Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam - Pdf 25


ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP 10
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 10
1.1.1. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học ở nước
ngoài 10
1.1.2. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học ở trong
nước 32
1.2. Các khái niệm cơ bản 38
1.2.1. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 38
1.2.2. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 51
1.3. Mục tiêu của quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 58
1.3.1. Đảm bảo đánh giá đúng mục đích và đúng mục tiêu môn học 58
1.3.2. Đảm bảo tính hợp lý của các phương pháp đánh giá 60
1.3.3. Đảm bảo độ giá trị 62
1.3.4. Đảm bảo độ tin cậy 64
1.3.5. Đảm bảo sự công bằng 65
1.3.6. Tác động tích cực đến người học và người dạy 66
1.3.7. Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả 67
1.4. Các cấp quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại
học 68
Tiểu kết chương 1 75
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM 77
2.1. Bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam 77
2.1.1. Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam 77
2.1.2. Sự chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ và đặc
điểm của kiểm tra, đánh giá trong học chế tín chỉ 81

trong trường đại học 151
3.2.2.1. Giải pháp 2.1. Nâng cao nhận thức về kiểm tra, đánh giá của
các đối tượng liên quan 152
3.2.2.2. Giải pháp 2.2. Đầu tư kinh phí hợp lý cho kiểm tra, đánh giá
157
3.2.2.3. Giải pháp 2.3. Đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hoá đội ngũ cán
bộ tham gia hoạt động kiểm tra, đánh giá 160
3.2.2.4. Giải pháp 2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra 166
3.2.2.5. Giải pháp 2.5. Thành lập trung tâm Khảo thí chuyên trách về
kiểm tra, đánh giá 170
3.2.3. Nhóm giải pháp thứ ba. Đổi mới mô hình quản lý kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập trong giáo dục đại học 177
3.2.3.1. Giải pháp 3.1. Phân cấp quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập trong giáo dục đại học 178
3.2.3.2. Giải pháp 3.2. Hình thành mạng lưới các trung tâm Khảo thí
185
3.3. Khảo nghiệm các giải pháp đề xuất 188
3.3.1. Kết quả khảo nghiệm đối với nhóm giải pháp thứ nhất 188
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm đối với nhóm giải pháp thứ hai 189
3.3.3. Kết quả khảo nghiệm đối với nhóm giải pháp thứ ba 193
3.4. Thực nghiệm giải pháp đã đề xuất 196

iv
Tiểu kết chương 3 199
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 202
Kết luận 202
Khuyến nghị 205
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 208
TÀI LIỆU THAM KHẢO 209

Bảng 2.8. Mức độ giảng viên phản hồi đối với bài kiểm tra của sinh viên 103
Bảng 2.9. Những tiêu cực trong kiểm tra, đánh giá 105
Bảng 2.10. Nhược điểm của kiểm tra, đánh giá thường xuyên 107
Bảng 2.11. Đánh giá mức độ đạt được các yêu cầu đặt ra đối với kiểm tra, đánh giá
108
Bảng 2.12. Các hình thức phổ biến quy chế, quy định cho sinh viên 125
Bảng 2.13. Nguồn cung cấp tài liệu tham khảo cho giảng viên 127
Bảng 2.14. Mức độ thực hiện công tác thống kê của nhà trường 128
Bảng 2.15. Mục đích thống kê của nhà trường 129
Bảng 2.16. Các chính sách động viên, khuyến khích cán bộ, giảng viên tham gia
kiểm tra, đánh giá 130
Bảng 2.17. Mức độ thẩm định đề kiểm tra kết thúc môn học 132
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm của nhóm giải pháp thứ nhất 189
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm của nhóm giải pháp thứ hai 190
Bảng 3.3. Quan điểm về mối quan hệ giữa giảng dạy và kiểm tra, đánh giá 192 vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc của Đại học Oxford dưới góc độ kiểm tra, đánh giá 17
Hình 1.2. Vị trí của kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy - học 44
Hình 1.3. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo quá trình 54
Hình 1.4. Khung lý thuyết nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 58
Hình1.5. Sự phân cấp quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 69
trong giáo dục đại học 69
Hình 1.6. Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 70
Hình 2.1. Các phương pháp, hình thức thi kết thúc môn học 93
Hình 2.2. Thái độ không ủng hộ của sinh viên đối với các phương pháp, hình thức
kiểm tra, đánh giá 94
Hình 2.3. Hệ thống quản lý kiểm tra, đánh giá trong giáo dục đại học 111

