thích
hợp như:
- Sử dụng phương pháp so sánh liên hoàn qua các năm để đánh giá các chỉ
tiêu tài chính của công ty. Cụ thể là, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và tình
hình tài chính của công ty.
- Sử dụng phương pháp thống kê đối với dữ liệu sơ cấp. Và đây được xem là
dữ liệu làm cơ sở để đề ra chiến lược phát triển sản phẩm mới cho công ty.
1.5. Ý nghĩa thực tiển
Qua phân tích hành vi của người tiêu dùng về sản phẩm gạo ở thị trường Long
Xuyên sẽ giúp công ty hiểu rõ hơn về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Long Xuyên,
để có thể đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm mới cho phù hợp nhằm dễ dàng thâm
nhập vào thị trường này. Từ đó, làm bước đà để công ty phát triển sang các thị trường
khác và chiếm lĩnh được thị trường gạo nội địa, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả.
SVTH: Trần Thị Kim Tuyền Trang: 2
Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới cho CT LTTP AG GVHD: Th.S Cao Minh Toàn
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Khái niệm về sản phẩm
Theo quan niệm cổ điển, sản phẩm là tổng thể các đặc tính vật chất, những yếu tố
có thể quan sát, được tập hợp trong một hình thức đồng nhất là vật mang giá trị sử dụng.
Theo quan niệm marketing, sản phẩm là những gì mà doanh nghiệp cung cấp, gắn
liền với việc thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng nhằm thu hút sự chú ý, mua
sắm hay sử dụng chúng. Sản phẩm bao gồm các thuộc tính hữu hình (chất liệu, kiểu dáng,
bao bì,…) và các thuộc tính vô hình (danh tiếng, giá cả, sự phô diễn, các dịch vụ kèm
theo,…).

g lợi
ích
Giao
hàng
và sự
tín
nhiệm
Phụ tùng
kèm theo
Dịch
vụ
bán
hàng
Bảo hành
Phần cốt lõi
Phần phụ thêm
của sản phẩm
Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới cho CT LTTP AG GVHD: Th.S Cao Minh Toàn
2.2. Khái niệm về sản phẩm mới
Sản phẩm mới là hàng hóa, dịch vụ hay ý tưởng mà bộ phận khách hàng tiềm ẩn
tiếp nhận chúng như một cái gì đó mới mẽ. Sản phẩm mới có thể đã có mặt trên thị
trường trong một thời gian nào đó, nhưng ta quan tâm đến điều người tiêu dùng làm thế
nào nhận biết được nó lần đầu tiên và quyết định có chấp nhận nó hay không.
2.3. Quy trình phát triển sản phẩm mới
Sơ đồ 2.1. Quy trình phát triển sản phẩm mới
(Nguồn: Marketing căn bản – Philip Kotler)
2.3.1. Hình thành ý tưởng
Hình thành ý tưởng về sản phẩm mới là giai đoạn đầu tiên của quá trình phát
triển sản phẩm mới. Các doanh nghiệp tìm kiếm những ý tưởng sản phẩm qua các nguồn
thông tin như: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, công nhân viên, ban lảnh đạo và các nhà

năng sản xuất
và tiêu thụ
Thử nghiệm thị
trường
(7)
(6)
(3)
(2)(1)
(5)
(4)
Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới cho CT LTTP AG GVHD: Th.S Cao Minh Toàn
2.3.2. Lựa chọn ý tưởng
Qua các nguồn thông tin khác nhau có nhiều ý tưởng sản phẩm được đề xuất.
Do đó, mục đích của việc lựa chọn ý tưởng là loại bỏ những ý tưởng không phù hợp càng
sớm càng tốt và chọn lọc những ý tuởng tốt nhất. Để làm được điều này cần phải dựa trên
cơ sở phân tích khả năng nguồn lực của doanh nghiệp, phân tích phác thảo về sản phẩm
mới (mô tả sản phẩm, quy mô thị trường và thị trường mục tiêu, khả năng thỏa mãn nhu
cầu, khả năng thâm nhập thị trường của sản phẩm), khả năng marketing của doanh
nghiệp.
2.3.3. Soạn thảo dự án và thẩm định dự án
Ý tưởng về sản phẩm sau khi đã được lựa chọn, mỗi ý tưởng phải được xây
dựng thành những dự án. Bởi vì, ý tưởng là những tư tưởng khái quát về sản phẩm, còn
dự án là sự thể hiện tư tưởng khái quát đó thành các phương án sản phẩm mới với các
tham số về đặc tính hay công dụng hoặc đối tượng sử dụng khác nhau của chúng. Do đó,
chỉ có dự án mới tạo thành hình ảnh thực sự về một sản phẩm mà công ty dự định đưa ra
thị trường và nó có ý nghĩa đối với khách hàng.
Khi đã có dự án thì việc tiếp theo là cần phải thẩm định dự án. Thẩm định dự án
là thử nghiệm quan điểm và thái độ của nhóm khách hàng mục tiêu đối với các phương
án sản phẩm đã được mô tả. Qua thẩm định sẽ lựa chọn được một dự án sản phẩm tốt
nhất.

