skkn RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KĨ NĂNG KHAI THÁC TỐT KÊNH HÌNH MÔN LỊCH SỬ 9 - Pdf 25

Trường THCS Vĩnh Mỹ A SKKN lịch sử 9
RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KĨ NĂNG KHAI THÁC
TỐT KÊNH HÌNH MÔN LỊCH SỬ 9
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Kênh hình bao gồm bản đồ, lược đồ, tranh ảnh lịch sử, là những
phương tiện dạy học rất đặc trưng của bộ môn lịch sử, nó giúp cho học
sinh (HS) tái hiện những sự kiện, nhân vật trong quá khứ. Theo xu
hướng hiện nay là giảm bớt thuyết trình của giáo viên, tạo điều kiện để
học sinh học tập tích cực nên chúng được sử dụng như là một nguồn
cung cấp kiến thức giúp học sinh tự tìm tòi, phát hiện những kiến thức
và rèn luyện kĩ năng bộ môn chứ không chỉ để minh họa cho lời giảng
của giáo viên (GV). Như vậy kênh hình là đối tượng để học sinh chủ
động, tự lực khai thác kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Do
đó việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác tốt kênh hình trong
học tập bộ môn lịch sử là một yêu cầu cấp thiết và mang tính quyết
định đến sự thành công trong dạy - học của thầy và trò.
Từ quan điểm chỉ đạo trên nên việc biên soạn sách giáo khoa
lịch sử hiện nay đã tăng cường đưa nhiều kênh hình vào trong sách,
công ti thiết bị cũng đã in ấn phát hành nhiều kênh hình đến trường
học. Qua hệ thống Internet, GV và HS cũng được tiếp xúc với nhiều
kênh hình lịch sử. Thực tế trên đã mở ra một cơ hội thành công rất lớn
cho cả người dạy và học lịch sử. Từ đó dẫn đến yêu cầu phát triển kĩ
năng tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức của người học là rất lớn, đòi hỏi
người thầy giáo phải có phương pháp phát triển kĩ năng tự khai thác
kênh hình trong học tập lịch sử cho HS.
Giáo viên: Lê Quốc Việt Trang 1
Trường THCS Vĩnh Mỹ A SKKN lịch sử 9
Từ tầm quan trọng của việc khai thác kênh hình trong dạy học
lịch sử , với nổ lực nghiên cứu và với kinh nghiệm nhiều năm giảng
dạy bộ môn lịch sử, bản thân đã tìm ra những kinh nghiệm rèn luyện
cho học sinh kĩ năng khai thác tốt kênh hình trong học tập bộ môn lịch

các sự kiện, hiện tượng lịch sử nhằm tạo ra ở học sinh những biểu
tượng về con người và hoạt động của họ trong bối cảnh thời gian,
không gian nhất định về các sự kiện, hiện tượng cụ thể, qua đó hình
thành các biểu tượng lịch sử.
3. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Kênh hình được sử dụng trong dạy học lịch sử ở bậc THCS hiện
nay là rất đa dạng và phong phú. Tập tranh ảnh lịch sử thế giới và lịch
sử Việt Nam đã được phân bổ đầy đủ cho các trường. Qua hệ thống
Internet, GV có thể lấy đuợc nhiều kênh hình phục vụ cho việc giảng
dạy. Riêng SGK lịch sử 9 trong toàn bộ chuơng trình có 34 bài thì đã
có 92 kênh hình đuợc đưa vào, bình quân mỗi bài gần 3 kênh hình.
Thực tiễn trên đã đóng góp rất lớn đến việc thành công trong dạy học
lịch sử hiện nay. Cha ông ta từng dạy: “Trăm nghe không bằng một
thấy”. Nếu chúng ta giúp cho HS có được kĩ năng khai thác tốt kênh
hình thì hiệu quả học tập lịch sử của em sẽ đạt kết quả cao.
Trong thực tế giảng dạy hiện nay, bên cạnh những thành công
trong việc tổ chức cho HS khai thác kênh hình, bản thân thấy việc
thực hiện ở thầy và trò còn có những tồn tại cần khắc phục như sau:
- Trong giảng dạy, đa số GV mới dừng lại ở việc sử dụng kênh
hình để minh họa về con người, công việc, nơi chốn. Còn việc tổ chức
Giáo viên: Lê Quốc Việt Trang 3
Trường THCS Vĩnh Mỹ A SKKN lịch sử 9
các hoạt động nhận thức, rèn luyện các kĩ năng khai thác cho HS thì
giáo viên chưa quan tâm nhiều. Đôi khi do thời gian học hạn chế,
nhiều giáo viên còn bỏ qua ngay cả các tranh ảnh trong SGK. Vì vậy
chưa phát huy được vai trò tích cực của kênh hình vào dạy học bộ
môn.
- Kĩ năng tự khai thác kênh hình trong học tập lịch sử ở học sinh
còn rất yếu, bước vào lớp 9 mà nhiều em chưa xác định được vị trí
khu vực trên lược đồ, bản đồ , không biết dựa vào đâu để xác định chủ