trong những vấn đề trọng yếu trong chính sách GD của Đảng và Nhà nước ta.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định rõ: “Hoàn thiện cơ chế chính
sách và luật pháp để đảm bảo sự nghiệp giáo dục phát triển ổn định, chất
lượng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về con người và nguồn nhân lực cho đất
nước phát triển nhanh và bền vững”. Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày
02/11/2005 của Chính phủ về Đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam
giai đoạn 2006 - 2020 cũng đã đặt ra yêu cầu đối với GDĐH là “mở rộng quy
mô phải đi đôi với nâng cao chất lượng”.
Đề án đổi mới GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Bộ GD và ĐT
đã đánh giá chất lượng GDĐH Việt Nam như sau: "Trong 60 năm qua, giáo
dục đại học Việt nam đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần vào sự
nghiệp giải phóng dân tộc, sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá,
xã hội của đất nước Tuy có nhiều cố gắng đổi mới nhưng nhìn chung, sự
chuyển biến của giáo dục đại học nước ta còn chậm và vẫn đang ở tình trạng
yếu kém, bất cập" [3, tr.17, 18].

2
GDĐH nước ta còn “Yếu kém, bất cập về cơ chế quản lý, cơ cấu hệ
thống, cơ cấu ngành nghề, mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, quy trình đào
tạo, phương pháp dạy và học, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục,
hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và những tiêu cực trong thi cử, cấp bằng và
một số hoạt động giáo dục khác ”. Một bộ phận SV tốt nghiệp ĐH còn thụ
động, kém về tin học, ngoại ngữ, kỹ năng thực hành, khả năng sáng tạo, nắm
được kiến thức nhưng chưa biết cách tìm kiếm và xử lý nhanh thông tin, đặt
vấn đề và giải quyết vấn đề, năng lực làm việc theo nhóm còn yếu, do đó khó
xin được việc làm trong nước và ngoài nước.
Chúng ta biết rằng KTĐG là một trong những công cụ điều khiển quá
trình ĐT, nó góp phần điều chỉnh việc học của người học và việc dạy của
người thầy để từ đó nâng cao chất lượng ĐT. Từ xưa đến nay, KTĐG luôn
giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong công tác GD của mỗi

dựng XH học tập. Trước thực tế đó, việc cải tiến tổ chức và quản lý hoạt động
KTĐG hay thi cử trong GDĐH đã và đang được Đảng, Nhà nước và Bộ GD
và ĐT quan tâm chỉ đạo. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã vạch rõ:
“Hoàn thiện hệ thống đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Cải tiến
nội dung và phương pháp thi cử nhằm đánh giá đúng trình độ tiếp thu tri
thức, khả năng học tập. Khắc phục những mặt yếu kém và tiêu cực trong giáo
dục” [21, tr. 97]. Cụ thể hơn, “khắc phục những tiêu cực trong dạy thêm, học
thêm, thi cử, tuyển sinh, đánh giá kết quả học tập và cấp chứng chỉ, văn
bằng”[21, tr. 207] đã được Đảng xác định là nhiệm vụ quan trọng cần thực
hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế - XH 5 năm 2006-2010. Nghị quyết số
37/2004/QH11 của Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004 nhấn mạnh: “ tiếp