- Thử nghiệm trong doanh nghiệp: Thử nghiệm ở phòng thí nghiệm hay trong
nội bộ doanh nghiệp.
- Thử nghiệm thị trường: Doanh nghiệp thử nghiệm sản phẩm trên thị trường
để qua đó đánh giá lại mức độ hoàn chỉnh của sản phẩm, khả năng sản phẩm phù hợp với
thị trường, đánh giá phản ứng của thị trường về sản phẩm, thử nghiệm hay chương trình
marketing gắn với sản phẩm như giá, phân phối, chiêu thị. Phương pháp và thời gian thử
nghiệm phụ thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp, đặc điểm sản phẩm và tình
hình cạnh tranh trên thị trường.
2.3.8. Triển khai sản xuất đại trà
Từ những thử nghiệm trên, doanh nghiệp sẽ xác định nên sản xuất và tung sản
phẩm ra thị trường hay không? Nếu quyết định sản xuất được chấp nhận, doanh nghiệp sẽ
triển khai phương án tổ chức sản xuất, xây dựng chương trình marketing giới thiệu sản
phẩm mới. Để tung sản phẩm ra thị trường có hiệu quả, doanh nghiệp cần xem xét các
vấn đề sau:
- Thời điểm tung sản phẩm ra thị trường.
- Địa điểm giới thiệu sản phẩm.
- Thị trường mục tiêu của sản phẩm.
- Chiến lược marketing giới thiệu sản phẩm.
2.4. Quá trình chấp nhận sản phẩm mới
Quá trình chấp nhận sản phẩm mới gồm năm giai đoạn:
- Biết: Người tiêu dùng mới hay biết về sản phẩm mới, nhưng chưa có thông tin đầy
đủ về nó.
- Quan tâm: Người tiêu dùng bị kích thích đi tìm kiếm thông tin về sản phẩm mới.
- Đánh giá: Người tiêu dùng quyết định xem có nên dùng thử sản phẩm mới không.
- Dùng thử: Người tiêu dùng dùng thử sản phẩm mới ở quy mô nhỏ để có ý niệm
đầy đủ về giá trị của nó.
- Chấp nhận: Người tiêu dùng quyết định sử dụng thường xuyên và đầy đủ sản
phẩm mới.
Vì vậy, người đưa ra sản phẩm mới cần suy nghĩ làm thế nào để dẫn dắt người tiêu
dùng từ giai đoạn này đến giai đoạn khác.