Để rèn luyện được các kĩ năng đó, trong việc tổ chức khai thác
kênh hình, giáo viên tiến hành các bước sau:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh tiếp cận hệ thống kênh hình.
Bước 2: Nêu mục đích làm việc với kênh hình
Bước 3: Đưa ra những câu hỏi gợi ý để học sinh có cơ sở khai
thác kiến thức từ kênh hình.
Bước 4: Tổ chức cho học sinh trả lời câu, hỏi trên cơ sở các em
tự phát hiện kiến thức mới.
Bước 5: Cho HS nhận xét, bổ sung và GV đi đến kết luận.
Nhờ cách trao đổi đi đến thống nhất trên nên hy vọng trong thời
gian đến đối với học sinh lớp 9 GV có thể bỏ qua được việc rèn luyện
cho học sinh những kĩ năng cơ bản bậc thấp để phát triển những kĩ
năng cơ bản ở bậc cao.
4.2. Củng cố cho học sinh những kĩ năng cơ bản, thiết yếu
trong khai thác kênh hình:
* Kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ :
Giáo viên: Lê Quốc Việt Trang 5
Trường THCS Vĩnh Mỹ A SKKN lịch sử 9
Muốn HS khai thác được bản đồ, lược đồ thì việc đầu tiên là GV
phải
rèn luyện cho HS kĩ năng chỉ và đọc bản đồ, lược đồ. Nguyên tắc
chung của việc đọc bản đồ, lược đồ lịch sử là:
+ Đọc tên bản đồ hoặc lược đồ.
+ Đọc tỉ lệ bản đồ.
+ Đọc bản chú giải và xác định những kí hiệu tương ứng trên lược
đồ, bản đồ.
* Kĩ năng chỉ bản đồ, lược đồ:
- Cách đứng: đứng thuyết trình bên trái bản đồ, lược đồ, dùng tay
phải để chỉ xác định vị trí các khu vực địa lý hành chính: như Đông,
Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Bắc

phản ánh trọng tâm chủ đề ? Xác định mối quan hệ giữa các ký hiệu
trọng tâm.? Qua tìm hiểu trên, em hãy mô tả (hoặc tường thuật) diễn
biến trên lược đồ?
Ví dụ: Khi dạy bài 25 “Những năm đầu của cuộc kháng chiến
toàn quốc chống thực dân pháp” (1946 - 1950) trong mục IV “ Chiến
dịch Việt Bắc thu đông năm 1947” thì học sinh cần phải khai thác
hình 45 “ Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947” học sinh cần
phải:
Giáo viên: Lê Quốc Việt Trang 7
Trường THCS Vĩnh Mỹ A SKKN lịch sử 9
- Xác định chủ đề của hình 45: Diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu
- đông 1947.
- Những ký hiệu phản ánh trọng tâm của chủ đề: Quân pháp
nhảy dù, đường tiến công của địch, quân ta tiến công chặn đánh, quân
địch rút lui, tháo chạy.
- Xác định mối quan hệ giữa các ký hiệu trọng tâm: Tại Việt Bắc
quân Pháp đã cho quân chia làm 3 cánh tiến công lên Việt Bắc. Cả 3
cánh quân tiến công của thực dân Pháp đều bị ta tiến công , chặn đánh
và cuối cùng quân Pháp phải rút lui, tháo chạy.
- Từ những cơ sở trên, học sinh dễ dàng tường thuật được diễn
biến chiến dịch Việt Bắc Thu Đông và nhận biết được đây là chiến
thắng lớn, có ý nghĩa quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp của nhân dân ta.
Giáo viên: Lê Quốc Việt Trang 8
Trường THCS Vĩnh Mỹ A SKKN lịch sử 9
4.4. Rèn luyện cho HS kĩ năng khai thác tranh ảnh:
Việc rèn luyện kĩ năng khai thác tranh ảnh cho học sinh cần phải
được giáo viên thường xuyên hướng dẫn.
Cần phải gợi ý và đưa ra những câu hỏi giúp học sinh tập trung
suy nghĩ về hình ảnh đó theo những cách khác nhau. Để thúc đẩy sự