4
tục cải tiến công tác thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực”. Chiến
lược phát triển GD Việt Nam 2001-2010 yêu cầu các cơ quan tổ chức và quản
lý nhà nước cần triển khai một số nhiệm vụ cấp bách, một trong những nhiệm
vụ đó là “đổi mới về quan niệm, quy trình và phương pháp thi cử, kiểm tra
đánh giá (bao gồm cả công tác tuyển sinh), hạn chế tối đa những tiêu cực nảy
sinh, tạo động lực cho việc thay đổi phương pháp dạy và học” [8, tr. 44].
Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về Đổi mới cơ
bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 định hướng GDĐH
chuyển từ ĐT theo niên chế sang ĐT theo học chế tín chỉ và đề ra yêu cầu:
“ phải tiến hành đổi mới từ mục tiêu, qui trình, nội dung đến phương pháp
dạy và học, phương thức đánh giá kết quả học tập ” [7].
KTĐG kết quả học tập của người học trong các trường ĐH là nhiệm vụ
không chỉ của GV, của các nhà chuyên môn mà đây cũng là nhiệm vụ và công
việc quan trọng của các nhà quản lý. Bộ phận quản lý chịu trách nhiệm điều
hành, giám sát và tạo điều kiện để triển khai công việc góp phần quan trọng
làm cho KTĐG đạt được hiệu quả cao. Mọi khâu trong hoạt động KTĐG phải
được vận hành theo quy chế, quy định, chủ trương, chính sách của các cấp

trong trường ĐH và đổi mới mô hình quản lý KTĐG trong hệ thống GDĐH
hướng tới mục tiêu vừa đánh giá chính xác kết quả học tập của người học vừa
tạo thuận lợi cho người học thì sẽ góp phần giảm thiểu các bất cập hiện nay
về KTĐG, phát triển sự nghiệp GDĐH, đảm bảo và từng bước góp phần nâng
cao chất lượng ĐT nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp phát triển kinh tế, XH,
xây dựng XH học tập ở nước ta trong giai đoạn mới.

6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về KTĐG kết quả học tập và vận dụng
khoa học quản lý vào lĩnh vực này.
- Tìm hiểu công tác quản lý KTĐG kết quả học tập ở một số trường ĐH
trong và ngoài nước.
- Xác định thực trạng quản lý KTĐG kết quả học tập trong GDĐH ở
Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý KTĐG kết quả học tập trong GDĐH
ở Việt Nam.
- Đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của các giải pháp đề xuất.
6. Giới hạn của đề tài
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu: GDĐH bao gồm 4 bậc là CĐ, ĐH,
Thạc sĩ, Tiến sĩ. Luận án tập trung nghiên cứu công tác quản lý KTĐG kết
quả học tập của SV bậc ĐH;
- Giới hạn phạm vi khảo sát: Dự kiến tiến hành khảo sát ở một số
trường ĐH lớn như các trường thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội, đây là những
trường có bề dày kinh nghiệm, thành tích ĐT về khoa học cơ bản và một số
trường khác đại diện cho khối ngành về kinh tế, kỹ thuật - công nghệ, sư
phạm, nông - lâm - ngư nghiệp;
- Giới hạn đối tượng khảo sát: Liên quan đến quản lý KTĐG kết quả
học tập trong GDĐH là một lực lượng rất đông đảo bao gồm nhiều đối tượng
khác nhau, có thể kể đến như GV, CBQL, SV (chính quy, vừa làm vừa học, )


8
- Phân tích, đánh giá, bình luận, tổng kết nhằm đưa ra các nhận định
của tác giả về thực trạng quản lý KTĐG, về mức độ cần thiết, khả thi của các
giải pháp dựa trên các ý kiến trả lời phỏng vấn và kết quả thu được từ điều tra
bằng phiếu hỏi.
8. Những luận điểm bảo vệ
8.1. KTĐG kết quả học tập là một khâu trong quá trình ĐT, giúp xác
nhận trình độ của người học, đồng thời cung cấp thông tin phản hồi điều
chỉnh việc học tập của người học và quản lý KTĐG góp phần đảm bảo và
nâng cao chất lượng ĐT.
8.2. Thực trạng công tác quản lý KTĐG kết quả học tập trong GDĐH
cho thấy tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng hòa nhập với xu
hướng phát triển chung của GDĐH, trong quản lý KTĐG vẫn còn nhiều bất
cập như hiện tượng “thi gì, học nấy”, đa số SV chưa tích cực học tập, một số
CBQL, GV chưa nghiêm túc, Do đó, đổi mới quản lý KTĐG kết quả học
tập của người học trong GDĐH là đòi hỏi cấp thiết.
8.3. Các giải pháp quản lý được đề xuất trong luận án sẽ góp phần giảm
thiểu các hạn chế hiện nay trong quản lý KTĐG kết quả học tập trong GDĐH,
đáp ứng được yêu cầu phát triển của XH nói chung và của GDĐH nói riêng.
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Góp phần làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về KTĐG kết quả học
tập và vận dụng khoa học quản lý vào quản lý KTĐG kết quả học tập trong
GDĐH.
9.2. Đánh giá thực trạng quản lý KTĐG kết quả học tập trong GDĐH
và chỉ ra những yêu cầu phát triển của XH, của GDĐH đối với quản lý KTĐG
kết quả học tập.