- Vốn lưu động: 2.000 triệu đồng.
3.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty LTTP An Giang
3.2.1. Chức năng
- Công ty chuyên chế biến, kinh doanh các mặt hàng lương thực, nông sản, vật tư
nông nghiệp; vận tải hàng hóa; phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, góp phần tiêu thụ hết
lúa hàng hóa cho nông dân trong địa phương và điều hòa lương thực trong vùng, đảm bảo
nhu cầu tiêu dùng trong nội địa và xuất khẩu theo kế hoạch của Tổng công ty giao và
kinh doanh các ngành nghề khác theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Tổng
công ty khi được chấp nhận.
SVTH: Trần Thị Kim Tuyền Trang: 7
Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới cho CT LTTP AG GVHD: Th.S Cao Minh Toàn
- Tổ chức thu mua, gia công chế biến lương thực, hàng nông sản, liên doanh liên
kết các tổ chức kinh tế trong tỉnh thực hiện nhiệm vụ đầu mối xuất khẩu của tỉnh, đóng
vai trò chủ đạo trong việc lúa hàng hóa của nông dân.
- Xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng do công ty sản xuất kinh doanh và do liên
doanh liên kết tạo ra hay nhận ủy thác xuất khẩu và ủy thác cho các đơn vị xuất khẩu
lương thực.
3.2.2. Nhiệm vụ
- Tổ chức thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu có hiệu
quả, từng bước củng cố và phát huy uy tín của công ty đối với thị trường trong nước, trên
thế giới nhất là về lĩnh vực kinh doanh lương thực.
- Tham gia vào các chương trình kinh tế của tỉnh với mục tiêu cải tiến, đầu tư mở
rộng phát triển các lĩnh vực liên quan đến sản xuất nông nghiệp, sản xuất chế biến nông
sản nhằm nâng cao chất lượng và số lượng hàng hóa, tạo công ăn việc làm cho tầng lớp
lao động trong tỉnh và tăng thêm thu nhập cho xã hội.
3.3. Cơ cấu tổ chức của công ty LTTP An Giang
Hiện nay, toàn bộ công ty có 348 người. Trong đó có 148 người (nữ 25 người) được
xem là nhân viên chính thức của công ty và được tổ chức như sau:
- Ban giám đốc: 3 người.
- Các phòng ban: 39 người.

ứng với cơ chế thị trường, đồng thời có tinh thần trách nhiệm cao.
- Được Tổng công ty và các cấp chính quyền của tỉnh quan tâm theo dõi hổ trợ.
3.4.2. Khó khăn
- Nguồn tài chính của công ty có giới hạn, chủ yếu vay vốn của Tổng công ty, các
Ngân hàng trong và ngoài tỉnh, song sự cho vay của các Ngân hàng tùy thuộc vào mức độ
hoạt động mà công ty huy động và thu mua hàng hóa.
SVTH: Trần Thị Kim Tuyền Trang: 9
Ban Giám Đốc
Trạm
Thu
Mua
KhoPhân
Xưởng
Sản
Xuất
Trạm
Thu
Mua
KhoPhân
Xưởng
Sản
Xuất
Trạm
Thu
Mua
KhoPhân
Xưởng
Sản
Xuất
P. Tài Chính

- Các chi phí
533.928
513.909
20.019
527.884
506.003
21.881
605.634
578.494
27.140
-6.044
-7.906
1.862
-1,33
-1,54
9,30
77.750
72.491
5.259
14,73
14,33
24,03
LN sau thuế 211 1.501 2.708 1.290 611 1.207 80,41
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2004-2005-2006 của công ty LTTP An Giang)
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty vào năm 2004-2005-2006, ta
thấy tổng doanh thu năm 2005 của công ty giảm 0,89% so với năm 2004 nhưng lợi nhuận
sau thuế của công ty lại tăng đột biến lên đến 611%. Điều này chứng tỏ rằng công ty kinh
doanh có hiệu quả hơn năm 2004.
Nguyên nhân là do năm 2005 thị trường nguyên liệu đầu vào thuận lợi và sự cố
gắng của công ty trong khâu thu mua, vận chuyển, chế biến do đó đã tiết kiệm được một