- So sánh, liên hệ dự đoán tương lai: So với các nhà máy năng
lượng trước đây như nhiệt điện thì việc khai thác năng lượng xanh có
nhiều tiến bộ hơn: không cần khai thác nhiên liệu trong tự nhiên,
không gây ồn ào, không gây ô nhiễm môi trường dự đoán trong
Giáo viên: Lê Quốc Việt Trang 10
Trường THCS Vĩnh Mỹ A SKKN lịch sử 9
tương lai con người sẽ có nhiều nguồn năng lượng mới để phục vụ
cho cuộc sống, khắc phục được những tồn tại của ngành năng lượng
cũ trước đây và chất lượng cuộc sống của con người sẽ tăng lên.
- Bày tỏ thái độ: Khâm phục sự sáng tạo to lớn của con người tin
tưởng hơn trong cuộc sống tương lai, yêu thích khoa học, say mê
nghiên cứu.
Như vậy, qua khai thác hình 25 trang 50 SGKLS 9, HS đã tiếp
nhận được phần cơ bản của nội dung bài học, qua đó giúp giáo viên
chuyển tải được lượng kiến thức cơ bản của bài học đến học sinh trên
cơ sở phát triển kĩ năng khai thác kênh hình của học sinh.
4.5. Rèn luyện cho HS kĩ năng khai thác tranh ảnh nhân vật
lịch sử:
Để giúp HS khai thác tốt tranh ảnh nhân vật lịch sử, từ đó tạo
được biểu tượng về nhân vật lịch sử, góp phần thực hiện tốt việc giáo
dục nhân cách , đạo đức cách mạng cho HS, bản thân thường xuyên
hướng dẫn và hình thành cho HS kĩ năng khai thác tranh ảnh lịch sử.
Để thúc đẩy sự quan sát sâu của HS, bản thân đã ra một số câu hỏi gợi
ý: Nhân vật này là ai? Ở đâu? Sống ở thời đại nào? Những nét đặc
trưng về lịch sử nhân vật? Những đóng góp của nhân vật cho lịch sử
dân tộc, lịch sử thế giới? Qua nhân vật này em rút ra được điều gì cho
bản thân?
Ví dụ: Khi dạy bài 6: “ Các nước châu Phi” thì HS phải khai
thác hình 13 trang 28 “ Nen – Xơn Man- đê- la”
và để khai thác hình ảnh này, HS cần phải:

Giáo viên: Lê Quốc Việt Trang 12
Trường THCS Vĩnh Mỹ A SKKN lịch sử 9
cơ bản trong khai thác kênh hình thì giờ đây các em biết tự quan sát
nhận xét đánh giá được, chất lượng học tập bộ môn lịch sử của học
sinh ngày càng tăng lên.
Sau đây là những kết quả đạt được khi chúng tôi áp dụng SKKN
này trong giảng dạy. Chúng tôi xin trích một bảng thống kê để chúng
ta tiện theo dõi:
TT Lớp SLHSKS Nội dung khảo sát Chưa áp
dụng
đối HS
Đã áp
dụng
đối HS
1 9A 37 Đọc và chỉ Lược đồ. 7 30
2 9B 34
Khai thác một Lược
đồ để tường thuật lại
diễn biến lịch sử.
4 30
3 9C 35
Khai thác một tranh
ảnh lịch sử để mô tả
lại diễn biến lịch sử,
nhân vật lịch sử.
10 25
Áp dụng SKKN này, để giúp học sinh khai thác tốt kênh hình
trong học tập bộ môn lịch sử 9, bản thân rút ra được những kinh
nghiệm sau:
1. Phải phối hợp với đồng nghiệp để tạo ra sự thống nhất cao

6.5. Rèn luyện cho HS kĩ năng khai thác tranh ảnh nhân vật lịch
sử.
Những biện pháp trên đã củng cố được kĩ năng trước đây mà HS đã
được cung cấp ở các lớp 6, 7, 8, đồng thời phát triển được nhiều kĩ
năng trong khai thác kênh hình lịch sử cho HS lớp 9, góp phần nâng
cao chất lượng học tập bộ môn lịch sử 9.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS môn
lịch sử
( Nhà xuất bản giáo dục)
2. Sách giáo khoa lịch sử 9 ( Nhà xuất bản giáo dục)
3. Sách GV lịch sử 9 ( Nhà xuất bản giáo dục)
4. Tạp chí giáo dục số 183 ( kì 1 - 2/ 2008 )
5. Bản đồ giáo khoa ( Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà nội )
Giáo viên: Lê Quốc Việt Trang 15
Trường THCS Vĩnh Mỹ A SKKN lịch sử 9
10.MỤC LỤC TRANG
1.TÊN ĐỀ TÀI.
1
2. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
Giáo viên: Lê Quốc Việt Trang 16
Trường THCS Vĩnh Mỹ A SKKN lịch sử 9
3. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
2
4. CƠ SỞ THỰC TIỂN
2
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status