9
9.3. Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả

này, cơ quan kiểm định chất lượng GD được thành lập từ rất sớm với những
tiêu chí kiểm định rõ ràng, cụ thể cho từng lĩnh vực khác nhau của GDĐH,
trong đó có KTĐG nhằm định hướng cho đổi mới GD và đảm bảo chất lượng
GD. Dưới đây là các bộ tiêu chí đánh giá quá trình KTĐG và quản lý KTĐG
kết quả học tập của người học trong GDĐH ở một số nước.
Bộ tiêu chí của Cơ quan đảm bảo chất lượng GDĐH của Anh (Quality
Assurance Agency for Higher Education, viết tắt là QAA)
Theo QAA, trong GDĐH, KTĐG kết quả học tập của SV nhằm nhiều
mục đích khác nhau:
- Cung cấp thông tin phản hồi để thúc đẩy việc học tập của SV, giúp họ
nâng cao thành tích học tập.

11
- Đánh giá kiến thức, sự hiểu biết, khả năng và kỹ năng của SV.
- Cho điểm dựa trên thành tích đạt được của SV đồng thời đưa ra các
nhận định về sự tiến bộ của SV.
- Cung cấp thông tin cho XH và các nhà quản lý GDĐH về mức độ đạt
được của SV có phù hợp với tiêu chuẩn đặt ra hay không (chuẩn của trường
và của quốc gia).
Căn cứ mục đích đề ra, QAA xây dựng bộ tiêu chí bao gồm 15 tiêu chí
đánh giá công tác quản lý KTĐG kết quả học tập của SV ở trường ĐH liên
quan đến nhiều khía cạnh, bao gồm: quy định, quy trình; quyền hạn, trách
nhiệm của các bộ phận, cá nhân liên quan; việc phổ biến quy định và các
thông tin liên quan đến cán bộ và SV; phương pháp KTĐG; số lượng KTĐG
và thời gian KTĐG; cơ chế chấm điểm và xử lý điểm; ngôn ngữ dùng trong
KTĐG; việc lưu trữ thông tin, dữ liệu; việc công bố điểm cho SV đảm bảo
đánh giá hiệu quả kết quả học tập của SV; đảm bảo tính chính xác, công bằng,
minh bạch, trung thực và an toàn; khuyến khích được SV nâng cao thành tích
của mình đồng thời phải cung cấp thông tin phản hồi kịp thời cho SV và
không gây áp lực cho SV [76]. Bộ tiêu chí này là cơ sở để QAA kiểm định

bạch, nhất quán, mềm dẻo và phù hợp với mục tiêu; các tiêu chí KTĐG cần
phổ biến rõ ràng cho SV; KTĐG phù hợp với mục đích và nội dung của
chương trình; thường xuyên thẩm định độ tin cậy và tính giá trị của các
phương pháp KTĐG; các phương pháp KTĐG mới thường xuyên được phát
triển và thử nghiệm [71, tr. 54].