1
. Do đó,
người dân ngày càng quan tâm đến vấn đề lương thực, thực phẩm đảm bảo chất lượng và
an toàn vệ sinh. Điển hình là có nhiều người tiêu dùng muốn tìm mua gạo ngon, chất
lượng thay vì trước đây chỉ yêu cầu có gạo để ăn. Điều này được minh chứng ở siêu thị
Co.op Mark Cần Thơ: doanh số tiêu thụ mặt hàng gạo tại siêu thị tăng trưởng bình quân
khoảng 30%/năm, tiêu thụ khoảng 3 tấn gạo các loại/tháng và ở cửa hàng giới thiệu sản
phẩm Nông Trường Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ đạt mức tiêu thụ 17-18 tấn gạo các
loại/tháng
2
.
Và một thực tế nữa chứng tỏ rằng gạo chất lượng có nhu cầu rất lớn ở thị trường
nội địa. Hiện nay, dân số nước ta khá đông có khoảng 84 triệu người, do đó chỉ cần một
người tiêu thụ khoảng 10 kg gạo chất lượng/năm thì sản lượng gạo chất lượng được tiêu
thụ ở nước ta sẽ tăng lên đến 840.000 tấn gạo/năm. Nhưng với mức sản lượng gạo chất
lượng này thì hiện tại các doanh nghiệp trong nước chưa có khả năng đáp ứng.
Mặt khác, kinh doanh gạo ở thị trường nội địa cũng khá hấp dẫn vì giá bán của
các sản phẩm gạo vào năm 2006 tăng cao, gạo thường được bán với giá 5.000-6.000 đ/kg,
còn gạo thơm được bán với giá từ 6.000 đ/kg trở lên và cho đến thời điểm này mức giá
vẫn không có chiều hướng giảm. Bên cạnh đó, kinh doanh gạo ở thị trường nội địa các
doanh nghiệp sẽ dễ dàng nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng hơn và chất lượng
gạo ở thị trường này cũng không quá đòi hỏi khắt khe như ở thị trường xuất khẩu.
Cộng với việc Chính phủ luôn có chính sách đảm bảo nguồn lương thực trong
nước như: ấn định chỉ tiêu về xuất khẩu gạo, cho các doanh nghiệp ngừng ký hợp đồng
xuất khẩu gạo hay cấm xuất khẩu gạo khi nguồn cung gạo khan hiếm. Chẳng hạn vào
cuối năm 2006 Chính phủ đã đưa ra quyết định cấm xuất khẩu gạo nhằm đảm bảo an ninh
lương thực trong nước.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ phải chịu 5% thuế VAT khi kinh doanh gạo ở
thị trường nội địa cho nên các doanh nghiệp phải bán với giá cao hơn, nếu như thế sẽ khó
lòng cạnh tranh với các doanh nghiệp tư nhân hay cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế

Qua tìm hiểu lý do thì người tiêu dùng cho biết gạo có đặc tính cho cơm thơm
sẽ kích thích sự thèm ăn của mọi người và làm cho mọi người nhớ đến vì từ khi nấu đến
khi ăn tỏ ra hương thơm thu hút. Đối với gạo cho cơm dẽo, mềm sẽ cho cơm dễ ăn hơn
không phân biệt độ tuổi và cơm để nguội không bị khô cứng.
Theo như kết quả khảo sát trong hai năm (năm 2006
3
, năm 2007) thì các đặc
tính gạo cho cơm thơm, dẽo và mềm được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất. Vì vậy,
có thể xem đây là xu hướng chung của người tiêu dùng Long Xuyên hiện nay.
Khi đã biết người tiêu dùng chọn đặc tính gạo nào rồi thì việc tìm hiểu xuất xứ
loại gạo đó cũng khá cần thiết trong nhận thức nhu cầu. Để xem người tiêu dùng sử dụng
gạo có xuất xứ trong nước hay ngoài nước, thuộc dạng gạo của công ty hay gạo đại trà.
(Nguồn: Tự tổng hợp thông qua bảng câu hỏi)
Biểu đồ này nói lên đa số người tiêu dùng đều sử dụng gạo có xuất xứ trong
nước thuộc dạng gạo đại trà chiếm tỷ lệ 71% là vì loại gạo này được bày bán rất phổ biến
trên thị trường nên dễ mua, dễ lựa chọn. Còn gạo có xuất xứ trong nước thuộc dạng gạo
của công ty chiếm tỷ lệ rất thấp với 8%, nguyên nhân là do các công ty sản xuất kinh
doanh gạo đều tập trung vào thị trường xuất khẩu vì thế loại gạo này chưa được bày bán
phổ biến ở thị trường trong nước nên rất ít được người tiêu dùng biết đến.
Bên cạnh đó, gạo có xuất xứ ngoài nước thuộc dạng gạo đại trà đã từng bước
len lõi vào thị trường trong nước và cũng được người tiêu dùng chọn sử dụng với tỷ lệ
10% cao hơn cả gạo trong nước thuộc dạng gạo của công ty. Đây là điều mà các doanh
nghiệp trong nước cần xem xét và nhìn nhận lại, bởi hiện nay nước ta đã gia nhập WTO
và một khi các doanh nghiệp ngoài nước nắm bắt được cơ hội này thì các doanh nghiệp
trong nước sẽ khó có được một chổ đứng ở chính thị trường của nước mình.
Ngoài ra, có 11% người tiêu dùng không biết loại gạo mình đang sử dụng, có
thể nói đây là những người tiêu dùng dễ tính, không quan tâm đến xuất xứ.
3
Nguồn: Hành vi tiêu dùng gạo của người dân Long Xuyên_Nguyễn Thị Kim Nhị - DH3KN1
SVTH: Trần Thị Kim Tuyền Trang: 13