13
1.1.1.2. Các nghiên cứu cải tiến quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
KTĐG kết quả học tập của SV được xem là nhiệm vụ trọng tâm của
GDĐH Australia. Một đề án của Trung tâm Nghiên cứu về GDĐH của
Australia đã được triển khai để tìm các giải pháp cho một số vấn đề nổi bật
trong KTĐG ở các trường ĐH Australia. Với mỗi vấn đề, dự án phân tích sự
cần thiết phải thay đổi hoặc thực hiện và đưa ra một số các giải pháp cụ thể:
(1) Nắm bắt tiềm năng của KTĐG trực tuyến: KTĐG trực tuyến phải
bắt đầu từ việc xây dựng mục tiêu học tập rõ ràng và trước hết triển khai với
quy mô nhỏ, sau khi có kinh nghiệm sẽ tiếp tục nhân rộng. Họ nhấn mạnh đến
chất lượng hơn là số lượng.
(2) Thiết kế các KTĐG hiệu quả cho lớp đông SV nhằm 5 mục tiêu:
- Tránh kiểm tra việc học thuộc lòng bằng việc kết hợp nhiều phương
pháp KTĐG và đưa ra các câu hỏi kiểm tra có nhiều cách trả lời.
- Cung cấp thông tin phản hồi hiệu quả, phù hợp với từng người học
bằng nhiều biện pháp như KTĐG sớm để có thời gian cho việc cung cấp
thông tin phản hồi; Cung cấp trước cho SV tiêu chí đánh giá rõ ràng; Chuẩn
bị một danh sách các câu trả lời phổ biến và đặc thù nhất; Sử dụng một bảng
phản hồi chuẩn kết hợp chặt chẽ các tiêu chí; Sử dụng trợ giúp trực tuyến nếu
có điều kiện; Sử dụng website để cung cấp thông tin về KTĐG và trả lời
những câu hỏi liên quan; Sau khi kiểm tra và chấm điểm bài trắc nghiệm
nhiều lựa chọn, cung cấp cho SV những lập luận, giải thích cho các câu trả lời
và những nguồn tra cứu.
- KTĐG công bằng đối với nhiều đối tượng SV: Yêu cầu SV năm thứ

15
James, R., Mclnnis, C. và Devlin, M. (2002) giới thiệu quá trình nâng
cao văn hoá tổ chức nhằm mục đích cải thiện hoạt động KTĐG kết quả học
tập của SV ở khoa Kinh doanh của ĐH Công nghệ Queensland. Quá trình này
chia thành 4 giai đoạn: (1) Đánh giá chính sách và hoạt động KTĐG năm
1998; (2) Xây dựng mô hình Học tập và KTĐG năm 2000; (3) Thành lập một
bộ phận tư vấn trong 12 tháng về KTĐG năm 2000 và (4) Dành một khoản
kinh phí lớn thực hiện một dự án để phát triển các kỹ thuật KTĐG đối với 8
khối kiến thức cốt lõi năm 2001. Kết quả là cả khoa Kinh doanh đã thực sự
“đắm mình” trong KTĐG suốt 4 năm và đã tạo ra sự thay đổi đáng kể văn hoá
KTĐG trong khoa [89].
Còn ở ĐH Nottingham (Anh), Alistair Mutch và George Brown lại tiếp
cận quản lý KTĐG từ vai trò của người đứng đầu cấp khoa. Họ khuyến nghị
rằng cấp khoa cũng cần phải xây dựng cho mình một chiến lược KTĐG bởi vì
cấp này cũng phải chỉ đạo một cấp nữa mà liên quan trực tiếp đến hoạt động
KTĐG. Chiến lược KTĐG phụ thuộc vào quy mô của khoa và những mong
muốn của họ hoặc văn hoá vốn có. Chiến lược KTĐG của cấp khoa có thể là:
Bản copy chiến lược của nhà trường; Chỉ thị của trưởng khoa; Chiến lược
mục tiêu; Chiến lược mang tính hướng dẫn; Chiến lược dân chủ. Bản chiến
lược cần chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của các thành viên và hội đồng tham gia
thực hiện và điều hành chiến lược. Nhiệm vụ của người đứng đầu cấp khoa là
đảm bảo chiến lược được triển khai tốt thông qua báo cáo, hội họp và thảo
luận. Việc đánh giá chiến lược được thực hiện dựa trên việc phân tích kết quả
học tập của SV, đánh giá của những người liên quan như thành viên của khoa,
người đánh giá ngoài và có thể cả người sử dụng lao động [90].
Ở Kenia, 95% GV, nhân viên ở các trường ĐH, CĐ không được ĐT
nghiệp vụ sư phạm và do đó, họ thiếu hụt những kỹ năng về KTĐG. GV nhận
thức sai về mục đích và hình thức KTĐG, do đó, hạn chế khả năng phát triển

16

cung cấp thông tin phản hồi kịp thời cho SV nhưng không tính điểm. Việc
thiếu vắng những KTĐG định kỳ để tính điểm môn học, một mặt làm tăng
tầm quan trọng của kỳ thi, mặt khác gây áp lực đối với SV. QAA cho rằng
cách làm của ĐH Oxford chưa chắc đánh giá được đầy đủ các mục tiêu môn
học nhưng CBQL của trường phản đối lợi ích của KTĐG định kỳ vì họ cho
rằng nó sẽ làm gia tăng đáng kể những tiêu cực.
Cấu trúc của ĐH Oxford dưới góc độ KTĐG bao gồm các cấp, bộ phận
như hình 1.1.
Hình 1.1. Cấu trúc của Đại học Oxford dưới góc độ kiểm tra, đánh giá
- Đứng đầu là Phó Hiệu trưởng (Vice-Chancellor), tiếp theo là một Phó
Hiệu trưởng phụ trách ĐT (Pro-Vice-Chancellor (Education)).
Hai tổng giám thị

Phó hiệu trưởng - Hội đồng ĐH
Phó phụ trách ĐT - EPSC

Bộ phận giám sát của các nhóm ngành/khoa/bộ môn

Hội đồng khoa/bộ môn

Hội đồng môn thi

giám sát kỳ thi đối với những môn học thuộc các ngành ĐT của nhóm
ngành/khoa/bộ môn. Bộ phận Giám sát của khoa/bộ môn chịu sự điều hành
của Bộ phận Giám sát nhóm ngành. Bộ phận Giám sát nhóm ngành có trách

19
nhiệm đối với mọi vấn đề liên quan đến KTĐG nhằm duy trì chất lượng và
tiêu chuẩn học thuật trong phạm vi nhóm ngành.
- Hội đồng thi (Hội đồng nhóm ngành, Hội đồng khoa/bộ môn) hoạt
động dưới sự điều hành của Bộ phận Giám sát tương ứng.
- Bộ phận Giám sát bổ nhiệm các giám thị, giám khảo, người đánh giá
(examiner, assessor), Hội đồng thi (đứng đầu có Chủ tịch Hội đồng thi) và
Hội đồng môn thi. Mỗi hội đồng môn thi tối thiểu có 3 người, trong đó có ít
nhất một người ngoài. Bộ phận Giám sát phân công công việc cho các giám
thị, giám khảo, cán bộ ngoài và chủ tịch. Việc bổ nhiệm cán bộ tham gia kỳ
thi (giám thị, giám khảo, Hội đồng môn thi, ) phải báo cáo Phó Hiệu trưởng
phụ trách ĐT, các Tổng Giám thị và Thư ký Trường thi. Các giám thị, giám
khảo hoạt động trong khuôn khổ của Quy chế và văn bản hướng dẫn được ban
hành bởi EPSC, các Tổng Giám thị và hướng dẫn cụ thể của Bộ phận Giám
sát.
- Trường thi (Examination School) bao gồm 2 bộ phận: một bộ phận hỗ
trợ về nghiệp vụ, một bộ phận phục vụ về cơ sở vật chất cho kỳ thi. Trách
nhiệm chính của Trường thi là tổ chức và quản lý các kỳ thi của toàn ĐH. Tất
cả các quyết định bổ nhiệm của bộ phận Giám sát đều phải báo cáo và gửi đến
Thư ký Trường thi. Thư ký Trường thi có trách nhiệm: sắp xếp thời gian, địa
điểm làm việc cho các Chủ tịch Hội đồng thi; cùng với EPSC trao đổi với Phó
Hiệu trưởng phụ trách ĐT và các Tổng Giám thị xác định và thông báo ngày
bắt đầu kỳ thi; nhận bản sao đề thi từ các chủ tịch Hội đồng thi trước ngày bắt
đầu kỳ thi 5 tuần; Chủ tịch Hội đồng thi trao đổi với Thư ký Trường thi để
xếp lịch thi, địa điểm thi cho mỗi môn thi; lập danh sách SV dự thi; dự thảo
danh sách cán bộ coi thi thông qua Tổng Giám thị; trao đổi với chủ tịch Hội


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status