Tiêu chí chất lượng không lẫn tạp chất được người tiêu dùng đánh giá quan
trọng nhất chiếm tỷ lệ 63%, cho thấy người tiêu dùng rất xem trọng đến vấn đề an toàn vệ
sinh trong hạt gạo nhằm để bảo vệ sức khỏe. Tiếp theo là tiêu chí dễ nấu chiếm tỷ lệ quan
trọng 45% vì dễ nấu sẽ cho cơm ngon không bị nhão, cứng hay sống với lượng nước nhất
định hay nấu mau chín cơm.
Đối với tiêu chí gạo cho hương thơm lâu và dễ bảo quản cũng chiếm mức độ
quan trọng tương đối nhiều 40%, 39% nhưng hiện nay đa số các loại gạo thơm được bán
bán trên thị trường chỉ tỏ ra hương thơm khi cơm còn nóng đến lúc nguội đã giảm hẳn
hay không còn hương thơm nữa, và gạo để lâu khoảng hơn một tháng thường bị sâu mọt,
ẩm móc. Do đó, các tiêu chí này cần xem xét lại khi sản xuất gạo đạt chất lượng tung ra
thị trường.
Phần lớn người tiêu dùng hiện nay đều cho rằng không có dư lượng hóa chất
trong hạt gạo nên mức độ quan trọng của tiêu chí này được đánh giá không cao chỉ chiếm
tỷ lệ quan trọng 34%, số đông người tiêu dùng quan tâm nhiều đến dư lượng hóa chất là
các nhân viên văn phòng hay các gia đình có thu nhập cao vì họ e ngại rằng hiện nay các
loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc dưỡng,…được sử dụng nhiều khi trồng lúa, còn 14%
cho là bình thường vì có quan tâm đi chăng nữa cũng không biết được.
Các tiêu chí chất lượng được người tiêu dùng đánh giá ít quan trọng nhất là kích
thước hạt gạo và màu sắc hạt gạo sáng bóng, vì theo người tiêu dùng khi chọn mua gạo
thì kích thước hạt gạo như thế nào cũng được miễn sao hạt gạo đừng bị nát quá nhiều là
có thể chấp nhận. Và chỉ cần xem màu sắc hạt gạo không bị vàng là được chứ không cần
phải sáng bóng.
SVTH: Trần Thị Kim Tuyền Trang: 15
Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới cho CT LTTP AG GVHD: Th.S Cao Minh Toàn
 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua gạo ngoài chất lượng
Khi chọn mua gạo ngoài yếu tố chất lượng thì người tiêu dùng thường quan tâm
nhiều đến các yếu tố như: giá cả, thái độ người bán, dễ tìm mua. Còn các yếu tố bao bì,
nhãn hiệu, khuyến mãi rất ít được quan Tâm. Tỷ lệ quan tâm được thể hiện ở biểu đồ sau
đây.
(Nguồn: Tự tổng hợp thông qua bảng câu hỏi)

những cách thu hút người tiêu dùng sử dụng sản phẩm.
 Cách thức mua gạo của người tiêu dùng
Có thể nói, cách thức mua gạo cũng khá là quan trọng trong phân tích hành vi
của người tiêu dùng về sản phẩm gạo. Bởi vì, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn bán
được sản phẩm trên thị trường thì phải biết được ít nhiều người tiêu dùng thích mua sản
phẩm ở đâu? Mua khi nào? Mua bằng cách nào? Số lượng bao nhiêu? Và ai là người
quyết định mua? Để từ đó sản xuất ra sản phẩm có số lượng vừa mức sử dụng, chọn
những nơi được xem là dễ tiếp cận với người tiêu dùng nhất và có hình thức tác động phù
hợp vào đối tượng quyết định mua.
- Mua ở đâu?
Gạo là sản phẩm thiết yếu nên được bày bán ở rất nhiều nơi nhưng để xem
người tiêu dùng thường chọn nơi mua gạo ở đâu nhiều nhất.
SVTH: Trần Thị Kim Tuyền Trang: 17


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status